Như chúng ta đã biết thì BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong “Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc” đã nêu: “Mọi quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, không phân biệt giàu hay nghèo đều phải thực hiện các chế độ về BHXH”. Chế độ hưu trí là một trong những chế độ quan trọng nhất để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng làm cho xã hội được ổn định.Qua một thời gian dài tổ chức thực hiện, chế độ hưu trí cùng các chế độ BHXH khác đã đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Nhà Nước ta đang từng bước hoàn thiện chính sách BHXH qua việc ban hành các Văn bản, Nghị định, Thông tư và gần đây nhất là Luật BHXH, Luật BHYT cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện để phù hợp với sự phát triển của đất nước và xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay.
Tuy nhiên, trong điều kiện mới thì việc tổ chức thực hiện hay ban hành các chính sách về điều kiện hưởng, thời hạn nghỉ hưu, mức hưởng, thời gian đóng góp, độ tuổi nghỉ hưu của chế độ hưu trí vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết một cách kỹ lưỡng.
Việc hoàn thiện chế độ hưu trí sẽ củng cố niềm tin nơi người lao động, giúp người lao động yên tâm hơn về cuộc sống sau khi nghỉ hưu và làm tăng năng suất lao động, mức sống chung của xã hội được cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao hơn và giúp xã hội ngày càng phát triển.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em sẽ đi sâu hơn vào nghiên cứu thực trạng và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong 6 năm từ đầu năm 2004 đến năm 2009. Từ đó rút ra những điểm đã đạt được và cần đạt được, hay những vấn đề bất cập cũng như đã lỗi thời so với yêu cầu hiện tại của chế độ hưu trí để đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn việc thực hiện chế độ hưu trí.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần:
Chương I : Chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH
Chương II : Chế độ hưu trí ở Việt Nam
Chương III : Giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ của BHXH Viêt Nam
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong “Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc” đã nêu: “Mọi quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, không phân biệt giàu hay nghèo đều phải thực hiện các chế độ về BHXH”. Chế độ hưu trí là một trong những chế độ quan trọng nhất để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng làm cho xã hội được ổn định.Qua một thời gian dài tổ chức thực hiện, chế độ hưu trí cùng các chế độ BHXH khác đã đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Nhà Nước ta đang từng bước hoàn thiện chính sách BHXH qua việc ban hành các Văn bản, Nghị định, Thông tư và gần đây nhất là Luật BHXH, Luật BHYT cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện để phù hợp với sự phát triển của đất nước và xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay.
Tuy nhiên, trong điều kiện mới thì việc tổ chức thực hiện hay ban hành các chính sách về điều kiện hưởng, thời hạn nghỉ hưu, mức hưởng, thời gian đóng góp, độ tuổi nghỉ hưu… của chế độ hưu trí vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết một cách kỹ lưỡng.
Việc hoàn thiện chế độ hưu trí sẽ củng cố niềm tin nơi người lao động, giúp người lao động yên tâm hơn về cuộc sống sau khi nghỉ hưu và làm tăng năng suất lao động, mức sống chung của xã hội được cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao hơn và giúp xã hội ngày càng phát triển.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em sẽ đi sâu hơn vào nghiên cứu thực trạng và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong 6 năm từ đầu năm 2004 đến năm 2009. Từ đó rút ra những điểm đã đạt được và cần đạt được, hay những vấn đề bất cập cũng như đã lỗi thời so với yêu cầu hiện tại của chế độ hưu trí để đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn việc thực hiện chế độ hưu trí.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần:
Chương I : Chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH
Chương II : Chế độ hưu trí ở Việt Nam
Chương III : Giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ của BHXH Viêt Nam
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
. Vai trò và đặc điểm của chế độ hưu trí:
1.1.1. Vai trò:
BHXH ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống gia đình cũng như việc làm của mỗi hộ gia đình và cá nhân. Với từng chế độ BHXH khác nhau, người lao động sẽ được hưởng những trợ cấp và bù đắp phù hợp với hoàn cảnh và rủi ro của mỗi người. BHXH là một trong những nội dung lớn nằm trong chính sách bảo đảm an sinh xã hội của quốc gia. Thực hiện tốt nội dung này không chỉ góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới mà nó còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc vốn là một trong những ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.
Tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc tình hình kinh tế chính trị mà quỹ BHXH sẽ được chi trả cho những chế độ của quốc gia đó. Mỗi quốc gia có những chế độ BHXH riêng nhưng phải thực hiện ít nhất 3 trong 9 nhánh sau:
1. Chăm sóc y tế.
2. Trợ cấp ốm đau.
3. Trợ cấp thất nghiệp.
4. Trợ cấp tuổi già.
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
6. Trợ cấp gia đình.
7. Trợ cấp thai sản.
8. Trợ cấp tàn phế.
9. Trợ cấp cho người còn sống
Mỗi nước ít nhất phải có 1 nhánh bắt buộc trong số 3 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tùy theo trình độ phát triển, thể chế chính trị, đường lối lãnh đạo và chính sách mỗi quốc gia có sự khác nhau nên chế độ BHXH khác nhau. Ở Việt Nam Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả cho 5 chế độ sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau.
- Chế độ trợ cấp thai sản.
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ hưu trí.
- Chế độ tử tuất.
Trong hệ thống 9 chế độ BHXH thì chế độ trợ cấp hưu trí là 1 trong những chế độ quan trọng nhất vì nó liên quan đến tất cả mọi người lao động trong xã hội từ khi bước vào độ tuổi lao động cho đến khi chết, đặc biệt mức đóng, mức hưởng chế độ này luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng mức phí và tổng quỹ BHXH. Ngoài ra hoạt động thu, chi cho chế độ này cũng liên quan đến toàn bộ hoạt động của tất cả cơ quan BHXH. Chính vì vậy, chế độ hưu trí được tuyệt đại đa số các nước áp dụng và cũng là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất.
Chế độ hưu trí là chế độ mà người lao động sẽ trích một phần thu nhập khi đang làm việc để đóng vào quỹ hưu trí. Để sau đó khi người lao động này già yếu và được về nghỉ hưu không còn lao động nữa thì quỹ này sẽ được dùng để chi trả một phần cuộc sống của họ cho đến khi họ chết. Mỗi chúng ta đều phải tuân theo quy luật của cuộc sống, có nghĩa là ai cũng đến lúc già yếu không còn khả năng lao động nữa, nếu không có chế độ hưu trí thì có thể những người này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây chính là vai trò to lớn nhất mà chế độ hưu trí mang lại nó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp cho người tham gia lao động có được cuộc sống tốt ngay cả lúc không còn làm việc nữa. Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của BHXH. Vì vậy chế độ hưu trí có một vị trí chủ chốt trong hệ thống BHXH.
1.1.2 Đặc điểm:
- Trợ cấp hưu trí là chế độ trợ cấp dài hạn được thực hiện ngoài quá trình lao động sau khi người lao động đã nghỉ hưu không còn tham gia lao động nữa. Quá trình tham gia đóng góp hình thành quỹ hưu trí được thực hiện trong quá trình lao động, người lao động sẽ trích tiền lương của mình để đóng góp vào quỹ hưu trí gọi là phí bảo hiểm để sau đó khi về hưu không còn lao động nữa thì quỹ đó sẽ được dùng để chi trả trợ cấp đảm bảo phần nào cuộc sống cho họ.
- Sau khi về hưu không tham gia lao động nữa đồng thời họ sẽ không đóng góp vào quỹ nữa thì lúc này số tiền mà người lao động đã đóng góp trước đó khi còn làm việc sẽ được dùng để chi trả một số tiền trợ cấp gọi là lương hưu. Lương hưu thường được cơ quan bảo hiểm chi trả định kỳ theo tháng cho người về hưu. Việc chi trả định kì hàng tháng sẽ giúp cho người về hưu trang trải được cuộc sống của chính mình không phải phụ thuộc vào con cái hay xã hội. Không còn làm việc nữa nhưng họ vẫn nhận được lương. Điều này sẽ làm cho họ yên tâm hơn về cuộc sống sau này.
- Chế độ hưu trí là chế độ mang tính chất hoàn trả và ít nhiều có sự tách biệt giữa đóng và hưởng vì người tham gia bảo hiểm đóng suốt thời kỳ lao động được hưởng trợ cấp khi về hưu điều này thể hiện tính kế thừa liên tục giữa những người lao động để hình thành quỹ hưu trí. Thời gian đóng và hưởng có thể chênh lệch nhau nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi thọ cũng như số năm tham gia công tác. Những người nào mà có tuổi thọ cao thì thời gian được hưởng chế độ hưu trí càng dài và ngược lại. nên việc xác định mức đóng mức hưởng rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn quỹ hưu trí.
. Cơ sở hình thành chế độ hưu trí.
- Cơ sở sinh học:
Theo thời gian khả năng của con người cũng sẽ giảm dần, không một ai có thể khoẻ mạnh để lao động sản xuất ra của cải vật chất suốt cả cuộc đời. Khi già yếu khoản thu nhập mà họ dùng để chi tiêu cho cuộc sống sẽ hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do được con cháu chu cấp... Những nguồn thu nhập này không thường xuyên và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, Nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí.
Do vậy chế độ hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi đã hết tuổi lao động cho đến khi họ chết. Trong quá trình lao động, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho bản thân. Do đó đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì người lao động cần được sự quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người lao động ổn định cả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống sau khi đã nghỉ hưu.
- Cơ sở về kinh tế-xã hội:
Cơ chế đóng góp hình thành nên quỹ hưu trí đó là người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để đóng góp để đến khi hết tuổi lao động họ sẽ được chế độ hưu trí chi trả lương hưu từ nguồn quỹ đó. Thế nhưng không phải từ chính những khoản mà họ đóng góp. Bởi lẽ những khoản mà họ đóng góp trong thời gian làm việc sẽ được dùng để chi trả cho những người đã về hưu trước đó, nên khi họ về hưu thì những khoản đóng góp của thế hệ sau sẽ được dùng để trợ cấp cho họ. Khi có chế độ hưu trí thì người lao động sẽ yên tâm hơn về cuộc sống sau này của mình, có được sự ổn định cuộc sống trong quá trình nghỉ hưu. Chính vì vậy họ sẽ làm việc lao động một cách chăm chỉ để đạt năng suất cao nên làm tăng nguồn thu nhập cho bản thân họ và cả cho xã hội. Qua đó góp phần làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng đời sống của người dân cũng được nâng cao. Thu nhập của người lao động trong quá trình làm việc càng lớn thì lương hưu nhận được sau này càng cao.
Như ta đã biết thì chế độ hưu trí là chế độ chi trả dài hạn cho nên nguồn quỹ nhàn rỗi sẽ rất lớn đây sẽ là nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển nền kinh tế và xã hội.
Như vậy chế độ hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, chế độ hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã hội.
. Nội dung chế độ hưu trí.
Mục đích:
- Chế độ hưu trí là một trong những chế độ ra đời sớm nhất và quan trọng nhất trong hệ thống các chế độ BHXH. Con người sinh ra ai cũng phải lao động, làm việc cống hiến cho xã hội cũng như thông qua đó phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Nhưng theo quy luật của tạo hóa thì không ai có thể làm việc được mãi cũng phải đến một lúc nào đó họ già đi không đủ sức làm nữa và họ phải được nghỉ ngơi. Khi không thể tạo ra thu nhập nữa thì cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn. Chính lúc này, chế độ hưu trí sẽ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Những người về hưu sẽ được xã hội ưu tiên trong các hoạt động của xã hội ngoài tiền trợ cấp hưu hàng tháng.
- Cũng như các chế độ khác quỹ hưu trí được hình thành do sự đóng góp từ 3 phía đó là: Người lao động, người chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Chính phủ. Qua đây thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ, của chủ sử dụng lao động đối với người lao động không chỉ khi họ còn trẻ, khỏe mà cả khi họ đã già yếu không thể lao động được nữa. Sự quan tâm này không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà còn là đạo lý của mỗi dân tộc, mỗi nền chính trị và xã hội. Nó thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Qua đây, thể hiện được đường lối lãnh đạo chính trị rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định được tinh thần đoàn kết của cả dân tộc.
- Tham gia BHXH, người lao động sẽ phải trích ra một phần thu nhập của mình để đóng góp vào quỹ và như vậy thì đã giúp cho người lao động tiết kiệm cho bản thân ngay từ trong quá trình lao động để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già giảm bớt gánh nặng cho gia đình người thân và xã hội. Ngoài ra, thông qua quá trình đóng góp đó nền kinh tế cũng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào các hoạt động đầu tư phát triển.
- Ngày nay khi dân số thế giới có xu hướng già hóa, tỉ lệ người về hưu sống thọ ngày càng tăng thì chế độ hưu trí đã trực tiếp đảm bảo cuộc sống cho những người này thông qua đó đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi dân tộc.
Đối tượng tham gia:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.3.3. Điều kiện hưởng lương hưu .
- Điều kiện để người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại Điều 50, Luật Bảo hiểm xã hội. Đó là những đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
có các điều kiện sau
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi.
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
- Người lao động Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân - có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác.
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Cũng theo Điều 51 của Luật BHXH thì Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động là:
Người lao động đủ điều kiện hưởng hưu như đã nêu trên, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” và “Bộ Y tế” ban hành.
1.3.4. Mức hưởng và thời gian hưởng.
1.3.4.1. Mức hưởng :
Mức hưởng lương hưu là số tiền hàng tháng sẽ nhận được sau khi về hưu của người lao động. Có khá nhiều các khái niệm về mức hưởng tuy nhiên mức hưởng này phải đảm bảo rằng sẽ thấp hơn số tiền lương của người lao động khi còn đang đi làm.
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH:
LH = t * L
Trong đó: LH: Tiền lương hưu được hưởng hằng tháng.
t: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng.
L: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Ở đây yếu tố quan trọng nhất để tính lương hưu hàng tháng là tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động. Tỷ lệ này được tính dựa trên rất nhiều các yếu tố tác động khác nhau. Ở mỗi quốc gia thì tỷ lệ này cũng khác nhau và người lao động được hưởng thêm các chế độ trợ cấp, phúc lợi tuỳ theo từng quốc gia và vũng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm (đủ 12 tháng) đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp khi tính mức lương hưu hàng tháng (kể cả trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần), nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đối với trường hợp nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
Yếu tố tiếp theo cần nói đến là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức tiền lương này phụ thuộc vào tiền lương tháng đóng BHXH, thời gian đóng BHXH, thời điểm đóng BHXH.
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính như sau:
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng
- Người lao động tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
=
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng
- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
=
96 tháng
=
Mbqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng
- Người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:
- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định được tính như sau:
Mbqtl
Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH
=
Tổng số tháng đóng BHXH
Mbqtl
Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
=
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
+
Tổng số tháng đóng BHXH
Mbqtl
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:
Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của mỗi giai đoạn được tính như nêu trên (thời điểm tham gia BHXH để tính mức bình quân tiền lương tháng các giai đọan tính bắt đầu từ ngày tham gia giai đoạn thứ nhất). Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các giai đoạn.
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng chế độ.
1.3.4.2.Thời gian hưởng.
Ngươi lao động khi đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí sau khi về hưu sẽ được nhận lương hưu từ khi về hưu cho đến khi qua đời. Đây chính là thời gian hưởng chế độ hưu trí. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu sẽ khác nhau do độ tuổi nghỉ hưu, thời điểm nghỉ hưu và tuổi thọ là khác nhau. Những yếu tố này lại phụ thuộc vào chính sách lao động và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và điều kiện sống của dân cư cũng như tình hình kinh tế chính trị xã hội của từng quốc gia.
Trong thực tế, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định thường được cố định trong một thời gian dài, tuy nhiên độ tuổi này cũng có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc cũng như những hoàn cảnh đặc biệt. Do cố định về tuổi nghỉ hưu, trong khi tuổi thọ trung bình con người ngày càng được kéo dài do điều kiện sống tốt lên nên thời gian hưởng lương hưu của người nghỉ hưu cũng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Đây là một vấn đề mang tính quy luật cần được xem xét đến để các nhà hoạch định chế độ chính sách có các điều chỉnh về độ tuổi nghỉ hưu sao cho phù hợp với xu thế này.
1.4. Quy trình giải quyết chế độ trợ cấp hưu trí.
Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là trình tự từ khi lập hồ sơ hưởng chế độ BHXH, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH đến khi ban hành quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Việc lập hồ sơ, xét duyệt hồ sơ phải do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện, do vậy quy trình giải quyết bao gồm cả quy trình trách nhiệm của từng tổ chức hoặc cá nhân (đối với giải quyết chế độ BHXH thì trách nhiệm gồm người lao động, chủ sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội).
Theo đó quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm: Lập hồ sơ; thẩm định xét duyệt; giải quyết chế độ; lưu trữ hồ sơ hưởng. Tương tự như phân loại hồ sơ hưởng BHXH thì quy trình giải quyết hưởng các chế độ cũng chia ra thành quy trình giải quyết hưởng các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) và quy trình giải quyết các chế độ thường xuyên (hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất).
- Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội:
1 - Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;
b- Quyết định nghỉ việc của người sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn;
c- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (đối với người nghỉ việc hưởng lương hưu quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội);
d- Người bị nhiễm HIV thuộc đối tượng quy định tại Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì hồ sơ có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
đ- Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04C-HSB).
e- Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số 06-HSB);
g- Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ (mẫu số 07A-HSB).
2 - Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng nghỉ việc;
b- Đơn đề nghị của người lao động có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu số 12-HSB);
c- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (nếu có);
d- Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04C-HSB).
đ- Bản điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số 06-HSB);
Ngoài hồ sơ hưởng lương hưu nêu trên, nếu là người lao động thuộc quy định tại khoản 6 Mục D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì có bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 2 thành viên trở lên.
e- Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (mẫu số 07A-HSB).
- Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp, người được toà án tuyên bố mất tích trở về quy định tại Điều 127 Luật Bảo hiểm xã hội:
1- Đối với người được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a- Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112427.doc