Trong những năm qua, đất nước ta đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện về cơ chế quản lý kinh tế cũng như đường lối chính sách XH. Hiện nay với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống kế toán VN đã có những bước đổi mới và tiến bộ về chất lượng để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
Trong quá trình hình thành cơ chế quản lý mới, kế toán đã khẳng định được vai trò của của mình trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị cũng như quản lý vĩ mô của nền kinh tế.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng thường là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng còn thể hiện bản sắc văn hóa, thẩm mỹ và phong cách kiến trúc của mỗi quốc gia mỗi dân tộc.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng cơ bản cũng phát triển không ngừng , cùng với nó thì số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được tăng lên. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí và thất thoát vốn trong xây dựng cơ bản như lập dự toán công trình với thời gian kéo dài. Do vậy cần có việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trong các công ty xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, vì vậy nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là yếu tố vật chất chủ yếu hình thành nên các sản phẩm mới , nó là một trong những tếu tố cơ bản không thể thiếu và chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào loại nguyên liệu vật liệu sản xuất ra sản phẩm đó.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt ,chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp .Trước thực tế đó ,em nhận thấy Đội XD và HUDS luôn quan tâm đến công tác hạch toán kế toán vật liệu vì nó đóng vai trò quan trọng trong tài chính của doanh nghiệp .
Ngoài phần mở đầu , nội dung của chuyên đề được chia làm 3 phần:
PhầnI : Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp
Phần II : Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội XD và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị
PhầnIII: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội XD và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị.
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội xây dựng và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở và khu đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Trang
Lời nói đầu 4
Phần I : Cơ sở lý luận về hách toán nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp 6
Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu 6
1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu. 6
2.Phân loại vật liệu 6
3.Tính giá vật liệu 7
4.Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán vật liệu 9
II.Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 10
1.Khái niệm và tài khoản hạch toán 10
2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 10
3.Đặc điểm hạch toán nghiệp vụ tăng, giảm vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 15
III.Đặc điểm hạch toán nguyên, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 16
Khái niệm và tài khoản sử dụng. 16
Phương pháp hạch toán 17
IV. Hạch toán chi tiết vật liệu 18
Phương pháp thẻ song song 19
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 19
Phương pháp sổ số dư 20
Phần II: Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị 21
I.Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của đội xd và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị 21
Lịch sử hình thành và phát triển 21
a. Một số nét khái quát giới thiệu về Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị 21
b. Quá trình hình thành và phát triển của đội xd và sửa chữa công trình 23
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh 24
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 24
b. Tổ chức bộ máy quản lý của đội xd và sửa chữa công trình 27
II.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại đội xd và sửa chữa công trình 29
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 29
Mô hình tổ chức bộ sổ kế toán của đội xd và sửa chữa công trình 30
III.Hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình, trình bày hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu kho và tại phòng kế toán. 31
IV. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động nguyên, vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình 45
Phần III:Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị 56
I. Đánh giá tình hình hạch toán nguyên, vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình 56
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên, vật liệu tại đội xd và sửa chữa công trình 58
Kết luận 61
Lời nói đầu
Trong những năm qua, đất nước ta đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện về cơ chế quản lý kinh tế cũng như đường lối chính sách XH. Hiện nay với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống kế toán VN đã có những bước đổi mới và tiến bộ về chất lượng để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
Trong quá trình hình thành cơ chế quản lý mới, kế toán đã khẳng định được vai trò của của mình trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị cũng như quản lý vĩ mô của nền kinh tế.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng thường là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng còn thể hiện bản sắc văn hóa, thẩm mỹ và phong cách kiến trúc của mỗi quốc gia mỗi dân tộc.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng cơ bản cũng phát triển không ngừng , cùng với nó thì số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được tăng lên. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí và thất thoát vốn trong xây dựng cơ bản như lập dự toán công trình…với thời gian kéo dài. Do vậy cần có việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trong các công ty xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, vì vậy nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là yếu tố vật chất chủ yếu hình thành nên các sản phẩm mới , nó là một trong những tếu tố cơ bản không thể thiếu và chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào loại nguyên liệu vật liệu sản xuất ra sản phẩm đó.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt ,chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp .Trước thực tế đó ,em nhận thấy Đội XD và HUDS luôn quan tâm đến công tác hạch toán kế toán vật liệu vì nó đóng vai trò quan trọng trong tài chính của doanh nghiệp .
Ngoài phần mở đầu , nội dung của chuyên đề được chia làm 3 phần:
PhầnI : Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp
Phần II : Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội XD và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị
PhầnIII: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội XD và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị.
PHầN I
Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu
1. Khái niệm và đặc điểm vật liệu
Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần và chi phí kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất. dưới tác động của lao động, vật liệu bị hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
2. Phân loại vật liệu
Do vật liệu sử dụng trong Doanh nghiệp có rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau, nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là sắp xếp các loại vật liệu với nhau theo một đặc trưng nhất định như theo vai trò và tác dụng của vật liệu, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu vật liệu... trong đó, phân loại vật liệu dựa vào vai trò và tác dụng của vật lệu trong sản xuất được sử dụng phổ biến, theo cách phân loại này vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm (bông trong nhà máy dệt, thép trong nhà máy cơ khí chế tạo, chè trong nhà máy chế biến chè, gỗ trong nhà máy sản xuất gỗ...). Ngoài ra, thuộc nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, giẻ lau...).
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như than củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt...
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phu tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...) mà doanh nghệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào vải vụn, gạch, sắt...).
- Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng.
3. Tính giá vật liệu
Trong hạch toán, vật liệu được tính theo giá thực tế (giá gốc) cụ thể:
+ Vật liệu mua ngoài: giá thực tế vật liệu mua ngoài đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán (giá chưa có thuế VAT) cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt, lưu kho, lưu hàng, lưu bãi...) trừ các khoản triết khấu, giảm giá hàng mua được hưởng.
+ Đối với các đơn vị, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế và các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, thuế giá trị gia tăng được tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng nên giá thực tế vật liệu mua ngoài bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán (giá có thuế VAT) cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưu bãi, lưu hàng,...) trừ các khoản triết khấu giảm giá hàng mua được hưởng.
+ Vật liệu tự sản xuất: Tính theo gía thành sản xuất thực tế.
+ Vật liệu thuê ngoài, gia công, chế biến: giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ...).
+ Vận chuyển nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doan: giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định.
+ Vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế tính theo gía thị trường tương đương do Hội đồng giao nhận xác định.
+ Phế liệu: giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá thu hồi tối thiểu.
Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng Doanh nghiệp vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng.
* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO- First in, First out): Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này chỉ thích hợp với điều kiện gía cả ổn định.
* Phương pháp nhập sau, xuất trước (LifO: Last in, First in): phương pháp này giả dịnh những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước ở trên. Trong điều kiện lạm phát, áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước sẽ đảm bảo thực hiện được nguyên tắc thận trọng.
* Phương pháp trực tiếp: theo phương pjáp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (Trừ trường hợp điều chỉnh) Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá trị thực tế đích danh của vật liệu đó. Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt.
* Phương pháp gía hạch toán: khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo gía hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán san giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế của Giá hạch toán của VL Hệ số giá
VL xuấtdùng trong kỳ = xuất dùng trong kỳ x vật liệu
(hoặc tồn cuối kỳ) ( hoặc tồn cuối kỳ)
Trong đó:
Giá thực tế VL tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ
Hệ số =
giá vật liệu Gía hạch toán VL tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ
4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán vật liệu
Yêu cầu:Kinh tế văn hoá xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn và phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc. Chính vì vậy, vật liệu cấu thành nên sản phẩm cũng phải không ngừng được nâng cao về chất lượng và chủng loại. Trong điều kiện nước ta hiện nay, các nghành sản xuất của ta chưa đáp ứng được dầy đủ vật vật liệu cho yêu cầu sản xuất, nhiều loại phải nhập ngoại, do vậy tốc độ sản xuất còn bị phụ thuộc rất nhiều. Do vậy, việc sử dụng vật liệu sao cho sao cho đạt hiệu quả kinh tế là điều điều hết sức quan trọng
Nhiệm vụ: - Phản ánh kịp thời, chính xác số lượng và giá cả vật liệu tăng, giảm, tồn kho theo từng loại, từng thứ.
- Xác định chính xác số lượng và giá trị vật liệu thực tế tiêu hao cho các mục đích nhằm giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.
- Kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao, sử dụng và dự trữ vật liệu phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng lãng phí vật liệu hay thất thoát vật liệu cũng như các nguyên nhân thừa, thiếu ứ đọng, mất phẩm chất… Từ đó, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế các thiệt hại có thể xả ra.
II. Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Khái niệm và tài khoản hạch toán
- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho và nó được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
- Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu: tài khoản này dùng theo dõi chỉ số hiện có, tình hình tăng, giảm, tồn kho của các loại nguyên, vật liệu của doanh nghịêp theo giá thực tế. + Tài khoản 151Hàng mua đi đường:tài khoản này được dùng để theo dõi các loại nguyên, vật liệu, công cụ, hang hoá... mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyễn sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán)
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 331, 311, 111, 112...
2. Phương pháp hạch toán các nghiẹpp vụ tăng, giảm vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Trường hợp mua ngoài về nhập kho
a.1 Nếu hàng hoá và hoá đơn cùng về
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm nhận, phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK152: (chi tiết từng loại)- trị giá vật liệu mua ngoài
Nợ Tk 133(1331)- thuế GTGT được khấu trừ
Có TK (331, 111, 112...): Tổng giá thanh toán
a.2 Nếu hàng mua về trước hoá đơn về sau:
Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ "Hàng chưa có hoá đơn". Nếu trong tháng có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường như bút toán a.1. Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính như sau:
Nợ TK152: (chi tiết)- trị giá vật liệu mua ngoài (giá tạm tính)
Có TK331 Phải trả người bán (giá tạm tính)
Sang tháng sau khi hoá đơn về kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh theo một trong các trường hợp sau:
* Trường hợp giá hoá đơn bằng giá tạm tính, ké toán ghi thêm bút toán bổ sung thuế:
Nợ TK133(1331)
Có TK331
* Trường hợp giá hoá đơn khcs giá tạm tính, kế toán có thể dùng bút toán đó hoặc bút toán ngược lại để xoá bút toán tạm tính, sau đó ghi lại bút toán như trường hợp a.1 hoặc tính mức chênh lệch:
Trị gía chênh lệch = Tổng giá thực tế - Tổng giá tạm tính
sau đó kế toán ghi bút toán điều chỉnh:
+Điều chỉnh tăng: Giá tạm tính < Giá thực tế
Nợ TK152- trị giá chênh lệch
Nợ TK133(1331)- Thuế GTGT của hàng
Có TK331- Trị giá chênh lệch huế GTGT
+ Điều chỉnh giảm: Giá tạm tính > Giá thực tế
Kế toán dùng bút toán đỏ hoặc bút toán ngược lại ghi giảm trị giá vật tư, sau đó ghi thêm bút toán bổ sung thuế GTGT dầu vào:
Nợ TK133(1331)
Có TK331
a.3 Nếu hoá dơn về trước hàng về sau:
Kế toán lưu hoá đơn, nếu trong tháng hàng về, làm thủ tục nhập kho và ghi bút toán như trường hợp a.1. Nếu cuối tháng hàng chưa về kế toán ghi tăng hàng đang đi trên đường
Nợ TK151- Trị giá hàng đang đi đường
Nợ TK133(1331)- Thuế GTGT của hàng mua
Có TK liên quan (331, 111, 112, 141)
Tháng sau hàng về nhập kho ghi định khoản:
Nợ TK152
Có TK151
a.4 Xử lý các trường hợp thừa thiếu so với hoá đơn
* Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn: về nguyên tắc khi phát hiện thừa, phải làm văn bản báo cáo các bên liên quan biết để cùng xử lý về mặt kế toán ghi như sau;
- Nếu nhập toàn bộ kế toán định khoản:
Nợ TK152: Trị giá toàn bộ số hàng
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT tính theo số hoá đơn
Có TK331: Trị gía thanh toán theo hoá đơn
Có TK3381: Trị gía số hàng thừa chưa có thuế GTGT
Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý kế toán ghi:
+ Nếu trả lại cho người bán:
Nợ TK3381: Trị giá hàng thừa đã xử lý
Có TK152: Trị giá vật tư thừa chờ xử lý
+ Nếu đồng ý mua tiếp số thừa, kế toán ghi:
Nợ TK3381: Trị giá hàng thừa (chưa có thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT của số hàng thừa
+ Nếu thừa không đáng kể do cân đo, vận chuyển ghi tăng thu nhập:
Nợ TK3381: Trị giá hàng thừa không thuế
Có TK721: Thu nhập bất thường
- Nếu nhập theo số hoá dơn: kế toán ghi nhận số nhập như trường hợp a.1 số thừa coi như giữ hộ người bán và ghi:
Nợ TK002: Trị giá hàng giữ hộ
Có TK002: Trị giá hàng giữ hộ
- Nếu đồng ý mua tiếp số thừa:
Nợ TK 152: nhập kho số hàng thừa
Nợ Tk 133(1331): thuế GTGT của số hàng thừa
Có TK331: tổng giá thanh toán số hàng thừa
- Nếu thừa do cân, đo, vận chuyển ghi tăng thu nhập
Nợ TK152: Trị giá hàng thừa không thuế
Có TK721: thu nhập bất thường
* Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn
Kế toán chỉ phản ánh số hàng thực nhập, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhập, thông báo cho bên bán biết và ghi sổ
- Phản ánh trị giá hàng nhập:
Nợ TK152: trị giá số vật tư thực nhập
Nợ TK 1381: trị giá số thiếu (không thuế GTGT)
Có TK331: Trị giá thanh toán theo hoá đơn
- Sau đó căn cứ vào xử lý kế toán định khoản
+ Nếu người bàn giao tiếp số hàng thiếu:
Nợ TK152: Trị giá số vật tư thiếu nhập tiếp
Có TK1381: xử lý số thiếu
+ Nếu người bán không còn hàng, trừ vào số tiền phải trả
Nợ TK331: Ghi giảm số tiền phải trả
Có TK1381: xử lý trị gía hàng thiếu
Có TK133(1331): thuế GTGT của số hàng thiếu
+ Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường:
Nợ TK 1388, 334: cá nhân phải bồi thường
Có TK 133(1331): thuế GTGT của số hàng thiếu
Có TK 1381: xử lý só thiếu
+ Nếu thừa không đáng kể(o vận chuyển, cân, đo...) ghi tăng chi phí bất thường:
Nợ TK : chi phí bất thường
Có TK1381: xử lý số thiếu
a.5 Trương hợp hàng hoá kém phẩm chất, ai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng, tuỳ theo cách xử lý của hai bên:
- Với hàng hoá kém phảm chất, trả lại người bán ghi:
Nợ TK331, 111, 112,...
Có TK 152: trị giá vật tư trả lại
Có TK133(1331): thuế GTGT của số hàng giao trả
- Trương hợp người bán giảm giá hoặc cho hưởng chiết khấu, kế toán ghi định khoản:
Nợ TK331, 111, 112,...
Có TK152
b. Trường hợp vật liệu tự chế nhập kho hoặc thuê ngoài gia công chế biến, căn cứ trên các chứng từ liên quan định khoản:
Nợ TK152: giá thành sản xuất thực tế
Có TK154: Vật tư thuê ngoài gia công hoặc tự chế biến
c. Các trường hợp tăng vật liệu khác:
Nợ TK152: giá thực tế vật liệu tăng thêm
Có TK411: nhận cấp phát, viện trợ, tặng biếu
Có TK412: đánh giá tăng vật tư
Có TK336: vay lẫn nhau trong các đơn vị nội bộ
Có TK642: thừa trong định mức tại kho
Có TK3381: thừa ngoài định mức chờ xử lý
Có TK621, 641, 642, 154: dùng không hết nhập lại, phế liệu thu hồi Có TK241: nhập kho thiết bị XDCB hoặc thu phế liệu từ XDCB Có TK222, 128: nhận lại vốn góp liên doanh
3. Hạch toán làm tăng, giảm nguyên vật liệu theo phương pháp trưc tiếp
Vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh... Mọi trường hợp giảm vật liệu đều ghi theo giá thực tế ở bên có của TK152.
a. Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh NợTK621(chitiếtđốitượng): Nợ TK627(6272): xuất dùng chung cho phân xưởng sản xuất Nợ TK642(6422): xuất cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp NợTK241 : xuất cho XDCB hoặc sửa chữa TSCĐ Có TK152(chi tiết vật liệu): giá thực tế vật liệu xuất dùng
b. Xuất góp vốn liên doanh: phần chênh lẹch giữa giá thực tế và giá trị vốn góp sẽ được phản ánh vào TK 412"chênh lệch đánh giá lại tài sản"
NợTK222:giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK128: giá trị góp vốn liên doanh ngắn hạn
Nợ (Có)TK412 : phần chênh lệch Có TK152 (chi tiết vật liệu): giá thực tế vật liệu xuất.
c. Xuất thuê ngoài, gia công, chế biến:
Nợ TK154 : giá thực tế vật liệu xuất chế biến
Có TK152 (chi tiết vật liệu): giá thực tế
d. Giảm do vay tạm thời
Nợ TK1388, 1368 Có TK152
e. Giảm do các nguyên nhân khác (nhượng bán,phát hiện thiếu...) Nợ TK632: nhượng bán
Nợ TK642: thiếu trong định mức tại kho Nợ TK1381: thiếu không rõ nguyên nhân, chờ xử lý Nợ TK1388, 334: thiếu các nhân phải bồi thường Có TK152: giá thực tế cá nhân phải bồi thường
III. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Khái niệm; phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản, phản ánh từng loạihàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của vật liệu trên cơ sở kiểm kê kiểm kê cuối kỳ, xác định được lượng tồn kho thực tế từ đó có thể xác được lượng xuất dùng trong kỳ
Giá trị vật Giá trị VL Tổng gía trị Giá trị vật
liệu xuất dùng = tồn kho + vật liệu tăng - liệu tồn kho
trong kỳ đầu kỳ thêm trong kỳ cuối kỳ
- Tài khoản sử dụng: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng những tài khoản sau;
+ TK611(6111) Mua hàng: dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế (gốm cả giá mua và chi phí thu mua)
Bên nợ: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ
Bên có: phản ánh giá trị thực tế vật liệu xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt ... trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
TK611 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
6111- Mua nguyên vật liệu
6112- Mua hàng hoá
+ TK152-"Nguyên vật liệu" dùng đẻ phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại
Bên nợ: giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Bên có: kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Dư nợ: giá thực tế vật liệu tồn kho
+ TK151-"Hàng mua đang đi đường": dùng để phản ánh trị giá số hàng mua nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán
Bên nợ: giá thực tế hàng đang đi trên đường cuối kỳ
Bên có: kết chuyển giá thực tế hàng đang đi trên đường đầu kỳ
Dư nợ: giá thực tế hàng đang đi đường
2. Phương pháp hạch toán
+ Đầu kỳ, kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại
Nợ TK 611(6111)
Có TK152: nguyên vật liệu tồn kho
Có TK151: hàng đi đường
+ Trong kỳ căn cứ vầo các hoá dơn mua hàng (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
Nợ TK 611(6111): giá thực tế vật liệu thu mua
Nợ TK133(1331): thuế VAT được khấu trừ
Có TKliên quan (111, 112, 331,...)
+ Các nghiệp vụ khác làm tăng vật liệu trong kỳ
Nợ TK611(6111)
Có TK411: nhận vốn liên doanh, cấp phát, tặng thưởng
Có TK331, 336, 338: tăng do đi vay
Có TK128: nhận lại góp vốn liên doanh ngắn hạn
Có TK222: nhận lai góp vốn liên doanh dài hạn
+ Số chiết khấu mua hàng, giảm giá mua hàng và hàng mua trả lại trong kỳ (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ nếu có
Nợ TK 331, 111, 112...số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại(tổng số)
Có TK133(1331): thuế VAT không được khấu trừ
Có TK611(6111): trị giá thực tế
+ Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê vật liệu tồn kho và biên bản xử lý số mất mát thiếu
Nợ TK152: nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
Nợ TK151: hàng đi đường cuối
Nợ TK138,334: số cá nhân phải bồi thường
Nợ TK1381: số thiếu hụt chờ xử lý
Nợ TK642: số thiếu hụt trong định mức Có TK611(6111): trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt
+ Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên nợ TK611 trừ đi số phát sinh có (bao gồm số tồn kho cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua,..) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng (dựa vào mục đích sử dụng hoặc tỷ lệ định mức)
Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 642)
Có TK611(6111)
Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, đối với vật liệu mua ngoài giá thực tế gồm cả thế VAT đầu vào, do vậy kế toán ghi:
Nợ TK611(6111): giá thực tế vật liệu mua ngoài
Có TK liên quan (331, 111, 112...) tổng giá thanh toán
Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại (nếu có)
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK611(6111)
Tóm lại, theo phương pháp kiểm kê định kỳ khi xuất vật liệu cho các mục đích thì kế toán không phản ánh theo từng chứng từ mà cuối kỳ mới xác định giá trị của chúng trên cơ sở kết quả kiểm kê hàng tồn kho
IV. Hạch toán chi tiết vật liệu - Khái niệm: hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi cho từng thứ vật tư ở từng kho từng doanh nghiệp theo cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật.
Trên thực tế có 3 phương pháp hạch toán sau:
1. Phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
VL
Bảng tổng hợp N_X_T
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15.doc