Trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng diễn ra rất sôi động. Cùng với đó là sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các ngân hàng. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của nước ta nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Để có thể đứng vững trên thị trường liên ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải cố gắng và đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trog hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Trong các ngân hàng thương mại thì rủi ro luôn gắn liền với mọi hoạt động đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay vốn đầu tư.
Khi có biến cố xảy ra thì trước hết ngân hàng bị giảm tỷ suất lợi nhuận, thị phần và uy tín với khách hàng. Sau đó là hàng loạt các hệ luỵ như: thâm hụt quỹ dự phòng rủi ro, cắt giảm tiền lương của các cán bộ. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là một vấn đề rất quan trong đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.
Được thành lập vào ngày 01/03/1985, tính đến nay trải qua 25 năm hoạt động, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hà Nội đã không ngừng phát triển và kinh doanh có hiệu quả. Năm 2004, vinh dự được Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3.
Nhận thấy rằng, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội có nhiều điều đáng học hỏi, em đã chọn Ngân hàng là nơi thực tập tốt nghiệp của mình. Qua một thời gian thực tập tại ngân hàng, em nhận thấy một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn là một vấn đề khá khó đó là: đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Vậy nên, em đã chọn đề tài: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô và các cán bộ phòng quan hệ khách hàng.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng diễn ra rất sôi động. Cùng với đó là sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các ngân hàng. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của nước ta nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Để có thể đứng vững trên thị trường liên ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải cố gắng và đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trog hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Trong các ngân hàng thương mại thì rủi ro luôn gắn liền với mọi hoạt động đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay vốn đầu tư.
Khi có biến cố xảy ra thì trước hết ngân hàng bị giảm tỷ suất lợi nhuận, thị phần và uy tín với khách hàng. Sau đó là hàng loạt các hệ luỵ như: thâm hụt quỹ dự phòng rủi ro, cắt giảm tiền lương của các cán bộ... Do vậy, phòng ngừa rủi ro là một vấn đề rất quan trong đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.
Được thành lập vào ngày 01/03/1985, tính đến nay trải qua 25 năm hoạt động, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hà Nội đã không ngừng phát triển và kinh doanh có hiệu quả. Năm 2004, vinh dự được Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3.
Nhận thấy rằng, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội có nhiều điều đáng học hỏi, em đã chọn Ngân hàng là nơi thực tập tốt nghiệp của mình. Qua một thời gian thực tập tại ngân hàng, em nhận thấy một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn là một vấn đề khá khó đó là: đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Vậy nên, em đã chọn đề tài: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô và các cán bộ phòng quan hệ khách hàng.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI.
Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
1.1.1.1 Quá trình hình thành.
- Thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.
- Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.
- Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu / 78 Nguyễn Du, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
- Đặc biệt trong chính sách phát triển, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
1.1.1.2 Định hướng phát triển.
- Là thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Ngoại thương trở thành ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đặt mục tiêu và định hướng phát triển sau đây:
1. Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
2. Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Phát triển nhanh các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại.
4. Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu.
5. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội.
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Phòng quan hệ khách hàng:
Chức năng:
- Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động và sản phẩm của ngân hàng.
- Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng.
+ Phòng quản lý nợ:
Chức năng:
- Quản lý và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp liên quan đến việc mở tái khoản vay, hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng an toàn và đày đủ.
- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng.
+ Phòng tín dụng thể nhân:.
Chức năng:
Phòng tín dụng thể nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng triển khai nghiệp vụ cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng là thể nhân gồm: cho vay, bảo lãnh (trừ hình thức ký quỹ 100%) theo đúng các quy định, quy chế về cho vay hiện hành của NHTMCPNT.
Phòng Tín dụng thể nhân là đầu mối trong việc triển khai các chính sách và sản phẩm dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCPNT Việt Nam tại chi nhánh Hà Nội.
+ Phòng tổng hợp:
Chức năng:
Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong việc thực hiện tổng hợp, phân tích và xây dựng các kế hoạch kinh doanh; quản trị, điều hành vốn, lãi suất và kinh doanh ngoại tệ; công tác thông tin tuyên truyền, phát triển mạng lưới của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội theo đúng quy định và chế độ của NHNN VN và NHTMCP NTVN
+ Phòng kiểm soát nội bộ:
Chức năng:
Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Pháp luật, quy chế của NHNN Việt Nam, quy định của NHTMCP NT Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Chi nhánh nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, lợi ích của Ngân hàng và khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội; kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của NHTMCP Ngoại thương VN và Chi nhánh khi phát hiện sơ hở, bất hợp lý dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
Chức năng:
Là phòng chuyên môn có chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh theo đúng các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN, NHTMCP NT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
+ Phòng ngân quỹ:
Chức năng:
Phòng Ngân quỹ có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có giá, ấn chie qun trọng và tài sản quý tại Chi nhánh, bảo quản và thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà Nước, của ngành Ngân hàng và NH TMCP NT.
+ Phòng tin học:
Chức năng:
Phòng Tin học có chức năng giúp Ban giám đốc trong việc quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội.
+ Phòng hành chính nhân sự.
Chức năng:
Phòng Hành chính nhân sự có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại Chi nhánh theo đúng Bộ luật lao động, quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NH TMCP NT Việt Nam; tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các công tác hành chính quản trị và xây dựng cơ bản tại chi nhánh NHTMCP NT Hà Nội
+ Phòng dịch vụ khách hàng:
Chức năng:
Phòng Dịch vụ Ngân hàng có chức năng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ và thực hiện các dịch vụ khác về ngân hàng như: chuyển tiền trong và ngoài nước, nhờ thu séc và phát hành séc, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối
+ Phòng thanh toán thẻ:
Chức năng:
Phòng Thanh toán thẻ có chức năng thực hiện phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ Vietcombank theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà Nước, NHNN Việt Nam và NH TMCP NT Việt Nam đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thẻ mà NH TMCP NT tham gia; quản lý mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, mạng lưới máy giao dịch tự động ATM; làm công tác marketing về thẻ.
+Phòng kế toán tài chính:
Chức năng:
Tham mưu giúp Ban giám đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo đúng Luật kế toán, thống kê của Nhà Nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN và của NH TMCP NT Việt Nam. Phòng kế toán tài chính còn có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú và không cư trú) có quan hệ giao dịch với Chi nhánh theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà Nước, NHNN và NH TMCP NT Việt Nam
+Các phòng giao dịch:
Mặc dù quy mô hoạt động là khác nhau song Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội quy định chức năng nhiệm vụ chung cho các phòng Giao dịch số 1, 2, 3, 4, 5, 7, Yết Kiêu và Bát Đàn chung như sau:
Chức năng:
Các phòng Giao dịch thuộc Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội gồm 1, 2, 3, 4, 5, 7, Yết Kiêu và Bát Đàn có chức năng huy động vốn; Cho vay cầm cố, thế chấp tài sản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân; Các dịch vụ về ngân hàng tại Chi nhánh
1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Với mong muốn xây dựng ngân hàng ngoại thương thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong khu vực, bên cạnh đó là không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội luôn xứng đáng là sự lựa chọn tin cậy của khách hàng. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bao gồm:
Thanh toán, tiết kiệm
- Tiền gửi tiết kiệm: ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội cung cấp nhiều loại hình tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể lựa chon.
- Tiền gửi thanh toán: thông qua việc mở tài khoản tại ngân hàng ngoaị thương, khách hàng có thể sử dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng .
Bảo lãnh:
- Với nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau , ngân hàng ngày thu hút được nhiều khách hàng với những ưu thế nổi trội như: thủ tục đơn giản, phí bảo lãnh thấp…
Thanh toán quốc tế
- Lĩnh vực thanh toán quốc tế là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung và ngân hàng ngoại thuơng Hà Nội nói riêng.
- Ngân hàng ngoại thương Hà Nội cung cấp các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu như: thanh toán bằng thư tín dụng, nhờ thu chấp nhận giao chứng từ, nhờ thu thanh toán giao chứng từ,chuyển tiền, bank draft
Thẻ:
Với mong muốn mang đến sự tiện ích cho khách hàng, dịch vụ thẻ đã phát triển các loại thẻ: thẻ ghi nợ connect 24, thẻ tín dụng quốc tế.
Chuyển tiền:
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội nhận chuyển tiền đi, trả tiền gửi đến trong nước và nước ngoài cho mọi cá nhân .
Nhờ thu trơn:
Ngân hàng sẽ trả tiền cho các cá nhân có séc đích danh của ngân hàng nước ngoài phát hành, tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành(rách, bẩn).
Mua bán ngoại tệ
- Ngân hàng thực hiện việc mua bán các ngoại tệ(USD, HKD, JPD…) phổ biến trên thị trường ngoại hối trong nước và nước ngoài:
E-VCB:
Chương trình có khả năng cung cấp các thông tin như: tỷ giá, lãi suất tiết kiệm, sao kê, … tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cho vay:
Với các loại hình cho vay (tín dụng thể nhân, tín dụng công ty), các sản phẩm cho vay: đầu tư xây nhà, vay du học, vay mua ôtô…ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
1.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây.
1.1.4 .1 Tình hình huy động
Biểu đồ 1.1: Tổng vốn huy động qua các năm.
( Nguồn: phòng quan hệ khách hàng)
Trong hoạt động của các ngân hàng thuơng mại nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng, vốn được coi là linh hồn của mọi hoạt động.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Năm 2005, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà nội đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu của ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho, đạt 8260 tỷ đồng tăng 28,8% so với năm 2004.
Năm 2006, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng, nhưng ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho. Tính đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 9673 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2005.
Năm 2007, có thể nói là một năm thành công của công tác huy động vốn của ngân hàng ngoại Hà Nội. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 9700 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2006.
Năm 2008, nền kinh tế Thế giới và nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tuy vậy tổng vốn huy động được vẫn đạt 6742 tỷ đồng, đạt và vượt mức kế hoạch mà ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho.
Năm 2009, nền kinh tế Thế Giới và nước ta đang trên đà phục hồi, tổng nguồn vốn huy động đạt
7800 tỷ đồng, tăng 15,69% so với năm 2008.
Tóm lại: với lượng vốn huy động được qua các năm cho chúng ta thấy thị trường ngân hàng chịu tác động mạnh mẽ của các biến động kinh tế. Năm 2007, là năm đầu tiên chúng ta gia nhập WTO, lượng vốn huy động được tăng đáng kể. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới mà nguồn vốn huy động được giảm đáng kể so với năm 2007. Tuy vậy, năm 2009 khi kinh tế đất nước ta đang trên đà phục hồi thì tổng vốn huy động có xu hướng tăng lên, đạt được kết qủa này là nhờ uy tín với khách hàng và sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ và lãnh đạo chi nhánh.
1.1.4.2.Tình hình đầu tư phát triển.
1.1.4.2.1. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- Từ chỗ chỉ có vài chục cán bộ thì đến nay nguồn nhân lực của ngân hàng ngoại thương Hà Nội ngày càng tăng về cả chất và lượng
- Năm 2004, tuyển thêm 45 cán bộ mới để đáp ứng nhu cầu làm việc ngày càng cao của các phòng ban.
- Năm 2005, 2 đợt tuyển dụng thêm được 59 cán bộ, nâng con tổng số cán bộ lên con số 263 người.
- Năm 2006, Chi nhánh đã tiến hành tuyển dụng mới được 75 cán bộ, bố trí về các Phòng nghiệp vụ để làm việc nâng tổng số cán bộ của Chi nhánh lên 400 cán bộ.
- Năm 2007, Tổ chức tuyển dụng 30 cán bộ mới để bổ sung cho các Phòng nghiệp vụ. Tháng 12/2007 tiếp tục tuyển dụng 30 cán bộ cho đợt 2/07 để bổ sung cho các Phòng ban và chuẩn bị mở Phòng giao dịch mới.
Tổng số CBNV của Chi nhánh NHNT HN tính đến 31/12/2007 là 293 cán bộ, với độ tuổi trung bình là 30,74 tuổi.
- Hiện nay số lượng cán bộ của chi nhánh là 345 người với 93% trình độ đại học, còn lại là trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
- Bên cạnh việc chú trọng khâu tuyển dụng nhân sự thì Chi nhánh còn tích cực tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trao đổi kinh nghiệm làm việc.
1.1.4.2.2. Hoạt động xây dựng.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, hàng năm Chi nhánh chú trọng việc xây dưng, cải tạo cơ sở làm việc cũng như phát triển mạng lưới.
- Năm 2004:
+ Sửa chữa cải tạo , xây dựng cơ sở vật chất thành lập chi nhánh cấp 2 Ba đình.
+ Tham gia thiết kế nhà đặt máy ATM tai khu đô thị Linh Đàm, Sài đồng, Hàng Bài, 14 Trần Bình Trọng.
Năm 2005, tập trung cải tạo, sửa chữa tòa nhà 344 Bà Triệu, dự kiến Quý I năm 2006 sẽ đưa vào hoạt động. Cải tạo chi nhánh cấp 2 Thành công và Ba Đình, chuẩn bị cơ sở vật chất cho Phòng giao dịch Linh Đàm.
Năm 2006, công tác xây dựng cơ bản đang được triển khai gấp rút về thi công công trình 344 Bà Triệu và triển khai kỹ thuật thi công Dự án xây dựng VCB Hà Nội tại 78 Nguyễn Du, triển khai sửa chữa nhà 14 Yết Kiêu, Phòng Giao dịch 434 Trần Khát Chân.
Năm 2007, công tác xây dựng cơ bản tại 344 Bà Triệu được hoàn tất và chính thức hoạt động giao dịch từ 16/07/2007, triển khai lập hồ sơ kỹ thuật thi công Dự án xây dựng VCB Hà Nội tại 78 Nguyễn Du.
Năm 2008, Công tác xây dựng cơ bản đang được hoàn tất những khâu cuối cùng về thanh quyết toán các Hợp đồng kinh tế tại 344 Bà Triệu và thực hiện các nội dung công việc để hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công dự án 78 Nguyễn Du, trình TW phê duyệt ; quyết toán công trình cải tạo sửa chữa ngôi nhà 14 Yết Kiêu để phục vụ giao dịch và làm việc của các Phòng.
Năm 2009, sửa chữa cải tạo các phòng giao dịch, toà nhà 344 Bà Triệu.
1.1.4.2.3 Hoạt động mua sắm máy móc trang thiết bị .
- Nhằm cao chất lượng dịch vụ cũng như điều kiện làm việc cho các cán bộ, hàng năm Chi Nhánh đã đàu tư một số lượng không nhỏ máy móc thiết bị mới.
- Năm 2006, Phòng Tin học đã thực hiện tốt công tác quyết toán cuối năm 2005, cải tạo hệ thống mạng cho Phòng Quan hệ khách hàng, xây dựng đường Internet riêng phục vụ cho công việc liên quan, tham gia tách cân đối cho Chi nhánh cấp 2 Thành Công về mặt số liệu và thiết bị, hoàn tất xây dựng hệ thống mạng cho toà nhà 344 Bà Triệu, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị mạng cho Phòng Giao dịch 6 đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, Phòng Tin học có kế
hoạch tách cân đối cho 3 Chi nhánh cấp 2 còn lại. Ngoài ra, công tác triển khai ATM và cài đặt hệ thống E-bank (VCB Money) cũng được thực hiện đều đặn, hỗ trợ tốt khách hàng và các phòng nghiệp vụ khác.
- Năm 2007, Phòng Tin học đã thực hiện tốt công tác chuyển đổi hệ thống mạng và máy chủ cho 4 Chi nhánh cơ sở, hoàn thành đường truyền và các điều kiện về thiết bị tin hoc PGD 7, PGD Yết Kiêu, chuyển dịch toàn bộ hệ thống mạng và máy tính sang trụ sở 344 Bà Triệu. Cập nhật, thiết kế và xây dựng các chương trình, phần mềm tiện ích cho các máy tính và phục vụ các yêu cầu chuyên môn của các Phòng nghiệp vụ. Hoàn tấtviệc mua sắm các trang thiết bị tin học còn tồn đọng năm 2006. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị tin học cho năm 2008.
- Hiện nay, Chi nhánh đã có 1 hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ, hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh và điều kiện làm việc của các cán bộ.
Đánh giá: nhờ đầu tư vào các hoạt động trên, chi nhánh đã dạt được những kết quả sau:
Chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao
- Bảng 1.1: Trình độ nhân sự qua các năm Đơn vị: %
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Trình độ
Đại học
93,5
94,1
95
95,6
97
Thạc sĩ
2
2,3
3
3.2
3,5
Tiến sĩ
0.5
0,64
0,7
0.74
0,8
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Thu nhập trung bình của cán bộ,công nhân viên cũng ngày một tăng cao:
Bảng 1.2: Thu nhập trung bình các cán bộ qua các năm Đơn vị: trđ
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Thu nhập trung bình
5
5,2
6
6,3
6,5
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Đời sống các cán bộ được cải thiện, các phúc lợi xã hội được đảm bảo: hàng năm chi nhánh tiến hành mua đầy đủ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế cho tất cả các cán bộ chi nhánh, tổ chức những kì nghỉ, tổ chức các cuộc thi nấu ăn, ca hát…
Doanh thu của chi nhánh tăng dần qua các năm:
Bảng 1. 3: Doanh thu qua các năm của chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
20,3
35,4
40,1
43,2
45,5
( Nguồn: phòng kế toán tài chính.)
- Các sản phẩm dịch vụ ngàycàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tăng sức cạnh tranh.
Bên cạnh những kết quả trên, thì vẫn còn một số tồn tại:
Công tác xây dựng cơ bản còn gặp nhiều khó khăn.
Việc mua sắm máy móc thiết bị đôi khi còn gặp nhiều vướng mắc.
Các trang thiết bị một số không phát huy hết tác dụng.
Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội
1.2.1.1 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro.
- Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh và đầu tư đều tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là không thể tránh khỏi.
Rủi ro là một đại lượng khó xác định và không thể triệt tiêu hoàn toàn, do vậy chúng ta phải chấp nhận rủi ro, nhưng phải biết cách phân tích, dự đoán để tìm ra phương pháp hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của nó.
- Vòng đời của dự án rất dài có khi đến vài chục năm. Do vậy, khi đưa ra các số liệu để lập dự án, các chủ đầu tư và các doanh nghiệp không lường trước được những biến cố có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy, tồn tại tình khi dự án xin vay vốn thì rất khả thi nhưng khi triển khai thì dự án lại gặp rủi ro và không ít trường hợp các dự án bị đổ bể. Khi các dự án thất bại, ngoài chủ đầu tư và các doanh nghiệp chịu hậu quả thì đến lượt các ngân hàng – các tổ chức tín dụng khác.
- Chính vì vậy, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định dự án nói chung và thẩm định rủi ro nói riêng. Nếu ngân hàng đánh giá rủi ro chính xác thì sẽ dẫn đến phán quyết cho vay là đúng đắn, từ đó sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Và ngược lại, nếu ngân hàng buông lỏng quản lý rủi ro thì nó xảy ra những hậu quả đáng tiếc, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm uy tín, niềm tin nơi khách hàng.
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa thẩm định và đánh giá rủi ro dự án đầu tư.
Có thể nói thẩm định và đánh giá rủi ro dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qua việc phân tích và thẩm định các khía cạnh của dự án, các cán bộ thẩm định có thể đưa ra những nhận định và những đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong các dự án để từ đó lập báo cáo thẩm định trình các cấp có thẩm quyền phán quyết cho vay. Sau đây là sơ đồ thể hiện vị trí của bước đánh giá rủi ro để chúng ta hiểu rõ hơn:
Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước tổng hợp rủi ro của dự án trong thẩm định dự án xin vay vốn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Thẩm định khả năng thực hiện dự án.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, khả năng trả nợ của dự án.
Phân tích, đánh giá rủi ro có thể xảy ra của dự án.
Lập báo cáo thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
Khi các cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, họ sẽ đi thẩm định khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của dự án trước tiên để đánh giá khả năng thực hiện của dự án.
Trong thẩm định kinh tế của dự án, các cán bộ sẽ đi sâu vào xem xét các khía cạnh: thị trường, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào. Đây có thể coi là bước thẩm định quan trọng nhất trong thẩm định dự án.
Sau khi đã xem xét và đánh giá khả năng thực hiện của dự án, các cán bộ sẽ xem xét hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, có thể là bằng tài sản đảm bảo hoặc là không.
Sau khi đánh giá rủi ro của dự án, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá rủi ro của các biện pháp đảm bảo tiền vay. Đây là điều rất cần thiết, vì nó sẽ là cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của dự án, bổ sung cho nguồn thứ nhất ( hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án) thiếu vững chắc.
Cuối cùng, các cán bộ thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định và đánh giá rủi ro trình trưởng phòng quan hệ khách hàng để duyệt và phán quyết cho vay.
Kết luận: nếu nói thẩm định là 1 lần nữa ta đi xem xét đánh giá lại tất cả các khía cạnh của một dự án đã có, thì đánh giá rủi ro là tổng hợp lại tất cả các rủi ro có thể gặp phải trong thẩm định dự án. Vậy nên, vai trò của đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án là rất quan trọng. Nó là cơ sơ để ra quyết định có cho vay hay không.
1.2.1.3 Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội
- Hoạt động tín dụng có thể coi là xương sống trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng ngoại thưong chi nhánh Hà Nội luôn coi trọng đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay đối với các dự án đầu tư. Trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư, ngân hàng chịu tác động của ba loại rủi ro: rủi ro đến từ bản thân khách hàng vay vốn, rủi ro đầu tư của dự án vay vốn và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110930.doc