Biến đổi xã hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội có sự thay đổi.
Ví dụ: Hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Quan hệ xã hội: bộ máy hành chính và người dân
Thiết chế: Sự thay đổi một số phong tục tập quán
Phân tầng xã hội: tầng lớp biến đổi
40 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Quản lý xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ XÃ HỘI
=================
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản lý xã hội – Đại học kinh tế quốc dân
GT Khoa học quản lý – học viện chính trị quốc gia
XHH quản lý – Vũ Hào Quang
Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
BÀI MỞ ĐẦU
Một số khái niệm
Xã hội
Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế - văn hóa chung cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
2. Quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng tới mục tiêu của chủ thể nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra.
So sánh kiểm tra với quản lí:
Kiểm tra Quản lý
- Một biện pháp - Mang tính bao hàm rộng
- Hoạt động thưa hơn - Xuyên suốt
- Nói đến việc thực hiện - Đạt tới hiệu quả tối ưu
* Các hình thức quản lý
- Quản lý vô sinh:
Là quản lý khoáng sản, đất đai thềm lục địa....
- Quản lý giới sinh vật:
Là quản lý các loại động vật, thực vật
- Quản lý xã hội: là quản lý con người, bao gồm các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng với tất cả các lĩnh vực phong phú của nó.
Chú ý trong đó quản lý xã hội là cái khó nhất: ( biến động, Phức tạp, Chứa những yếu tố còn lại)
3. Khái niệm quản lý xã hội
a, Định nghĩa:
QLXH là sự tác động liên tục có tổ chức của chủ thể quản lý xã hội lên xã hội và khách thể có liên quan nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặt trưng và các mục tiêu mang tính xu thế phát triển khách quan của xã hội.
b, Sơ đồ quản lý xã hội:
CHỦ THỂ QLXH
Thế lực của giai cấp thống trị
Hệ thống phong tục,tập quán, tuyền thống
Điều kiện tự nhiên
Các xã hội khác
ĐỐI TƯỢNG QLXH
Các hoạt động của con người
Các mối quan hệ của con người
MỤC ĐÍCH QLXH
Duy trì, phát triển xã hội
Quản lý xã hội bao gồm:
Chủ thể quản lý xã hội:
+ Thế lực của giai cấp thống trị ( bộ máy nhà nước, cơ quan quyền lực…) Và hệ thống phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc
- Đối tượng của quản lý xã hội: con người với các hoạt động và các mối quan hệ của nó.
- Khách thể của quản lý xã hội là sự tác động của những điều kiện tự nhiên và các xã hội khác.
- Mục đích của quản lý xã hội là duy trì và phát triển xã hội.
II. Một số tình huống thường xảy ra trong quản lý xã hội
1. Biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội có sự thay đổi.
Ví dụ: Hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Quan hệ xã hội: bộ máy hành chính và người dân
Thiết chế: Sự thay đổi một số phong tục tập quán
Phân tầng xã hội: tầng lớp biến đổi
2. Tăng trưởng xã hội
a, Định nghĩa
Tăng trưởng xã hội là sự biến đổi xã hội theo hướng mở rộng quy mô về mặc số lượng của các yếu tố xã hội trong khuôn khổ, cơ cấu và các đặt trưng xã hội không đổi.
Mọi biến đổi xã hội không phải là tăng trưởng xã hội mà chỉ có biến đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.
b, Mục tiêu của tăng trưởng xã hội
- Tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất
- Giải quyết tốt vấn đề sinh sống và phát triển của dân cư như: tạo việc làm với thu nhâp cao, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo môi trường sống, tăng cường sức khỏe, nâng cao trình độ dân trí…
- Bảo vệ và phát triển những đặt trưng của chế độ xã hội trong quá trình hội nhập thế giới, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.
- Phát huy sự ảnh hưởng của quốc gia ra khu vực và thế giới..
3. Phát triển xã hội
Phát triển xã hội là sự tăng trưởng xã hội nhưng cấu trúc các yếu tố xã hội được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng nhằm làm cho các đặt trưng xã hội được khẳng định theo.
4. Tiến bộ xã hội
Tiến bộ xã hội là mức độ xã hội tăng lên cả về lượng cũng như về chất theo những chuẩn mực được tuyệt đại đa số trong xã hội và nhân loại đương đại chấp nhận và thay đổi.
5. Công bằng xã hội
Công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ xã hội và các thiết chế xã hội.
6. An toàn xã hội
An toàn xã hội là khả năng ngăn chặn và xử lý có hiệu quả của mổi quốc gia đối với những tai họa và bất thường của mổi cá nhân, cộng đồng, xã hội và nhân loại.
III. Đặc điểm của quản lý xã hội
1. Quản lý xã hội là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Sự khó khăn phức tạp của hoạt động quản lý xã hội thể hiện tất cả các yếu tố của nó.
2. Quản lý xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển xã hội, xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi thực hiện sự quản lý xã hội có hiệu quả.
3. Quản lý xã hội vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật.
4. Quản lý xã hội là hoạt động liên tục và có tính kế thừa.
- Liên tục: xã hội còn tồn tại thì còn có hoạt động quản lý xã hội
- Kế thừa: tiếp nối lịch sử phát triển xã hội luôn có sụ kế thừa những thành quả đã đạt được của các giai đoạn lịch sử trước đó vì vậy quản lý xã hội cũng có tính kế thừa. Tuy nhiên, quản lý xã hội cần đổi mới để nâng cao hiệu quả quản lý.
5. Quản lý xã hội có tính thẩm thấu và lan truyền. Quản lý xã hội bên cạnh việc theo đuổi mục tiêu xác định và duy trì các đặt trưng của chế độ xã hội còn có sự học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các xã hội khác. Tuy nhiên, tránh rập khuôn máy móc và có sự vận dụng trong từng điều kiện cụ thể.
6. Quản lý xã hội gắn liền với sự phát triển xã hội. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội quan trọng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ này, chính sách quản lý xã hội đúng đắn sẽ là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
7. Quản lý xã hội là sự nghiệp của toàn dân, để quản lý xã hội đạt hiệu quả đòi hỏi sự nổ lực chủ động, sáng tạo, đóng góp công sức của tất cả mọi thành viên dưới sự điều hành quản lý của các chủ thể quản lý xã hội.
IV. Đối tượng và phương pháp của quản lý xã hội
1. Đối tượng
Với tư cách là một khoa học, đối tượng nghiên cứu của quản lý xã hội là các quy luật hình thành biến đổi và phát triển các hình thức và phương pháp trong quản lý xã hội.
2. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp luận của CN Mác – Lênin
- Trong nghiên cứu cụ thể sử dụng các phương pháp của các khoa học như: Tâm lí học, xã hội học, toán học…
Bài 2: CHỦ THỂ QUẢN LÝ XÃ HỘI
A- Nhà nước với vấn đề quản lý xã hội
I, Sự ra đời và đặc điểm của nhà nước
1. Sự ra đời của nhà nước
- Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước, thì lúc đó những quy tắc, chuẩn mực, sinh hoạt chung xã hội do các phong tục tập quán, lễ nghi, các thành viên tự giác thực hiện.
- Trong xã hội chiếm hữu nô lệ: mâu thuẩn xã hội diễn ra gay gắt và lúc này cần có sự quản lý xã hội để điều chỉnh những mâu thuẩn đó để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Và từ đó nhà nước ra đời.
2. Đặc điểm của nhà nước
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ (khác thị tộc bộ lạc theo huyết thống)
- Nhà nước thiết lập bộ máy quyền lực xã hội, bộ máy quyền lực này trực tiếp cai trị xã hội.
- Nhà nước ban hành pháp luật buộc mọi cá nhân, mọi tổ chức trong nó thực hiện.
II, Nội dung của Nhà nước
1.Thiết chế Nhà nước
- Thiết chế nhà nước là thiết chế chính trị, một bộ phận của thiết chế xã hội.
- Thiết chế nhà nước bao gồm:
+ Nguyên tắc tổ chức Nhà nước
+ Hệ thống các cơ quan nhà nước
+ Nguyên tắc hoạt động của nhà nước.
a, Nguyên tắc tổ chức nhà nước
Nguyên tắc tổ chức nhà nước là quy tắc thực hiện quyền lực của nhà nước trong quản lý xã hội.
* Nguyên tắc phân quyền: Các quyền lực của nhà nước độc lập và ước chế lẫn nhau: đó là quyền lập pháp thuộc về nghị viện, hành pháp thuộc về chính phủ, tư pháp thuộc về tòa án.
?
* Nguyên tắc tập quyền: Quyền lực nhà nước không được phân chia thành các quyền lực tách rời nhau, quyền lực nhân dân thể hiện tập trung ở cơ quan cao nhất do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân đó là quốc hội, các cơ quan nhà nước khác do quốc hội thành lập, giao nhiệm vụ và tiến hành giám sát.
So sánh 2 nguyên tắc trên (ưu và khuyết điểm)
- Tập quyền:
+ Ưu điểm: Quốc hội do nhân dân bầu ra, đại biểu quốc hội đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân. Quyên lực của nhân dân được thực hiện tối đa.
+ Nhược điểm: Chính vị trí đó vừa đại diện cho nhân dân vừa thực hiện nhiệm vụ của nhà nước ( 2 vị trí nằm ở 1 con người) chính như thế không có người kiểm tra, giám sát hoạt động qlxh không đạt hiệu quả cao.
- Phân quyền:
+Nhược điểm: Quyền lực của nhân dân không được thực hiện tối đa ( chỉ được quyền ở 1 khâu đó là bầu ra nghị viện ở cơ quan lập pháp)
+ Ưu điểm: Quyền lực có sự độc lập và chế ước lẫn nhau.
NHÀ NƯỚC
QUYỀN LỰC CỦA NHÀ NƯỚC
LẬP PHÁP
HÀNH PHÁP
TƯ PHÁP
THIẾT CHẾ NHÀ NƯỚC
THỂ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC
CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC
NGUỒN GỐC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
b, Hệ thống các cơ quan nhà nước ở Việt Nam
Bao gồm:
- Các cơ quan quyền lực
+ Quốc hội là cơ quan lập pháp
+ Hội đông nhân dân các cấp là các cơ quan quyền lực của địa phương.
- Các cơ quan hành chính nhà nước ( là cơ quan hành pháp)
+ Chính phủ
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ
+ Các cơ quan thuộc chính phủ
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã, tương đương,
+ Các sở, phòng, ban.
- Các cơ quan xét xử:
+ Tòa án nhân dân tối cao
+ Tòa án nhân dân địa phương
+ Tòa án quân sự
- Các cơ quan kiểm sát:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân địa phương
+ Viện kiểm sát quân sự
c, Các nguyên tắc hoạt động của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyên tắc 1: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua quốc hội, chính phủ.
Điều 2, Hiến pháp 1992 có ghi: “ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
- Chủ thể quyền lực nhà nước là nhân dân;
- Điều kiện chế độ bầu cử:
+ Việc bầu cử phải đản bảo dân chủ, đảm bảo quyền bầu cử, vân động bầu cử, đảm bảo đầy đủ thông tin và sự tự do lựa chọn của cử tri.
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước phải do nhân dân bầu ra, phải thực sự đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền lợi của mình, chịu sự giám sát của nhân dân, có thể bị bãi miễn.
+ Cơ cấu của cơ quan quyền lực phải phản ánh đầy đủ cơ cấu xã hội để điều hòa chung lợi ích của các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, các tổ chức xã hội.
+ Yêu cầu đối với đại biểu: là người có đức, có tài, có hiểu biết xã hội, đủ năng lực để tham gia giải quyết các vấn đề quan trọng.
- Nhà nước thực hiện chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa, kiên quyết với kẻ thù và đảm bảo quyền lợi ích thuộc về nhân dân.
- Nhà nước ra pháp luật nhằm xác định quyền công dân, quyền con người, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ với trách nhiệm.
Nguyên tắc 2: Quyền lực nhà nước là thống nhất, không có sự phân chia nhưng có sự phân công các quyền một cách rõ ràng.
Điều 2, Hiến pháp 1992 có ghi: “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, quy định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại.
- Quốc hội do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân, chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội.
- Tổ chức và hoạt động của nhà nước có sự phân công các quyền: Quốc hội- lập pháp; Chính phủ- hành pháp; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao – quyền tư pháp. Có sự phối hợp giữa các cơ quan để tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhà nước.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 6, Hiến pháp 1992 có ghi: “Quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
- Các cơ quan quyền lực Nhà nước do nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân; các cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra mình.
- Cơ quan nhà nước cấp chính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan nhà nước trung ương.
- Tăng cường quyền quản lý tập trung ở trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân công, phân cấp hợp lý để phát huy tác dụng của chính quyền địa phương.
- Thiểu số phải phục tùng đa số, cá nhân phải phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người đứng đầu trong đơn vị.
Nguyên tắc 4: Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
- Tất cả mọi cá nhân, mọi tổ chức xã hội phải hoạt động theo hiến pháp, pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền là sự khẳng định pháp luật chống sự lộng quyền của bộ máy nhà nước, chống mọi hành vi không tôn trọng pháp luật của công dân.
- Pháp luật quy định bộ máy tổ chức và hoạt động của nhà nước đồng thời có những biện pháp chế tài để đảm bảo các quy trình đó có hiệu lực pháp lý.
- Pháp luật được nhà nước đặt ra phải nhằm đảm bảo cho lợi ích của nhân dân lao động.
- Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và bằng các biện pháp khác. Câu hỏi: Trong 4 nguyên tắc trên, nguyên tắc nào là nguyên tắc chủ đạo trong 3 nguyên tắc còn lại?(kiểm tra giữa kỳ)
2. Thể chế hoạt động của nhà nước
a, Khái niệm:
Thể chế hoạt động của nhà nước là phương thức hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện thành công các định hướng của mình trong quá trình quản lý xã hội, bao gồm: hệ thống các chuẩn mực thể hiện trong các văn bản pháp luật, những quy định về tổ chức nhà nước, về quản lý xã hội trên các lĩnh vực, về sự kiểm soát của nhà nước.
b, Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với xã hội
- Mệnh lệnh của Nhà nước mang tính đơn phương, đối tượng quản lý phải phục tùng một cách nghiêm túc.
- Quản lý nhà nước có mục tiêu, chiến lược, có chương trình, vạch kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
- Quản lý nhà nước mang tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong sự điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạng tổng hợp để phát triển.
- Quản lý nhà nước có tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, các quy định ban hành phải tương đối ổn định tránh thay đổi đột ngột.
* Dựa vào phương hướng tác động
- Chức năng trấn áp: nhà nước trấn áp đối với các thế lực phản động, thù địch nhằm bảo vệ thành quả của chính quyền, bảo vệ tổ quốc.
- Chức năng tổ chức quản lý kinh tế
- Chức năng văn hóa- giáo dục- y tế- thể dục thể thao
Việc thực hiện chức năng này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, chăm sóc bảo vệ sức khỏe công dân.
- Chức năng xã hội: Nhà nước thực hiện các chính sách về con người: chính sách dân số, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo….
- Chức năng bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ sở hữu tài sản nhà nước, bảo đảm quyền và sự tự do của công dân, bảo đảm trật tự kỷ cương, quyền con người trong xã hội.
- Chức năng quốc phòng: Chống ngoài xâm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ, tăng cường tinh thần hợp tác quốc tế, tình hữu nghị với các nước khác.
* Theo giai đoạn tác động của quản lý
- Chức năng tổ chức: Xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm, các cơ quan nhà nước.
- Chức năng cán bộ: thực chất việc quản lý nhà nước là con người quản lý con người, vì vậy việc lựa chọn đào tạo bồi dưỡng, phân bố, sử dụng cán bộ công chức phải do các cơ quan nhà nước thực hiện.
- Chức năng hoạch định: hoạch định những chính sách xây dựng và phát triển đất nước.
- Chức năng điều chỉnh: việc thực hiện chức năng này nhằm điều chỉnh các quy trình xã hội , các hành vi của con người cũng như các hoạt động của các tổ chức xã hội.
III. Thể chế hành chính ( hành pháp)
1. Khái niệm
Thể chế hành chính là hệ thống các cơ quan nhà nước với những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ và quy chế vận hành công việc hành chính tương ứng.
2. Vai trò của thể chế
- Thể chế hành chính khoa học thúc đẩy xã hội phát triển.
- Thể chế hành chính góp phần khắc phục tệ quan liêu của bộ máy chính quyền các cấp ( thông qua quy định ở các cấp)
- Thể chế hành chính giúp cho việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hành chính có chất lượng ngày càng cao.
- Góp phần đảm bảo sự ổn định của nhà nước, góp phần giải quyết các mối quan hệ xã hội, huy động tính tích cực xã hội trên mọi lĩnh vực, bảo đảm quyền làm chủ của mọi công dân, duy trì sự đoàn kết trong xã hội.
3. Nội dung của thể chế hành chính
- Thể chế quyền lực nhà nước nói lên vị trí phạm vi quyền hạn được quy định của các cơ quan hành chính.
- Thể chế đầu não chính phủ nói lên mối quan hệ phân phối quyền lực hành chính hlnl (nguyên thủ quốc gia), chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ (đứng đầu hành chính).
+ Nhất nguyên chế: Chức vụ nguyên thủ quốc gia và chức vụ đầu não chính phủ do một người đảm nhiệm.
+ Nhị nguyên chế: Chức vụ nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ do 2 người đảm nhận.
+ Đa nguyên chế: 2 chức vụ nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ do các cá nhân hoặc 1 tập thể nhiều người đảm nhận (Thụy Sĩ).
- Thể chế chính phủ: là hình thức chính phủ trung ương được thiết lập ở Liên Xô cũ, và từ năm 194, được đổi thành hội đồng bộ trưởng. Chính phủ do quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước tối cao bầu ra, thi hành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước quốc hội, không được chống lại cơ quan quyền lực này.
IV. Các bước nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội
1. Ban hành hiến pháp, pháp luật
- Hiến pháp: là tất cả các quy tắc pháp lý quan trọng của mổi quốc gia, nội dung của hiến pháp quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước với các tooe chức khác trong xã hội.
(Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 12 chương, 147 chương)
- Pháp luật: là tổng thể các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành buộc tất cả mọi cá nhân, tổ chức xã hội thực hiện theo. Pháp luật là sự cụ thể hóa hiến pháp trong từng lĩnh vực cụ thể.
2. Hình thành thể chế hành chính
Bao gồm:
- Hệ thống:
+ Quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
+ Quy định chế độ công vụ và các quy chế công chức.
- Hệ thống các thủ tục hành chính
Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với công dân với các tổ chức xã hội.
3. Duy trì đổi mới, phát triển thiết chế xã hội như: KT, VH-XH, QP-AN, quyền và nghĩa vụ của công dân.
4. Hoàn thiện đường lối, xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển đất nước.
5. Ban hành và thực thi các chính sách quản lý đất nước.
6. Sử dụng các công cụ quản lý
- Các chính sách xã hội
- Công sở là nơi làm việc của các cơ quan nhà nước
- Công vụ là dạng lao động xã hội của người làm nhiệm vụ tại công sở
- Công sản là tài sản của công: nguồn vốn, các phương tiện vật chất mà nàh nước có thể sử dụng ví dụ như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp nàh nước, nguồn dự trữ quốc gia…
- Ngân sách là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước trong dự toán được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng của nhà nước.
- Công khố: như kho bạc nhà nước, các nguồn dự trữ bằng tiền, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý nhằm đề phòng những bất trắc xảy ra trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội.
- Kết cấu hạ tầng KT- XH
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: đường gia thông, mạng lưới bưu chính viễn thông, phương tiện thông tin đại chúng, công trình kiến trúc,…
+ Các đơn vị sản xuất dịch vụ
- Các doanh nghiệp nhà nước là các tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý.
B- Một số chủ thể Quản lý xã hội khác
- Một số tổ chức xã hội như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…
- Hệ thống các phong tục tập quán dân tộc
- Một số thiết chế xã hội như: gia đình, tôn giáo…
Kết luận: Bên cạnh nhà nước thị những chủ thể quản lý xã hội này cũng tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội, chúng có những cách thức tác động riêng, có giá trị tích cực riêng và cùng phối hợp với nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý xã hội.
BÀI 3: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
I. Khái niệm biến đổi xã hội
1. Định nghĩa
Biến đổi xã hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội có sự thay đổi.
2. Các loại biến đổi xã hội
- Biến đổi xã hội vừu mang tính phổ biến vừa mang tính riên biệt.
è Biến đổi xã hội có mặt ở mọi xã hội, có những biến đổi xã hội giống nhau, những xã hội khác nhau có sự biến đổi khác nhau.
- Biến đổi xã hội có sự khác biệt về thời gian và hậu quả.
- Biến đổi xã hội vừa mang tính kế hoạch vừa mang tính phi kế hoạch.
+ Kế hoạch: dự kiến trước kế hoạch
+ Phi kế hoạch: không lường trước được hậu quả
Trong đó tính kế hoạch là chủ yếu. Vì do con người chủ động tạo ra.
II. Một số cách tiếp cận về biến đổi xã hội
1. Cách tiếp cận theo chu kỳ
Lịch sử loài người được lặp lại trong những chu kỳ không kết thúc, mỗi xã hội có thời gian tồn tại của nó: sinh ra – trưởng thành – mất đi.
Tác giả của thuyết này: P. SOROKIN
2. Quan điểm tiến hóa
- Lý thuyết tiến hóa một chiều cho rằng: xã hội là 1 hình thức của sự sống vì vậy nó cũng có sự tiến hóa từ hình thức đơn giản đến phức tạp, từ ít phát triển đến phát triển hơn.
- Nhìn nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội có sự liên quan trực tiếp đến môi trường sống.
3. Quan điểm xung đột
- Xã hội phải luôn biến đổi để tồn tại
- Dựa vào sự thay đổi liên tục về kỹ thuật mà các xã hội tiến từ đơn giản đến phứt tạp. Trong quá trình tồn tại, xã hội có sự phát triển nhưng cũng chứa đựng tiềm ẩn bên trong những điều kiện tự hủy diệt. Những điều kiện này cuối cùng dẫn tới biến đổi xã hội và đưa xã hội sang trạng thái tiếp theo.
CacMac: Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mâu thuẩn xã hội đối với biến đổi xã hội.
III. Một số quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội
1. Quan điểm tổng hợp
- Môi trường vật chất: những biến động lớn được gây ra do bão, lũ lụt, hạn hán, động đất,…
- Công nghệ: ngày nay công nghệ đã tạo ra những biến đổi to lớn trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bên cạnh đó, dưới tác động của con người lại chủ động tạo ra những biến đổi xã hội mới.
- Sức ép dân số: sự thay đổi về quy mô, chất lượng dân số, mật độ dân số, quá trình di cư,…là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi xã hội.
- Giao lưu văn hóa: sự giao lưu văn hóa thường diển ra 2 chiều. Trong quá trình đó những sản phẩm, tư tưởng, nền văn hóa thế giới có sự ảnh hưởng đến từng xã hội tạo ra những biến đổi xã hội nhất định.
- Xung đột xã hội: sự xung đột giữa các nhóm xã hội, các giai cấp tầng lớp cũng là 1 nguyên nhân gây ra biến đổi xã hội.
2. Quan điểm toàn cầu
a, Lý thuyết hiện đại hóa
- Lý thuyết này thừa nhận sự phát triển toàn phần là một quá trình tiến bộ và lâu dài trong đó Khoa học & công nghệ là nguyên nhân của biến đổi xã hội.
- Hiện đại hóa thực chất là một quá trình “ Âu hóa”
- Hiện đại hóa là một quá trình tất yếu và tương đối giống nhau ở mọi xã hội và là nguyên nhân biến đổi xã hội ở tất cả các xã hội.
- Hiện đại hóa là một quá trình mà qua đó những lợi ích lâu dài của con người sẽ đạt được, chất lượng cuộc sống của con người được ăng lên; hiện đại hóa có thể là một quá trình rất lâu dài đối với một số xã hội.
b, Lý thuyết hệ thống thế giới
- Các xã hội có sự khác biệt về văn hóa. Tuy nhiên, mỗi xã hội là một bộ phận trong hệ thống thế giới.
- Kinh tế thế giới phát triển, việc đổi mới công nghệ, phát triển KH – KT làm cho mối quan hệ giữa các xã hội có sự thay đổi điều đó dẫn tới những biến đổi xã hội nhất định.
c, Lý thuyết phụ thuộc
Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
+ Thương mại: các nước phát triển mua nguyên liệu ở các nước đang phát triển (nguyên liệu thô à chế biến à sản phẩm à giá cả cao)
+ Công nghiệp: các nước phát triển đầu tư xây dựng các khu công nghiệp ở các nước đang phát triển để thu lợi nhuận cao (giá công nhân rẻ, nguyên vật liệu tại chổ, thị trường tiêu thụ tại chổ, chính sách ưu đãi thuế; một số trường hợp né tránh được về môi trường và sự kiểm soát của chính phủ nước này).
+ Đầu tư: các nước đang phát triển vay nợ nhiều từ quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới.
IV. Những nhân tố và điều kiện của biến đổi xã hội
1. Những nhân tố của biến đổi xã hội
a. Những nhân tố bên ngoài
- Sự ảnh hưởng từ các xã hội khác:
+ Sự tác động từ các xã hội khác là một nguyên nhân cơ bản cuẩ biến đổi xã hội.
+ Sự ảnh hưởng từ các xã hội khác đến biến đổi xã hội thông qua quá trình truyền bá, đổi mới là một phần của sự biến đổi trong thực tế, một phần của sự biến đổi mới chủ yếu là được học hỏi từ các xã hội khác, sự truyền bá là sự chuyển giao những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật cho các xã hội biến đổi xã hội.
- Những biến đổi xã hội của môi trường sinh thái:
Với những biến đổi của môi trường sinh thái đã tạo nên những biến đổi xã hội nhất định, sự khai thác bừa bãi của con người đã tàn phá thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường, những đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_quan_ly_xa_hoi_bai_soan_tren_lop_5886.doc