Mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đang phấn đấu là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, coi con người là vốn quí của xã hội, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Con người được chăm lo cả đời sống vật chất lẫn văn hóa, tinh thần. Trên lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi việc đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển. Công tác phòng bệnh được xem là chiến lược, chính vì thế Đảng và Nhà nước đã đưa một số dự án y tế trở thành chương trình mục tiêu của quốc gia.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe theo tinh thần Nghị quyết 46 NQ-TW của Bộ Chính trị thì còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật. Chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đầy đủ. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều hạn chế. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Từ những thực trạng vừa nêu, qua học tập, nghiên cứu chuyên đề: Quản lý y tế của chính quyền cơ sở - học phần Khoa học hành chính, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu thực tế về “Quản lý thực hiện 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại Trung tâm y tế huyện Long Phú”.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ ngày 28/05/2010 đến ngày 03/06/2010 tại Trung tâm y tế huyện và một số trạm Y tế xã thuộc huyện Long Phú.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chuyên đề Quản lý thực hiện 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại Trung tâm y tế huyện Long Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ
KHOA HỌC HÀNH CHÍNH
Mục lục
PHẦN THỨ NHẤT: LỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đang phấn đấu là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, coi con người là vốn quí của xã hội, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Con người được chăm lo cả đời sống vật chất lẫn văn hóa, tinh thần. Trên lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi việc đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển. Công tác phòng bệnh được xem là chiến lược, chính vì thế Đảng và Nhà nước đã đưa một số dự án y tế trở thành chương trình mục tiêu của quốc gia.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe theo tinh thần Nghị quyết 46 NQ-TW của Bộ Chính trị thì còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật. Chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đầy đủ. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều hạn chế. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Từ những thực trạng vừa nêu, qua học tập, nghiên cứu chuyên đề: Quản lý y tế của chính quyền cơ sở - học phần Khoa học hành chính, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu thực tế về “Quản lý thực hiện 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại Trung tâm y tế huyện Long Phú”.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ ngày 28/05/2010 đến ngày 03/06/2010 tại Trung tâm y tế huyện và một số trạm Y tế xã thuộc huyện Long Phú.
PHẦN THỨ HAI:
THU HOẠCH ĐƯỢC QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong bài sức khỏe và thể dục in trên Báo Cứu Quốc số 199 ra ngày 27-3-1946, Bác Hồ viết: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Sức khỏe, theo quan niệm của Bác bao gồm sự lành mạnh về thể chất và lành mạnh về tinh thần. Hơn 30 năm khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa chuẩn mực về sức khỏe, năm 1978, tổ chức Y tế thế giới đã ra Tuyên ngôn An-ma A-ta, theo đó: Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này từ rất sớm, đóng góp to lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân Việt Nam và toàn thể loài người. Trong định nghĩa này, sức khỏe đã được quan niệm theo nghĩa rộng, không chỉ về thể chất mà cả những yếu tố khác cũng rất quan trọng, đó là tâm thần và xã hội. Nói một cách khác, chỉ riêng ngành Y không thể mang lại sức khỏe cho con người mà cần phải có sự tham gia của nhiều ngành khác nữa. Ngoài ra, định nghĩa này cũng hàm ý để có được sức khỏe ta không thể chỉ thực hiện việc phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi mà còn cần phải thực hiện các hoạt động mang lại đời sống tâm thần lành mạnh, phong phú cùng các hoạt động cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội. Chăm sóc sức khỏe ban đầu chính là phương cách thực hiện cụ thể, để đạt được một sức khỏe toàn diện.
Để sự nghiệp y tế đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23-2-2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới trong đó đã đưa ra các quan điểm và mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta.
Quan điểm 1: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Quan điểm 2: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bao vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm tưng nước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.
Quan điểm 3: Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.
Quan điểm 4: Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các dối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Bảo vệ. chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Quan điểm 5: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tê phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”
Mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe củanhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tô quốc.
Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia:
- Chương trình phòng chống sốt rét.
- Chương trình phòng chống lao.
- Chương trình phòng chống phong - da liễu.
- Chương trình phòng chống sốt xuất huyết.
- Chương trình phòng chống bướu cổ và các rối loạn do thiếu I-ôt.
- Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.
- Chương trình phòng chống HIV/AIDS.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LONG PHÚ NĂM 2009:
Trung tâm y tế huyện Long Phú trực thuộc Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình dự án quốc gia và một số chương trình y tế địa phương. Năm 2009 trung tâm có 31 cán bộ, gồm: 03 bác sỹ chuyên khoa I, 02 bác sỹ đa khoa, 26 cán bộ trung học, hiện có 02 cán bộ đang học chuyên tu bác sỹ, 01 cán bộ đang học cử nhân chính trị, 01 cán bộ đang học trung cấp chính trị. Trong năm 2009 Trung tâm y tế Dự phòng huyện Long Phú đã đạt được các mặt công tác như sau:
1. Chương trình phòng chống sốt rét:
- Tổng số mắc sốt rét 15 bệnh nhân, trong đó dương tính với ký sinh trùng P. Falciparum: 05 bệnh nhân; số thuốc cấp tự cấp điều trị : 407 liều đạt 90,42%;
- Kéo lam máu xét nghiệm : 1.695 người, đạt 113%
- Điều tra côn trùng: 12 lần tại một xã điểm đạt 100%;
- Tẩm mùng hoá chất chống muỗi: 13.000 cái đạt 96,64%; dân số được bảo vệ chung: 25.127 người, đạt 100%.
2. Chương trình phòng chống lao:
- Khám phát hiện 2.374 bệnh nhân, đạt 103,71%
- Quản lý điều trị: 564 trường hợp, đạt 98,95%
- Điều trị khỏi 271 trường hợp, đạt 91,25%,
- Tổ chức 02 buổi nói chuyện chuyên đề hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống lao 24/03” với hơn 100 người người tham dự.
3. Chương trình phòng chống phong - da liễu:
- Khám phát hiện bệnh phong cho 30.791 người, tỷ lệ lưu hành bệnh phong mới : 02/100.000 dân số.
- Giám sát định kỳ 01 lần/01 năm
- Chăm sóc tàn phế tại nhà: 16 bệnh nhân.
- Tỷ lệ điều trị lành lỗ đáo 30%.
- Tỷ lệ người hiểu biết bệnh phong đạt 4.605 người đạt 98,48.
4. Chương trình phòng chống sốt xuất huyết:
- Tình hình dịch diễn biến khá phức tạp, trong năm số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết toàn huyện được chẩn đoán xác định 490 bệnh nhân giảm 84 bệnh nhân so với cùng kỳ 2008, trong đó:
+ Sốt Dengue: 196 bệnh nhân.
+ Sốt xuất huyết độ I-II: 225 bệnh nhân.
+ Sốt xuất huyết Độ III-IV: 40 bệnh nhân.
+ Tử vong do sốt xuất huyết: 01 bệnh nhân tại xã Đại Ngãi.
- Toàn huyện ghi nhận 148 ổ dịch nhỏ giảm 01 ổ dịch so với năm 2008.
5. Chương trình phòng chống bướu cổ và các rối loạn do thiếu I-ôt:
- Giám sát định kỳ 64/60 điểm cung cấp muối đạt 106.30%.
- Giám sát hộ được dùng muối Iốt 2.700/2.700 đạt 100%.
- Số hộ được dùng muối Iốt 2.504/2.700 đạt 92.72%.
- Độ phủ muối đạt 92.53%.
6. Chương trình tiêm chủng mở rộng:
- Miễn dịch đầy đủ 3.394/3.357 trẻ, đạt 101.10%.
- Tiêm viêm gan siêu vi B 3.170/3.357 trẻ, đạt 94.44%.
- Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh 3.062/3.357 đạt 91.22%.
- Tiêm VAT phụ nữ có thai 3182/3.357 đạt 94.79%.
- Tiêm VAT phụ nữ diện đẻ 2.195/2.635 đạt 82.21%.
7. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Số trẻ được khám: 2.015 trẻ đạt 125,47%;
- Cân trẻ dưới 5 tuổi: 18.250 trẻ đạt 95,63%;
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng 16,64% giảm 0,85%, so với năm 2008 là 17,49%
- Tẩy giun: 7.049 trẻ đạt 56%.
- Số bà mẹ sau sinh uống Vitamin A: 2548/3.357 người, đạt 75.90%.
- Số trẻ từ 6-36 tháng tuổi uống Vitamin A: 8.543/8.391 trẻ, đạt 101.81%.
- Tổ chức 01 lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng, kỷ thuật chế biến thức ăn cho bà mẹ mang thai tại 100% xã, thị trấn.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho 04 xã trọng điểm; tổ chức thực hành nuôi con tại 2 xã; Hội thi cộng tác viên dinh dưỡng giỏi tổ chức tại huyện.
8. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Lập hồ sơ quản lý 1.099 cơ sở đạt 95.15%.
- Kiểm tra cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm 248 cơ sở, đạt 101.81%.
- Kiểm tra quán hàng rong 273/264 quán đạt 103.41%.
- Số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh 1.960 cơ sở đạt 121.21%.
- Số cs vi phạm: 145 cơ sở, cảnh cáo 141 cơ sở , phạt tiền : 04 cơ sở.
9. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng:
- Triển khai xã 02 điểm.
- Khám phát hiện bệnh nhân tâm thần mới: 26/25 bệnh nhân đạt 104%.
- Tổng số bệnh nhân quản lý, điều trị bệnh tâm thần phân liệt 323 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân ổn định 240/245 đạt 97,95%.
- Quản lý và điều trị bệnh động kinh là 133 trường hợp, tỷ lệ bệnh nhân ổn định 105/109 đạt 96,33%.
- Phối hợp với tuyến tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý dự án tuyến xã và 3 lớp tập huấn cho cộng tác viên ở 15 xã.
10. Chương trình phòng chống HIV/AIDS:
- Tổng số tích luỹ HIV/AIDS: 305 bệnh nhân.
- Chuyển sang AIDS: 172 bệnh nhân.
- Số HIV/AIDS còn sống quản lý được: 27 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân tử vong: 143 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân được tư vấn hổ trợ 27 bệnh nhân, đạt 85.19%.
- Tư vấn trước và sau xét nghiệm: 515 người đạt 107.27%.
- Trong năm 2009 phát hiện thêm 19 trường hợp nhiễm mới, chuyển sang AIDS 05 bệnh nhân, tử vong do AIDS là 03 người.
III. NHẬN XÉT:
1. Những ưu điểm:
- Có sự chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch trên địa bàn, khống chế được bệnh sốt xuất huyết, cúm A/H1N1 dịch xãy ra.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết liên tục gia tăng trong các tháng 3,4,5,6 và gây nên các ổ dịch nhỏ, đến tháng 7,8,9,10,11 do được áp dụng nhiều biện pháp chống dịch nên số lượng bệnh nhân giảm.
- Những bệnh có vắc xin bảo vệ như viêm gan, ho gà, uốn ván, sởi, bạch hầu, bại liệt được kiểm soát ổn định, không có trường hợp bệnh xãy ra.
- Các dự án mục tiêu Y tế được triển khai thực hiện đồng bộ đúng theo kế hoạch đề ra. Phần lớn đều đạt chỉ tiêu và kết quả thực hiện cao hơn năn trước.
- Các chương trình mục tiêu quốc gia được ưu tiên quan tâm, ngày càng có nhiều người dân tiếp cận được với những lợi ích mà các chương trình này mang lại, dần có được thói quen sử dung các dịch vụ y tế khi có vấn đề về sức khoẻ.
2. Những hạn chế:
- Tình hình dịch bệnh trong năm 2009 diễn biến khá phức tạp. Bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch, xãy ra 1 trương hợp tử vong. Bệnh cúm A/H1N1, bệnh tay chân miệng xuất hiện trên địa bàn, trong khi đó ý thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe của một bộ phận người dân chưa cao.
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở mức cao.
- Các bệnh thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như sốt rét, lao, tâm thần, rối loạn do thiếu I-ốt… trong năm có giảm so với năm 2008 nhưng vẫn còn ở mức cao.
- Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ở từng chương trình, từng thời điểm vẫn còn tồn tại một vài bất cập, lúng túng, còn mang tính chất phong trào, hình thức chưa thực sự có chiều sâu.
3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:
- Nhân lực của Trung tâm y tế chưa đủ so với định biên, cơ cấu theo chuyên khoa chưa đáp ứng theo nhu cầu.
- Công tác tham mưu cho Ban Chăm sóc sức khoẻ nhân dân của một số trạm Y tế còn yếu, chưa đề xuất kịp thời những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công tác y tế.
- Cán bộ phụ trách chương trình ở tuyến xã thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm nhiều chương trình do đó ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy có đầu tư, sữa chữa, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị của người dân.
- Trình độ cộng tác viên tuyến xã còn hạn chế, thường xuyên thay đổi nhân sự, kinh phí bồi dưỡng cho cộng tác viên quá ít so với thời giá thị trường.
4. Bài học rút ra từ thực tế:
- Cán bộ Trung tâm quán triệt được mục tiêu chung, thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ chính trị của ngành và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Có được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền đồng thời được sự chỉ đạo, hổ trợ về kinh phí, chuyên môn kỷ thuật, trang thiết bị của Sở Y tế và Chuyên khoa đầu ngành tỉnh.
- Công tác xã hội hóa về y tế không ngừng phát triển đã huy động các ban ngành đoàn thể và đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia cùng ngành Y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Sử dụng hợp lý, đúng mục đích yêu cầu nguồn kinh phí của Chính phủ, của các tổ chức tài trợ tạo nên hiệu quả xã hội to lớn.
- Tinh thần đoàn kết, phối hợp và thống nhất cao trong công việc của tập thể cán bộ, viên chức.
5. Ý kiến đề xuất:
Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế và từ thực tiễn của đề tài nghiên cứu “Quản lý thực hiện 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại Trung tâm y tế huyện Long Phú”, bản thân mạnh dạng đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tương ứng với 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia như sau:
1. Tăng cường công tác quản lý bệnh nhân sốt rét, củng cố họat động các điểm kính hiển vi phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vận động nhân dân làm sạch môi trường tránh muỗi đốt, thực hiện tốt công tác tẩm mùng hoá chất..
2. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống bệnh lao với nhiều hình thức. K khám ngoại viện tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm bệnh lao mới.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về bệnh phong qua các phương tiện thông tin đại chúng, chủ động phát hiện sớm bệnh phong, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc phòng ngừa tàn tật như nâng cao tỷ lệ điều trị lành lỗ đáo, tỷ lệ bệnh nhân diện chăm sóc không bị tàn tật thêm.
4. Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện. Thành lập đội chống dịch cơ động, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hoá chất chống dịch. Giám sát công tác điều tra côn trùng và diệt lăng quăng tại nhà. Duy trì hệ thống hồ nuôi và cung cấp cá bảy màu, cá thia lia tại các xã, phục vụ các chiến dịch diệt lăng quăng.
5. Thực hiện công tác giám sát muối I-ốt thường qui tại các hộ gia đình và các điểm bán lẻ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn dân dùng muối I-ốt bằng nhiều hình thức, tổ chức “Ngày toàn dân mua và dùng muối I-ốt”.
6. Nâng cao chất lượng tiêm chủng, thực hiện tốt công tác an toàn tiêm chủng. Đảm bảo dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin. Kiểm tra đánh giá thường xuyên tiến độ tiêm chủng hàng tháng. Thực hiện công tác an toàn trong tiêm chủng. Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và chiến dịch tiêm vắc xin Sởi liều bổ sung cho lứa tuổi học sinh lớp 1.
7. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vitamin A và thiếu sắt, tổ chức tốt chiến dịch uống Vitamin A cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi.Hướng dẫn các bà mẹ biết cách phát hiện xử trí, chăm sóc tại nhà khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp... Triển khai tốt “ Ngày vi chất dinh dưỡng”, “ Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”.
8. Tập huấn và khám sức khỏe cho người tham gia chế biến, kinh doanh thực phẩm. Triển khai thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thức ăn đường phố.
9. Tổ chức khám phát hiện bệnh nhân tâm thần lập sổ quản lý, điều trị. Nâng cao chất lượng công tác vãng gia phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần.
10. Mở các đợt truyền thông tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS với quy mô trên toàn huyện. Tổ chức tập huấn về chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cho cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS.
Ngoài ra phải thực hiện tốt và đồng thời các giải pháp hỗ trợ như:
- Hợp đồng với đài truyền thanh huyện phát thanh tuyên truyền các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, các chiến dịch và nội dung hoạt động thường xuyên của các chương trình mục tiêu y tế.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của các xét nghiệm viên trong lĩnh vực y tế dự phòng, đáp ứng các yêu cầu của các chương trình.
- Tiếp tục thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ ; điều chỉnh bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tế. Quan tâm nâng cao trình độ cho cán bộ bằng việc đưa đi đào tạo theo nhu cầu của đơn vị: chuyên tu đại học, chính trị, ngọai ngữ, tin học…
- Đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường hiệu lực quản lý: nhân lực, kế hoạch, chuyên môn kỹ thuật, tài chính, dược và trang thiết bị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ và công tác thi đua - khen thưởng.
- Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy còn những vấn đề đặt ra cần tiếp tục khắc phục, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong thời gian qua đã đạt dược những thành tựu to lớn, góp phần to lớn vào những thành quả vĩ đại của nước ta trong công cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, cũng như trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế nói riêng và của các cấp chính quyền nói chung đặc biệt là chính quyền cơ sở.
Quản lý nhà nước về y tế, đặc biệt là y tế ở tuyến huyện, xã trong đó coi trọng việc Quản lý thực hiện 10 chương trình mục tiêu y tế quốc gia chính là đảm bảo chất lượng về thể lực, tâm lực cho nguồn nhân lực địa phương. Là tiền đề cho sự phát triển về kinh tế xã hội của địa phương./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thu_hoach_a_4019.doc