Khái niệm về quản lý môi trường
Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu
Tổ chức công tác quản lý môi trường
Cơ sở khoa học - công nghệ, kinh tế của quản lý môi trường
Các công cụ quản lý môi trường
Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm
Những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSON), công nghệ xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước , không khí , đất và chất thải rắn,
65 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Quản lí môi trường đô thị vàhiện trạng môi trường đô thị địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phường nội ô), 19,78% (08 phường ngoại ô) (tháng 12/2004). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng đã trang bị các thùng rác. Các phương tiện xe tải ép rác và xe đẩy tay được đầu tư mới về số lượng và khả năng vận chuyển. Qua 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TXU về xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn thành phố Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của Công ty Công trình đô thị, bộ mặt thành phố thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường phố. Đó là do khả năng thu gom chất thải rắn của công ty có sự gia tăng qua các năm gần đây.2.5 Tình hình xử lí chất thải rắn:2.5.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt.Thành phố Bến Tre có một bãi rác sinh hoạt với diện tích 2,7 ha tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, hoạt động từ năm 1990. Hình thức xử lý rác là đỗ tự nhiên và chôn lấp một phần, bình quân 54 tấn rác/ngày, 19.710 tấn rác/năm. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tình hình xử lý nước rò rỉ ra từ bãi rác là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rỉ từ bãi rác chảy ra bên ngoài. Hiện tại, bãi rác đã quá tải, UBND tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 02 ha đất. Công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải tại tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là ủ tự nhiên, sau đó Ban quản lý bãi rác Phú Hưng bán cho các hộ dân khai thác rác mục (sàn) cung ứng cho các nhà vườn làm phân bón với giá khoảng từ 120.000 – 150.000 đ/tấn, nhằm hạn chế sự quá tải của bãi rác hiện nay.2.5.2. Đối với chất thải công nghiệp nguy hại. Rác thải công nghiệp là rác sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Do đặc thù các ngành công nghiệp hiện nay tại tỉnh Bến Tre chủ yếu sản xuất nhỏ và khá đa dạng, các chất thải công nghiệp được các chủ cơ sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để, bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất chế biến. Do đó, lượng rác thải công nghiệp sinh ra không nhiều. Hiện nay, rác thải công nghiệp nguy hại của TP chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 02 tấn/ngày. Công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của Thành Phố (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre).2.5.3. Đối với chất thải y tế nguy hại. - Rác thải bệnh viện: bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và rác thải y tế sinh ra từ việc khám, chữa và điều trị bệnh. Trong đó rác thải y tế đã được thế giới xếp vào loại rác thải độc hại nguy hiểm bởi trong rác thải có chứa nhiều vi trùng có khả năng gây bệnh cho người và súc vật. Lượng rác thải y tế từ các bệnh viện và trung tâm y tế huyện trong tỉnh hiện nay khoảng 1 – 2 tấn/ngày. Nước thải bệnh viện: theo số liệu điều tra hiện nay chỉ có 04 đơn vị có dự án và đang hoạt động hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng. Những đơn vị còn lại đều chưa có, việc xử lý chất thải rắn chủ yếu bằng phương pháp đốt ngoài trời, chất thải lỏng được xử lý trong các hầm tự thấm. Do tính chất độc hại của rác thải y tế cho nên cần thiết phải có biện pháp thu gom và xử lý riêng biệt với các loại rác thải khác.2.5.4. Đối với chất thải rắn trong các cụm công nghiệp, làng nghề. Nguồn rác thải trong các cụm công nghiệp, làng nghề chủ yếu là chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt mụn sơ dừa trên dòng sông Thom (thuộc cụm công nghiệp An Thạnh, Mỏ Cày), hiện nay trên địa bàn này có khoảng 170 cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa trong tổng số 200 cơ sở của tỉnh (các cơ sở khác tập trung ở các huyện Giồng Trôm, Châu Thành và TP) đang hoạt động. Trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 500 - 600 tấn mụn. Hiện tại các cơ sở này không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn mà chủ yếu đổ trực tiếp ra dòng sông Thom và các kênh rạch khác gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước, đây là một khối lượng chất thải khổng lồ cần phải có biện pháp khắc phục, xử lý phù hợp, nếu không về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi cũng đã đến mức báo động cần phải xem xét.2.6 Giải pháp quản lí rác thải - Xây dựng và ban hành các quy định về vệ sinh môi trường- Tăng cường đội ngũ công nhân vệ sinh- Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống quản lý- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các cơ quan quản lý rác.- Cải tiến những điểm chưa hợp lý của hệ thống thu gom rác .- Quy hoạch, xây dựng lại các bô rác trong Thành phố- Nghiên cứu các biện pháp thích hợp để xử lý rác thải bệnh viện và phế thải công nghiệp.2.7. Tình hình ô nhiễm do giao thông đô thị:Đặc điểm chủ yếu của hệ thống giao thông trong Thành phố là hẹp, mật độ xe cao, lượng xe cũ khá lớn, khoảng 50% xe hơi đã sử dụng trên 10 năm. Vì thế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trở nên nghiêm trọng.Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường do giao thông là: - Do áp lực giao thông tăng nhanh, do sự quá tải của cơ sở hạ tầng. - Tỷ lệ xe cũ cao, bảo dưỡng xe kém. - Các loại xe gắn máy, xích lô máy, ba gác máy và các loại xe tự tạo hoặc cải tiến chắp vá chiếm tỷ lệ lớn trong các đầu xe. - Nhiên liệu sử dụng tùy tiện, không phù hợp với thiết kế động cơ. - Công tác xây dựng, sửa chữa, đào đường giao thông đặt đường điện, ống nước, điện thoại được tiến hành với quy mô rộng lớn.2.8.Giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí môi trường đô thị:2.8.1 Giải pháp quy hoạch: Khi quy hoạch bố trí mặt bằng cho các nhà máy trong khu công nghiệp ngoài các yêu cầu về kinh tế -kỹ thuật, giao thông vận tải, mối liên hệ giữa các vùng, dự án nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề môi trường cụ thể như:- Tiến hành phân cụm các nhà máy- Về vị trí bố trí: Khi bố trí các khu công nghiệp các nhà máy cần chú ý các yêu cầu sau: + Khu công nghiệp phải bố trí ở cuối hướng gió chính so với khu hành chính- dịch vụ, thương mại và dân cư. + Trong khu công nghiệp thì nhà máy ô nhiễm nặng phải bố trí sau hướng gió so với các nhà máy ô nhiễm nhẹ hoặc ô nhiễm nhẹ.- Giữa khu công nghiệp và khu dân cư cần phải có một khoảng cách ly an toàn.2.8.2 Giải pháp quản lý: Các khu công nghiệp, các nhà máy trước khi triển khai xây dựng cần phải xây dựng đánh giá tác động môi trường, giải trình các phương án khống chế ô nhiễm môi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 2.8.3 Giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí: + Nghiên cứu sử dụng các công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải. + Thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn + Biện pháp quản lý và vận hành: Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thải. - Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí 2.8.4 Giải pháp sử dụng các thiết bị kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí * Đối với các nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác trong các khu dân cư, nội thành: - Cần có biện pháp quy hoạch di dời các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm nằm trong khu dân cư, nội thành ra vùng quy hoạch cho khu công nghiệp. - Trước mắt phải cần có biện pháp xử lý sơ bộ khí thải trước khi thải ra môi trường* Khống chế ô nhiễm không khí do giao thông: - Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nhỏ hẹp hoặc đã xuống cấp. - Xây dựng thêm các vòng xoay nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe tại các giao lộ. - Hạn chế số lượng xe cơ giới lưu hành - Nghiên cứu và tiến tới sử dụng nguồn năng lượng sạch, kiểm tra chất lượng xăng dầu bán trên thị trường nhằm hạn chế mức phát thải ô nhiễm của các loại xe. - Quy định và tiến hành xử phạt đối với các công trường xây dựng, nhất là các trường hợp thi công đào đường để vươn vãi đất cát hoặc gây ùn tắc giao thông. - Kiểm tra vệ sinh xe vào Thành phố và xe ra khỏi các công trường xây dựng, làm sạch và rửa đường thường xuyên. - Phải kiểm tra chặt chẽ xe nhập từ nước ngoài vào về các tiêu chuẩn môi trường, loại bỏ những xe quá củ, xe xả khói đen gây ô nhiễm cho môi trường. - Giảm thiểu các phương tiện giao thông tư nhân tăng cường giao thông công cộng. - Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và các phương tiện giao thông cộng cộng. - Tăng diện tích cây xanh trong Thành phố. - Giáo dục tuyên truyền người dân ý thức chấp hành luật lệ giao thông và ý thức bảo vệ môi trường. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊBến Tre, trong quá khứ đã kiên cường bất khuất với phong trào Đồng Khởi làm chấn động quân thù, thì nay trong cuộc đấu tranh vượt gian khổ từng bước đi lên, đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân trong tỉnh cũng không kém phần gian nan. Điều cơ bản là cần có những bước đi thích hợp trong phát triển kinh tế, nhất là trong sự nghiệp CNH&HĐH, do đó việc qui hoạch và quản lí môi trường đô thị là việc làm không thể thiếu được. Muốn vậy, cần quản lí tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong đô thị.Để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Bến Tre cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp sau đây: - Ngăn chặn suy thoái và cải thiện môi trường đô thị, khu công nghiệp. Ngăn chặn tình trạng suy thoái chất lượng không khí, nước, đất, cảnh quan đô thị và các nhân tố môi trường khác đang xảy ra phổ biến tại khu vực đô thị, khu công nghiệp. Xử lý ô nhiễm đã xảy ra, phòng tránh các khả năng gây ô nhiễm mới, không ngừng nghiên cứu ứng dụng các biện pháp cải thiện môi trường. - Xây dựng và thực thi chiến lược môi trường của Thành phố. Chất lượng môi trường sống phải được bảo vệ trên cơ sở quy hoạch tổng thể. - Xây dựng và thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch môi trường của các ngành: Công nghiệp, năng lượng, xây dựng, giao thông vận tảiThực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường. Bảo vệ môi trường phải được thực hiện ở cả hai nơi: tại địa bàn tiếp nhận các chất gây ô nhiễm suy thoái môi trường và ngay tại nơi có quá trình gây ô nhiễm thông qua xem xét tác động trực tiếp vào công nghệ và quy trình sản xuất ra sản phẩm. - Bảo vệ phát huy đa dạng sinh học trong tài nguyên sinh vật - Đẩy mạnh công tác đào tạo giáo dục về môi trường, đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông, trung học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh về bảo vệ môi trường. Không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động của các tổ chức quần chúng. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường. Nhanh chóng ứng dụng hệ thống GIS (Global Information System) vào việc quản lý môi trường của Thành phố. - Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Thành phố. - Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý môi trường, xây dựng hệ thống giám sát môi trường Thành phố, giải quyết vấn đề rác thải, thoát nước, xử lý nước thải và chống ô nhiễm không khí.CÁC VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN1. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị tại khu vực( thị trấn)2. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại địa phương3. Trao đổi kinh nghiệm về các công việc đã thực hiện nhằm giúp quản lí môi trường đô thị đạt hiệu quả caoTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Huy Bá, Môi trường tập 1- Nhà xuất bản Khoa học, kỹ thuật, 1997.2. Lê Huy Bá, Sinh thái môi trường đất- Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1998.3. Lê Văn Khoa, Môi trường và ô nhiễm-, Nhà xuất bản giáo dục, 1995.4. Bùi Cách Tuyến, Giáo trình sinh thái và bảo vệ môi trường.5. Nội dung cơ bản của các bài giảng khóa tập huấn TOTEPAM6. Một số tài liệu hội thảo và các bài báo, tạp chí, thông tin trên mạng internet.BÀI GiẢNG ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC!XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!Thảo luận1. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị tại khu vực( thị trấn)2. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại địa phương3. Trao đổi kinh nghiệm về các công việc đã thực hiện nhằm giúp quản lí môi trường đô thị đạt hiệu quả cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lop_tap_huan_dia_phuong_4609.ppt