Chuyên đề Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường là một điều kiện tất yếu để phát triển nền kinh tế của một quốc gia. ở Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới, sự phát triển kinh tế thị trường đã thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát huy khả năng, sức sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh chung của toàn ngành bảo hiểm, bảo hiểm xây dựng lắp đặt phát triển không ngừng và ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng đối với tiến trình mở cửa hội nhập ngày nay.

Tuy nhiên, bảo hiểm xây dựng lắp đặt không thể phát huy được vai trò của mình nếu tách rời tái bảo hiểm. Nhận thức được mối quan hệ này, ngày 27/9/1994 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 100/CP thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, ngày nay đổi tên là Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (tên giao dịch là Vinare). Qua hơn 15 năm thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Vinare đã có những bước phát triển lớn

Trong thời gian thực tập tại Vinare, được sự hướng dẫn của cô giáo, thạc sỹ Tô Thiên Hương và các cán bộ Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp đặt kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009” để làm chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nêu bật những nét cơ bản của Tái bảo hiểm nói chung, thực tiễn thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare: những thành tựu cũng như hạn chế, trên cơ sở đó là một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare. Đề tài ngoài Lời nói đầu và Kết luận bao gồm ba chương:

Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm xây dựng lắp đặt và tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

Chương II: Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009

Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

 

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường là một điều kiện tất yếu để phát triển nền kinh tế của một quốc gia. ở Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới, sự phát triển kinh tế thị trường đã thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát huy khả năng, sức sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh chung của toàn ngành bảo hiểm, bảo hiểm xây dựng lắp đặt phát triển không ngừng và ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng đối với tiến trình mở cửa hội nhập ngày nay. Tuy nhiên, bảo hiểm xây dựng lắp đặt không thể phát huy được vai trò của mình nếu tách rời tái bảo hiểm. Nhận thức được mối quan hệ này, ngày 27/9/1994 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 100/CP thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, ngày nay đổi tên là Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (tên giao dịch là Vinare). Qua hơn 15 năm thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Vinare đã có những bước phát triển lớn Trong thời gian thực tập tại Vinare, được sự hướng dẫn của cô giáo, thạc sỹ Tô Thiên Hương và các cán bộ Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp đặt kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009” để làm chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nêu bật những nét cơ bản của Tái bảo hiểm nói chung, thực tiễn thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare: những thành tựu cũng như hạn chế, trên cơ sở đó là một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare. Đề tài ngoài Lời nói đầu và Kết luận bao gồm ba chương: Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm xây dựng lắp đặt và tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Chương II: Quá trình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Chương I Khái quát chung về bảo hiểm xây dựng lắp đặt và tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt I. Khái quát về bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 1. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Hiện nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đặc biệt kỹ thuật xây dựng dân dụng, do yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, giá trị công trình ngày càng lớn và cùng với nó là sự phát sinh của nhiều rủi ro kỹ thuật, kinh tế trong quá trình xây dựng nên đã dẫn đến đòi hỏi cấp thiết việc phát triển và mở rộng loại hình bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Mặt khác, trong giá đưa ra đấu thầu, các công ty hoặc các hãng thầu không thể tính được đầy đủ khoản tiền dự trữ đề phòng cho các tổn thất xảy ra khi xây dựng công trình, nếu đưa vào thì giá đấu thầu của công trình sẽ rất cao. Trong khi đó nhà bảo hiểm có thể tính toán chính xác hơn nhiều số phí bảo hiểm của công trình so với so với việc dự kiến số tiền đề phòng tổn thất của các nhà thầu. Hơn nữa, quy luật của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít nên phí bảo hiểm sẽ không cao và như vậy bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngoài ý nghĩa quan trọng là việc đóng góp vào hạ giá thành công trình còn đưa ra một đảm bảo rất có hiệu quả về mặt tài chính cho các bên có liên quan tới công trình được xây dựng. Không những thế, các công trình này có thể gặp phải rất nhiều rủi ro bất ngờ trong quá trình xây dựng, lắp đặt gây thiệt hại tài chính cho chủ thầu, chủ đầu tư. Tuy nhiên, qua công tác bồi thường nhanh chóng đầy đủ của các nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây ra sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó chủ thầu hay chủ đầu tư có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt quá khả năng tài chính của mình; giúp họ bảo toàn được vốn kinh doanh, hạn chế được ngắn nhất thời gian gián đoạn kinh doanh có thể xảy ra do gặp rủi ro. Mặt khác, các công trình xây dựng lắp đặt thường có giá trị rất lớn. Ví dụ, một số công trình có giá trị lớn ở Việt Nam như: Hanoi Landmark Tower với tổng vốn đầu tư 1,05 tỷ USD Công viên Yên Sở, với tổng vốn đầu tư 846 triệu USD... Đứng trước các công trình có giá trị đầu tư lớn như vậy, nguy cơ rủi ro dẫn đến phá sản, mất vốn kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Do vậy, tham gia bảo hiểm hay nói cách khác là chuyển rủi ro cho nhà bảo hiểm là một giải pháp hữu hiệu cho các nhà thầu hay chủ đầu tư. Bên cạnh đó, có thể thấy một trong những tác dụng hữu hiệu của bảo hiểm xây dựng lắp đặt cũng như bảo hiểm nói chung đó là góp phần đề phòng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, giúp cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm nỗi lo cho những người có liên quan. Điều này có thể thấy một cách khá rõ ràng qua việc nhà bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro đối với các công trình xây dựng, cũng như tuyên truyền sâu rộng các kiến thức cần thiết về các loại rủi ro, các nguy cơ và hậu quả của chúng. Một điều cần đề cập nữa là bảo hiểm xây dựng lắp đặt mang lại một nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế. Với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không nhỏ, các công ty bảo hiểm có thể cho vay, mua trái phiếu, kinh doanh bất động sản, tham gia vào thị trường chứng khoán,... hoạt động kinh tế nhờ vậy mà sôi động hơn, hiệu quả hơn. Cuối cùng, cần nói thêm một đóng góp đáng kể của bảo hiểm xây dựng lắp đặt- tất nhiên điều này cũng quyết định sự cần thiết phải triển khai loại hình bảo hiểm này trong mỗi nước. Đó là giúp Nhà nước trong việc khắc phục những khoản chi tương đối lớn trong việc khắc phục hậu quả tổn thất khi đã có hệ thống bảo hiểm, tránh những biến động chi tiêu ảnh hưởng đến kế hoạch của ngân sách Nhà nước. Đồng thời, hoạt động bảo hiểm này còn góp phần tăng thu ngoại tệ trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong nước. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Bảo hiểm kỹ thuật bắt đầu ở nước Anh công nghiệp vào giữa thế kỷ 19. Vào lúc các đơn bảo hiểm cháy tương đối phổ biến thì một hiểm hoạ có tính chất huỷ diệt tương tự khác đã gây thiệt hại cho nhà máy bông ở Lancashire, đó là vụ nổ nồi hơi. Không những vụ nổ này gây thiệt hại có tính tàn phá về người, mà sự gián đoạn sản xuất sau đó đã làm nhiều doanh nghiệp có liên quan bị phá sản. Tại sao các vụ nổ có tính thảm hoạ lại thường xảy ra như vậy? Rõ ràng có thể đổ lỗi phần nào cho những sai sót trong thiết kế do thiếu kinh nghiệm đối với công nghệ mới. Nhưng, thông thường hơn, còn có rủi ro đạo đức; sử dụng nồi hơi quá mức bình thường, bất cẩn, hoặc những tập quán làm việc nguy hiểm với những ý định nâng cao hiệu suất hoạt động của nồi hơi và mức độ sản xuất. Rõ ràng, những người chủ của nhà máy đã phải làm một việc gì đó. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với nhiều hình thức quản lý rủi ro sơ khai khác, năm 1858, công ty bảo hiểm đầu tiên: Công ty Bảo hiểm Nồi hơi( The Steam Boiler Assurance Company) đã được thành lập. Chẳng bao lâu, dưới sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật cùng với nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai bảo hiểm kỹ thuật cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trở thành một trong loại hình bảo hiểm quan trọng không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi nền kinh tế. Bảo hiểm kỹ thuật có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm cho các máy móc sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, phòng thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm cho các công trình xây dựng khổng lồ như bến cảng, sân bay, các con tàu vũ trụ... Như vậy, có thể nói rằng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những mắt xích không thể thiếu được trong bảo hiểm kỹ thuật. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt( EAR- Erection All Risks Insurance Policy) đầu tiên được cấp tại Đức vào năm 1924 với sự hỗ trợ về tái bảo hiểm của công ty tái bảo hiểm Munich Re. Một vài năm sau đó, dựa trên cơ sở những điều kiện bảo hiểm của đơn bảo hiểm lắp đặt sản phẩm, bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu( CAR- Contractors All Risks Insurance Policy) cũng ra đời tại Anh vào năm 1929. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu đầu tiên bảo hiểm cho việc xây dựng cầu Lamberth bắc qua sông Thames ở Luân Đôn. 2. Đặc điểm của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, bảo hiểm xây dựng lắp đặt là những loại hình bảo hiểm tương đối phức tạp so với các loại hình bảo hiểm khác, các loại đơn bảo hiểm rất đa dạng, như bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt,... Có thể liệt kê một số nét đặc thù chủ yếu của bảo hiểm xây dựng lắp đặt như dưới đây: Đây là loại hình bảo hiểm có nhiều rủi ro mang tính kỹ thuật như rủi ro liên quan đến thiết kế, cơ chế vận hành của máy móc, nguyên vật liệu kém, máy móc cũ... Vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ tái bảo hiểm phải có những kiến thức kỹ thuật nhất định. Thời hạn bảo hiểm thường dài, tuỳ theo giá trị và tính chất của công trình. Giá trị bảo hiểm rất lớn có xu hướng ngày càng tăng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự khan hiếm nguyên vật liệu, vì vậy nếu tổn thất xảy ra trách nhiệm bồi thường là rất lớn. Rủi ro mang tính chất tích luỹ vì càng gần giai đoạn cuối của thời hạn bảo hiểm giá trị bảo hiểm trên công trình càng lớn. Các rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng lắp đặt khác nhau đáng kể về quy mô. Sự phân tán rủi ro thấp vì số lượng tương đối ít, lại thiếu các rủi ro đồng nhất dẫn đến làm mất cân đối bảng danh mục tổng số lượng dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Một số rủi ro có tính chất thảm hoạ (động đất, lũ lụt, gió bão...) đòi hỏi phải đặc biệt lưu ý và thận trọng. Vị trí của rủi ro bảo hiểm có thể chỉ là một vị trí địa lý nhưng có khi lại trải dài trên một khu vực rộng (như bảo hiểm xây dựng đường sá) nên đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau khiến việc đánh giá rủi ro khó khăn và phức tạp. Vì rủi ro trong bảo hiểm xây dựng lắp đặt phức tạp nên tổn thất của nghiệp vụ này rất khó xác định được nguyên nhân chính xác, khiến công ty giám định tổn thất, giải quyết bồi thường khó khăn và kéo dài. 3. Nội dung bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Đối tượng của bảo hiểm xây dựng lắp đặt a. Đối tượng của bảo hiểm xây dựng Đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp,...hay nói cách khác là bao gồm tất cả các công trình xây dựng mà kết cấu của nó có sử dụng xi măng và bê tông cốt thép. Cụ thể là các nhóm công trình sau: Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, rạp hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác,... Nhà máy, xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất; Đường sá( bao gồm cả đường bộ và đường sắt), đường băng sân bay; Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng,... Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác định và dự tính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng các máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng cũng như các công việc có liên quan trong quá trình xây dựng. Để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm cũng như giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, một công trình xây dựng được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, bao gồm: Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng( construction works): Hạng mục này chiếm phần lớn giá trị công trình. Hạng mục này chiếm phần lớn giá trị công trình. Nó bao gồm tất cả các công việc thực hiện bởi chủ thầu chính (bên B) và tất cả các chủ thầu phụ của chủ thầu chính theo quy định của hợp đồng xây dựng ký kết giữa bên A và bên B: từ công tác chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng, xây dựng các công trình tạm thời phục vụ cho công tác thi công đến công việc đóng cọc, làm móng và xây dựng cấu trúc chính của công trình. - Trang thiết bị xây dựng ( equipments of construction): ví dụ như rào chắn, kho bãi, nhà xưởng, giàn giáo... - Máy móc xây dựng (construction machines): bao gồm các máy móc phục vụ công tác thi công như máy xúc, máy ủi, cần cẩu,...thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm hay đi thuê. Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm. Chi phí dọn dẹp hiện trường: bao gồm các chi phí phát sinh do việc thu dọn và di chuyển mảnh vụn, đất đá do các rủi ro được bảo hiểm gây ra trên phạm vi công trường. Bên cạnh phần tổn thất vật chất, bảo hiểm xây dựng cũng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người thứ ba: bao gồm các trách nhiệm pháp lý do thiệt hại tài sản, thương tật thân thể của bên thứ ba phát sinh trong quá trình thi công công trình hoặc xung quanh khu vực công trường nếu người mua bảo hiểm có yêu cầu. b. Đối tượng của bảo hiểm lắp đặt Đối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việc lắp đặt. Đối tượng được bảo hiểm được phân loại như sau: Các máy móc, các dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi tiến hành lắp đặt các máy móc thiết bị đó. Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp đặt. Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt. Trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Chi phí dọn dẹp vệ sinh. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm xây dựng Các đơn bảo hiểm xây dựng do người bảo hiểm cung cấp thường là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừ được nêu rõ trong đơn còn hầu hết các rủi ro bất ngờ và không lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng. Cụ thể, có các rủi ro chính sau: Cháy, sét đánh, nước, chữa cháy hay phương tiện chữa cháy Lũ lụt, mưa, tuyết rơi, tuyết lở, sóng thần Các loại bão Động đất, sụt lở đất đá Trộm cắp Thiếu kinh nghiệm, bất cẩn, hành động ác ý hay lỗi của con người. Ngoài ra, tùy vào từng công trình, mỗi đơn cấp còn có các điều khoản bổ sung thêm đối với các rủi ro phụ để phù hợp với nội dung công việc. Bên cạnh những rủi ro được bảo hiểm, bảo hiểm xây dựng lắp đặt cũng quy định một số điểm loại trừ, đó là: Thứ nhất: Loại trừ chung áp dụng cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm: - Tổn thất do chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng công việc theo yêu cầu của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào. - Hành động cố ý hay sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ. Thứ hai: Rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần thiệt hại vật chất bao gồm: Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất chất hậu quả. Lỗi thiết kế. Chi phí thay thế, sửa chữa hay khắc phục các khuyết tật của máy móc, nguyên vật liệu và/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo hiểm). Thứ ba: Rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm trách nhiệm: Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng. Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chống. Phạm vi bảo hiểm lắp đặt Những rủi ro chính được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt được chia làm 3 loại chính: - Các rủi ro thiên tai bao gồm động đất, động biển gây ra sóng thần, gió mạnh (do bão, gió xoáy, cuồng phong), mưa lớn, lũ, lụt, đóng băng, sét đánh, cháy do sét đánh hay do hoạt động của núi lửa, đất lún, sụt lở. - Các hiểm hoạ tổn thất gây ra bởi hoạt động của con người trên công trường như: thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng, lỗi của con người, bất cẩn, trộm cắp, hành động ác ý, phá hoại, vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, lỗi thiết kế, tập trung cao độ hay cường độ công việc cao do thời gian lắp đặt quá ngắn, phối hợp công việc thiếu hợp lý, trông nom, bảo vệ công trường không tốt, thiếu những biện pháp ngăn ngừa tổn thất, lỗi vận hành, lỗi người vận hành máy. - Các rủi ro kỹ thuật, vận hành bao gồm áp suất ép quá lớn (nổ vật lý), chân không (nổ bên trong), nhiệt dộ quá lớn (đoản mạch), lực li tâm, lỗi nguyên vật liệu, mất kiểm soát phản ứng hoá học (nổ hoá học), lỗi của hệ thống hay thiết bị điều hành hay điều khiển. Bảo hiểm lắp đặt có các loại trừ sau: - Loại trừ chung: áp dụng cho cả phần bảo hiểm vật chất và phần bảo hiểm trách nhiệm. Các rủi ro loại trừ chính trong phần này là: + Chiến tranh + Những rủi ro hạt nhân + Các hành vi có tính vi phạm của người được bảo hiểm + Gián đoạn công việc. Các loại trừ đặc biệt áp dụng cho phần thiệt hại vật chất: + Các khoản miễn thường + Mọi tổn thất hậu quả + Lỗi thiết kế, khuyết tật nguyên vật liệu + Hao mòn và xé rách,... + Các tổn thất về hồ sơ, bản vẽ, tài liệu,... + Các tổn thất phát hiện vào thời điểm kiểm kê (mất cắp, mất tích). Các loại trừ áp dụng đối với phần thiệt hại về trách nhiệm: + Các khoản miễn thường + Những chi tiêu hay chi phí sửa chữa có liên quan đến sửa chữa những thiệt hại được bảo hiểm trong phần bảo hiểm vật chất. + Trách nhiệm đối với thương tật của con người/công nhân tham gia vào quá trình thi công công việc. + Tổn thất và thiệt hại đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay chăm sóc, quản lý của bất cứ người được bảo hiểm nào. + Tổn thất gây ra bởi xe cơ giới, tàu (biển, sông), máy bay. + Bất cứ khoản bồi thường nào vượt quá phạm vi bảo vệ quy định trong hợp đồng bảo hiểm. II. Những nội dung cơ bản của tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 1. Tổng quan về tái bảo hiểm. 1.1. Sự cần thiết và tác dụng của tái bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm giờ đây phải đối mặt với hàng loạt khó khăn mà người được bảo hiểm gặp phải .Công ty bảo hiểm không biết liệu co rủ ro hay không , và nếu có rủi ro , không thể dự đoán một các chính xác giá trị.Công ty bảo hiểm có được sự bảo vệ vì rằng công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm một số lượng lớn các rủi ro tương tự và biết rằng không phải rủi ro nào cũng phát sinh trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên ngay cả các công ty bảo hiểm cũng không ngoại trừ khả năng các tổn thất xảy ra nhiều hơn so với dự kiến hoặc số lượng tổn thất lớn hơi dự định.Do đó cũng chính các công ty bảo hiểm phải tìm sự bảo hiểm cho họ.Hay nói cách khác, các công ty bảo hiểm bảo hiểm rủi ro một lần nữa.Đây gọi là tái bảo hiểm. Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc ký hợp đồng với người tham gia và sau đó chuyển giao rủi ro cho các công ty nhận tái bảo hiểm. Công ty nhận gọi là công ty nhận tái bảo hiểm. Mặc dù ra đời muộn hơn so với bảo hiểm, tuy nhiên ngày nay tái bảo hiểm đã phát triển không ngừng và hỗ trợ đắc lực cho bảo hiểm trong những tác động tích cực đối với sự phát triển mỗi nước. Sở dĩ như vậy là vì tái bảo hiểm có những tác dụng không thể phủ nhận được. 1.2 Các hình thức tái bảo hiểm. Sự ra đời và quá trình lịch sử phát triển của tái bảo hiểm cho thấy vào thời gian ban đầu không có sự phân biệt rõ ràng nào về hình thức tái bảo hiểm, bởi vì trong nhiều thế kỷ chỉ có một hình thức tái bảo hiểm duy nhất được biết và ứng dụng rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thế giới. Đó là: “tái bảo hiểm lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt”. Đầu thế kỷ 19, để đáp ứng nhu cầu của ngành bảo hiểm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngành tái bảo hiểm bắt đầu phát triển nhanh chóng và lúc đó, các hình thức tái bảo hiểm mới được tạo lập. Có thể phân chia tái bảo hiểm thành 3 hình thức cơ bản sau: Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (tái bảo hiểm tạm thời). Tái bảo hiểm bắt buộc. Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc kết hợp. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn (Facultative Reins). Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Danh từ “Tuỳ ý lựa chọn” (Facultative) có liên quan đến ý niệm là trong loại tái bảo hiểm này, công ty nhượng (ceding company) có toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và ngược lại, nhà tái bảo hiểm (Reinsurer) có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. Mỗi dịch vụ bảo hiểm đem nhượng theo cơ sở tùy ý lựa chọn là một hợp đồng tái bảo hiểm tách biệt bao gồm toàn bộ hay một phần rủi ro mà công ty nhượng muốn nhượng cho thị trường tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn được tiến hành theo trình tự: Trước hết công ty nhượng thông báo cho tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà họ cần tái bảo hiểm dưới hình thức một phiếu đề nghị (slip), trong đó ghi các đặc điểm chính của rủi ro được tái bảo hiểm, chẳng hạn như: Tên địa chỉ của người được bảo hiểm. Tính chất của rủi ro được bảo hiểm. Ngày bắt đầu và ngày chấm dứt của thời gian bảo hiểm. Số tiền được bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng. Tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm... Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà tái bảo hiểm có toàn quyền tự do lựa chọn toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay bằng một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ hai của phiếu đề nghị và gửi trả lại cho công ty nhượng. Tuy nhiên để đảm bảo tính thời gian, việc xác nhận có thể thực hiện bằng điện tín hay qua điện thoại, nhưng sau đó vẫn phải xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Dĩ nhiên, nhà tái bảo hiểm có quyền từ chối tham gia hợp đồng nếu họ không muốn. Theo tập quán thì việc nhà tái bảo hiểm im lặng không trả lời không được xem như là một sự chấp nhận. Trước khi chính thức có ý kiến nhận hay khước từ, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu biết thêm những chi tiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận như: những chi tiết về việc định giá phí bảo hiểm... Cuối cùng, chỉ khi nào nhận được thông báo chấp nhận của nhà tái bảo hiểm thì dịch vụ theo hình thức tuỳ ý lựa chọn mới coi như hoàn thành. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory): Tái bảo hiểm là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó. ở đây, công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí... mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm . Đồng thời, công ty nhượng cũng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm chia sẻ những vận may rủi với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán tổn thất thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm để thoả thuận. Cũng như loại hình bảo hiểm tùy ý lựa chọn, tái bảo hiểm bắt buộc cũng tồn tại ưu và nhược điểm nhất định: 1.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc. Mỗi hình thức tái bảo hiểm có những hạn chế và ưu điểm nhất định do đó để khai thác ưu điểm của hình thức này và hạn chế nhược điểm của hình thức kia người ta thường kết hợp các hình thức đó lại trong một hợp đồng tái bảo hiểm gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc. Đây là hình thức tái bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các dịch vụ mình đã nhận ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm thoả thuận. Như vậy, so với hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, nhà tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền được từ chối không nhận những rủi ro mà một khi họ không muốn. Để bù đắp thiệt thòi nói trên, trong hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc, nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu nhập nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với phần hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Tuy nhiên, trong hình thức này, tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm thường cao hơn so với hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Trong hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc vẫn có điều kiện được đặt ra là nội dung của hình thức này không có nghĩa chỉ có những rủi ro có khả năng dễ xảy ra tổn thất nhất thì đưa vào hợp đồng. Hay nói cách khác, công ty nhượng không được lợi dụng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc để lựa chọn rủi ro nhằm mục đích đẩy phần bất lợi cho nhà tái bảo hiểm. Để phòng ngừa trường hợp khả năng có thể xảy ra, nhà tái bảo hiểm phải nắm vững ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên phải canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết. 1.3. Phương pháp tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm phát triển ngày một hoàn thiện về hình thức cũng như phương pháp. Các hình thức tái bảo hiểm đều tiến hành theo 2 phương pháp: Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (tái bảo hiểm theo tỷ lệ). Tái bảo hiểm theo mức bồi thường (tái bảo hiểm không theo tỷ lệ). 1.3.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (Proportional Reinsurance). Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm là một phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm được phân bổ theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Vì lẽ đó, các dịch vụ tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm cũng được gọi là “tái bảo hiểm theo tỷ lệ”. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm có một số đặc tính sau: Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham gia. Phí và bồi thường được chia sẻ giữa công ty nhượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110627.doc
Tài liệu liên quan