Chuyên đề Phương pháp tập hợp phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An

Lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy việc quản lý và sử dụng lao động phù hợp sẽ là biện pháp khuyến khích phát huy sáng kiến của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Để đạt được mục đích trên, việc hạch toán tiền công, tiền lương chính xác và kịp thời sẽ đem lại lợi ích cho người lao động, đảm bảo cho họ một mức sống ổn định, tạo điều kiện cho họ cống hiến khả năng và sức lao động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và phương pháp kế toán tiền lương để trả lương một cách hợp lý, trên cơ sở đó mà thỏa mãn lợi ích của người lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, đồng thời góp phần làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Luôn gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Các quỹ này được hình thành trên cơ sở từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Và nó chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc tính toán và hạch toán các khoản trích theo lương cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người lao động. Nó là nguồn tài trợ đảm bảo cho người lao động hiện tại và sau này.

Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su - Nghệ an, em đã quyết định chọn đề tài: “Phương pháp tập hợp phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương :

Chuơng 1: Tổng quan về Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An.

Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An.

Chương 3: Phương hướng sổ sách kế toán và giải pháp vấn đề tồn tại trong công tác: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An.

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp tập hợp phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy việc quản lý và sử dụng lao động phù hợp sẽ là biện pháp khuyến khích phát huy sáng kiến của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Để đạt được mục đích trên, việc hạch toán tiền công, tiền lương chính xác và kịp thời sẽ đem lại lợi ích cho người lao động, đảm bảo cho họ một mức sống ổn định, tạo điều kiện cho họ cống hiến khả năng và sức lao động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và phương pháp kế toán tiền lương để trả lương một cách hợp lý, trên cơ sở đó mà thỏa mãn lợi ích của người lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, đồng thời góp phần làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Luôn gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Các quỹ này được hình thành trên cơ sở từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Và nó chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc tính toán và hạch toán các khoản trích theo lương cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người lao động. Nó là nguồn tài trợ đảm bảo cho người lao động hiện tại và sau này. Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su - Nghệ an, em đã quyết định chọn đề tài: “Phương pháp tập hợp phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương : Chuơng 1: Tổng quan về Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An. Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An. Chương 3: Phương hướng sổ sách kế toán và giải pháp vấn đề tồn tại trong công tác: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An. Chuơng 1 Tổng quan về Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An. 1.1. Đặc điểm chung của công ty. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nghệ An, đóng trên địa bàn thị xã thái hoà -tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 2993 QĐ/UB ngày 22/7/1997 của UBND tỉnh Nghệ An. Tên công ty:công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An. Trụ sở chính:số25 - đường 48,thị xã thái hoà -tỉnh Nghệ An. Điện thoại:038.881165 – 038.812216. FAX:038.811037. Ngành nghề kinh doanh : - Đầu tư sản xuất cà phê – cao su. - Kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê – cao su. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác. Những năm đầu mới thành lập, tổ chức bộ máy điều hành còn có những bất cập không đồng bộ dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của sở Nông Nghiệp và PTNT, của BCH Đảng uỷ công ty, cán bộ CNVC toàn công ty. Từ năm 2002 đến nay, công ty đã từng bước ổn định, có hướng phát triển tốt, kinh tế ngày càng tăng trưởng, lao động trong công ty đều có việc làm, có thu nhập ổn định và từng bước được cải thiện nâng cao. Hàng năm doanh thu của công ty ngày càng lớn, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nghĩa vụ nộp ngân sáchnhà nước hàng năm. Công tác xuất khẩu cà phê bước đầu gặp không ít khó khăn (do khối lượng hàng hoá nhỏ 50 – 70 tấn và chưa có bạn hàng, phải xuất khẩu uỷ thác). Đến nay công ty đã xuất khẩu trực tiếp cà phê đi mỹ và cộng hoà Liên Bang Đức với khối lượng xuất khẩu hàng năm từ 400 – 500 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt : 533.000 – 1.000.000 USD/năm. Các phong trào thi đua ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt và chế biến sản phẩm, cùng các hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể dục thể thao được duy trì, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Mối quan hệ trên địa bàn ngày càng được củng cố và phát triển. Công ty và Nông Trường ngày càng được khẳng định là trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trong vùng, các tổ chức Đảng, Chuyên môn, Công Đoàn, đoàn thanh niên công ty hàng năm đều được suy tôn là các tổ chức đạt trong sạch vững mạnh - xuất sắc đề nghị các cấp khen thưởng. 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Toàn công ty đã có diện tích ổn định : 1.200 ha cà phê chè Catimo, 1.520 ha cao su, 520 ha cam và hàng ngàn ha cây màu.Hàng năm cho khối lượng sản phẩm từ 6.000 – 8.000 tấn cà phê quả tươi, 3.000 – 3.100 tấn cao su mủ nước, 4.000 – 4.500 tấn cam quả và từ 80 đến 100.000 tấn mía.Doanh thu hàng năm đạt từ 80 đến 93,5 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với những năm đầu thành lập, song song với đầu tư trồng mới, chăm sóc KTCB và đầu tư thâm canh vườn cây với mức đầu tư bình quân hàng năm 6 tỷ đồng, cùng với việc trồng mới cà phê, cao su, cam, đẩy mạnh thâm canh vườn cây đã có, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến. Trong nhiều năm nay vườn cà phê kinh doanh liên tục đạt năng suất bình quân 12 – 15 tấn quả tươi/ ha, ngày càng có nhiều diện tích đạt năng suất : 18 – 25 tấn/ha, tỷ lệ thành phẩm cao(15-18%), tỷ lệ xuất khẩu đạt (85 – 90%) và như vậy với năng suất bình quân 12 – 15 tấn cà phê quả tươi/ha,giá bình quân : 3.000đ/kg, người trồng cà phê có doanh thu từ 36 – 45 tr.đ /ha hoàn toàn có đủ điều kiện trả nợ vốn đầu tư và có lãi từ 12 – 20 tr.đ/ha/năm.việc đổi mới công nghệ chế biến cà phê cà phê hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, sản lượng cũng như kim nghạch xuất khẩu ngày càng cao, từ uỷ thác xuất khẩu : 54 tấn năm 2001 với kim nghạch : 48.000 USD, đến nay hàng năm công ty trực tiếp xuất khẩu : 600 – 700 tấn cà phê nhân khô đi Hoa Kỳ và Cộng Hoà Liên Bang Đức, đạt kim ngạch : 1,2 – 1,3 triệu USD/năm, cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng, đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh mười năm qua, đó là tìm kiếm thị trường xuất khẩu ổn định để từ đó có một cơ chế giá thu mua hợp lý, đảm bảo lợi ích chính đáng và thu nhập ổn định cho người lao động với mức bình quân chung : 1.300.000 đ/người/tháng như hiện nay. Công ty ĐTSX và XNK cà phê cao su Mẫu số : B02 - DN thị xã thái hoà - tỉnh Nghệ An Bảng 1.1 : Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 30/6/2010 Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Tổng hợp Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 21.424.460.414 73.971.517.499 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 493.007 12.482.517 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 21.423.967.407 73.959.034.982 Giá vốn hàng bán 11 VI.28 17.107.130.323 64.215.842.521 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 4.316.837.084 9.743.192.461 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 1.192.226.935 2.360.093.218 Chi phí tài chính 22 VI.30 1.116.030.623 3.331.804.256 Trong đó : lãi vay phải trả 23 1.113.505.123 2.922.059.850 Chi phí bán hàng 24 505.566.997 825.540.992 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.518.534.221 7.285.474.592 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 30 368.932.178 660.465.839 Thu nhập khác 31 13.500.000 529.972.320 Chi phí káhc 32 9.667.250 116.417.085 Lợi nhuận khác 40 3.832.750 413.555.235 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 372.764.928 1.074.021.074 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 141.990.421 300.725.901 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 230.774.507 773.295.173 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 1.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động theo mô hình trực tiếp tham mưu,cơ cấu bộ quản lý của công ty đứng đầu là ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc phụ trách chuyên môn) với nghiệp vụ quản lý vĩ mô tiếp theo là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên,do các phòng ban được trang bị máy vi tính đưa phần mềm vào lĩnh vực kế toán tài chính,nối hoà mạng về để nắm thông tin về lĩnh vực xuất khẩu,trong công việc được giải quyết nhanh gọn hơn,nên cụ thể hiện tại tổng hợp toàn công ty gồm:văn phòng đảng : 02 người,giám đốc : 01 người,phó giám đốc : 01 người,văn phòng công đoàn : 02 người,phòng (ban) và các xí nghiệp : 4 phòng,5 nông trường và 1 xí nghiệp chế biến cà phê – cao su. SƠ ĐỒ BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY Phòng kế toán-tài chính Ban giám đốc Đảng uỷ Công đoàn Đoàn thanh niên Phòng kỹ thuật CN Phòng kế hoạch đầu tư Phòng TCHC Chi bộ các đơn vị trực thuộc Các công đoàn cơ sở thành vieen Các chi đoàn cơ sở 1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Giám đốc công ty : Lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty,chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty. * Phó giám đốc công ty : giúp giám đốc công ty định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất. điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất.kiểm tra nội dung,phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất(khi được uỷ quyền).duyêt. danh sách công nhân được đào tạo nâng bậc,kết quả nâng bậc,giúp giám đốc công ty điếu hành công tác thi đua,khen thưởng,kỷ luật và điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng., * Phòng kế hoạch đầu tư : Tham mưu và chỉ đạo các đơn vị nông trường,xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và duyệt.giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị.chỉ đạo các nông trường phát triển diện tích trồng mới cao su. Chỉ đạo và giải quyết đầu tư xây dựng cơ bản các công trình máy móc thiết bị chế biến. * Phòng kỹ thuật công nghệ : Chức năng:phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu,giúp việc cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực KH – KT về sản xuất,chế biến những sản phẩm của công ty. Nhiệm vụ: -Xây dựng quy trình trồng,chăm sóc cụ thể cho các loại cây trồng. -Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch,chế biến các sản phẩm trong công ty. -Chỉ đạo điều hành đội ngũ kỹ thuật hoạt động đi vào nề nếp,nhất là khâu tuyển chọn cung ứng giống cao su. -Chỉ đạo thực hiện và áp dụng tiến bộ KH-KT trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,công nghiệp chế biến trong đơn vị thành viên. -Theo dõi,kiểm tra,quản lý và hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị trong các cơ sở sản xuất. * Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu về công tác định biên bộ máy gián tiếp,khoán quỹ lương và các khoản phụ cấp theo chức danh và quy mô quản lý diện tích đất. Tham mưu và giải quyết chế độ về quyền lợi cho người lao động trong toàn công ty về nâng lương,khen thưởng. * Phòng kế toán tài chính : Chức năng:giúp giám đốc thực hiện quản lý tài chính kế toán trong công ty và cơ quan văn phòng công ty theo chế độ hiện hành, đôn đốc,kiểm tra giám sát về tài chính kế toán của công ty. Nhiệm vụ: -Đối với công tác quản lý tài chính,kế toán của công ty. phản ánh kịp thời,toàn diện,cụ thể. +Tổng hợp kiểm kê. +Lập kế hoạch tài chính năm. +Tổng hợp báo cáo ước lượng,thực hiện tháng,quỹ,6tháng,năm,tổng hợp báo cáo quyết toán quỹ,6tháng,năm. +Tổng hợp báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính cho lãnh đạo. +Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ tài chính kế toán theo quy định hiện hành. +Hướng dẫn các đơn vị phân tích hoạt động kế toán – tài chính của đơn vị mình.tổng hợp,phân tích hoạt động tài chính của từng đơn vị và toàn công ty. -Đối với công tác quản lý kế toán tài chính kinh doanh. +Tổ chức hoạch toán,kế toán. +Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh. +Lập báo cáo, đề xuất xử lý và phối hợp với các phòng ban giải quyết các tồn tại. +Tham mưu và chỉ đạo xây dựng,duyệt định mức chi phí quản lý cho các nông trường,xí nghiệp và cân đối theo kế hoạch thu – chi. đối chiếu công nợ nội bộ và ngoài công ty,thu hồi vốn đầu tư,giải quyết vốn vay đầu tư và vốn thu mua,chế biến,vốn đầu tư máy móc thiết bị cho chế biến,cho xây dựng. +Thanh toán tiền lương,thưởng và các khoản khác. +Chỉ đạo hướng dẫn đội ngũ kế toán tại các đơn vị quản lý và hoạch toán kế toán tài chính đúng quy định nhà nước. Công ty Cà Phê – Cao Su Nghệ An hiện có các đơn vị trực thuộc: Nông trường tây hiếu 1 Nông trường tây hiếu 2 Nông trường tây hiếu 3 Nông trường cờ đỏ Nông trường đông hiếu Xí nghiệp thu mua chế biến cà phê – cao su xuất khẩu Khách sạn thiên hương - số 17 đường quang trung – Tp vinh 1.1.3.3. Các chính sách tài chính đang áp dụng tại công ty. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng quyết định 48/2006 QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. - Kế toán ghi sổ theo phương pháp nhật ký chung - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. - Đơn vị hạch toán kế toán: Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần tư vấn năng lượng và hạ tầng Miền Bắc là VNĐ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải Đồng Việt Nam được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa được thanh toán vào ngày kết thúc năm tài chính được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá (nếu có) được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính của kỳ tương ứng. - Tài sản cố định : Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Khấu hao tài sản cố định được xác định theo phương pháp đường thẳng áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ được tính toán để phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian sử dụng ước tính. Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau: Năm + Nhà cửa, vật kiến trúc: 7 – 18 + Phương tiện vận tải : 6 - 15 + Thiết bị quản lý : 3 - 8 * Mức hàng năm của 1 TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ*Tỷ lệ KH năm - Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Phòng kế toán của công ty có tổ chức gọn nhẹ chỉ gồm 3 kế toán và 1 thủ quỹ. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán thực hiện một công việc theo chức năng và quyền hạn của mỗi người đảm bảo cho tính hình tài chính của công ty luôn được tiến hành một cách thuận lợi, chính xác và là tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý và tuyển dụng, kỷ luật lao động. Sơ đồ 1.2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TRƯỞNG 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán. - Chức năng phòng kế toán: Giúp cho ban giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ chính sách nhà nước về quản lý tài chính. - Nhiệm vụ: Thực hiện ghi chép, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản liên quan. Lập báo cáo cung cấp số liệu, tài liệu của công ty theo yêu cầu của giám đốc công ty và của cơ quan quản lý nhà nước. Lập kế hoạch, kế toán tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định trong quản lý công ty. Toàn bộ nhân viên trong phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng về nghiệp vụ cũng như về các quan hệ khác trong lĩnh vực kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán trong phòng kế toán như sau: * Kế toán trưởng: Là người phụ trách về công tác tài chính của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám Đốc về hoạt động tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ bộ máy kế toán công ty. Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức kiểm tra bộ máy kế toán trong nội bộ công ty, các tổ chức trong phòng kế toán. Hỗ trợ Ban Giám Đốc về các quyết định liên quan đến tiến trình kinh doanh của công ty. Quản lý tiền vốn của công ty. Thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê và chính sách nhà nước. Tổ chức, lưu trữ, bảo quản số liệu kế toán theo quy định của nhà nước. Lập và nộp báo cáo quyết toán theo đúng thời gian quy định. * Kế toán tổng hợp: Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Kế Toán Trưởng công ty về các lĩnh vực: Làm nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng giảm của TSCĐ, tính khấu hao, sửa chữa lớn và kiểm kê, đánh giá và xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Thực hiện chức năng tổng hợp các khoản chi phí, cuối kỳ tiền hành phân bổ sau đó tiến hành xác định chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm; đồng thời kế toán tổng hợp phải tiến hành lập các bảng biểu báo cáo để trình lên cho Kế Toán Trưởng xét duyệt. Đôn đốc các khoản công nợ trả chậm khó đòi. Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, kế toán định khoản và ghi vào Nhật ký chung và sau đó ghi vào sổ cái. Lập bảng cân đối tài khoản, các bảng tổng hợp chi tiết đối với các tài khoản có mở chi tiết. Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết đã đối chiếu, kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty và lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác cho Kế Toán Trưởng… * Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán chinh xác, kịp thời, đúng đắn chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Tính toán, phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến lương, thưởng, các khoản trích theo lương, căn cứ bảng chấm công, bảng thanh toán lương và trích lập các quỹ. * Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ nhập xuất tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi, kèm theo chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, khoản chi quỹ tiền mặt tại mọi thời điểm. Hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kế toán số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Đồng thời kết hợp với kế toán để đưa ra các kiến nghị, biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy ra. Chương 2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Đầu Tư Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê – Cao Su Nghệ An. 2.1. Đặc điểm và tổ chức quản lý lao động – tiền lương của công ty. 2.1.1. Đặc điểm lao động và phân loại tại công ty. Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong công ty không đông về số lượng nhưng lại có tính chất quyết định đối với sự thành bại của công ty. Người quản lý trong cơ chế thị trường không chỉ thực hiện những công việc “thành tên” và còn phải năng động sáng tạo trong những tình huống khó khăn bất ngờ. Do đó đòi hỏi không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ. Mặt khác, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi công ty có sự đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Họ sẽ là người đem tri thức mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và để vận hành được máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình độ sản xuất tiên tiến thì nâng cao tay nghề của công nhân cũng là một yếu tố khách quan. Con người là nhân tâm của mọi quá trình sản xuất, khi trình độ, kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng lên dẫn đến lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại. Xuất phát từ quan điểm đó, công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An từ khi thành lập cho đến nay luôn tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong vài năm trở lại đây cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản xuất. Khi công ty mới được thành lập, đội ngũ lao động chỉ có 262 cán bộ công nhân viên trong đó chỉ có 2cán bộ có trình độ trung cấp,không có ai tốt nghiệp đại học. Đến nay, công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An đã có một lực lượng lao động hùng hậu, trình độ tăng lên gấp nhiều lần điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG STT Chỉ tiêu Số CNV (Người) Tỷ trọng 1 Lao động trực tiếp 1.987 93,55% - Nam 1234 62,1% - Nữ 753 37,9% 2 Lao động gián tiếp 137 6,45% - Nam 79 57,66% - Nữ 67 48,90% (Bảng nguồn từ phòng tổ chức hành chính công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An) Bảng 2.2: BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA VĂN PHÒNG CÔNG TY Tháng 1 Năm 2010 STT Chỉ tiêu Số CNV (Người) Tỷ trọng 1 Tổng số CNV 137 100% - Nam - Nữ 79 67 57,66% 48,09% 2 Trình độ - Thạc sĩ - Đại học - Cao đẳng, trung cấp 2 118 17 1,46% 86,13% 12,41% (Bảng nguồn từ phòng tổ chức hành chính công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An) Tình hình lao động hiện tại trong công ty tháng 1 năm 2010 như sau: Tổng số lao động là 2124 người, trong đó lao động trực tiếp là 1987 người chiếm tỷ trọng 93,55%; lao động gián tiếp là 137 người chiếm 6,45% tỷ trọng lao động toàn công ty. Bộ phận lao động trực tiếp : trong số 1987 công nhân trực tiếp sản xuất, khối sản xuất thì có 1234 lao động nam chiếm 62,1% và 753 lao động nữ chiếm 37,9% tổng số bộ phận lao động trực tiếp toàn công ty. Bộ phận lao động gián tiếp : trong số 137 công nhân viên khối văn phòng thì có 79 lao động nam chiếm 57,66% và 67 lao động nữ chiếm 48,09% tổng số bộ phận lao động gián tiếp của toàn công ty. Về trình độ của CNV: CNV của công ty chủ yếu là có trình độ đại học. Hiện công ty đang có 2 lao động có trình độ thạc sĩ chiếm 1,46%; 118 lao động trình độ đại học chiếm 86,13%; còn lại 17 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chỉ chiếm 12,41%. 2.1.2. Các hình thức trả lương của công ty. Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương chính là trả lương theo thời gian đối với bộ phận lao động gián tiếp và hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất, khối sản xuất. Hình thức trả lương theo thời gian : Được áp dụng đối với khối văn phòng, lao động gián tiếp, là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương, hệ số lương cơ bản quy định trên hợp đồng lao động gồm có tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp khác (nếu có). Hình thức trả lương theo sản phẩm : Được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, khối sản xuất, được cắn cứ vào bảng chấm công,vào số lượng sản phẩm và vào đơn giá tiền lương của một sản phẩm. 2.1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty. * Quỹ BHXH : Dùng để chi trả cho 1 người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện hành. BHXH phải được tính là 22% trên tổng quỹ lương trong đó 16% tính vào chi phí kinh doanh của công ty. 6% do người lao động góp trừ vào lương công ty sẽ nộp hết 22% cho cơ quan bảo hiểm. * Quỹ BHYT : Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh. BHYT được tính 4.5% trên tổng quỹ lương trong đó: - 3% tính vào chi phí của công ty - 1.5% tính vào lương của CNV * KPCĐ : Dùng để duy trì hoạt động của công đoàn công ty được tính 2% trên tổng quỹ lương, 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% giữ lại tại công ty.2% này được tính hết vào chi phí. * BHTN : Quỹ BHTN được hình thành từ việc trích lập theo quy định trên tổng quỹ tiền lương. Theo chế độ quy định hiện hành, BHTN được trích theo tỷ lệ 3% trên tổng quỹ tiền lương công ty phải trả cho người lao động. Trong đó, công ty chịu 1% tính vào chi phí, người lao động chịu 1% tính trừ vào lương và 1% do ngân sách nhà nước hỗ trợ. 2.1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty. Hiện tại công ty có phòng tổ chức hành chính phụ trách việc tuyển dụng và quản lý lao động. Việc quản lý lao động được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ không những theo quy định, sổ theo dõi theo quy định mà còn theo cách riêng của Công ty như phân cấp quản lý theo phòng, cấp sổ lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112647.doc
Tài liệu liên quan