Đầu tưlà hoạt động chủyếu quyết định sựra đời, tồn tại và phát triển của DN. Bất
cứDN nào cũng phải đầu tư đểtạo dựng cơsởvật chất, kỹthuật ban đầu (nhưxây
dựng cơbản, mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị), duy trì và mởrộng hoạt động.
Vì vậy, việc gia tăng đầu tưmột cách hợp lý sẽgóp phần nâng cao hiệu quảkinh
doanh, giúp DN tăng trưởng bền vững, qua đó thúc đẩy kinh tếphát triển (Nickell,
1996). Thực tếcho thấy cạnh tranh là yếu tốcó vai trò quyết định đối với đầu tư
của DN. Cạnh tranh buộc các DN phải đẩy mạnh đầu tư đểtạo ra sản phẩm, dịch
vụcó chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Thiếu cạnh tranh sẽlàm cho nền
kinh tếtrì trệ, chậm phát triển.
Tuy nhiên, “cạnh tranh là một thứrượu, nếu dùng đúng liều thì là chất kích thích,
nếu dùng quá liều thì trởthành thuốc độc” (Brault, 2006). Nếu cạnh tranh quá gay
gắt hay trên thịtrường có quá nhiều DN cùng hoạt động, sốcung hàng hóa sẽtăng
cao, vượt quá sốcầu, khiến cho hàng hóa bị ứ đọng và lợi nhuận của DN giảm sút.
Do đó, các sai lầm trong quyết định đầu tưcó thểdẫn đến tình trạng lãng phí, thậm
chí là phá sản của DN. Do đó, cần có sự điều tiết cạnh tranh của Chính phủ đểkích
thích DN đầu tưnhằm giúp nền kinh tếphát triển bền vững.
307 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển kinh tế và thu nhập của hộgia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nó giúp mở rộng
tiếp cận giáo dục đại học đến nhiều đối tượng. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, số lượng trường ngoài công lập cũng tăng khá nhanh, 10 năm trước cả khu
vực chỉ có trường đại học Cửu Long, đến nay có thêm trường đại học Tây Đô và
đại học Võ Trường Toản. Hầu hết các trường này đều đào tạo đa ngành từ Sư
1 Thạc sỹ, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường đại học Cần Thơ
2 Sinh viên Khoa Kinh tế-QTKD, Trường đại học Cần Thơ
3 Trường đại học Tiền Giang
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
204
phạm, Công nghệ, Nông nghiệp, Kinh tế đến ngành Y và Dược. Với sự mở
rộng này, các trường đại học tư thục đã phải tự đảm bảo chất lượng đào tạo để có
thể tồn tại và thu hút nhiều sinh viên, cũng như có uy tín trong thị trường lao động
của khu vực.
Giáo dục đại học được xem là một ngành dịch vụ bởi lẽ giáo dục đại học có đầy đủ
các thuộc tính của một dịch vụ: nó có tính vô hình, không thể tồn kho, quá trình
cung ứng dịch vụ (kiến thức, khả năng áp dụng) của cơ sở đào tạo (giảng viên,
nhân viên) và sử dụng dịch vụ của khách hàng (sinh viên) diễn ra đồng thời, và
dịch vụ giáo dục cũng không đồng nhất tùy vào điều kiện cụ thể của quá trình cung
ứng dịch vụ (Cuthbert, 1996 trích từ Costa & Vasiliki, 2007). Như vậy chất lượng
đào tạo đại học sẽ được đánh giá thông qua phần chất lượng chức năng và chất
lượng kỹ thuật (Gronroos, 1982 trích từ Kandampully, 2002), trong đó phần chất
lượng kỹ thuật bao gồm chương trình đào tạo và chất lượng chức năng là những
cách thức để chương trình đào tạo đến với khách hàng.
Hầu hết các trường đại học kể cả công lập và ngoài công lập đều phải đảm bảo
được chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục, và các trường thường
xuyên đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường
lao động. Tuy nhiên phần chất lượng chức năng hay cách thức cung ứng dịch vụ
chưa được các trường quan tâm đến. Đối với đại học ngoài công lập, yếu tố cạnh
tranh rất quan trọng, vì vậy bên cạnh chương trình đào tạo đạt chuẩn, cần phải chú
trọng hơn đến phần dịch vụ - cách thức chuyển tải chương trình và dịch vụ đào tạo
đến với khách hàng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng về yếu tố dịch vụ trong đào tạo đại học (và sẽ được gọi tắt là đánh giá
chất lượng đào tạo đại học trong suốt nghiên cứu này), đây sẽ là cơ sở cho các
trường đại học tư thục trong khu vực thực hiện công tác đánh giá thường kỳ của
mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín trong thị trường lao động ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đánh giá chất lượng dịch vụ sẽ được tiến hành dựa trên ý kiến của khách hàng
(Parasuraman et al., 1985). Khách hàng của dịch vụ giáo dục đại học bao gồm:
sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp và giảng viên (Robin & Neal, 1999; Costas &
Vasiliki, 2007; Firdaus, 2006; Nguyễn, 2006, Senthikumar & Arulraj, 2009; Clare
Chua, 2004). Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khách hàng chính sử
dụng dịch vụ giáo dục đại học chính là sinh viên bởi vì sinh viên là người trực tiếp
thụ hưởng dịch vụ giáo dục (Robin & Neal, 1999; Firdaus, 2006; Nguyễn, 2006,
Senthikumar & Arulraj, 2009). Nghiên cứu này cũng xây dựng thang đo đánh giá
chất lượng giáo dục đại học dựa trên ý kiến của sinh viên.
Nghiên cứu Kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học với tính
chất khởi đầu cho chất lượng dịch vụ đào tạo đại học ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long hy vọng sẽ cung cấp cho nhiều nhà nghiên cứu khoa học một mô hình lý
thuyết về thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục, đồng thời định hướng
nâng cao chất lượng dịch vụ cho các trường đại học tư thục trong khu vực, hoàn
thành sứ mệnh cung cấp lực lượng lao động cao cho thị trường lao động khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
205
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học
tại các trường đại học tư thục khu vực đồng bằng sông Cửu Long với (1) xây dựng
bộ thang đo chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học; (2) kiểm định thang đo chất
lượng dịch vụ cho trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học tư thục khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thang đo
Thang đo chất lượng dịch vụ thường được sử dụng nhất là thang đo 5 thành phần
với 22 thuộc tính của Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985), bao gồm: thành
phần Hữu hình, Đáp ứng, Đảo bảo, Tin cậy và Cảm thông. Trong giáo dục đại học
cũng có rất nhiều nghiên cứu sử dụng bộ tiêu chí này cho việc đo lường chất lượng
dịch vụ như Clare Chua (2004), Costas & Vasiliki (2007), Jelena (2009).
Nhiều nghiên cứu khác đã xây dựng cho riêng mình bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng dịch vụ trong đào tạo đại học. Maria et al. (2007) đã xây dựng bộ thang đo
gồm 3 thành phần với 40 tiêu chí: (1) Chất lượng cơ sở vật chất – 15 tiêu chí, (2)
Chất lượng về sự tương tác – 11 tiêu chí và (3) Chất lượng về tập thể - 14 tiêu chí.
Senthilkumar & Arulraj (2009) đã xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 4 thành phần: (1)
Phương pháp giảng dạy, (2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ học tập,
(3) Quy định đảm bảo chất lượng đầu ra, (4) Định hướng việc làm cho sinh viên.
Nguyễn (2006) xây dựng bộ thang đo gồm 5 thành phần với 25 tiêu chí: (1) Giảng
viên – 10 tiêu chí, (2) Cơ sở vật chất – 4 tiêu chí, (3) Nhân viên – 6 tiêu chí, (4) Sự
đáng tin cậy của nhà trường – 3 tiêu chí, (5) Sự cảm thông của nhà trường – 2 tiêu
chí. Firdaus Abdullah (2006) đề xuất thang đo gồm 6 thành phần với 41 tiêu chí:
(1) Yếu tố liên quan đến học thuật, (2) Chương trình học, (3) Yếu tố không liên
quan đến học thuật, (4) Yếu tố tiếp cận, (5) Danh tiếng, (6) Yếu tố thông cảm,
thấu hiểu.
Mặc dù với tên gọi khác nhau nhưng hầu hết các thang đo đánh giá chất lượng dịch
vụ giáo dục đại học trên đều có những điểm chung nhất định, tất cả đều xoay
quanh 5 thành phần. Thứ nhất là yếu tố Giảng viên và phương pháp giảng dạy:
kiến thức chuyên môn, tác phong, kỹ năng truyền đạt và giảng day của giảng viên;
thứ hai là yếu tố về Chương trình học: nội dung, cấu trúc chương trình phù hợp;
thứ ba là yếu tố Cơ sở vật chất & trang thiết bị phục vụ việc học tập; thứ tư là yếu
tố Tiếp cận: cán bộ, nhân viên sẵn lòng giúp đỡ, giải quyết vấn đề cho sinh viên;
thứ năm là yếu tố Sự tin cậy: danh tiếng, cung cấp thông tin, tiêu chí đánh giá và
chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn như đã hứa; cuối cùng là yếu tố Sự cảm thông:
nhà trường có quan tâm và hiểu điều kiện sống, học tập của sinh viên.
Có thể thấy rằng, hầu hết thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học đều thể
hiện được 5 thành phần hữu hình, đáp ứng, đảm bảo, tin cậy và cảm thông của
Parasuraman et al. (1985). Vì thế, nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo 5 thành
phần này với sự hiệu chỉnh các thuộc tính cho phù hợp với đặc tính của giáo dục
đại học tư thục khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thang đo 5 thành phần với 33
thuộc tính được trình bày ở bảng 1.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
206
Bảng 1: Thành phần các thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục
Tiêu chí Thành phần Ký hiệu
Hữu hình
Cảnh quang, khuôn viên trường khang trang, tạo ấn tượng đẹp hhinh_1
Phòng học, thực hành, thí nghiệm, phòng máy tính khang
trang, đầy đủ
hhinh_2
Trang thiết bị phục vụ dạy - học đầy đủ, hiện đại hhinh_3
Thư viện cung cấp tài liệu phong phú, cập nhập, dễ mượn hhinh_4
Nguồn tài liệu mở dễ tiếp cận hhinh_5
Sân bãi, căn tin, kí túc xá, WC đạt yêu cầu hhinh_6
Hệ thống wifi phủ sóng rộng, đường truyền tốt hhinh_7
Tin cậy
Nhà trường thực hiện đúng tất cả các cam kết của mình tincay_1
Chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn như đã hứa tincay_2
Tiến độ học tập và tốt nghiệp theo đúng cam kết ban đầu tincay_3
Các thông tin liên quan được cung cấp tới sinh viên kịp thời,
chính xác
tincay_4
Đáp ứng
Giảng viên luôn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên trong học tập dapung_1
Cán bộ phòng ban luôn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên dapung_2
Cán bộ phòng ban giải quyết công việc kịp thời,đúng hạn dapung_3
Cán bộ phòng ban giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lí
của sinh viên
dapung_4
Số lượng và chất lượng hội thảo chuyên đề đáp ứng nhu cầu
học hỏi của sinh viên
dapung_5
Đảm bảo
Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững chắc dambao_1
Giảng viên có phương pháp và kỹ năng giảng dạy tốt dambao_2
Giảng viên có kinh nghiệm thực tế, thường lồng ghép vào bài
giảng
dambao_3
Giảng viên biết khuyến khích sinh viên học tập tích cực dambao_4
Giảng viên nhiệt huyết, tận tâm với nghề dambao_5
Giảng viên thân thiện, lịch sự với sinh viên dambao_6
Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp, kế hoạch giảng dạy dambao_7
Phương pháp đánh giá của giảng viên công bằng, chính xác dambao_8
Cán bộ phòng ban lịch sự khi giao tiếp với sinh viên dambao_9
Cảm thông
Nhà trường quan tâm đến điều kiện học tập, sinh hoạt của sinh
viên
cthong_1
Nhà trường luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của sinh viên cthong_2
Nhà trường tạo nhiều cơ hội cho sinh viên phát huy nhu cầu
học hỏi và phát triển kỹ năng
cthong_3
Nhà trường xếp sắp thời gian học thuận tiện cho sinh viên cthong_4
Giảng viên quan tâm đến việc học và tiếp thu bài của sinh viên cthong_5
Giảng viên hiểu rõ năng lực, mong muốn của sinh viên cthong_6
Cán bộ phòng ban có thái độ ân cần, giúp đỡ sinh viên cthong_7
Hình thức khen thưởng, học bổng khích lệ được tinh thần sinh
viên
cthong_8
3.2 Phương pháp phân tích
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ biến
rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm định độ tin cậy của các biến trong
thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục khu vực đồng bằng sông Cửu
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
207
Long dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo và
hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi biến đo lường.
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phương pháp nhân tố khám phá được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh
giá chất lượng dịch vụ giáo dục đại học. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm
phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không
có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với
nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một
tập F (F<k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan
hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Số lượng các nhân tố cơ sở tuỳ
thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các
vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan.
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA)
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ
thuật cho phép kiểm định các biến quan sát (measured variables) đại diện cho các
nhân tố (constructs) tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ
sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn
cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm)
giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận
trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Phương pháp CFA được sử dụng để khảng
định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá
chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học của các trường đại học tư thục khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
3.3 Mẫu
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 450
sinh viên ở 3 trường đai học: Cửu Long, Tây Đô và Võ Trường Toản (150 sinh
viên mỗi trường) bằng bảng câu hỏi. Tổng mẫu thu về là 475, có 217 mẫu tại đại
học Tây Đô (chiếm 45,7%), 93 mẫu tại đại học Võ Trường Toản (chiếm 19,6%),
và 165 mẫu tại đại học Cửu Long (chiếm 34,7%). Dựa trên tỷ lệ cơ cấu mẫu theo
từng trường và tình hình thực tế, ta thấy mẫu có thể đảm bảo tính đại diện. Cơ cấu
mẫu theo đặc điểm nhân khẩu như sau: 58% nữ và 42% nam; 28,6% sinh viên
đang học năm thứ 2; 48,4% đang học năm thứ 3 và 22,9% là sinh viên đang học
năm thứ 4 đại học.
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
4.1 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha
Chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư được đo lường bởi 5 thành phần là Hữu
hình gồm 7 chỉ tiêu, Tin cậy gồm 4 chỉ tiêu, Đáp ứng gồm 5 chỉ tiêu, Đảm bảo
gồm 9 chỉ tiêu và Cảm thông gồm 8 chỉ tiêu. Tổng cộng có 33 biến quan sát được
sử dụng.
Kết quả Cronbach's Alpha cho thấy các thành phần của thang đo chất lượng dịch
vụ đều đạt hệ số tin cậy cao và tốt, đó là > 0,8 (Nunnally & Burnstein, 1994). Cụ
thể, Cronbach's Alpha của thành phần Hữu hình là 0,800, của Tin cậy là 0,831, của
Đáp ứng là 0,861, của Đảm bảo là 0,921, của Cảm thông là 0,899.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
208
Hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thang đo đều > 0,3 nên đạt yêu cầu
(Hair et al., 2006), do đó các biến đo lường của các thành phần này đều được sử
dụng cho phân tích EFA. Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha của các khái niệm
nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Cronbach's Alpha của thang đo chất lượng dịch vụ
Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại
biến này
Hữu hình:
alpha = 0,800
hhinh_1 0,494 0,781
hhinh_2 0,616 0,761
hhinh_3 0,641 0,755
hhinh_4 0,566 0,768
hhinh_5 0,548 0,771
hhinh_6 0,440 0,793
hhinh_7 0,459 0,789
Tin cậy:
anpha = 0,831
tincay_1 0,706 0,764
tincay_2 0,675 0,778
tincay_3 0,674 0,779
tincay_4 0,582 0,821
Đáp ứng:
anpha = 0,861
dapung_1 0,618 0,848
dapung_2 0,735 0,818
dapung_3 0,761 0,811
dapung_4 0,786 0,804
dapung_5 0,505 0,873
Đảm bảo:
anpha = 0,921
dambao_1 0,679 0,915
dambao_2 0,758 0,911
dambao_3 0,734 0,912
dambao_4 0,711 0,913
dambao_5 0,785 0,908
dambao_6 0,806 0,907
dambao_7 0,683 0,915
dambao_8 0,734 0,911
dambao_9 0,623 0,921
Cảm thông:
anpha = 0,899
cthong_1 0,717 0,884
cthong_2 0,755 0,880
cthong_3 0,755 0,880
cthong_4 0,622 0,893
cthong_5 0,679 0,887
cthong_6 0,704 0,885
cthong_7 0,675 0,888
cthong_8 0,587 0,896
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2012
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
209
4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả EFA (với phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring
(PAF) và phép quay không vuông góc Promax) cho thấy, có 5 nhóm nhân tố được
rút trích ra với phương sai trích là 55,59% (>50%) đạt yêu cầu. Tuy nhiên, các
biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 như hhinh_7
(0,281), hhinh_5 (0,319), hhinh_6 (0,335), dapung_5 (0,354), hhinh_4 (0,379),
tincay_4 (0,449), cthong_8 (0,466), dambao_9 (0,482), cthong_5 (0,493) lần lượt
bị loại ra khỏi mô hình (Gerbing & Anderson, 1988). Sau khi loại 9 biến không đạt
yêu cầu, kết quả EFA lần cuối được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3: Kết quả EFA của thang đo chất lượng dịch vụ đại học
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5
ĐB_6 Giảng viên thân thiện, lịch sự với sinh viên 0,867
ĐB_5 Giảng viên nhiệt huyết, tận tâm với nghề 0,847
ĐB_3 Giảng viên có kinh nghiệm thực tế, thường lồng ghép vào
bài giảng
0,829
ĐB_2 Giảng viên có phương pháp, kỹ năng giảng dạy tốt 0,807
ĐB_1 Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững chắc 0,731
ĐB_4 Giảng viên biết khuyến khích sinh viên học tập tích cực 0,724
ĐB_7 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp, kế hoạch giảng dạy 0,670
ĐB_8 Phương pháp đánh giá của giảng viên công bằng, chính xác 0,586
ĐƯ_1 Giảng viên sẵn lòng giúp đỡ sinh viên trong học tập 0,502
CT_2 Trường luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của sinh viên 0,802
CT_3 Trường tạo nhiều cơ hội cho sinh viên phát huy nhu cầu
học hỏi và phát triển kỹ năng
0,778
CT_1 Trường quan tâm đến điều kiện học tập, sinh hoạt của sinh viên 0,723
CT_4 Trường xếp sắp thời gian học thuận tiện cho sinh viên 0,661
CT_7 Cán bộ phòng ban có thái độ ân cần, giúp đỡ sinh viên 0,535
CT_6 Giảng viên hiểu rõ năng lực, mong muốn của sinh viên 0,500
ĐƯ_2 Cán bộ phòng ban luôn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên 0,815
ĐƯ_3 Cán bộ phòng ban giải quyết công việc kịp thời, đúng
hạn
0,788
ĐƯ_4 Cán bộ phòng ban giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp
lí của sinh viên
0,734
HH_2 Phòng học, thực hành, thí nghiệm, phòng máy tính khang
trang, đầy đủ
0,776
HH_3 Trang thiết bị phục vụ dạy - học đầy đủ, hiện đại 0,747
HH_1 Cảnh quang, khuôn viên trường khang trang, tạo ấn tượng đẹp 0,536
TC_1 Trường thực hiện đúng tất cả các cam kết của mình 0,804
TC_2 Chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn như đã hứa 0,748
TC_3 Tiến độ học tập và tốt nghiệp theo đúng cam kết ban đầu 0,570
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2012
Kiểm tra điều kiện của phân tích nhân tố, ta có KMO = 0.949 đạt yêu cầu do lớn
hơn 0,5 (Hair et al., 2006) và Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 < 0,05 (Hair et al.,
2006) cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
210
phương sai trích được là 60,89% > 50% cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích
được 60,89% biến thiên của dữ liệu điều tra.
Các nhóm nhân tố mới chỉ có sự xáo trộn các thành phần ở thang đo đảm bảo: yếu
tố đáp ứng 1 (Giảng viên sẵn lòng giúp đỡ sinh viên trong học tập) được nhóm
chung với thành phần thang đo đảm bảo. Nhìn chung các thành phần còn lại không
có sự thay đổi đáng kể nên tên các nhóm nhân tố được giữ nguyên. Vậy, thang đo
chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư sau khi đánh giá sơ bộ bao gồm với 5 nhóm
thành phần và 24 biến quan sát được rút ra và đặt tên như sau: nhóm 1 – Đảm bảo,
nhóm 2 – Cảm thông, nhóm 3 – Đáp ứng, nhóm 4 – Hữu hình, nhóm 5 – Tin cậy.
Kết quả này được tiếp tục kiểm định với phân tích nhân tố khẳng định – CFA.
4.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kết quả CFA (hình 1) cho thấy trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép
(>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê (các giá trị p đều bằng 0,000), thấp nhất là trọng số
yếu tố hữu hình 0,62. Như vậy có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường
5 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ đạt được giá trị hội tụ. Kết quả cũng
cho thấy mô hình có 241 bậc tự do, giá trị kiểm định chi-square=670,013 với pvalue
= 0,000; chi-square/df = 2,780, chỉ số này khá cao là do cỡ mẫu của nghiên cứu
lớn (475 mẫu) (Nguyễn & Nguyễn 2008), tuy nhiên chỉ số này vẫn đạt yêu cầu vì
nhỏ hơn 3 (Carmines & McIver, 1981); và các chỉ số (CFI = 0,940, TLI = 0,931,
và RMSEA = 0,061) chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường và các thành
phần Cảm thông, Hữu hình, Đáp ứng và Tin cậy đạt được tính đơn hướng.
Hệ số tương quan giữa các thành phần với sai lệch chuẩn kèm theo đều nhỏ hơn 1
vì vậy các thành phần Đảm bảo, Cảm thông, Hữu hình, Tin cậy, Đáp ứng đều đạt
được giá trị phân biệt (bảng 4).
Bảng 4: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo chất lượng
dịch vụ giáo dục đại học tư khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Mối quan hệ R SE CR P-value
Đảm bảo Cảm thông 0,706 0.033 9.028 0,000
Đảm bảo Đáp ứng 0,748 0,031 8,258 0,000
Đảm bảo Tin cậy 0,642 0,035 10,155 0,000
Cảm thông Đáp ứng 0,739 0,031 8,426 0,000
Cảm thông Tin cậy 0,735 0,031 8,500 0,000
Đáp ứng Tin cậy 0,643 0,035 10,138 0,000
Đảm bảo Hữu hình 0,527 0,039 12,104 0,000
Cảm thông Hữu hình 0,651 0,035 9,999 0,000
Đáp ứng Hữu hình 0,511 0,040 12,372 0,000
Tin cậy Tin cậy 0,611 0,036 10,687 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2012
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
211
Hình 1: Kết quả CFA của thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị (đã chuẩn hóa)
Giá trị và độ tin cậy của thang đo sẽ được đánh giá qua hệ số tin cậy tổng hợp và
phương sai trích (bảng 5). Kết quả này cho thấy các thành phần của thang đo chất
lượng dịch vụ đào tạo đại học đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy với phương
sai trích đều lớn hơn 50%.
Như vậy, kết quả sau khi phân tích CFA chỉ ra thang đo chất lượng dịch vụ trong
đào tạo đại học bao gồm 5 thành phần (đảm bảo, cảm thông, đáp ứng, hữu hình, tin
cậy) với 24 biến quan sát, đều đạt được giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và đạt yêu
cầu về giá trị cũng như độ tin cậy.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
212
Bảng 5: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục
khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Thành phần Số biến quan sát
Độ tin cậy Phương sai
trích (%) Giá trị Cronbach Tổng hợp
Đảm bảo 9 0.93 0.93 0.58
Đạt
yêu
cầu
Cảm thông 6 0.89 0.89 0.57
Hữu hình 3 0.76 0.77 0.53
Tin cậy 3 0.82 0.82 0.61
Đáp ứng 3 0.88 0.88 0.71
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2012
5 KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu đã kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học
thông qua khảo sát ý kiến sinh viên các trường đại học tư khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Qua tiến trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu, kết quả thang đo chất
lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao
gồm 5 thành phần: (1) hữu hình, (2) đáp ứng, (3) đảm bảo, (4) tin cậy và (5) cảm
thông với 24 yếu tố. Các thành phần của thang đo đóng góp thông tin, cơ sở cho
hoạt động đánh giá thăm dò ý kiến sinh viên và là cơ sở cho giải pháp nâng cao,
cải thiện chất lượng dịch vụ cho các trường đại học tư thục khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Đây còn là cơ sở cho các trường đại học tư thục ở các khu vực
khác làm nền tảng để xây dựng tiêu chí đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ
giáo dục hơn nữa.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng khách hàng là sinh viên,
trong khi khách hàng của dịch vụ giáo dục đại học còn là phụ huynh, doanh nghiệp
và giảng viên (Robin & Neal, 1999; Firdaus, 2006; Costas & Vasiliki, 2007;
Nguyễn, 2006, Senthikumar & Arulraj, 2009; Clare Chua, 2004). Trong những
nghiên cứu tiếp theo, nên thu thập thêm ý kiến của những đối tượng khách hàng
khác để có được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục
một cách hoàn chỉnh và bao quát nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Carmines, E. G. & McIver, J. P. (1981). Analyzing Models with Unobserved Variables.
Beverly hills, CA, Sage Publications.
Clare Chua (2004). Perception of Quality in Higher Education. Australian Universities
Quality Forum, AUQA Occasional Publication, 181-187.
Costas, Z. & Vasiliki, V. (2007). Service Quality Assessment in A Greek Higher Education
Institute. Journal of Business Economics and Management, 9 (1), 33-45.
Firdaus, A. (2006). The Development of HEdPERF: A New Measuring Instrument of Service
Quality for the Higher Edacation Sector. Internationsl Journal of Consumer Studies, 30
(6), 569-581.
Gerbing, D. W. & Anderson, J. C. (1988). An Updated Paradigm for Scale Development
Incorporating Unidimensionality and Ít Assessment. Journal of Marketing Research 25
(2): 186-192.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L. (2006). Multivariate
data analysis (6th edn). Pearson Prentice Hall.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 203-213 Trường Đại học Cần Thơ
213
Kandampully, J. (2002). Service Management the new paradigm in hospitality. Malaysia:
Hospitality Press.
Maria, P., David, A., Marion, B. (2007). Service Quality in Higher Education: The
Experience of Overseas Students. Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism
Education, 6 (2), 55-67.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu Khoa học Marketing - Ứng
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thành Long (2006). Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo
đại học. Thông tin khoa học Đại học An Giang, 27, 19-23.
Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994). Pschychometric Theory (3rd edn). New York: McGraw-Hill.
Parasuraman, A., Zeithaml, V. & Berry, L. (1988). SERVQUAL: A Multiple Item Scale for
Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, 64 (1), 12-40.
Parasuraman, A., Zeithaml, V. & Berry, L. (1994). Reassessment of Expectations as a
Comparison Standard in Mearsuring Service Quality: Implications for Further Research.
Journal of Marketing, 58 (1), 111-124.
Robin, L. S. & Neal, T. (1999). An Empirical study of the Factors Underlying Students
Service Quality Perceptions in Higher Education. The Academy of Educational
Leadership, Allied Academy National Conference, 4 (1), 72-80.
Senthikumar, N. & Arulraj, A. (2009). SQM-HEI – Determination of Service Quality Measurement
of Higher Education in India. Journal of Modelling in Management, 6 (1), 60-78.
Kỷ yếu Khoa học 2012: 214-227 Trường Đại học Cần Thơ
214
LƯỢNG HÓA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ THÔNG TIN THỐNG KÊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_yeu_2012_kt_3089.pdf