Kinh tế Đối ngoại Cămpuchia là lĩnh vực rất quan trọng đóng góp cho sự phát triển của Cămpuchia nói chung và nền kinh tế Cămpuchia nói riêng.
Hiện nay quá trình toàn cầu hoá là một xu thế phát triển và tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo xu thế phát triển đó, Cămpuchia đã gia nhập 2 tổ chức lớn trên thế giới đó là: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mục đích đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.
Cùng với sự ưu đãi và những thuận lợi mà ASEAN và WTO mang lại, Cămpuchia cũng đang phải đối mặt với những thách thức cũng như những bất lợi do tác động 2 chiều của quá trình hội nhập. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được chọn làm chuyên dề thực tập tốt nghiệp.
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Đối ngoại Cămpuchia là lĩnh vực rất quan trọng đóng góp cho sự phát triển của Cămpuchia nói chung và nền kinh tế Cămpuchia nói riêng.
Hiện nay quá trình toàn cầu hoá là một xu thế phát triển và tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo xu thế phát triển đó, Cămpuchia đã gia nhập 2 tổ chức lớn trên thế giới đó là: Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mục đích đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.
Cùng với sự ưu đãi và những thuận lợi mà ASEAN và WTO mang lại, Cămpuchia cũng đang phải đối mặt với những thách thức cũng như những bất lợi do tác động 2 chiều của quá trình hội nhập. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được chọn làm chuyên dề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích những thuận lợi và bất lợi mà Cămpuchia đã được hưởng và phải đối mặt do việc hội nhập ASEAN và WTO đem lại.
- Phân tích Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trước và sau khi gia nhập ASEAN và WTO.
- Đề xuất một số phương hướng đối với Cămpuchia nhằm đẩy mạnh sự phát triển Kinh tế Đối ngoại trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nền kinh tế Cămpuchia trước và sau khi giai nhập ASEAN và WTO.
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1995 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: Phương pháp thống kế, phân tích, tổng hợp và khái quát hoá v.v.
5. Đóng góp của đề tài
Cho biết cụ thể những thuận lợi và bất lợi của Cămpuchia sau khi gia nhập ASEAN và WTO.
Cho biết về tình hình thực hiện CEPT của Cămpuchia.
Cho biết thực trạng Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia trong thời gian trước khi gia nhập và sau khi gia nhập ASEAN và WTO.
Đề xuất một số phương hướng nhằm đẩy mạnh sự phát triển Kinh tế Đối ngoại của Cămpuchia sau khi gia nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Một số kiến nghị nhằm phát triển nền kinh tế Cămpuchia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
6. Bố cục của đề tài
Đề được chia làm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung phát triển kinh tế đối ngoại.
Phần II: Phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia.
Phần III: Các phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Cămpuchia và những kiến nghị.
Nội dung
I/ Lý luận chung phát triển kinh tế đối ngoại
1/ Khái niệm
Hội nhập: là quá trình hợp tác của các quốc gia trong một khu vực địa lý hoặc quốc tế nhằm mục đích giảm bớt hay xóa bỏ các trở ngại đối với dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn giữa các quốc gia đó.
Thương mại quốc tế: là sự trao đổi mua bán qua biên giới hàng hoá và dịch vụ.
Đầu tư nước ngoài: là một quá trình kinh doanh trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để thực hiện một hay một số dư án đầu tư nhằm tạo ra lọi ích cho các bên tham gia.
2/ Các hình thức hội nhập khu vực
Hình thức hội nhập khu vực bao gồm một số hình thức như sau:
Khu vực thương mại tự do, là một hình thức hội nhập trong đó các thành viên cùng nhau thoả thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn bán về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó. Các thoả thuận đó là:
Thứ nhất, giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
Thứ hai, tiến tới lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ.
Thứ ba, mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các quốc gia ngoài khối, tức là mỗi thành viên có thể có chính sách ngoại thương riêng đối với các quốc gia ngoài khối
Liên minh thuế quan, là một hình thức hội nhập nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác giữa các nước thành viên. Theo thoả thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh bên cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc gia thành viên, còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên minh, tức là phải thực hiện chính sách cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành viên.
Cộng đồng kinh tế, là một hình thức hội nhập trong đó không chỉ qui định việc loại bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên và thiết lập một biểu thuế quan chung đối với các quốc gia khác, mà còn kêu gọi thực hiện di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn trong nội bộ khối.
Liên minh kinh tế, là một hình thức hội nhập với những đặc điểm tương đồng với cộng đồng kinh tế về sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản và lực lượng lao động giữa các quốc gia thành viên, đồng thời thống nhất biểu thuế quan chung áp dụng cho cả các nước không phải là thành viên. Tuy nhiên, liên minh kinh tế thể hiện mức độ hội nhập cao hơn, trong đó các nước thành viên còn thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ. Như vậy, cộng đồng kinh tế là một “bước đệm”, là giai đoạn chuyển tiếp từ thị trường chung sang liên minh kinh tế. Ví dụ, trước khi chuyển sang hình thành Liên minh Châu Âu (European Union - EU) (năm 1994) thì khối kinh tế này đã trải qua nhiều hình thức hội nhập, trong đó có Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community – EEC) (năm 1957), Cộng đồng Châu Âu (European Community) (năm 1967).
Liên minh tiền tệ, là một hình thức hội nhập tiến tới phải thành lập một “quốc gia kinh tế chung” có nhiều nước tham gia với những đặc trưng sau:
Một, xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung.
Hai, hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền riêng của các nước thành viên.
Ba, thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.
Bốn, xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các nước thành viên.
Năm, xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
3/ WTO tổ chức mang tính hội nhập toàn cầu
3.1/ Sự ra đời của WTO
Vòng đàm phán Uruguay được bắt đầu từ năm 1986, tuy nhiên đến đầu năm 1990, nhiều vấn đề vẫn tiếp tục được bàn luận vì Mỹ và một số nước có nền kinh tế phát triển muốn đưa thêm vào chương trình nghị sự những vấn đề mới như: trao đổi dịch vụ quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, môi trường…
Bên cạnh đó, thắng lợi của GATT trong việc cắt giảm thuế cùng một loạt nhân nhượng kinh tế trong những năm 70, 80 của thế kỷ XX đã khiến chính phủ các nước đưa ra một loạt hình thức bảo hộ khác như: Tự nguyện hạn chế xuất khẩu, tăng cường các biện pháp kiểm dịch, nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu… Chính vì vậy mà thương mại thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với 40 năm trước đó. Ngay cả đối với thương mại hàng hoá, nhiều lĩnh vực tuy đã được GATT xem xét nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa hợp lý, đặc biệt như hiệp định về thương mại hàng nông sản và hàng dệt may chủ yếu chỉ mang lợi thế và để bảo vệ lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển. Thể chế của GATT và hệ thống giải quyết tranh chấp cũng bị một số nước thành viên chỉ trích.
Hơn nữa, đây cũng là thời kỳ kết thúc “chiến tranh lạnh”, thế giới chuyển từ xu thế “đối đầu” sang “đối thoại”, thực hiện mở cửa và hội nhập với quốc tế. Tình hình kinh tế, thương mại thế giới có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của thông tin liên lạc. Do đó, nhiều vấn đề mới trong quan hệ quốc tế phát sinh, vượt xa khuôn khổ của GATT, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xem xét lại sứ mạng của GATT.
Cuối cùng để khắc phục những hạn chế nội tại không thể giải quyết của GATT và để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu hoá thương mại và kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, các bên tham gia vòng đàm phán Uruguay (vòng đàm phán cuối cùng của GATT) đã quyết định thiết lập một thể chế thương mại đa phương mới tiếp tục GATT và thay thế cho GATT, đó là tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization) vào ngày 01/01/1995.
WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đầu tiên trong việc thiết lập các thoả thuận và cam kết chung trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực thương mại và phát triển kinh tế nói chung. Với tư cách là tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, WTO thực hiện mục tiêu đã được nêu trong lời nói đầu của GATT là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
WTO có tru sở tại Geneva và tổng thư ký đầu tiên là ông R.Ruggiero, người Italia. Ngày 31/12/1994, các nước và khu vực tham gia GATT trước đây sau khi đồng loạt tiếp nhận bản Hiệp định đàm phán Uruguay đã trở thành các bên đầu tiên tham gia ký kết điều ước của WTO. Tổ chức thương mại thế giới ra đời đánh dấu sự ra đời của một thể chế thương mại đa phương mới, từ đó thương mại quốc tế đã bước vào một thời đại mới - thời đại của WTO.
3.2/ Mục tiêu của WTO
WTO hoạt động dựa trên 3 mục tiêu cơ bản sau:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới, phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; đảm bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thu hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này càng hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới.
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tông trọng.
3.3/ Chức năng của WTO
Tổ chức thương mại thế giới có 5 chức năng cơ bản sau:
Thông nhất việc quản lý thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên: giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên.
Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuan thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế ra soát chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các nước thành viên.
Thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
3.4/ Các nguyên tắc chung của WTO
Về phương diện pháp lý, định ước cuối cùng của vòng đàm phán Urguay ký ngày 15/4/1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:
Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá.
4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giái quyết tranh chấp và rà soát chính sách thương mại.
4 hiệp định nhiều bên về hàng không dân dụng và mua sắm của Chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò.
23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong vòng đàm phán Uruquay.
Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng sau:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN - Most Favoured Nation)
Tối huệ quốc, là nguyên tắc pháp lý quan trọng của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt là MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định GATT. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các Hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”.
Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ và miễn trừ quan trọng đối với nguyên tắc MFN, như là dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển sự đãi ngộ đặc biệt và có phân biệt, trong đó có Hệ thống ưu đãi phổ cập.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT - National Trealment)
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, quy định tại Điều II hiệp định GATT, điều 17 GATS và điều 3 TRIPS. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ.
Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc mở cửa thị trường thực chấp là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thì trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị, “mở cửa thị trường”, thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, “mở cửa thị trường”, thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thự hiện các cam kết về mở cửa thị trường mà nước này chấp nhận khi đàm phán gia nhập WTO.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition)
Cạnh tranh công bằng thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cung một lượng hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện. Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working Group) để xem xét vụ nạy. Nhóm công tác đa cho kết luận rằng, việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà Uruguay có quyền “mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại lợi ích thương mại của Uruguay. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả về mặt pháp lý không vi phạm các điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu các nước này có những hành vi trái với “nguyên tắc cạnh tranh công bằng”.
4/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một vấn đề mang tính toàn cầu. Với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, trong khi các quốc gia đang có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại thì việc hội nhập là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Cămpuchia.
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một khái niệm rộng, nhưng trong đó biểu hiện rõ nhất của nó là liên kết kinh tế quốc tế và khu vực, và đây cũng chính là mục tiêu mà các nước đang theo đuổi.
Liên kết kinh tế có nhiều loại hình với phạm vi, mức độ và cấp độ liên kết khác nhau, trong đó tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thể hiện ở 2 khía cạnh chính, đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
4.1/ Tác động tích cực của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
4.1.1/ Tạo lập mậu dịch
Đây là tác động tích cực rõ rệt nhất của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Quá trình liên kết kinh tế dẫn tới việc xoá bỏ các trở ngại đối với thương mại hoặc đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong một khối thương mại. Sự gia tăng quy mô thương mại giữa các quốc gia bắt nguồn từ quá trình liên kết kinh tế khu vực được gọi là tác động tạo lập mậu dịch. Tạo lập mậu dịch mang lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các loại hàng hoá và dịch vụ. Một kết quả khác của tạo lập mậu dịch là người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp hơn, do có sự giảm bớt các trở ngại đối với thương mại. Hơn nữa, mức giá thấp hơn đối với mỗi mặt hàng sẽ làm tăng mức cầu đối với các mặt hàng khác vì người tiêu dùng có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho việc mua sắm những mặt hàng đó.
Sự phân tích ở trên có thể minh hoạ qua ví dụ sau đây trong trường hợp hội nhập dưới hình thức liên minh thuế quan: Giả sử một đơn vị sản phẩm x khi có mậu dịch tự do ở quốc gia 1 là Px = 1 USD và ở phần còn lại của thế giới là Px = 1,5 USD. Dx và sản xuất là đường cầu và đường cung sản phẩm x ở thị trường nội địa của quốc gia 2.
Giả sử thêm rằng, quốc gia 2 là một nước nhỏ nên sự ảnh hưởng đến mức giá chung là rất ít, có thể không xét đến.
Biểu đồ 1: Liên minh thuế quan – Tạo lập mậu dịch
0
10
V
30
U
50
Z
60W
X
A
B
G
2
1
M
N
C
J
H
S1
S1+T
Dx
Sx
Px
($)
Khi chưa có liên minh thuế quan và lúc đó quốc gia 2 đánh thuế 100% không phân biệt xuất xứ hàng hoá đối với tất cả những sản phẩm x nhập khẩu. Như vậy, quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm x từ quốc gia 1 với mức giá Px = 2 USD và sẽ không nhập khẩu sản phẩm x từ các nước thuộc phần còn lại của thế giới vì giá nhập khẩu là Px = 3 USD (kể cả thuế nhập khẩu).
Trên biểu đồ ta thấy: với mức gia nhập khẩu sản phẩm từ quốc gia 1 là Px = 2 USD sẽ tiêu thụ 50x (GH), trong đó 30x (GJ) được sản xuất trong nước, còn 20x (JH) được nhập khẩu từ quốc gia 1. Quốc gia 2 thu được 20 USD (MJHN) thuế nhập khẩu. Trên biểu đồ S1 là đường cung co giãn hoàn toàn của sản phẩm x từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 trong điều kiện mậu dịch tự do, còn S1+T là đường cung trong điều kiện thuế quan là 100%.
Trong điều kiện quốc gia 1 và quốc gia 2 thiết lập một liên minh thuế quan và loại bỏ thuế quan đánh vào các sản phẩm nhập khẩu giữa 2 nước với nhau thì đường cung về sản phẩm x ở quốc gia 2 chính là S1.
Mức giá px ở quốc gia 2 và ở quốc gia 1 khi đó đều là Px = 1 USD. Tại mức giá này, quốc gia 2 tiêu thụ 60x (AB), trong đó 10x (AC) được sản xuất trong nước, còn 50x (CB) được nhập khẩu từ quốc gia 1. Trong trường hợp này quốc gia 2 không thu được thuế nhập khẩu. Song bù đắp vào đó, lợi ích của người tiêu dùng ở quốc gia 2 được tăng lên. Lợi ích này là do hình thức liên minh thuế quan mang lại và biểu thị bằng tỷ giác AGHB. Tuy nhiên, cũng do hình thức liên minh thuế quan mà thặng dư của người sản xuất ở quốc gia 2 bị giảm - biểu thị bằng tỷ giác AGJC, và phần thuế nhập khẩu của Nhà nước bị mất - biểu thị bằng tỷ giác MJHN.
Nếu xét tổng hợp đối với cả hai quốc gia thì lợi ích ròng do liên minh thuế quan tạo lập mậu dịch mang lại bao gồm:
Thứ nhất, phúc lợi do kết quả của việc di chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất có hiệu quả thấp hơn ở quốc gia 2 (có mức chi phí VUJC) sang các nhà sản xuất có hiệu quả cao hơn ở quốc gia 1 (có mức chi phí VUMC) biểu thị bằng tam giác CJM.
Thứ hai, lợi ích tiêu dùng tăng thêm do giá giảm xuống làm cho người dân ở quốc gia 2 có thể mua một khối lượng hàng hoá lớn hơn (có mức lợi ích ZWBH) với mức chi phí thấp hơn (có mức chi phí ZWBN) biểu thị bằng tam giác BHN. Như vậy, một liên minh thuế quan sẽ đưa đến việc tạo lập mậu dịch và từ đó mang lại những lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong các quốc gia trong liên minh.
4.1.2/ Sự nhất trí cao hơn
Hoạt động của các định chế quốc tế như GATT và WTO có mục tiêu giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư trên quy mô toàn cầu. Những nỗ lực liên kết kinh tế khu vực thường có sự tham gia của một vài cho tới hàng chục quốc gia. Một lợi ích khác của quá trình liên kết kinh tế quốc tế và khu vực là việc đạt tới sự nhất trí giữa một số lượng nhỏ các nước thành viên sẽ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp có nhiều quốc gia liên quan.
4.1.3/ Hợp tác chính trị
Liên kết kinh tế quốc tế và khu vực có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt chính trị. Một nhóm quốc gia có thể có tiếng nói chính trị có trọng lượng hơn trên trường quốc tế so với từng quốc gia riêng lẻ. Vì vậy, các quốc gia sẽ có được vị thế mạnh hơn khi đàm phán với các quốc gia khác tại các diễn đàn như WTO hoặc Liên Hiệp quốc. Quá trình liên kết gắn liền với sự hợp tác về chính trị có thể làm giảm khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa các quốc gia thành viên. Trên thực tế thì hoà bình đã được coi là mục tiêu trọng tâm của những nỗ lực liên kết ở Châu á trong những năm 50. Hậu quả tàn khốc của hai cuộc chiến tranh thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20 đã buộc Châu Âu phải coi liên kết như là một cách thức để ngăn ngừa các cuộc xung đột vũ trang.
4.1.4/ Các tác động tích cực khác
Ngoài những tác động tích cực nêu trên, liên kết kinh tế quốc tế và khu vực còn mang lại cho các nước thành viên nhiều lợi ích tĩnh và động khác như tiết kiệm được chi phí quản lý, cải thiện điều kiện thương mại của cả khối với phần còn lại của thế giới, gai tăng cạnh tranh và giảm mức độ độc quyền trên thị trường liên kết, khai thác tính kinh tế theo quy mô, kích thích đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước, gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, v.v… Tuy nhiên những lợi ích này chỉ có thể được khai thác triệt để nếu như các nước thành viên phối hợp với nhau trong việc xây dựng những thể chế và chính sách kinh tế chung thích hợp. Nói một cách khác, quá trình liên kết phải được diễn ra dựa trên cách tiếp cận chủ động.
4.2/ Tác động tiêu cực của liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
4.2.1/ Chuyển hướng mậu dịch
Ngược với tạo lập mậu dịch là tác động chuyển hướng mậu dịch, hiện tượng thương mại được chuyển từ những quốc gia nằm ngoài khối liên kết tới các quốc gia là thành viên của khối liên kết. Chuyển hướng mậu dịch có thể xẩy ra khi quá trình liên kết dẫn tới việc giảm bớt hoặc thủ tiêu các mức thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Như vậy, chuyển hướng mậu dịch có thể làm giảm quy mô thương mại giữa một nước thành viên với những quốc gia khác có hiệu quả sản xuất cao hơn nhưng nằm ngoài khối liên kết, và gia tăng quan hệ thương mại của nước đó với các nước thành viên khác có hiệu quả sản xuất kém hơn. Xét theo giác độ này thì liên kết kinh tế mang lại lợi ích cho những nước thành viên sản xuất kém hiệu quả hơn trong khối liên kết. Nếu như trong khối liên kết không có sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ thì người mua sẽ phải trả giá cao hơn khi chuyển hướng mậu dịch diễn ra.
Có thể minh hoạ và phân tích thông ở qua ví dụ biểu đồ dưới đây trong tường hợp hội nhập dưới hình thức liên minh thuế quan:
Biểu đồ 2: Liên minh thuế quan – Chuyển hướng mậu dịch
0
20
30
70
80
X
A
B
G
2
1
M
N
C
J
H
S1
Dx
Sx
Px
($)
1,5
G’
40
90
S3
S1+T
H’
J’
C’
B’
Trong biểu đồ trên có 3 quốc gia cùng sản xuất sản phẩm x. Dx và sản xuất là đường cầu và đường cung của sản phẩm x trong thị trường nội địa của quốc gia 2.
Giả sử quốc gia 1 và 3 là những quốc gia sản xuất sản phẩm x trên quy mô lớn. Trên biểu đồ S1 và S3 là đường cung co giãn hoàn toàn của sản phẩm x từ quốc gia 1 và 3 đối với quốc gia 2 trong điều kiện mậu dịch tự do; còn S1+T là đường cung khi đánh thuế sản phẩm x đối với quốc gia 1 là 100%.
Khi chưa có liên minh thuế quan, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm x đồng đều là 100%, nên quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm x từ quốc gia 1 với giá Px 2 USD. ở mức giá này, quốc gia 2 sẽ tiêu thụ 70x (GH), trong đó 40x (GJ) được sản xuất trong nước và 30x (JH) được nhập khẩu từ quốc gia 1. quốc gia 2 cũng thu được 30 USD (JMNH) thuế nhập khẩu.
Trong trường hợp quốc gia 2 và quốc gia 3 thành lập liên minh thuế quan và xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm x. Khi đó, quốc gia 2 sẽ nhập khẩu x với giá rẻ hơn giá nhập khẩu từ quốc gia 3 (Px = 1,5 USD), tại mức giá này quốc gia 2 tiêu thụ 80x (G’B’), trong đó 30x (G’C’) được sản xuất trong nước và 50x (C’B’) được nhập khẩu từ quốc gia 3. Trong trường hợp này quốc gia 2 sẽ không thu được thuế nhập khẩu. Việc nhập khẩu sản phẩm x vào quốc gia 2 được chuyển từ các nhà sản xuất có hiều quả hơn ở quốc gia 1 sang các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn ở quốc gia 3 vì bây giờ thuế quan có sự phân biệt giữa các nước trong liên minh và ngoài liên minh thuế quan.
Sau khi thành lập liên minh thuế quan, mức nhập khẩu sản phẩm x của quốc gia 2 tăng từ 30x lên 50x. Điều đó có nghĩa là liên minh thuế quan vừa có tác động chuyển hướng mậu dịch, vừa có tác động tạo lập mậu dịch.
Xét một cách tổng thể thì kết quả của một liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch đem lại là:
Thứ nhất, đối với quốc gia 2, phúc lợi đạt được từ việc tạo lập mậu dịch thuần tuý thể hiện ở tam giác C’
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12.doc