Chuyên đề Những tác động của toàn cầu hóa truyền thống đại chúng đối với truyền thông đại chúng ở Việt Nam: Những giải pháp hạn chế tiêu cực

Lịch sử loài người phát triển trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đó, cách ứng xử, giao tiếp cũng vận động, biến đổi không ngừng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Hoạt động giao tiếp ngày càng được tăng cường và có vai trò vô cùng quan trọng, như là một điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại của loài người với tính chất là một xã hội. Nhờ đó sự giao tiếp mà con người thiết lập và duy trì được các mối quan hệ xã hội với nhau, hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những kinh nghiệm sống và liên kết hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Hoạt động giao tiếp ấy được gọi là truyền thông. Như vậy, truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.

Trong quá trình của mình, truyền thông là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và quy mô giao tiếp trao đổi thông tin càng lớn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới. Khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực chất, truyền thông đại chúng là một phương thức biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã hội với nhiều loại hình phương tiện khác nhau (sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng đĩa hình và âm thanh).

 

doc12 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Chuyên đề Những tác động của toàn cầu hóa truyền thống đại chúng đối với truyền thông đại chúng ở Việt Nam: Những giải pháp hạn chế tiêu cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HểA TRUYỀN THễNG ĐẠI CHÚNG ĐỐI VỚI TRUYỀN THễNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM; NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TIấU CỰC Hà Nội, 4 - 2005 I. Truyền thông và truyền thông đại chúng Lịch sử loài người phát triển trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Theo đó, cách ứng xử, giao tiếp cũng vận động, biến đổi không ngừng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Hoạt động giao tiếp ngày càng được tăng cường và có vai trò vô cùng quan trọng, như là một điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại của loài người với tính chất là một xã hội. Nhờ đó sự giao tiếp mà con người thiết lập và duy trì được các mối quan hệ xã hội với nhau, hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những kinh nghiệm sống và liên kết hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Hoạt động giao tiếp ấy được gọi là truyền thông. Như vậy, truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Trong quá trình của mình, truyền thông là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và quy mô giao tiếp trao đổi thông tin càng lớn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới. Khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều khiển các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thực chất, truyền thông đại chúng là một phương thức biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã hội với nhiều loại hình phương tiện khác nhau (sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng đĩa hình và âm thanh). Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin. Từ những kỹ thuật truyền thông sơ khai nhất là ngôn ngữ, ký hiệu đến chữ viết, in, phát hành sách và ngày nay là sự bùng nổ của phát thanh, truyền hình và đặc biệt là máy tính, mạng máy tính toàn cầu. Sự ra đời của máy tính điện tử là sự mở đầu cho một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên công nghệ thông tin. Mạng máy tính toàn cầu mang đến cho xã hội một phương thức mới mẻ về trao đổi thông tin, làm cho công chúng có quyền chủ động trong việc lập ra và tiếp cận một thực đơn tin tức, tài liệu phù hợp với yêu cầu, mong muốn của mình. Cùng với máy tính, hệ thống vệ tinh nhân tạo và cáp quang đã hình thành, phát triển và là cơ sở kỹ thuật cần thiết để các hãng tin tức, các đài phát thanh, truyền hình, các tòa soạn báo liên kết với nhau, truyền tin tức cho nhau, hình thành những hãng thông tin khổng lồ có thể khai thác chung không gian địa lý, không còn cản trở sự giao tiếp con người với con người. II. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng Nằm trong xu thế vận động chung cũng như sự tác động lẫn nhau của nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường, khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là một hiện tượng khách quan. Đó chính là quá trình quy chuẩn hóa và mở rộng quy mô ra toàn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chúng, phương tiện, kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp cận thông tin của các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng. Có thể nói toàn cầu hóa truyền thông đại chúng bắt đầu từ giữa thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành một hiện thực không thể cưỡng nổi. Nó như một hệ quả của sự vận động của một loạt lĩnh vực khác trong đời sống thực tiễn và đến lượt mình, nó lại trở thành một điều kiện, một động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa của các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, sự giao lưu giữa các dân tộc không chỉ mở ra theo chiều rộng mà mạnh mẽ cả về chiều sâu. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là kết quả tất yếu của việc mở rộng các hình thức giao lưu của loài người, nó nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển đổi về hình thức tư duy và quan niệm giá trị. Nét nổi bật của quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là sự mở rộng quy mô ảnh hưởng, thu hẹp không gian và thời gian giao tiếp đã tạo ra cơ hội cho các dân tộc, cộng đồng người có thể tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ đó mà công chúng có thể tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng nói riêng đã tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa thế giới. Về chính trị, chính trị là yếu tố quan trọng chi phối toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, bởi trong thời đại ngày nay ngày càng có nhiều vấn đề đặt ra với quy mô tác động và phạm vi ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới, đòi hỏi Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế cần có sự tác động, ảnh hưởng hoặc can thiệp vào các vấn đề, sự kiện của từng quốc gia, để tìm ra con đường, cách thức giải quyết, hay ít ra cũng nhằm tạo sự chú ý, quan tâm của dư luận chung trong khu vực hoặc toàn thế giới. Về kinh tế, trong những thập kỷ vừa qua, do sức ép cạnh tranh của thị trường rộng lớn được tạo ra bởi sự tập trung tích tụ tư bản cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tập đoàn truyền thông khổng lồ có khả năng chi phối nhiều hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đó là những hãng thông tấn UPI, AP ở Mỹ, BBC, Roi-tơ ở Anh, AFP ở Pháp... Những thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo điều kiện cho tiến trình toàn cầu hóa trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực truyền thông đại chúng. Đáng chú ý là những thành tựu về điện tử, viễn thông, chinh phục vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ máy tính... có thể nói điện tử - thông tin là cơ sở kỹ thuật thúc đẩy toàn cầu hóa nói chung, trong đó có toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, ngược lại toàn cầu hóa lại tạo ra thị trường cho điện tử - thông tin phát triển. Ngoài các yếu tố về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và công nghệ, còn có các yếu tố khác như giao thông vận tải, dân số và di dân tự do, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, các tệ nạn xã hội, khủng bố... cũng là những nguyên nhân, điều kiện, góp phần tạo thành môi trường cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng. Toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế đang tạo ra những thời cơ phát triển cho các quốc gia. Đó là các cơ hội để các nước đang phát triển phát huy lợi thế so sánh, thu hút đầu tư về vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực... để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, theo kịp các nước phát triển. Ngoài ra còn là các cơ hội để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hợp tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chống khủng bố, đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội... Hệ thống truyền thông toàn cầu có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia và khu vực. Nó như một phương tiện cung cấp dữ liệu thông tin phong phú, đa dạng, làm cơ sở, điều kiện cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển của từng quốc gia. Hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu cũng trở thành phương tiện tổ chức lực lượng, gây áp lực nhằm giải quyết những vấn đề có tính chất khu vực và cả nhân loại. Hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu, một mặt nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa, qua đó các quốc gia, dân tộc có thể nhanh chóng tiếp nhận, chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình. Mặt khác, nó tạo nên môi trường để nhanh chóng quốc tế hóa các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ; các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng tích cực giúp việc tìm kiếm mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư sản xuất... Đồng thời, bên cạnh những thời cơ mà nó tạo ra, toàn cầu hóa cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia đang phát triển. Trong quá trình phát triển toàn cầu hóa, các nước phương Tây là chủ đạo, họ dựa vào ưu thế kinh tế để áp đặt hệ giá trị của mình, mưu đồ bắt buộc các nước đang phát triển phải chấp nhận địa vị lệ thuộc vĩnh viễn. Nguy cơ bị mất chủ quyền quốc gia; khoảng cách tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn so với các nước phát triển do bị các nước này và các tập đoàn tư bản lớn chèn ép; nguy cơ khủng hoảng kinh tế do phát triển quá nóng và do lệ thuộc quá nhiều vào bên ngoài; sự phân hóa giàu nghèo, phát triển không đồng đều giữa các quốc gia dân tộc và giữa các vùng, miền trong một quốc gia; tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường; mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc gia tăng; bản sắc văn hóa các dân tộc bị đe dọa; các tệ nạn xã hội, khủng bố phát triển... là hoàn toàn hiện thực, đó là bài toán khó tìm ra lời giải đang đặt ra cho nhân loại, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhận thức rõ tác động hai mặt của toàn cầu hóa, các quốc gia cần có những đối sách cụ thể để tranh thủ tốt nhất những thời cơ, giảm thiểu những hậu quả do những hạn chế, thách thức của nó gây ra. III. Những tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đối với truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay Xét từ những nhân tố tích cực, có thể nói rằng toàn cầu hóa truyền thông đại chúng tăng cường khả năng giao lưu mọi mặt, tạo cơ hội cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Đối với Việt Nam, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới với chủ trương "đi tắt, đón đầu", tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng lại càng mạnh mẽ và thể hiện rõ rệt. Hệ thống thông tin đại chúng trong nước đã được quan tâm đầu tư thỏa đáng cả về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển hệ thống truyền thông, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin đại chúng trong nước đã mở rộng phạm vi tuyên truyền, thông tin trên phạm vi quốc gia và quốc tế, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, nhất là về đường lối và kết quả công cuộc đổi mới đất nước. Về số lượng, hiện nay cả nước có gần 500 đơn vị báo chí với trên 600 ấn phẩm các loại có 68 đài phát thanh, truyền hình; diện tích phủ sóng truyền hình đạt trên 85%; diện tích phủ sóng phát thanh trên 95%, có trên 40 nhà xuất bản, lĩnh vực bưu chính viễn thông phát triển mạnh, có nhiều mặt đã đạt trình độ tiên tiến; hệ thống internet đã được khai thông và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra sự trao đổi thông tin trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển về số lượng, nội dung thông tin đại chúng có chuyển biến tích cực, như NQ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VIII) đã đánh giá: "Thông tin đại chúng phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, nội dung và hình thức; về in, phát hành, truyền dẫn; ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội". Nhờ có toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật thông tin nhanh chóng được phổ biến và áp dụng trong lĩnhv ực truyền thông; các dịch vụ thông tin được mở rộng và cung cấp kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin trong nước. Về chất lượng thông tin, nhờ có truyền thông đại chúng truyền thông đại chúng mà ngày càng được nâng cao. Thông tin đã mang tính đang dạng, khách quan, có cơ sở và điều kiện để phân tích, chọn lọc, làm cho đối tượng sử dụng thông tin không bị động, có nhiều phương án lựa chọn để sử dụng. Do quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và trong cơ chế hiện tại, các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng có điều kiện đầu tư cạnh tranh lạnh mạnh để phát triển. Từ sự cạnh tranh ấy, chất lượng thông tin (nội dung, hình thức, tính thời sự...) ngày càng được cải thiện. Các chương trình truyền hình và điện ảnh đã có sự giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia, các hãng trên toàn thế giới, từng ngày mang đến sự đổi mới, hấp dẫn hơn cho công chúng. Đối với đội ngũ những người làm công tác truyền thông đại chúng, khi tiếp cận với quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã học hỏi, nghiên cứu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất những kiến thức, những tiến bộ của công nghệ thông tin, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, sớm hòa nhập vào sự phát triển và lớn mạnh chung của truyền thông đại chúng thế giới. Nói tóm lại, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã có tác động mạnh mẽ đối với truyền thông đại chúng nước ta, đã tạo cơ hội cho truyền thông đại chúng nước ta phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của đại đa số nhân dân, của yêu cầu phát triển đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã và đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ, gây khó khăn cho công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc nói chung cũng như đối với truyền thông đại chúng nước ta nói riêng. Là quốc gia đang phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội chưa cho phép chúng ta đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Trong tình hình chung, các tập đoàn truyền thông khổng lồ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nguồn thông tin chủ yếu mà ta thu nhận được đều thông qua các kênh thông tin đã được chi phối, áp đặt bởi quan điểm, quan niệm của các hãng nóit rên. Từ thực tế ấy, nội dung thông tin của các loại hình truyền thông đại chúng nước ta về thế giới cũng thiếu đi sự khách quan, trung thực với thực tế đã và đang diễn ra. Do quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, khả năng khai thác thông tin gần như vô hạn. Những thông tin mang tính thương mại, tầm thường luôn kích thích và lối cuốn đối tượng, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên; phim ảnh đồi trụy, sách báo "giật gân"... đã tiêu tốn hết thời gian của một bộ phận công chúng, làm lu mờ vai trò, hình ảnh của hệ thống thông tin chính thống, làm "điêu đứng" ngành điện ảnh âm nhạc nội địa... Không riêng với lĩnh vực truyền thông đại chúng, toàn cầu hóa truyền thông đại chúng với mặt trái của nó đã có tác động tiêu cực không nhỏ đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa... của nước ta, cản trở và gây khó khăn cho công cuộc xây dựng đất nước theo con đường XHCN, làm tổn hại đến những giá trị văn hóa trong sáng, cao đẹp của dân tộc Việt Nam. ý thức được vấn đề đó ta phải có những chủ trương, giải pháp để hạn chế được những tiêu cực, nhưng đồng thời không ảnh hưởng đến mặt tích cực của quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng. IV. Những giải pháp hạn chế tiêu cực Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã trở thành một xu thế không thể cưỡng lại, bắt buộc mọi quốc gia, dân tộc phải tham gia và chấp nhận thách thức. Quốc gia, dân tộc nào thông minh, đủ bản lĩnh và tỉnh táo sẽ phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực. Đối với nước ta thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, biện pháp sau: - Trước hết, đó là việc phải xử lý hài hòa mối quan hệ tương tác giữa sức ép của toàn cầu hóa trên lĩnh vực truyền thông đại chúng và việc bảo vệ an ninh, chính trị, tư tưởng và văn hóa theo hướng vừa tăng cường giao lưu vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa tận dụng thuận lợi và vượt qua thách thức. Những vấn đề này thuộc về quan điểm, đường lối cách xử lý... sao cho vừa tham gia vào xu thế hội nhập chung của nhân loại như một bộ phận quan trọng vừa tồn tại như một chỉnh thể độc lập, có chủ quyền và giàu bản sắc. Trong quan hệ này, các yếu tố kế thừa và cách tân, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giao lưu và tiếp biến văn hóa... cần được nhìn nhận một cách thấu đáo và biện chứng. - Tiếp tục giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hệ thống truyền thông đại chúng. Nội dung thông tin của các cơ quan đại chúng trong nước phải giữ vững vai trò là dòng chủ lưu thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội. Quán triệt và tăng cường thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý công tác báo chí, xuất bản... Các cơ quan báo chí một mặt tích cực tuyên truyền, giáo dục, góp phần đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, mặt khác phải thường xuyên có các biện pháp tích cực, nhằm tập trung dư luận trong nước và quốc tế đấu tranh có hiệu quả với những nội dung thông tin phát tán trên hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu có quan điểm sai trái, phản động, ảnh hưởng không tốt tới công tác an ninh, chính trị, tư tưởng, văn hóa của chúng ta. - Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống truyền thông đại chúng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vừa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, vừa đào tạo đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận được với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chủ động hội nhập toàn cầu hóa thông tin đại chúng. Khai thác, phát huy triệt để mặt tích cực và hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của toàn cầu hóa thông tin đại chúng. - Bên cạnh việc giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt đội ngũ những người làm công tác truyền thông đại chúng cần chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa thông tin đại chúng từ đó có nhận thức đầy đủ để tự giác không tiếp cận và kiên quyết đấu tranh chống lại những nội xung xấu. - Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan báo chí. Chú trọng có các biện pháp tích cực nhằm chống khuynh hướng thương mại hóa báo chí. Bảo đảm báo chí nước ta phải thể hiện rõ là báo chí cách mạng, lấy mục tiêu, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu. Như vậy, toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng nói riêng thực sự đang tạo ra những vận hội mới cũng như những khó khăn, thách thức to lớn đối với an ninh, chính trị, tư tưởng và văn hóa của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đối với nước ta, một nước đang phát triển thì thách thức lại càng lớn hơn, chúng ta một mặt với những chính sách và bước đi phù hợp, khôn khéo khai thác những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại đồng thời phải hết sức tỉnh táo, khôn khéo lựa chọn để hạn chế tối đa các mặt tiêu cực mà toàn cầu hóa mang lại. Trong lĩnh vực kinh tế, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, song vấn đề quan trọng là phải giữ vững định hướng XHCN, phát triển kinh tế phải đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng phải phát huy sức mạnh của hệ thống truyền thông, bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc, chống lại sự xâm nhập của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Phải cấp tốc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đủ mạnh để chống lại sự khống chế về xã hội và tin tức của các thế lực thù địch. Một mặt, phải lợi dụng kỹ thuật thông tin để bảo vệ an ninh, chính trị, văn hóa và chủ quyền dân tộc; mặt khác, phải chru động đưa tin tức của ta đến với thế giới để các nước chú ý và tôn trọng nguồn tin của ta. Vì thế, cần đầu tư hơn nữa vào việc sản xuất tin, thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật máy tính điện tử là việc cần thiết để bảo vệ an ninh, chính trị, tư tưởng và văn hóa; đưa các thông tin, ấn phẩm, báo chí thành một lực lượng xung kích hữu hiệu có sức mạnh to lớn trong việc chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan.doc
Tài liệu liên quan