Chuyên đề Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á

Du lịch là một ngành công nghiệp hàng năm đã đem về cho mỗi quốc gia một khoản tiền khổng lồ. Người ta nói rằng khi chính phủ bỏ ra một đồng để đầu tư vào ngành du lịch thì sẽ thu về một ngàn đồng lợi nhuận. Đó là sự thật, bởi lẽ du lịch là một ngành tổng hợp, nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn là nhu cầu cao cấp, tốn kém mà nhìn nhận du lịch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống, mức độ phát triển của một quốc gia. Và du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.

Nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chính trị ổn định, đường lối ngoại giao rộng mở, tăng cường hợp tác và khuyến khích đầu tư nước ngoài nhờ đó ngành du lịch Việt Nam đã đón ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, Việt Kiều về thăm tổ quốc, nhân dân đi du lịch trong và người nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân hiểu biết thêm về đất nước con người Việt Nam.

Năm 1991 ngành du lịch Việt Nam đón được 250.000 lượt khách du lịch quốc tế, năm 1995 đón được 1,35 triệu lượt khách, năm 1997 đón 1,71 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2002 đã đón được 2,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Những số liệu nêu trên là một kết quả đáng khích lệ đối với ngành du lịch nước ta. Nhưng để đưa du lịch Việt Nam phát triển đúng với tiềm năng vốn có và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung của đất nước đòi hỏi ngành du lịch phải phấn đấu và đưa ra được những giải pháp có hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á Hà Nội em đã học hỏi và tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và làm chuyên đề này với đề tài "Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á".

Nội dung chuyên đề được chia làm 3 phần:

- Chương I: Thị trường du lịch lữ hành và cơ sở lý luận về giải pháp Marketing.

- Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á.

- Chương III: Các giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch lữ hành tại công ty trong trong thời gian tới.

 

doc64 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Du lịch là một ngành công nghiệp hàng năm đã đem về cho mỗi quốc gia một khoản tiền khổng lồ. Người ta nói rằng khi chính phủ bỏ ra một đồng để đầu tư vào ngành du lịch thì sẽ thu về một ngàn đồng lợi nhuận. Đó là sự thật, bởi lẽ du lịch là một ngành tổng hợp, nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn là nhu cầu cao cấp, tốn kém mà nhìn nhận du lịch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống, mức độ phát triển của một quốc gia. Và du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chính trị ổn định, đường lối ngoại giao rộng mở, tăng cường hợp tác và khuyến khích đầu tư nước ngoài nhờ đó ngành du lịch Việt Nam đã đón ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, Việt Kiều về thăm tổ quốc, nhân dân đi du lịch trong và người nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân hiểu biết thêm về đất nước con người Việt Nam. Năm 1991 ngành du lịch Việt Nam đón được 250.000 lượt khách du lịch quốc tế, năm 1995 đón được 1,35 triệu lượt khách, năm 1997 đón 1,71 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2002 đã đón được 2,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Những số liệu nêu trên là một kết quả đáng khích lệ đối với ngành du lịch nước ta. Nhưng để đưa du lịch Việt Nam phát triển đúng với tiềm năng vốn có và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung của đất nước đòi hỏi ngành du lịch phải phấn đấu và đưa ra được những giải pháp có hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam á Hà Nội em đã học hỏi và tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và làm chuyên đề này với đề tài "Những giải pháp Marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam á". Nội dung chuyên đề được chia làm 3 phần: - Chương I: Thị trường du lịch lữ hành và cơ sở lý luận về giải pháp Marketing. - Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Đông Nam á. - Chương III: Các giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch lữ hành tại công ty trong trong thời gian tới. Chương i Thị trường du lịch lữ hành và cơ sở lý luận về giải pháp Marketing 1.1. thị trường du lịch lữ hành: 1.1.1. Quy mô của thị trường du lịch lữ hành: Từ khi xoá bỏ chế độ bao cấp, để chuyển mình sang nền kinh tế thị trường thì mức sống của người dân dần được nâng cao, các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở dần dần được thoả mãn. Phát sinh các nhu cầu lớn hơn, trong đó có nhu cầu du lịch, người ta nhìn nhận du lịch như là một chỉ tiêu đánh giá mức sống, như là nhu cầu thực sự của cuộc sống. Nhu cầu về du lịch, được coi là nhu cầu tổng hợp liên quan tới sự di chuyển, lưu lại tạm thời bên ngoài, nơi cư trú thường xuyên trong thời gian tiêu dùng du lịch của dân cư, nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hoá, thể thao kèm theo việc tiêu dùng các giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội. Cùng với du lịch phát triển nhanh chóng thì thu nhập từ du lịch cũng tăng lên. Các quốc gia trên thế giới đều coi du lịch như là một trong các ngành kinh tế, tạo ra thu nhập quốc dân, và có các chính sách tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển. Theo số liệu thống kê, năm 1950 thu nhập ngoại về du lịch quốc tế chỉ ở mức 2,1 tỷ USD; năm 1960 đạt 6,8 tỷ USD và năm 1970 đạt 18 tỷ USD; năm 1980 đạt 102 tỷ USD; năm 1991 đạt 26 tỷ USD và năm 1994 đạt 338 tỷ. Bên cạnh đó số lượng khách cũng tăng lên rõ rệt qua từng năm một. ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bắt đầu được khôi phục và phát triển, đến những năm 90 khi nền kinh tế, chính trị ổn định, du lịch thực sự bước vào giai đoạn khởi sắc. Ngành du lịch có tốc độ phát triển liên tục đạt 30 - 40% thuộc những nước tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới. Trong những năm 1990-1997. Nếu như năm 1994, số lượng khách du lịch nội địa là 3.500.000 lượt người thì đến năm 98 là 9,6 triệu lượt người (tăng 2,74 lần so với năm 94). Không chỉ những chuyến du lịch nội địa tăng lên mà số lượng khách Việt Nam ra nước ngoài và số lượng khách quốc tế vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Năm 94 cả nước có hơn 7.500 lượt người Việt Nam đi ra nước ngoài thì năm 97 con số là 12.980 lượt (tăng 1,7 lần so với năm 94). Năm 94 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 1.018 nghìn lượt người thì năm 97 là 1710 nghìn người. Cho đến cuối năm 1997 và đầu năm 98 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á cùng với thiên tai lũ lụt tại các tỉnh và thành phố trong cả nước, hoạt động du lịch đã gặp rất nhiều khó khăn, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 98 chỉ còn 1.520 nghìn lượt người (giảm 12% so với năm 97) lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài chỉ còn 11.000 người (giảm 18% so với năm 97) duy chỉ có lượng khách nội địa là tăng 15% so với năm 97. Bước sang năm 2000 - 2001 tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực giảm xuống, ngành du lịch Việt Nam đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng, lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2000 đạt 1,78 triệu người năm 2001 đạt 2,13 triệu người lượng khách nội địa năm 2000 đạt 10,7 triệu người năm 2001 đạt 11,2 triệu người. Như vậy trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những bước đầu khá khả quan. Sự phát triển đồng đều của các hoạt động kinh doanh du lịch, như kinh doanh lữ hành, kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống, kinh doanh dịch vụ vận chuyển đã góp phần đẩy mạnh hơn nhu cầu du lịch và tạo nên ngành du lịch một ngành kinh tế có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành và việc tiêu dùng của du khách: Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người, trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịch chỉ mang tính chất tự phát, mọi chuyến đi đều do tư nhân đảm nhiệm, chưa hề có một tổ chức du lịch nào. Tới đế chế La Mã, du lịch phát triển mạnh với cả hai hình thức cá nhân và tập thể. Đã xuất hiện những cuốn sách ghi chép về các tuyến hành trình, các suối nước nóng, của các tác giả như Sera Taxit. Vào thế kỷ thứ II ở Hy Lạp, Pausanhiac đã xuất bản cuốn sách "Perigezoto" có thời gian biểu của các phương tiện giao thông công cộng. Đây là những nguồn thông tin đầu tiên của hoạt động du lịch lữ hành. Khu hoạt động du lịch phát triển lên một bước mới đã xuất hiện các tổ chức của hoạt động lữ hành, các tổ chức này chỉ đảm nhiệm một hoặc một số các dịch vụ, phục vụ khách du lịch trong chuyến hành trình. Theo thời gian và nhu cầu du lịch ngày một lớn, các tổ chức ngày một hoàn thiện thành các công ty lữ hành với đầy đủ các chức năng như hiện nay. Các công ty lữ hành này có vai trò như chiếc cầu nối giữa cung và cầu du lịch. Như vậy, kinh doanh lữ hành xuất hiện và phát triển như là một tất yếu. Mặc dù ra đời khá muộn so với các hoạt động khác của ngành du lịch nhưng nó đã trở thành một ngành kinh doanh chủ chốt của hoạt động kinh tế du lịch. Bằng cách bán các chương trình du lịch (tour), có nghĩa là sản xuất, đổi mới các chương trình du lịch và tổ chức thực hiện chương trình du lịch đó. Kinh doanh du lịch lữ hành góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Hoạt động kinh doanh lữ hành được thể hiện qua quá trình chọn lọc các tài nguyên du lịch, để cấu tạo thành sản phẩm du lịch. Công ty với tư cách là nơi môi giới (bán) các dịch vụ hàng hoá được sản xuất từ các doanh nghiệp khác, chuyên ngành khác để thu một phần quỹ tiêu dùng cá nhân của khách du lịch. Ngày nay, những người đi du lịch chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất là tiền cho chuyến đi du lịch, họ không muốn phải tự mình chuẩn bị các phương tiện đi lại như thuê xe, mua vé tàu, chuẩn bị nơi lưu trú (thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ nhà trọ), chuẩn bị nơi ăn uống (khách sạn, nhà hàng). Nên họ thường đến hay liên lạc qua những công ty du lịch lữ hành để đi du lịch với mức giá trọn gói, đồng thời khi họ tham gia vào các chương trình du lịch của công ty du lịch lữ hành họ còn kết hợp với các mục đích khác ngoài mục đích tham quan, giải trí nghỉ ngơi, hay ngoại giao, thăm viếng kinh doanh nên họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho riêng chuyến đi. Hơn nữa, khi mua các sản phẩm dịch vụ du lịch thông qua công ty lữ hành, du khách không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn tiết kiệm được chi phí cho việc tìm kiếm thông tin và tổ chức sắp xếp, bố trí cho chuyến đi du lịch của mình. Khách du lịch vừa có quyền lựa chọn, vừa cảm thấy hài lòng và yên tâm với quyết định của chính mình, vì đã được tiếp xúc với các ấn phẩm quảng cáo, với các lời hướng dẫn của nhân viên bán hàng. Do vậy ta có thể hình dung ra những dịch vụ mà công ty lữ hành có thể cung ứng cho khách hàng là từ việc đăng ký chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển (máy bay, tàu hoả, tàu biển, ôtô) đến đăng ký tại các cơ sở lưu trú và ăn uống (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ) các cơ sở vui chơi giải trí, thuê hướng dẫn viên, thiết kế chương trình du lịch, các thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu. 1.1.3. Tình hình cạnh tranh trên trên thị trường du lịch lữ hành: Tính đến thời điểm cuối cùng của năm 2002, toàn ngành du lịch có hơn 100 công ty lữ hành quốc tế và hơn 300 công ty lữ hành nội địa trong đó tập trung chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty này bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc tổ chức các chương trình du lịch trọn gói đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách tiến đến khâu cuối cùng. Ngoài ra, các công ty lữ hành còn tự tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị, đào tạo cán bộ quản lý và hướng dẫn viên. Có một số công ty, nhất là ở Hồ Chí Minh như Sài Gòn Tourist, Vinatour, Việt nam Tour, là những công ty lữ hành chuyên nghiệp cao đã có thâm niên hoạt động và thực sự đầu tư xây dựng cho các tour, có khả năng đa dạng hoá sản phẩm, tạo lập được rất nhiều mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước. Cán bộ công ty được cử đến tận từng điểm du lịch, tìm hiểu về những nét văn hoá truyền thống, thống nhất với Ban quản lý tại địa điểm du lịch, về việc tổ chức những lễ hội cho du khách thưởng thức, làm việc với chính quyền các cấp sở tại để quản lý và đảm bảo antoàn cho khách, khảo sát chất lượng và ký kết hợp đồng với các khách sạn, để giá thuê phòng ổn định cao hơn, công ty Vinatour đã phối hợp với công nghệ thông tin của Tổng cục du lịch Việt Nam trên đĩa CD-ROM. Công ty Du lịch Sài Gòn Tour còn xây dựng các chương trình du lịch theo các chủ đề: Du lịch sông nước, du lịch về cội nguồn, du lịch phong cảnh kết hợpvới lễ hội trên cao nguyên, Tây Nguyên bằng nhiều loại hình thức như: đi thuyền, cưỡi voi, đi xe môtô, đi bộ trên các vùng thiên nhiên hoang dã và bán các chương trình trên mạng Internet. Ngoài ra các công ty này còn có đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng cao, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và điều hành hướng dẫn du lịch. Nhờ những nỗ lực trên mà nguồn khách của các công ty này luôn luôn ổn địnhvà phát triển, ít chịu sức ép của thị trường. Cùng với các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty tư nhân cũng là một lực lượng đáng kể tạo nên sức ép của thị trường. Hầu hết các công ty này đều ít có kinh nghiệm trong cạnh tranh vì mới thành lập, song lại chiếm tỷ phần thị trường khách du lịch nội địa tương đối cao như du lịch xanh, du lịch hạ trắng. Các công ty này đã tìm được khe hở của thị trường mà các công ty lớn bỏ qua và khai thác nó một cách triệt để. Họ biết thiết lập mối quan hệ mật thiết và ràng buộc với các khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng, bằng cách thường xuyên thăm hỏi và tổ chức các chương trình du lịch miễn phí, và mời những khách hàng mà công ty cho là quan trọng. Mục tiêu kinh doanh của các công ty này là tập trung khai thác và củng cố thị trường trong nước nên việc đáp ứng nhu cầu của khách diễn ra nhanh chóng đồng thời bám sát được nhu cầu thay đổi trên thị trường. Các công ty này bằng cách này hay cách khác luôn làm cho giá của họ giảm xuống có khi chỉ bằng 1/2 so với các mức giá của các công ty khác. Sự ra đời của các công ty này nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước sẽ gây nên một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường. 1.1.4. Đặc trưng của cầu trên thị trường du lịch: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác. Tuy nhên do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng. - Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá. Nó chỉ được hình thành khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Khi mà nhu cầu thiết yếu của con người, đã được thoả mãn, khi mà khách du lịch với sự tiêu dùng của mình tác động đến "sản xuất" hàng hoá du lịch ở ngoài nơi mà họ thường trú. Trong du lịch cầu có ở mọi nơi, không phân biệt địa phương lãnh thổ. ở đâu có dân cư và các nhóm dân cư này có nhu cầu du lịch và khả năng thanh toán thì ở đó có cầu du lịch. Cung du lịch thì lại ở một vị trí được xác định từ trước, thường cách xa cầu. Hay nói đúng hơn là không thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến nơi có nhu cầu du lịch. Việc mua bán sản phẩm du lịch, chỉ được thực hiện khi người tiêu dùng với tư cách là khách du lịch, phải vượt qua khoảng cách từ nơi ở hàng ngày đến các địa điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch. Do đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu dưới dạng dịch vụ quyết định. Dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí môi giới, hướng dẫn là những đối tượng mua bán diễn ra đồng thời, chủ yếu trên thị trường du lịch. Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua. Trước khi mua sản phẩm du lịch, khách hàng không được biết giá trị thực chất của nó, không thể nhìn, nếm, ngửi hay nghe thấy. Khác với các hàng hoá khác là người bán phải có hàng mẫu để chào bán, kho khách hàng xem xét, hay dùng thử nhưng trên thị trường du lịch người bán không có hàng hoá du lịch tại nơi chào bán. Mà chủ yếu dựa vào xúc tiến quảng cáo. Trên thị trường du lịch, đối tượng mua, bán rất đa dạng. Ngoài hàng hoá vật chất và dịch vụ còn có cả những đối tượng mà ở các thị trường khác không được coi là hàng hoá vì nó không đủ các thuộc tính của hàng hoá. Đó là giá trị nhân văn, tài nguyên du lịch thiên nhiên, những hàng hoá này sau khi bán rồi, người bán vẫn chiếm hữu nguyên giá sử dụng của nó. Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng, đến khi khách trở về nơi thường trú của họ. Đây là đặc thù khác hẳn so với thị trường hàng hoá khác, trên thị trường hàng hoá nói chung, quan hệ thị trường chấm dứt khi khách mua trả tiền, nhận hàng, nếu kéo dài chỉ là thời gian bảo hành. Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho, việc mua, bán du lịch gắn với không gian nhất định và thời gian cụ thể. Trong khi đó cầu trong du lịch có tính linh hoạt cao. Thể hiện ở việc chúng dễ bị thay đổi bởi cầu về hàng hoá. Thị trường du lịch mang tính thời vụ, điều đó thể hiện cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định của một năm. Tính thời vụ của thị trường du lịch do các yếu tố khách quan và chủ quan quyết định. Đặc trưng của cầu du lịch được quyết định bởi mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu trong du lịch với thời gian rỗi của con người, với khả năng thu nhập và tích luỹ tài chính của người dự kiến đi du lịch với thói quen và tâm lý đi du lịch của họ. 1.1.5. Các chức năng chi phối cầu của thị trường du lịch: Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể sắp xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm sau: a. Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết đến vai trò của con người, như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó tác động trực tiếp và chiếu lên cầu du lịch, cả về sự hình thành cầu trong du lịch, đến khối lượng và cơ cấu của cầu du lịch. Trong nhóm yếu tố kinh tế thì thu nhập, giá cả, tỷ giá hối đoái (liên quan đến lạm phát) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để có cầu du lịch thì thu nhập của dân cư phải đạt đến mức độ nhất định vượt qua mức cân đối đáp ứng nhu cầu thiết yếu, hoặc phải có nguồn thu nhập bổ sung, để bù đắp chi phí cho những chuyến đi du lịch. Thu nhập của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua trên thị trường du lịch. Khi thu nhập của dân cư tăng lên, sẽ dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng lên và ngược lại. Trước đây do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, cộng thêm với cơ chế quản lý mang tính tính tự cung tự cấp, nền kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tình hình đó đưa ngành du lịch Việt Nam lâm vào tình trạng đình trệ và vô cùng lạc hậu. Từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao (5-8%), lạm phát ở mức độ ổn định, đẩy mạnh nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên với sự biến động về tình hình kinh tế trong khu vực trong những năm cuối 97 và đầu 98 đã làm cho Việt Nam có bước giảm sút. ở các nước có nền kinh tế phát triển nguồn lao động luôn gia tăng chậm, vì thế sức khoẻ và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu qủa lao động. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thoả mãn thông qua thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở. Chính vì vậy dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế là ngành thu ngoại tệ lớn của nhiều nước. b. Chức năng xã hội: Ngày nay, cùng với sự phát triển của loài người, các yêu cầu về đời sống xã hội ngày càng đòi hỏi cao hơn, trình độ hiểu biết của con người cũng ở tầm cao hơn. Chức năng về văn hoá xã hội không ngừng được tăng cường và củng cố, đối với hoạt động du lịch thì văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng và được coi là yếu tố cấu thành trong các sản phẩm du lịch. Chức năng xã hội còn thể hiện trong việc gìn giữ, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó du lịch có tác động hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, hình thành những phẩm chất cao quý tốt đẹp như lòng yêu lao động. Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. c. Chức năng sinh thái: Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh. Bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người, để đáp ứng nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng những lãnh thổ nhất định, có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng xanh bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp. Dưới ảnh hưởng của các nhu cầu ấy đã hình thành một mạng lưới các nhà nghỉ, các đơn vị du lịch. Con người tiếp xúc với tự nhiên, sống giữa tự nhiên, tiềm năng tự nhiên đối với du lịch của lãnh thổ góp phần tối ưu hoá tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, trong điều kiện công nghiệp hoá, đô thị hoá phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định, đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một các hợp lý. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải có các kiểu lãnh thổ được bảo vệ cùng với các công viên quốc gia. Từ đó hàng loạt công viên quốc gia xuất hiện để vừa bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Việc làm quen với các danh lam thắng cảnh và môi trường tự nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần bảo đảm phát triển tối ưu du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động, phá hoại của dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi liên quan mật thiết đến nhau. d. Chức năng chính trị: Nhìn chung, nền chính trị nước ta hiện nay tương đối ổn định chính phủ vẫn duy trì được khả năng kiểm soát và chỉ đạo của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chức năng chính trị của du lịch còn được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Hoạt động hợp tác quốc tế sôi động đã kéo theo những kết quả rất đáng khích lệ cho sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Năm 97 vừa qua cũng đánh dấu một thắng lợi mới trong hoạt động ngoại giao đa phương, với việc lần đầu tiên nước ta được bầu vào Hội đồng Kinh tế xã hội của liên hợp quốc - cơ quan quan trọng thứ hai của liên hợp quốc sau hội đồng bảo an. Như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại của nuớc ta đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mà trong kinh tế đối ngoại du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua du lịch làm cho thế giới hiểu rõ đất nước, con người, nền văn hoá phong phú lâu đời và lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Trên cơ sở đó tranh thủ được sự cảm tình của nhân dân thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho việc duy trì hoà bình và mở rộng hợp tác. Một chính sách rất quan trọng nữa là thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch vào Việt Nam và ra nước ngoài thông thoáng hơn giảm bớt các rườm rà không cần thiết. Có thể nói về chính sách đối ngoại, phương châm của nước ta là quan hệ với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và không can thiệp vào nội bộ của nhau. Hiên tại Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 130 nước trên thế giới, lần lượt gia nhập tổ chức ASEA và APTA các quan hệ này dựa trên chủ đề tăng cường hợp tác kinh tế. 1.1.6. Phân đoạn thị trường du lịch : Để đề ra một chiến lược Maketing phù hợp với mỗi thị trường, một công việc quan trọng phải làm là tiến hành phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường là việc phân chia toàn bộ thị trường không đồng nhất thành những đoạn thị trường đồng nhất sao cho nhóm khách hàng mục tiêu có được những dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của họ mà công ty có các chính sách thích ứng với từng đoạn thị trường đó. a. Thị trường khách hàng tham gia vào du lịch sinh thái: Thị trường này bao gồm cả khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tham gia vào du lịch sinh thái mà nhiều nhất là người Trung Quốc, với hình thức du lịch sinh thái biển. Các bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồ Sơn, Trà Cổ là các bãi biển được khách Trung Quốc ưa thích. Mặc dù Trung Quốc là nước lớn nhưng không có bãi biển đẹp như Việt Nam. Đối với khách du lịch quốc tế tham gia vào thị trường này mà có khả năng chi tiêu vừa phải, họ coi trọng phương tiện vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên, có nhu cầu không cao về điều kiện nơi lưu trú, ít quan tâm đến văn hoá ẩm thực. Trong một chuyến đi họ cố gắng tiết kiệm tối đa thời gian để tham quan và đi được nhiều nơi. Họ thường sang Việt Nam không phải bằng hộ chiếu mà bằng giấy thông hành. Đối với khách du lịch tham gia vào thị trường này là người Việt Nam, họ thường đi theo một nhóm nhỏ là người trong gia đình, hay là những người thân thường từ độ tuổi thanh niên và trung niên. Họ đi du lịch với mục đích khác nhau, có thể là giải trí, hay khám phá. Những nơi du lịch thu hút được nhiều khách tới tham quan là những nơi có phong cảnh đẹp, núi non nhiều, có bơi thuyền hay lội suối là những nơi tạo được sự tò mò trước khi đi, tạo được sự hấp dẫn trong khi đi. b. Thị trường khách du lịch tham gia vào du lịch lễ hội: Du lịch lễ hội là một phần quan trọng của du lịch văn hoá. Những người tham gia vào du lịch lễ hội thường đi theo tour ngắn ngày, đây là thị trường rất đông đảo, bao gồm cả khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa có thu nhập cao hoặc trung bình. Khách du lịch Quốc tế tham gia vào du lịch lễ hội với mục đích tìm hiểu, k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26.doc
Tài liệu liên quan