Chuyên đề Những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang

Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2UDS/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1 USD/ngày. Cứ 100 đứa trẻ ra đời thì có 8 trẻ không sống được đến 5 tuổi, 9 trong số 100 bé trai và 14 trong 100 bé gái ở độ tuổi đến trường không được đi học.

Ngày nay khái niệm phát triển đã được nhận thức rằng, không phải chỉ có sự về sản lượng ccủa nền kinh tế mà còn bao hàm cả sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội cho nhân dân chính vì vậy công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao ( 11% năm 2000 ) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó phát triển kinh tế, cái nhìn tổng quát, chính là giải quyết vấn đề giảm nghèo, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh.

Quán triệt qua điểm của Đảng tỉnh Bắc Giang đã luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được những thành tựu tốc đọ tăng trưởng khá trong nhiều năm nhưng do xuất phát điểm thấp đến nay Bắc Giang mới chỉ đạt mức thu nhập bình quân là 208 USD/người (năm 2000 ) và giữa người giàu và người nghèo vẫn có một khoảng cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của Bắc Giang là tiến tới xoá hẳn tình trạng đói nghèo vào năm 2010. Đây là một hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp lỗ lực của toàn thể cộng đồng cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo.

Qua quá trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu đề tài này: “Những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang”. Nhằm mở rộng phần nhận thức của mình hơn về vấn đề nan giải đó và cũng hy vọng đóng góp một ý kiến nhỏ bé của mình vào sự phát triển của tỉnh nhà trên con đường phát triển chung của đất nước.

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần chính sau:

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo.

Chương II: Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Bắc Giang.

Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo ở Bắc Giang trong thời gian tới.

Trong chuyên đề này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương phương pháp so sánh; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch; phương pháp phân tích.để hoàn thành chuyên đề.

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục lời nói đầu Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2UDS/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1 USD/ngày. Cứ 100 đứa trẻ ra đời thì có 8 trẻ không sống được đến 5 tuổi, 9 trong số 100 bé trai và 14 trong 100 bé gái ở độ tuổi đến trường không được đi học. Ngày nay khái niệm phát triển đã được nhận thức rằng, không phải chỉ có sự về sản lượng ccủa nền kinh tế mà còn bao hàm cả sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội cho nhân dân chính vì vậy công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững. ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao ( 11% năm 2000 ) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó phát triển kinh tế, cái nhìn tổng quát, chính là giải quyết vấn đề giảm nghèo, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh. Quán triệt qua điểm của Đảng tỉnh Bắc Giang đã luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được những thành tựu tốc đọ tăng trưởng khá trong nhiều năm nhưng do xuất phát điểm thấp đến nay Bắc Giang mới chỉ đạt mức thu nhập bình quân là 208 USD/người (năm 2000 ) và giữa người giàu và người nghèo vẫn có một khoảng cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của Bắc Giang là tiến tới xoá hẳn tình trạng đói nghèo vào năm 2010. Đây là một hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp lỗ lực của toàn thể cộng đồng cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo. Qua quá trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu đề tài này: “Những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang”. Nhằm mở rộng phần nhận thức của mình hơn về vấn đề nan giải đó và cũng hy vọng đóng góp một ý kiến nhỏ bé của mình vào sự phát triển của tỉnh nhà trên con đường phát triển chung của đất nước. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần chính sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo. Chương II: Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Bắc Giang. Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo ở Bắc Giang trong thời gian tới. Trong chuyên đề này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương phương pháp so sánh; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch; phương pháp phân tích...để hoàn thành chuyên đề. chương I Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo I. Các quan niệm về đói, nghèo. 1. Quan niệm về đói, nghèo. Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người nkhai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và những nu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo đói. Trong thời kỳ tiền sử mông muội, loài người trong khi bức ra, tách khỏi thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường xuyên đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người. Khi xuất hiện con người vvới thân phận nô lệ, một thứ hàng hoá có thể mua bán, một công cụ biết nói ( chế độ chiếm hữu nô lệ ) hoặc là những kể đi làm thuê kiếm miếng cơm manh áo qua ngày ( chế đọ phong kiến) thì nghèo đói mới diễn ra như hệ quả của áp bức xã hội, của chế độ người bóc lột người. Trong các chế độ xã hội này sự giàu có ở cực này dựa trên sự bóc lột, sự bần cùng hoá ở cực khác. Cực này càng giàu thì cực kia càng nghèo. Sự ra đời và phát triển cuả Chủ nghĩa Tư bản vẫn chủ yếu dựa trên phương thức cướp đoạt, bóc lột, bần cùng hoá đối với người lao động. Và nguồn gốc sâu xa của nghèo đói trên đây là ở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, ở chế độ áp bức, bóc lột và tình trạng nô dịch của con người. Do đó, chỉ xoá bỏ chế độ tư hữu, bóc lột đó thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh nghèo đói lầm than, làm cho họ trở thành người lao động tự do và làm chủ tiến tới một xã hội công bằng văn minh, đạt được sự hài hoà giữa ôựi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chính vì vậy sau Cách Mạng Tháng Mười năm 1917, trong bước chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” (NEP) Lênin là người chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá, dùng lợi ích vật chất, coi đó như là một nhân tố kích thích, một đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động, giải phóng sức sản xuất, làm cho nền kinh tế khởi sắc, từng bước thoát khỏi sự trì trệ, trên cơ sở đó đã xoá được căn bản tình trạng nghèo đói đang hoành hành khắp nước Nga. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn nữa, thực hành tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nói chung. Đặc biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người, xoá đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phải tiến tới giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn thịnh về kinh tế ,lành mạnh về xã hội,văn minh và văn hoá. Quan niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của con người. Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tòi về con đường, cách đi, mô hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề đói nghèo đói vẫn còn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi. Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước, con đường phát đi của chúng ta là phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả - trong đó có việc giải xoá đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Các khái niện về đói nghèo. 2.1.Các khái niệm về nghèo. Khái niệm về nghèo khổ của UNDP – 1998. Năm 1998, UNDP công báo một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau: Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở những nước khác nhau. Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thơì với thu nhập. Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1USD/người/ngày. Khái niệm về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (WB). Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ hàng hoá lương thực hàng ngày trong năm 1993 và được gọi là “ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm”. Ngưỡng nghèo này thưòng thấp bởi vì nó không tính đến số tiền chi tiêu cho những sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo thứ hai là “ ngưỡng nghèo chung” bao gồm cả chi tiêu cho lương thực thực phẩm và chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực. Xuất phát từ nhu cầu calo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng con người: WB đã đưa ra con số phổ biến được sử dụng là 2100 kilo calo cho một người mỗi ngày. Mỗi gia đình Việt Nam phải mất bao nhiêu tiền để mua được một rổ hàng hoá lương thực đủ để cung cấp 2100 calo cho mỗi người một ngày. Vì vậy, nghèo đói theo đĩnh nghĩa của WB là những hộ không có khả năng chi trả cho số hàng hoá lương thực của mình để đủ cung cấp 2100 calo cho mỗi ngưòi một ngày. Khái niệm về nghèo đói trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tháng 9/1993. Nghèo tuyệt đối: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngưòi, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 2.2. Các khái niệm về đói. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo. Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm hai dạng (theo mốc đánh giá năm 1993): Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư ở nông thôn có thu nhập dưói mức 20.400 đồng/ngưòi/tháng và ở thành thị là 24.500 đồng/người/tháng. Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưòi/tháng. Ngoài ra còn có khái niệm khác nhằm làm rõ hơn tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Nghèo đói kinh niên: ( tương ứng với nghèo truyền từ đời này qua đời khác) là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời đang xét. Nghèo đói cấp tính:( hay còn gọi là nghèo mới ) là bộ phậ dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét. II .Các quan niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1. Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1.1 Khái niệm về xoá đói. Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 1.2 Khái niệm giảm nghèo. Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. ở góc độ nước nghèo: Giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình đọ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiến tiến của thời đại. ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng. 2. Các cách xác định mức nghèo đói và bất bình đẳng . 2.1 Cách cách tính xác định mức độ nghèo đói. Sau khi xác định được ngưỡng nghèo (sẽ được nêu ở phần sau), có thể tính toán được một số chỉ tiêu thống kê tóm tắt để mô tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỉ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo) và bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo). Foster, Green và Thodbecke (1984) đã chỉ ra rằng 3 thước đo xác định mức độ đói nghèo có thể được tính bằng công thức sau: Trong đó yi là đại lượng xác định phúc lợi( ở đây chi tiêu tính trên đầu người) cho người thứ i, z là ngưỡng nghèo, N là số người có trong mẫu dân cư, M là số người nghèo và có thể được diễn giải như là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo. Khi =0, đẳng thức trên tương đương với M/N, tức là bằng số người nghèo chia cho tổng số người ở trong mẫu. Thước đo xác định quy mô đói nghèo và được sử dụng rất phổ biến này được gọi là tỷ số đếm đầu người hay chỉ số đếm đầu khi chuyển sang tính dưới dạng %. Mặc dù chỉ số đếm đầu dễ được diễn giải song nó không nhạy cảm với khoảng cách của những người nghèo so với ngưỡng nghèo. Khi =1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và nó được biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong quần thể . Khoảng cách nghèo đói được tính đơn giản như là tổng tất cả các khoảng cách nghèo đói ở trong quần thể, có thể được sử dụng để xác định chi phí tối thiểu để xoá bỏ nghèo đói trong điều kiện mọi khoản chuyển nhượng được chuyển đến đúng đối tượng. Tuy nhiên, việc chuyển giao các khoản chuyển nhượng theo định hướng mục tiêu thường đi kèm với hao hụt và chi phí hành chính và bởi vậy chi phí thực tế để xoá bỏ nghèo đói thường là bội số của khoảng cách nghèo đói . Khi =2, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương. Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ ) của nghèo đói và tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo. Không giống như một số thước đo mức độ nghèo đói khác, 3 đại lượng này có tính chất rất hữu ích là nó có thể tính như là tổng số các số hạng được phân nhỏ (chẳng hạn, mức đói nghèo chỉ số đếm đầu người trên toàn quốc sẽ bằng bình quân gia quyền của nghèo đói ở khu vực nông thôn và thành thị , hay bằng bình quân gia quyền của chỉ số đếm tỉ lệ nghèo đói ở các vùng khác nhau). 2.2 .Các cách tính xác định sự bất bình đẳng. Ba thước đo xác định mức độ bất bình đẳng được sử dụng trong báo cáo gồm: Tỷ số giữa chi tiêu của nhóm người có mức chi tiêu cao nhất với chi tiêu của nhóm người có mức chi tiêu thấp nhất, hệ số Gini , và chỉ số Theil L. Cũng giống như thước đo nghèo đói đã đề cập ở trên, các đại lượng này đều được tính dựa vào mức chi tiêu trên đầu người như là thước đo của phúc lợi, nếu được sử dụng khác đi sẽ được giải thích rõ. Tỉ số chi tiêu của nhóm giàu nhất chia cho chi tiêu của nhóm người nghèo nhất là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển, (một nhóm bao gồm 20% dân số) .Hạn chế chính của thước đo xác định sự bất bình đẳng này là bỏ qua chi tiêu của 60% dân số là những người có mức chi tiêu trung bình và nó cũng không tính đến sự phân bố chi tiêu trong các nhóm người nghèo nhất và người giàu nhất. Hệ số Gini là thước đo xác định sự bất bình đẳng nhận giá trị trong khoảng từ 0 (khi tất cả mọi người có mức chi tiêu hoặc thu nhập như nhau) đến 1 (khi một người nắm giữ mọi thứ của xã hội !). Hệ số Gini càng tiến tới gần 1 thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3-0,6 . Hệ số Gini minh hoạ trên đồ thị được biểu thị bằng phần diện tích nằm dưới đường cong Lorenz chia cho phần diện tích nằm phía dưới đường chéo công bằng. Do vậy đường cong Lorenz càng cách xa đường công bằng bao nhiêu thì hệ số Gini càng lớn bấy nhiêu. Tuy là một thước đo xác định sự bất bình đẳng được sử dụng rất phổ biến song hệ số Gini còn có một số hạn chế. Những hạn chế đó là : (a) hệ số Gini không phải lúc nào cũng tăng lên khi lấy tiền của một người và chuyển sang cho một ngươì khác giàu hơn; và (b) không thể phân tách hệ số Gini theo các nhóm con (chẳng hạn như các khu nông thôn và đô thị hoặc cho 7 khu vực hành chính ở Việt Nam) và sau đó “tổng hợp lại” để rút ra hệ số Gini của quốc gia. Chỉ số Theil L là đại lượng xác định sự bất bình đẳng dựa trên lý thuyết thông tin/ xác suất. Chỉ số Theil L biến thiên từ 0 (công bằng tuyệt đối ) đến (bất bình đẳng tuyệt đối ) song chỉ số này ít khi lớn hơn 1. Cũng giống như hệ số Gini, chỉ số Theil L càng lớn thì sự bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu (hoặc thu nhập) càng cao. Chỉ số Theil L được tính như sau: Trong đó, giống như trên, yi là đại lượng xác định phúc lợi cho người thứ i, N là số lượng người có trong quần thể và Y là tổng của các đại lượng xác định phúc lợi của tất cả các cá nhân (tức là tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập ). Thước đo chỉ số Theil L có 2 ưu điểm chính : (a) làm tăng trọng số của những người có thu nhập thấp ; (b) không giống như hệ số Gini, nó có thể được phân ra theo các nhóm con (nói một cách chính xác, chỉ số Theil L quốc gia là bình quân gia quyền của các chỉ số của các nhóm con trong đó trọng số là các tỷ trọng trong quần thể dân cư). Ưu điểm thứ hai này rất quan trọng vì nó cho phép xem xét các yếu tố dẫn đến thay đổi trong sự bất bình đẳng ở cấp độ quốc gia. Một thước đo xác định sự bất bình đẳng có liên quan khác là chỉ số Theil T về sự bất bình đẳng. Chỉ số này nhận giá trị biến thiên từ 0 đến log(N). Bản báo cáo này sử dụng chỉ số Theil L vì chỉ số này nhạy cảm hơn chỉ số Theil T đối với sự bất bình đẳng ở phần thấp trong đồ thị phân phối thu nhập. 3.Các tiêu thức và chuẩn mức đánh giá nghèo đói. 3.1 Các tiêu thức đánh giá nghèo đói. Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau. a) Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao gồm ba mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ. b) Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của bao hệ thống ba tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm. c) Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng qui ra kilocalo cho một người trong một ngày. d) Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: Đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo. Tại đại hội lần thứ II của uỷ ban giảm nghèo khổ khu vực (ESAP) họp tại BangKoc tháng 9/1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung ccủa toàn cầu là thu nhập bình quân đầu ngươì dưới 370 USD/ người/năm. Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. 3.2 Mức chuẩn đánh giá nghèo đói. a) Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước nghèo). ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ lực lượng sản xuất nói riêng ở vùng, miền,quốc gia ấy ở tại một thời điểm nhất định Ví dụ: với chỉ số nghèo là 400 USD/người/ năm cho biết đây là nước nghèo đang phát triển. Với chỉ số nghèo là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là nước phát triển. Như vậy trên thế giới tương đương với ba nhóm nước có ba dạnh nghèo khác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ kinh tế phát triển cao; nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế chậm và nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình . Việc phân định ba dạng nghèo như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét đánh giá nghèo ở mỗi nước thuộc dạng nào, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nào để có cách nhìn tổng quát trong quá trình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo. Với cách đánh giá nghèo như trên, nghèo ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản này những nổi bật ở hai đặc trưng: - Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời nay sang đời khác. - Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa thu nhập quan sát được vơí ngưỡng nghèo được quy định ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Biểu hiện là, Việt Nam vẫn còn một bộ phận dân cư bị đói. Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng ở Việt Nam là nước còn rất nghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phói rất nhiều đến trình đọ giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Nếu căn cứ vào GDP trên đầ người / năm ở vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy: Trên 25.000 USD : nước cực giàu Trên 20.000 – 25000 USD : nước giàu Trên 10000 – 20000 USD : nước khá giàu Trên 2500 – 10000 USD : nước trung lưu Trên 500 – 2500 USD : nước nghèo Dưới 500 USD : nước cực nghèo Việt Nam mới đạt được 386 USD/người/năm (Năm2000) được xếp thứ 110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm cực nghèo. b) Mức chuẩn nghèo đói đối với Việt Nam Nghèo đói theo đánh giá của Bộ Lao động Thưong binh -Xã hội và Tổng cục Thống kê. Bộ lao động TB-XH và Tổng cục Thống kê căn cứ vào nhu cầu tối thiểu về lương, thực phẩm vầ quy định ra thu nhập đã đưa ra cách phân loại giàu nghèo như sau: Thu nhập/ người/ tháng. Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1993 là : Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 8 kg/tháng ở nông thôn, dưới 13kg/tháng ở thành thị . Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg/tháng ở nông thôn , dưới 20kg/tháng ở thành thị . Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1996 là : Hộ đói : Là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy đổi ra gạo là 13 kg/tháng. Hộ nghèo : Là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy đổi ra gạo là 25 kg/tháng ở thành thị; dưới 20 kg/tháng ở nông thôn đồng bằng và trung du; dưới 15 kg/tháng ở nông thôn miền núi. Hay tổng cục Thống kê đã đưa ra hộ nghèo là hộ có TNBQ đầu người như trong bảng sau: Bảng1: Phân loại hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ LĐTB - XH và TCTK ( nghìn đồng/người/ tháng ). Nông thôn Thành thị % dân số - Hộ rất nghèo < 30 <50 4,20 - Hộ nghèo 30 - 50 50-70 16,10 - Hộ dưới trung bình 50 - 70 70-100 22,27 - Hộ trung bình 70-125 100-175 36,14 - Hộ trên trung bình 125- 250 175-300 17,19 - Hộ giàu 250-350 300-400 4,10 - Hộ rất giàu >350 >400 Như vậy theo cách nhìn nhận của Việt Nam: - Hộ nghèo : + ở thành thị : thu nhập dưới 70.000đ/người/tháng. + ở nông thôn : thu nhập dưới 50.000đ/người/tháng. - Hộ đói : + ở thành thị : thu nhập dưói 50.000d/người/tháng. + ở nông thôn : thu nhập dưới 30.000đ/ngưòi/tháng. Tiêu c huẩn giàu nghèo trên đây được sử dụng cho toàn quốc và 7 vùng khác. Các tỉnh, thành phố đã dựa vào tiêu chuẩn này để xác định tiêu chuẩn cho phù hợp với mỗi địa phương. Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra cuối năm 1993 cho thấy cả nước có khoảng 3 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 20,3% tổng số hộ. Trong đó riêng hộ rất nghèo ( thường gọi hộ đói) có khoảng 60 nghìn hộ và chiếm khoảng 4,2% tổng số hộ Nghèo đói theo đánh giá của ngân hàng thế giới ( WB). Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày là 2.100 calo/ người/ ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đã đưa ra một tiêu chuẩn để đáng giá nghèo đói tại Việt Nam là 1.090.000 đồng/ người/ năm, nnếu tính riêng cho đô thị là 1.203.000 đồng/ người/ năm và ở nông thôn là 1.040.000 đồng/ người/ năm. Ta thấy mức tiêu chuẩn này cao hơn mức tiêu chuẩn của Tổng cục Thống kê nhiều, dẫn đén một tình trạng có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá tình trạng nghèo đói. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có đến một nửa dân số (51%) được cccoi là nghèo đói, trong một nửa số nghèo này tức là khoảng 25% tổng số dân thuộc diện nghèo đói về lương thực, nghĩa là dù họ có dùng toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng cho nhu cầu lương thực, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12.doc
Tài liệu liên quan