Chuyên đề Một số ý kiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp

Trong nền tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và phức tạp, tất cả các nước trên Thế Giới nói chung,Việt Nam nói riêng đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá và đang phải đương đầu với thách thứ, làm thế nào để Doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường? Sản phẩm của mình có được chấp nhận trên thị trường không? Vấn đề này đã đặt ra cho Doanh nghiệp hàng loạt những câu hỏi: Cơ cấu tổ chức bộ máy Doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Việc thu thập thông tin có có tác động đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Việc bố chí mặt bằng của phân xưởng sản xuất và tổ chức phục vụ nơi làm việc co ảnh hưởng đến sự phát triển? Rồi việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Qua lý luận và thực tiễn cho thấy các vấn đề trên đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của Doanh nghiệp. Nhưng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Doanh nghiệp. Bởi vì chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại, tồn tại hay diệt vong của Doanh nghiệp.

Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá thì việc đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm ngày càng được cạnh tranh quyết liệt, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá hàng bán càng trở lên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Chính vì thế mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần được quan tâm một cách đúng mức. Đây cũng chính là điều kiện để các Doanh nghiệp cạnh tranh và cũng là cơ hội lớn mở ra cho các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường Thế giới để chứng tỏ được mình.

Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thị trường ngày càng rộng mở các Doanh nghiệp đã nhận thức được cạnh tranh là động lực của sự phát triển .Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm ở mỗi Doanh nghiệp là vấn đề quan trọng có ý nghĩa thực tiễn giúp Doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng mức cao nhất nhu cầu của khách hàng. Công ty cơ khí Hà Nội cũng không nằm ngoài vấn đề đó, họ đang đứng trước thử thách lớn lao. Nhưng bằng kinh nghiệm thưc tiễn Công ty cơ khí Hà Nội cũng nhận thấy nâng cao chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty tồn tại và phát triển. Vì thế yếu tố quan tâm hàng đầu của Công ty cơ khí Hà Nội là nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua học tập và nghiên cứu thực tiễn cho thấy nâng cao chất lượng sản phẩm đã đươc nhắc đến từ lâu, nó luôn luôn thay đổi cùng với sự thay đổi nhu cầu của con người để thoả mãn nhu cầu của con người. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài “Một số ý kiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp” cho chuyên đề báo cáo kiến tập môn học của tôi.

Kết cấu của đề tài gồm:

ChưongI: Một số vấn đề lý luận về chất lượng sản phẩm và quản thị chất lượng sản phẩm.

ChuơngII: Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội.

Chương III: Phương hướng và một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội.

Kết luận.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số ý kiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu trong nền tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và phức tạp, tất cả các nước trên Thế Giới nói chung,Việt Nam nói riêng đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá và đang phải đương đầu với thách thứ, làm thế nào để Doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường? Sản phẩm của mình có được chấp nhận trên thị trường không? Vấn đề này đã đặt ra cho Doanh nghiệp hàng loạt những câu hỏi: Cơ cấu tổ chức bộ máy Doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Việc thu thập thông tin có có tác động đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Việc bố chí mặt bằng của phân xưởng sản xuất và tổ chức phục vụ nơi làm việc co ảnh hưởng đến sự phát triển? Rồi việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến sự phát triển của Doanh nghiệp? Qua lý luận và thực tiễn cho thấy các vấn đề trên đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của Doanh nghiệp. Nhưng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Doanh nghiệp. Bởi vì chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại, tồn tại hay diệt vong của Doanh nghiệp. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá thì việc đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm ngày càng được cạnh tranh quyết liệt, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá hàng bán càng trở lên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Chính vì thế mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần được quan tâm một cách đúng mức. Đây cũng chính là điều kiện để các Doanh nghiệp cạnh tranh và cũng là cơ hội lớn mở ra cho các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường Thế giới để chứng tỏ được mình. Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thị trường ngày càng rộng mở các Doanh nghiệp đã nhận thức được cạnh tranh là động lực của sự phát triển .Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm ở mỗi Doanh nghiệp là vấn đề quan trọng có ý nghĩa thực tiễn giúp Doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng mức cao nhất nhu cầu của khách hàng. Công ty cơ khí Hà Nội cũng không nằm ngoài vấn đề đó, họ đang đứng trước thử thách lớn lao. Nhưng bằng kinh nghiệm thưc tiễn Công ty cơ khí Hà Nội cũng nhận thấy nâng cao chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty tồn tại và phát triển. Vì thế yếu tố quan tâm hàng đầu của Công ty cơ khí Hà Nội là nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua học tập và nghiên cứu thực tiễn cho thấy nâng cao chất lượng sản phẩm đã đươc nhắc đến từ lâu, nó luôn luôn thay đổi cùng với sự thay đổi nhu cầu của con người để thoả mãn nhu cầu của con người. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài “Một số ý kiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp” cho chuyên đề báo cáo kiến tập môn học của tôi. Kết cấu của đề tài gồm: ChưongI: Một số vấn đề lý luận về chất lượng sản phẩm và quản thị chất lượng sản phẩm. ChuơngII: Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội. Chương III: Phương hướng và một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội. Kết luận. Chương I: Một số vấn đề lý luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm. Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm . 1.Khái niệm về chất lượng sản phẩm. 1.1 Những quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm . Cũng như mọi lĩnh vực khác vấn đề chất lượng sản phẩm, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu song tuỳ theo góc độ khảo sát khác nhau mà có những quan niệm khác nhau. Theo John Locke (nhà triết học Anh): Chất lượng sản phẩm có tính chủ quan và chia làm hai bậc: ban đầu và thứ cấp. Ông đã chú ý đến những tính chất quyết định chất lượng tồn tại trong sản phẩm, nhưng những thuộc tính ấy lại phụ thuộc vào nhận thức của thế giới vật chất, chất lượng là yếu tố phụ thuộc vào tự nhiên, kỹ thuật, môi trường và những thói quen của người tiêu dùng. Theo ngôn ngữ kinh doanh Chất lượng là cường độ, là ý muốn của con người đối với một sản phẩm trong từng hoàn cảnh khác nhau. Theo Emanuel Cantơ (nhà triết học Đức): Chất lượng là hình thức quan toà của sự việc. Theo Karl Marx (1818-1883) Ông đã nói rõ hơn khái niệm về chất lượng sản phẩm. Ông cho rằng người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá thị mà hàng có giá trị sử dụng và thoả mãn những mục đích xác định. Điều đó nói nên chất lượng sản phẩm là thước đo giá trị mà mức độ hữu ích của giá trị sử dụng biểu thị trình độ sử dụng hàng hoá. Nhưng giá trị sử dụng và chất lượng không phải là khái niệm đồng nghĩa, chất lượng là thước đo hữu ích của giá trị sử dụng. Theo giáo sư Philip B.crorby (Mỹ) nhấn mạnh chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm khi có quan niệm đúng đắn, chính xác về chất lượng. Theo khái niệm của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. Theo tiêu chuẩn AFNOR 50-109: Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. Theo J.Juran (Mỹ): Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhầt. Theo Oxford Pocket Dictionary: Chất lượng sản phẩm là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, là dấu hiệu đặc thù, hay là các dữ kiện thông số cơ bản. Theo tiêu chuẩn ISO, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là toàn bộ đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng đáp ứng nhu cầu đã được thấy hay còn tiềm ẩn của khách hàng. Hay nói cách khác, chất lượng là một khả năng của một sản phẩm hay dịch vụ thoả mãn được hay vượt quá mong đợi của khách hàng, là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Chất lượng chính là nhận thức của khách hàng, khách hàng chấp nhận sản phẩm và dịch vụ không chỉ đơn giản có giá trị sử dụng mà vì hàng loạt các yếu tố cấu thành trong sản phẩm, phản ánh khả năng đáp ứng những yêu cầu cần thiết đối với người sử dụng. Theo tiêu chuẩn VN 5814-94: Chất lượng là một đặc tính của thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu nhận thấy và đang còn tiềm ẩn. Từ những quan niệm trên các nhà khoa học đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm sau: Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của sản phẩm lên giá trị sử dụng, thể hiện được khả năng mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất –kinh tế –xã hội nhất định. Chất lượng sản phẩm có thể được lương hoá như sau: P Q: Chất lượng Q = P : Đặc tính sử dụng E E: Độ mong đợi 2. Sự hình thành chất lượng sản phẩm Ngaỳ nay, với sự phát triển như vũ bãơ của Khoa học kỹ thuật thì cuôc sống của con người ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu sản xuất , đời sống, nhu cầu mở rộng giao lưu quốc tế, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm không chỉ là vấn đề của Nhà nước mà nó còn là vấn đề rất quan trọng của các Doanh nghiệp đó là phương tiện để nâng cao hiệu quả lao động và sử dụng lao động trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong các Doanh nghiệp nói riêng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội. Mà chúng ta đã biết mục đích của sản xuất hàng hoá là nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, điều này cũng được chứng minh bởi lịch sử văn hoá các dân tộc đó là: Trong quá trình lao động sáng tạo và hoạt động thực tiễn, con người tạo ra của cải vật chất, tạơ ra sản phẩm và môi trường, cũng chính là taọ ra điều kiện tồn tại của bản thân mình. Vì vậy khi giải quyết vấn đề chất lượng của sản phẩm hàng hoá, phải đặt chúng trong mối quan hệ với con người, với các sản phẩm hàng hoá khác. Hay nói cách khác mức độ hữu ích, trình độ chất lượng sản phẩm hàng hoá phải được xem xét trong tương quan với điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể. Chất lượng của bất kỳ một loại sản phẩm cũng được hình thành qua nhiều quá trình theo một trật tự nhất định như sau: *.Giai đoạn trước sản xuất (Nghiên cứu-Thiết kế) QT1- Nghiên cứu: Về nhu cầu số lượng, yêu cầu về chất lượng và mục tiêu kinh tế đạt được. QT2- Thiết kế: Xây dựng quy trình chất lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm . * Giai đoạn trong sản xuất. QT3- Nghiên cứu, triển khai, thiết kế dây truyền công nghệ sản xuất thử, đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán. QT4- Chế tạo sản phẩm (hàng loạt) QT5- Kiểm tra chất lượng sản phẩm , tìm biện pháp bảo đảm chất lượng, quy định bao gói, thu hoá… chuẩn bị xuất xưởng. * Giai đoạn sau sản xuất (Tiêu dùng) QT6- Vận chuyển sang mạng lưới kinh doanh, tổ chức dự trữ bảo quản. QT7- Bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành hướng dẫn sử dụng. QT8- Trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng số lượng sản phẩm, lập dự án cho bước sau, thanh lý sau sử dụng. 3. Chi phí cho chất lượng. 3.1 Khái niệm chi phí. Chi phí là những khoản đầu tư nhằm làm cho sản phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu của người tiêu dùng và những tổn thất do sự không phù hợp. Đó chính là cái giá phải trả để chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. 3.2. Phân loại chi phí Có rất nhiều cách phân loại nhưng một trong những cách dụng phổ biến nhất là dựa vào tính chất và đặc điểm của chi phí, nó được chia thành các nhóm sau. * Chi phí sai hỏng Là toàn bộ những chi phi cho khắc phục và loại bỏ những sai hỏng trục trặc hoặc nhầm lẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp chi phí sai hỏng bao gồm: Chi phí sai hỏng bên trong: Là tất cả các chi phí cần thiết để khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế khi nó còn nằm trong Doanh nghiệp, chưa dược đem tiêu thụ trên thị trường hoặc đến tay người tiêu dùng như: tổn thất do sản phẩm hỏng bị loại bỏ, phế phẩm, sửa chữa sản phẩm, không đạt tiêu chuẩn… - Chi phí sai hỏng bên ngoài: Đây là chi phí mà sau khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm được xúât ra khỏi Doanh nghiệp, là những chi phí liên quan đến việc phát hiện và giải quyết những vấn đề trục trặc về chất lượng sản phẩm hỏng, không đạt tiêu chuẩn đã tiêu thụ ngoài thị trường… * Chi phí phòng ngừa Đây là nhóm chi phí gắn liền với việc phòng tránh phế phẩm hạn chế trục trặc hỏng hóc như chi phí hoạch định chất lượng, chi phí xây dựng kế hoạch chính sách… * Chi phí thẩm định Đây là loại chi phí tất yếu không thể thiếu trong chi phí chất lượng, nó bao gồm tất cả những chi phí gắn liền với việc phát hiện, đánh giá chất lượng của sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ. Đây là chi phí nhằm xác định mức độ chất lượng đạt được so với yêu cầu thiêt kế chuẩn đã đề ra như chi phí kiểm tra, chi phí xác định chất lượng của nguyên vật liệu, chi phí đánh giá tình hình phù hợp của nguyên vật liệu… II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Nhóm nhân tố bên ngoài. 1.1 Nhu cầu của nền kinh tế. Chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế như đòi hỏi của thị trường, trình độ khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước. Nhu cầu của thị trường rất đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại… Nhưng khả năng sản xuất có hạn xuất phát bởi tài nguyên vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, kỹ năng kỹ xảo của cán bộ công nhân viên có hạn. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào hiện thực của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại quy mô toàn Thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội loài người. Chất lượng của bất kỳ một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển KH-KT hiện đại. KH-KT càng phát triển thì chu kỳ sản phẩm càng được rút ngắn, công dụng ngày càng đa dạng, ngày càng thoả mãn nhu cầu của toàn xã hội, KH-KT ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm càng được nâng cao. 1.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước qua nhiều biện pháp khác nhau như: KT-XH, kinh tế kỹ thuật… nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiệu lực của cơ chế quản lý còn là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo ổn định sản xuất, đảm bảo uy tín của nhà sản xuất và người tiêu dùng ngoài ra nó còn đảm bảo bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các khu vực… 1.4 Yếu tố phong tục tập quán, văn hoá và thói quen tiêu dùng. Ngoài các yếu tố mang tính khách quan như vừa nêu thì còn một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là Yếu tố phong tục tập quán, văn hoá, thói quen tiêu dùng của từng vùng lãnh thổ, từng thị trường. Bởi vì sở thích tiêu dùng của tùng nước từng dân tộc, từng tôn giáo là không giống nhau, do đó các Doanh nghiệp phải tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu sở thích của từng thị trường cụ thể để đưa ra những chính sách đối với sản phẩm của mình. 2. Nhóm nhân tố bên trong. 2.1 Nhóm nhân tố nguyên vật liệu (Material) Đây là yếu tố cơ bản hàng đầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm muốn có sản phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo các yêu cầu về nguyên vật liệu như: đúng chất lượng đúng, số lượng, đúng thời hạn. Vì có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động, ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch. 2.2 Nhóm yếu tố Kỹ thuật- Công nghệ- Thiết bị (Machines) Sản xuất hàng hoá là quá trình pha trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, về tính chất… theo tỷ lệ như thế nào để tạo ra sản phẩm có công dụng, kết cấu gọn nhẹ thanh nhã, đơn giản, đảm bảo thoả mãn cầu sử dụng, điều đó cần phải có Kỹ thuật- Công nghệ hiện đại và thiết bị tốt điều đó giúp Doanh nghiệp vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa tiết kiệm được đầu vào , giảm chi phí thu lợi nhuận cao. 2.3 Nhóm yếu tố phương pháp quản lý (Methods) Có thể nói tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm.Vì nếu có nguyên vật liệu, ký thuật- công nghệ- thiết bị tốt nhưng không có cách tổ chức quản lý lao động, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm … hay nói cách khác, không biết cách tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.4 Nhóm yếu tố con người (Men) Đây là một trong 4 yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm . Vì theo Mác dù Kỹ thuật- Công nghệ- Thiết bị có tốt đến đâu đi chăng nữa mà không có bàn tay con người thì sản phẩm sản xuất ra cũng không thể hoàn thành huống chi nói đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng ta cũng không thể tách rời từng nhóm nhân tố nào, mà phải biết kết hợp tất cả các lại với nhau thì mới nâng cao được chất lượng sản phẩm. Có thể biểu diễn chúng trong sơ đồ sau ( quy tắc 4M ). Men Menterial Machines Methods Chất lượng sản phẩm Sơ đồ1: Quy tắc 4 M III. Quản trị chất lượng sản phẩm Khái niệm và đặc điểm của Quản trị chất lượng sản phẩm . 1.1 Khái niêm Quản trị chất lượng sản phẩm là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Quản trị chất lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các quá trình hình thành chất lượng sản phẩm (chu kỳ sống của sản phẩm nghiên cứu- thiết kế-sản xuất- vận chuyển- bảo quản… tiêu dùng). Quản trị chất lượng sản phẩm là trách nhiệm quyền lợi của tất cả các cấp từ cán bộ lãnh đạo đến tất cả công nhân trong Doanh nghiệp. Đặc điểm của Quản trị chất lượng sản phẩm. Quản trị chất lượng sản phẩm phải được thực hiên thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đặc trưng về kinh tế- kỹ thuật, biểu thị mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường. Quản trị chất lượng sản phẩm phải được thực hiện tốt trong sản xuất chu kỳ sống của sản phẩm từ khâu thiết kế đến tiêu dùng. Quản trị chất lượng sản phẩm là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa bên trong và bên ngoài. Quản trị chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong Doanh nghiệp nó được thực hiện ở các cấp, các khâu, nó vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa mang tính tác nghiệp. Quản trị chất lượng sản phẩm là duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. Cải tiến chất lượng là quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra những tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng, trên cơ sở đánh giá và liên tục cải tiến những tiêu chuẩn cũ, hình thành những tiêu chuẩn mới. Vai trò và chức năng của Quản trị chất lượng sản phẩm 2.1 Vai trò Trong giai đoạn hiện nay Quản trị chất lượng sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của Doanh nghiệp, là yếu tố sống còn đối với Doanh nghiệp. Vì một mặt làm cho chất lượng sản phẩm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng về chất lượng, giá cả, củng cố và tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. - Quản trị chất lượng sản phẩm cho phép Doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến thích hợp hơn những mong đợi của khách hàng. Giúp cho Doanh nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quán lý sử dụng đúng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đặc biệt là sự sáng tạo của con người trong việc cải tiên chất lượng sản phẩm. Chức năng của Quản trị chất lượng sản phẩm Quản trị chất lượng có chức năng bao trùm tất cả những chức năng cơ bản của quá trình quản trị. Được Demming mô tả trong “Vòng tròn chất lượng”. Chức năng này được lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn liên tục nhờ đó làm cho chất lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện, cải tiến và đổi mới. A : Điều chỉnh và cải tiến P : Hoạch định A P C : Kiểm tra C D D : Tổ chức thực hiện 2.2.1 Hoạch định chất lượng (Plan). Hoạch định chất lượng là giai đoạn đầu tiên của Quản trị chất lượng, là hoạt động xác định mục tiêu, chính sách, phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, đây có thể coi là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến toàn bộ các hoạt động quản trị sau này. 2.2.2 Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch thành hiện thực, đây là quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch chất lượng thông qua các hoạt động kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật đặt ra. 2.2.3 Kiểm tra kiểm soát chất lượng Là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, tìm ra nguyên nhân gây khuyết tật từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết thích hợp, loại trừ sự tái diễn, đồng thời góp phần cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm . 2.2.4 Điều chỉnh, cải tiến Đây là các hoạt động làm cho các hoạt động của hệ thống Doanh nghiệp có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách mong muốn của khách hàng ở mức độ cao hơn. IV. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong Doanh nghiệp Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sản phẩm hàng hoá đa dạng phong phú, nên cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả ba phương diện: chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Bởi chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định tồn tại hay tiêu vong đối với Doanh nghiệp, nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là yếu tố quyết định sản phẩm của mình có cạnh tranh được trên thị trường, có được chấp nhận trên thị trường hay không? Điều đó phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm có giá trị sử dụng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng. Chính vì thế mà chất lượng sản phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc hiện nay đối với toàn xã hội đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm quyết định đến sự sống còn, sự tồn tại hay diệt vong của Doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa đến nhu cầu, thị yếu của người tiêu dùng. Chương II Thực trạng chất lượng sản phẩm và Quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội I. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của công ty cơ khí Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội. 1.1 Quá trình hình thành Sau 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đảng và Nhà nước đã bắt tay vào tiến hành xây dựng XHCN ở Miền Bắc, phát triển dựa trên nền tảng của KHKT nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu. Với sự quyết tâm đó 26-11-1955 Đảng và Chính Phủ đã quyết định xây dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại, được Liên Xô viện trợ ngày 15-12-1955 Nhà máy cơ khí HN được khởi công xây dựng, đến 12-4-1958 Nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 600 người. Lúc đó nhà máy lấy tên “Nhà máy công cụ số 1”. 1.2 Quá trình phát triển của công ty cơ khí Hà Nội dược chia thành các giai đoạn * Giai đoạn 1958-1965, Đây là giai đoạn mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máyđã hoàn thành việc chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh một số loại máy như: 2A25, HTC12A, T616… đến 1965 giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, riêng máy công cụ tăng 22% so với năm 1958, thử nghiệm và đưa vào nhiều loại máy mới : T630, T639D, K525… *Giai đoạn 1966-1975 Có thể nói đây là giai đoạn rất khó khăn với nhà máy. Mỹ bắn phá miền Bắc, nhưng không vì thế mà nhà máy giảm công suất hoạt động, Nhà máy đã đặt nhiệm vụ “vừa sản xuất vừa chiến đấu” tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sản xuất máy T630, K525… sản xuất máy bơm xăng… Và nhà máy đổi tên thành nhà máy cơ khí Hà Nội. *Giai đoạn 1976-1985 Giai đoạn này công ty cùng cả nước xây dựng XHCN Công ty được giao nhiều nhiệm vụ lớn : Xây dựng Lăng Bác, Công trình phân lũ Sông Đáy, thuỷ điện Hoà Bình… 1983 Công ty đã tăng quy mô mặt bằng sản xuất lên gấp 2.6 lần, có 13 phân xưởng, 24 phòng ban. Nhà máy được Nhà nước phong tặng danh hiệu “anh hùng” trong sản xuất , Nhà máy có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. * Giai đoạn 1986-1995 Cùng với biến đổi lớn và nhưng khó khăn chung của cả nước, trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thua lỗ kéo dài. Nhưng với đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn luôn nhiệt tình trong công việc đã khắc phục khó khăn: tìm kiếm hợp đồng, đa dạng hoá sản phẩm … đã giúp Công ty tùng bước thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ. * Giai đoạn 1996 đến nay Với việc vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đã làm uy tín của Công ty ngày một lan rộng và được nhiề tị trường chú ý quan tâm. 10-1996 Công ty liên doanh với Công ty TOYOTA của Nhật Bản và thành lập liên doanh VINA-SHROKI và lấy tên là Công ty cơ khí Hà Nội. Năm 2000 Công ty được tổ chứcATA và Quacert đánh giá và cấp chứng chỉ đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng cho Công ty đạt tiêu chuẩn ISO. Tên thường gọi của Công ty : Công ty cơ khí Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế : HaNoi Mechenical Company. Tên viết tắt : HAMECO Địa chỉ giao dịch : 24 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại : 048583268 Fax : 048583268. 2. Một số đăc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. 2.1 Đặc điểm về bộ máy quản lý. Để tiến hành tổ chức quản lý và điều hành sản xuất có hiệu quả, Công ty cơ khí Hà Nội tổ chức quản lý theo cơ cấu “Trực tuyến chức năng”. Mối quan hệ giũa các cấp trong hệ thống quản lý là mối quan hệ dọc từ cấp trên xuống cấp dưới, Theo sơ đồ sau. Chủ tịch kiêm giám đốc Các Đvị SXKD độc lập P.Y tế Trường THCNCTM P.N.cứu, đầu tư P.KT-TK-TC Trợ lý R.Cán thép Kho.Vật tư XNVật tư XN.CTB BP chế tạo… P.KH,ĐHSX TT.XDCb Tr.M.non P.Bảo vệ P.QT. ĐS TT-TK-TĐH P.QLCLSP VP Công ty P.Tổ chức nhân sự Bộ phận kinh doanh PGĐ. Điều hành SX PGĐ. phụ trách đời sống PGĐ kỹ thuật X.canthép X.CK lớn X.kêt cấu X.B.răng X.lắp ráp X.CK chế XCKchinh XN.Đúc X.CalNVL Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cơ khí HN 2.2 Đặc điểm về lao động. Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bất kỳ máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao đên đâu thì cũng không thể thay thế được con người. Tại Công ty cơ khí Hà Nội có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 890 người, ở các phòng ban khác nhau, được thể hiện thông qua bảng sau. Chỉ tiêu Năm 2002 Người % Năm 2003 Người % Năm 2004 Người % 1.Tổng LĐ Nam Nữ 957 100 930 100 890 100 714 74,6 720 77,4 702 78,9 243 25,4 210 22,6 188 21,1 2. Cơcấu LĐ -Trực tiếp -Gián tiếp 957 100 930 100 890 100 718 75,1 700 75,3 693 77,9 239 24,9 230 24,7 197 22,1 3. Trinh độ ĐH&trênĐhT.Cấp + CĐ CN.kỹ thuật 957 100 930 100 890 100 160 16,7 165 17,7 175 19,6 102 10,7 105 11,3 96 10,8 695 72,6 660 71 619 69,6 Bảng cơ cấu lao động của Công ty cơ khí Hà Nội. Qua bảng cơ cấu lao động của Công ty cơ khí Hà Nội ta thấy. Về số lượng lao động của Công ty qua các năm cho thấy chiều hướng giảm xuống, từ 957 (2002) xuống còn 890 (2004), trong đó tỷ lệ nam giới luôn chiếm tỷ lệ đa số so với nữ giới 74,6/25,4 (2002) tăng lên 78,9/21,1(2004).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc544.doc
Tài liệu liên quan