Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập chung vào phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ra thị trường càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều vốn quay vòng đầu tư vào sản xuất.

Công nghiệp giầy da là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách quốc dân,tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà công ty hiện nay coi trọng là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ một cách nhanh chóng, và thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do vậy chuyên đề “Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình” là chuyên đề phù hợp tình hình công ty hiện nay.

Chuyên đề gồm 3 phần:

- Phần I: Tổng quan công ty cổ phần giầy Cẩm Bình.

- Phần II: Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình.

- Phần III: Một số giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình.

 

doc64 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập chung vào phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ra thị trường càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều vốn quay vòng đầu tư vào sản xuất. Công nghiệp giầy da là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách quốc dân,tạo công ăn việc làm cho người lao động. Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà công ty hiện nay coi trọng là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ một cách nhanh chóng, và thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do vậy chuyên đề “Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình” là chuyên đề phù hợp tình hình công ty hiện nay. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. Phần II: Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. Phần III: Một số giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giầy cẩm bình Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình - Hải Dương từ 30/9/2000 trở về trước là doanh nghiệp nhà nước được thành lập rất muộn( ngày 01/5/1988) so với daonh nghiệp khác trong tỉnh, tiền than nó có tên gọi: “XÍ NGHIỆP DỆT XUẤT KHẨU HẢI HƯNG” được tiếp quản trên nền tảng của trường đảng tỉnh trước đây với diện tích 2.5 ha. Quá trình phát triển đi lên của công ty được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn I( năm 1988 -1990). Vào thời kỳ này sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh hàng dệt may khăn mặt, khăn tắm xuất khẩu sang các nước Đông Âu với qui mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu(với 200 máy dệt đã qua sử dụng từ những năm 1960 của nhà máy dệt 8/3 được cải tiến để dệt khăn mặt, khăm tắm). Cung với một số máy chuẩn bị là máy thủ công, máy bán cơ khí. Cán bộ công nhân kĩ thuật rất hạn chế, tổng số lao động có 255 người, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, trong khi đó vốn lưu động chỉ có 177.000.000đ, vốn cố định chỉ có :831.000.000đ. Giai đoạn II :(1991 -5/1995). Sau khi các nước Đông Âu tan rã, một mặt để phù hợp với cơ chế mới (kinh tế nước ta lúc bấy giờ chuyển từ tập chung bao cấp sang thời kỳ mới). Từ năm 1991- 5/1995 công ty lại chuyển đổi từ sản xuất khăn mặt, khăn tắm sang sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo xuất khẩu lúc đó doanh nghiệp đổi tên thành: “CÔNG TY DỆT MAY CẨM BÌNH”. Song sản xuất và chiến lược vẫn trong vòng luẩn quẩn không thoát ra khỏi nhưng khó khăn của ngành may mặc nói chung vào thời điểm này, nhất là doanh nghiệp lần đầu tiên bước vào ngành sản xuất may mặc. Giai đoạn III:( 5/1995- 30/9/2000). Xuất phát từ đặc diểm khó khăn trên, cộng với ngành sản xuất giầy lúc này đang có xu hướng phát triển trong cả nước. nắm bắt thời cơ kịp thời, từ tháng 5/1995 công ty lại một lần nữa mạnh dạn thay dổi phương án sản xuất, phương án sản phẩm: Từ sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo sang sản xuất kinh doanh giầy thể thao, giầy vải, dép, đế giầy cao su xuất khẩu các loại từ nhỏ đến lớn. Nhìn chung giai đoạn này là giai đoạn khó khăn, với sự giúp đỡ của tỉnh nhất là ngành chủ quản là SỞ CÔNG NGHIỆP cùng với sự giúp đỡ của các ngành hữu quan trong và ngoài tỉnh cộng với sự lỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty phát triển và tăng trưởng ngày càng lớn mạnh. Giai đoạn IV:( 30/9/2000 đến nay). thực hiện chủ trương đường lối của đảng , nhà nước về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. đến ngày 30/9/2000, công ty lại một lần nữa mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá doang nghiệp( theo quyết định số: 2940/QĐ-UB ngày 25/9/2000 của UBND tỉnh) vào thời kỳ này công ty lại đổi tên thành: "CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH” từ đó dến nay công ty liên tục đầu tư qui mô sản xuất, nhập thêm nhiều máy móc hiện đại tiên tiến từng bước khép kín công nghệ, mở rộng mặt bằng sản xuất, diện tich công ty từ 2.5 ha lên tới 5 ha. Từ chỗ chỉ có 1.323 lao động vào năm 2000 lên tới 1830 lao động vào năm 2004, và 1748 lao động vào năm 2005 đã giải quyết tích cực việc làm cho lao động trong tỉnh nói chung và 2 huyện nói riêng( Cẩm Giàng và Bình Giang) nói riêng điều này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, và của địa bàn mà còn tích cực góp phầm hạn chế các tệ nạ xã hội. Nhìn chung cán bộ vônng nhân viên trong công ty luôn có việc làm ổn định, đời sống người lao động luôn được đảm bảo cả về vạt chất lẫn tinh thần, thu nhập bình quân đầu người của lao động hàng năm đạt 600.000đ/người/tháng, đó là mức thu nhập khá trong khu vực. thêm vào đó là trong mấy năm cổ phần hoá thì lợi tức được chia điều cho các cổ đông là 15% mỗi năm, ngoài ra còn có tích luỹ để đầu tư mới từ 1.323 triệu đồng năm 2000 lên tới 9.300 triệu đồng năm 2003, từ chỗ nhà xưởng lúc đầu chỉ có :6800m2 đến nay là 21.340m2.tiếp tục tăng cường mở rộng thị trường( cả trong nước và nước ngoài). Do đó cán bộ công nhân viên ngày càng thêm yin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng uỷ- HĐQT- BGĐ công ty. Tên doangh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH Tên viết tắt: Công ty cổ phần giầy cảm bình. Tên giao dịch: Cam Binh Shoes Company Địa chỉ: Thị trấn lai cách - Cẩm Giàng - Hải Dương. Điện thoại: 0320786414- 0320785716. Fax: 0320786104 Email: CamBinhshoes co.2001hm2@.VNN.VN Công ty cổ phần giầy cẩm bình chính thức đi vao hoạt động từ ngày 06/10/200. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Với số công nhân là 1748 người,trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 1432 người. Công ty tổ chức chia thành 4 phân xưởng chính bao gồm: xưởng chặt, xưởng may, xưởng sản xuất đế, xưởng gò ráp. Do đặc điểm của quy trình sản xuất giầy thể thao khá phức tạp, chế biến liên tục, việc sản xuất giầy trải qua nhiều công đoạn. Chính vì vậy công ty rất chu trọng tới việc tổ chức sản xuất sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra công ty còn có các bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất như bộ phận cơ điện, nước … Do có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu thế chung, qua nhiều năm hoạt động công ty đã có bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả đã góp phần to lớn vào việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất. Hiện tại trong điều kiện công ty vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thì ban lãnh đạo công ty đã hết sức cố gắng và từng bước chấn chỉnh, với mục đích hoàn thiện bộ máy quản lý mới. Bộ máy của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Trong bộ máy quản lý của công tu cơ quan cao nhất là hội đồng quản trị bao gồm 5 người: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 3 uỷ viên. Bộ phận trực tiếp quản lý doanh nghiệp là ban giám đốc bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc. Một điều kiện thuận lợi của công ty là các thành viên trong hội đồng quản trị cũng chính là người của công ty,chính điều này đã giúp cho việc ra quyết định quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của công ty.Dưới ban gián đốc có 9 phòng ban với các chức năng, nhiện vụ khác nhau. Sơ đồ quản lý của công ty. + Chức năng các bộ phận trong công ty: - Hội đông quản trị: Là bộ phận lãnh đạo cao nhất trong công ty, mọi sự quyết định mang tính quan trọng quyết định đến sự phát triển của công ty. Quyết định phải được sự chấp thuận của đa số ý kiến trong hội đồng quản trị. Các thành viên trong hội đồng quản trị trong công ty chủ yếu là nguời của công ty do đó việc ra quyết và điều hành công ty có phần thuận tiện hơn vì phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. - Ban giám đốc: Là bộ phận thừa hành và thực thi các quyết định của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Giám đốc vừa là người đại diện cho công ty, vừa đại diện cho các công nhân viên chức trong công ty. Các phó giám đốc: là những người tham mưu cho giám đốc về những vấn đề như kỹ thuật, kinh doanh. Đồng thời các pho giám đốc cũng là người thay mặt giám đốc trực tiếp phịu trách điều hành sản xuất các phân xưởng trong công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Phòng kế toán: Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty, trong đó đướng đầu là kế toán trưởng, các kế toán viên được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau: Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, ngoài ra còn có nhiệm vụ lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi tháng, quí, năm, đồng thời theo dõi về tài sản cố định trong công ty. Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Kế toán vật tư cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành. Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên trong công ty. Kế toán thanh toán: theo dõi thanh toán công nợ của công ty với bên ngoài đồng thời quyết định các nghiệp vụ thu chi của công ty. - Phòng vật tư: Chịu sự quản lý của giám đốc, đứng đầu phòng vật tưu là trưởng phòng vật tư. Phòng vật tư có nhiệm vụ theo dõi cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo đủ nguyên liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng thời điểm tạo điều kiện cho sản xuất được nhịp nhàng đều đặn, đúng tiến độ. Phòng vật tư có sự kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch để xác định khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng, cũng như dự báo chính xác khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho các kì sau. - Phòng tổ chức: Nằm dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, thực hiện các chức năng sau: + Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. + Theo dõi phát hiện những vấn đề bất cập trong tổ chức công ty. + Thực hiện vấn đề nhân sự: Đào tạo, tuyển dụng, sa thải nhân sự, đề ra qui chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp phù hợp với từng điều kiện của từng xí nghiệp phân xưởng. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch làm việc cho từng tháng, quí, năm. lập kế hoạch sửa chữa, kế hoạch đầu tư. - Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về máy móc thiết bị, sản phẩm, phục vụ cho sản xuất. Có trách nhiệm nâng cao các kĩ thuật, đổi mới kĩ thuật áp dụng vào sản xuất. - Phòng KCS chịu sự lãmh đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất, thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty trên các mặt, hoạch định thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị trí của công ty trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ điều hành quản lý giám sát hệ thống điện trong công ty với mục đích đảm bảo an toàn trong sản xuất và an toàn cho cả công nhân sản xuất, giúp cho hoạt động sản xuất một cách an toàn, nhịp nhàng, điều đặn. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ trong công ty. Công ty cổ phần giầy cẩm bình công nghệ sản xuất giầy là qui trình phức tạp chế biến liên tục không bị gián đoạn. Công ty cổ phần giầy cẩm bình sử dụng nguyên liệu chủ yếu là các loại da( Da trắng, da đen, da vàng…) được nhập từ Hàn Quốc. Còn một số vật liệu khác như: Tấm trang trí, đề can, đệm đế, băng dính, vải, băng vải, bìa cao su, chỉ, giấy gói, hạt chống ẩm, hộp đựng… một số phải nhập từ Hàn Quốc, một số thì công ty tìm mua trong nước để tiết kiện chi phí. Quy trình sản xuất giầy thể thao.  (nguồn:Công ty cổ phần giầy cẩm bình) Danh mục máy móc trong công ty. Phân xưởng may thêu Danh m ục  T ổng s ố   Máy bằng 1k  293   Máy Bằng 2k  60   Máy zíc z ắc  61   M y trụ 1k  96   Máy trụ 2k  549   Máy cắt nhẵn  4   Máy cắt qút  1   Máy đánh chỉ  3   Máy đốt ch ỉ  43   máy th êu  8 d àn   Máy vi tính  9   Máy đâp dập ô z ê  25   Máy bồi keo  4   Máy in cao tần  7   Máy lạng da  76   Máy fun sơn  1   Phân xưởng chặt:  Danh mục  Tổng số   1  Máy chặt  46   2  Máy cán sàng  1   3  Máy cán bồi  1   Phân xưởng Gò: - Dây chuyền gò đồng bộ: 4 chuyền Phân xưởng Đế. STT  Danh Mục  Số lượng   1  Máy trộn kín  1   2  Máy cán  3   3  Máy cắt  1   4  Dàn ép  3   5  Máy cắt mép  8   6  Máy bơn dầu  4   Phân xưởng STT  Danh Mục  Tổng số   1  Dây chuyền đồng bộ  3   2  Máy mài  17   3  Máy khoáy  9   4  Máy cắt E VA  1   3. Đặc điểm nhân sự. - Với số lượng công nhân là 1807 người được bố trí việc làm trong công ty, trong đó: Số lượng công nhân lao động gián tiếp là: 59 người. Số lượng công nhân lao động trực tiếp là: 1748 người. - Giới tính: + Nữ 1485 người chiếm 84.59% số lượng công nhân. + Nam 263 người chiếm 15,05% tổng số lao động trong công ty. - Trình độ công nhân. + Đại học, cao đẳng 34 người chiếm 1.88% tổng số công nhân. + Trung cấp 25 người chiếm 1.38% tổng số lao động trong công ty + Công nhân bậc1: 334 người chiếm 18.48% tổng số lao đông trong công ty. + Công nhân bậc 2: 526 người chiếm 29.1% tổng số lao đông trong công ty. + Công nhân bậc3: 472 người chiếm 26.12% tổng số lao động trong công ty. + Công nhân bậc 4: 284 người chiếm 15.7% tổng số lao động trong công ty. + Công nhân bậc 5: 27 người chiếm 1.49% tổng số lao động trong công ty. + không bậc : 95 người chiếm 5.25% tổng số lao động trông công ty.  Trong đó các phân xưởng như sau: - Phân xưởng chặt: 116 người trong đó 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng chuẩn bị may: 83 người, trong đó 1 quản đốc, 1cán bộ kỹ thuật, 1 kế toán. - Phân xưởng chuẩn bị gò: 124 người, trong đó 1 quản đốc, 1 cán bộ kỹ thuật, 1kế toán. - Phân xưởng may I: 320 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng may II: 333 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng may III:193 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng gò I: 183 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kỹ thuật, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng gò II: 111 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kỹ thuật, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng Đế: 73 người, trong đó 1 quản đốc, 2 kỹ thuật, 1 kế toán thống kê. - Phân xưởng thảm vi tính:51 người trong đó 1quản đốc, 2 kỹ thuật, 1 kế toán thống kê. + Chế độ lương thưởng trong công ty. Công ty cổ phần giầy cẩm bình áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở khối lưọng sản phẩm, công việc hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc ở từng công đoạn: ta có: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá sản phẩm. (đảm bảo chất lượng) Tổng lương = lương sản phẩm + phụ cấp. + Trong đó số lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao do thông kê theo dõi, tổng hợp từ các tổ trưởng và ghi chép hàng ngày cuối tháng chuyển cho kế toán phân xưởng để tính lương. + Đơn giá lưong được tính khác trong từng công đoạn, đơn giá này do phòng tổ chức gửi xuống, thông thường đơn giá này cố định giữa cá tháng. + Các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ. - Phụ cấp làm thêm. Cuối tháng mới hoặc đầu tháng mới, căn cứ vào các bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao( chi tiết cho từng công nhân, từng phân xưởng) và đơn giá lương do phòng tổ chức gửi xuống, kế toán các xưởng tiến hành tính lương cho công nhân trong phân xưởng mình sau đó gửi lên phòng kế toán công ty. kế toán tiền lương tiến hành đối chiếu kiểm tra, nếu không thấy sai sót thì đưa lên phòng tổ chức và lãnh đạo công ty duyệt sau đó chuyển thủ quỹ phát lương cho công nhân. Mỗi tháng kế toán căn cứ vào bẳng thanh toán lươngcủa các phân xưởng để lập bảng tổng hợp thanh toán lương của toàn bộ công nhân viên. Cuối quí căn cứ vào số lượng tổng hợp của từng tháng để tính ra tiền lương của cả quý, từ đó lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Hiện nay, công ty thực hiện trích BHXH và BHYT 17% trên tổng số tiền lương trả cho công nhân viên,trong đó: BHXH 15% và BHYT 2%, công ty không thực hiện trích KPCĐ vào CPSX theo tỷ lệ 2% trên tiền lương phải trả để lập quỹ KPCĐ cho người lao theo qui định. Bảng tính tổng tiêu chuẩn phân bổ theo sản lượng thực tế ( quí I/2005) Đơn vị tính: đồng Khoản mục  giầy thể thao người lớn da thật  Giầy thể thao người lớn giả da  Giầy thể thao trẻ em  Cộng   Nguyên vật liệu trực tiếp  3.69.440.000  4.012.200.000  2.262.180.000  9.967.820.000   Nhân công trực tiếp  244.690.400  347.724.000  244.560.000  836.974.400   Chi phí sản xuất chung  461.980.000  668.700.000  427.980.000  1.558.360.000   Cộng  4.399.810.400  5.028.0624.000  2.934.720.000  12.363.154.400   Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Quí I/2005 Đơn vị tính: nghìn đồng KM  TK334  TK338    Lương  khoản phụ  Cộng 334  338.3 (2%)  388.3 (15%)  338.4 (2%)  cộng 338  Tổng cộng   TK 622  682.600,8  _  682.600,8  13.652.  102.309,12  13.652,016  129.694,152  812.294,952   TK 627  51.522  _  51.522  1.031,04  7..732,8  1.031,04  9.794,88  61.346,88   TK 642  178.266  _  178.266  3.565,32  26.739,9  3.565,32  33.870,32  212.136,54   Cộng  912.418,8   912.418,8  18.248,376  137.862,820  18.248,376  173.359,572  1.085.778,372   ( nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần giầy Cẩm Bình) 4. Đặc điểm về mặt hàng giầy. Giầy là đồ dùng thiết yếu nó gắn liền với simh hoạt hàng ngày của con người, nó có dụng bảo vệ đôi chân của con người,giúp con người thoải mái khi di chuyển. Trong điều kiện ngày nay thì giầy dép còn là phương tiện thẩm mỹ lam đẹp cho đôi chân của chung ta khi sử dụng nó. Chính vì vậy mạ mặt hàng giầy dép rất đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu mọi thành phần mọi lứa tuổi khác nhau, do vậy mặt hàng này được phân loại theo nhiều dấu hiệu khác nhau: - Phân loại theo công dụng có: giầy sinh hoạt, sản xuất, giầy thể thao, giầy lễ hội. - Phân loại theo lứa tuổi có: giầy người lớn, giầy trẻ em. - Phân loại theo giới tính: giầy nữ, giầy nam. - Phân loại theo kiểu dáng: giầy cao cổ, giầy thấp cổ, xăng đan - Phân loại theo loại da thì có: Giả da, giầy vải. - Phân loại theo nguyên liệu làm giầy: Đế bằng cao su, đế bằng nhựa. - Phân loại vào phương cách làm giầy :có giầy khâu chỉ, giầy dán keo... Dựa vào tính chất của giầy mà một đôi giầy được coi là dạt chất lượng khi nó đáp ứng được cá chỉ tiêu sử dụng theo tiêu chuẩn quy định bao gồm: Chỉ tiêu kinh tế: nó phản ánh quan hệ đồ vật và con người, môi trường , trong đó con người dóng vai trò là chủ thể, nhón chỉ tiêu này được đặc trưng bởi các thông số thống kê như: Hình dáng, kích thước, khối lượng, chiều cao, độ mền dẻo, độ cứng của giầy... Chỉ tiêu vệ sinh: Đây là nhốm chỉ tiêu rất quan trọng của giầy, nó đáp ứng đuợc điều kiện sinh hoạt bình thường của con người các chỉ này bao gồm: tính giữ nhiệt, tính thấm nước,tính không độc... các chỉ tiêu vệ sinh của giầy phụ thuộc vào cấu trúc của giầy và nguyên liệu sản xuất giầy. Chỉ tiêu về thẩm mỹ: bao gồm các đặc trưng về kiểu dáng,kiểu mốt, phong cách, màu sắc, trang trí, nhóm chỉ tiêu này tách hẳn với phong cách ăn mặc. Chỉ tiêu về độ bền: nhóm chỉ tiêu này chủ yếu xác định độ bền cơ lý hoá của giầy dép như độ bền, độ cứng bề mặt... nó phụ thuộc vào nguyên vật liệu và phương cách gia công, một số mặt hàng giầy mốt còn chịu về thời gian sử dụng và yếu tố hao mòn vô hình. 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong nhưng năm gần đây. Trong những năm gần đây thì công ty cổ phần giầy cẩm bình do có chiến lược phát triển công ty tốt nên năm nào cũng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, được bạn hàng tin tưởng, vì vậy năm nào cũng tạo ra được doanh thu lớn hơn chi phí và đảm bảo đủ lương cho công ty và có tạo được lợi nhuận chia cho các cổ đông, một phần thi tiếp tục cho vào đầu tư mở rộng sản xuất. Bảng kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong những năm qua. Chỉ tiêu  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005   Tổng doanh thu  152.306  130.146  153.667,9   Trong đó:doanh thu hàng xuất khẩu  150.644  128.296  150.106   -các khoản giản trừ  1  0  0   1.Doanh thu thuần  152.305  130.146  153.667,9   2.Giá vốn hàng bán  148.091  124.822  143.545,3   3.Lợi nhuận gộp  4.214  5.324  10.122,6   4.doanh thu hoạt động tài chính  0  0  0   5. Chi phi tài chính  0  0  0   6. Chi phi bán hàng  1.495  2.240  2688   7. Chi phí quản lý doanh nghiệp.  2.204  2.176  2100   8. Lợi nhuân hoạt động kinh doanh.  515  908  5334,6   9. Thu nhập khác  290  143  157,3   10. Chi phí khác  254  93  106,95   11. Lợi nhuận khác  36  50  55   12.Tổng lợi nhuận trước thuế  587  1008  5439,95   13.thuế thu nhập doanh nghiệp.  187.9  322.5  1740.784   14.lợi nhuận sau thuế  399,1  685,5  3699.166   (nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần giầy Cẩm Bình) Theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm ta thấy tổng doanh thu của năm 2003 thấp hơn năm 2002 là 22.160 triệu đồng, vì trong năm 2003 trong năm có một khoản giảm trừ, mặt khác trong năm 2003 chi phi bán hàng thấp hơn chi phi bán hàng của năm 2004. Điều này thể hiện năm 2004 thì doanh nghiệp đã chú ý tới công việc xúc tiến bán hàng mở rộng thị trường làm tiền đề cho công cuộc bán hàng cho các năm sau, trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2004 giảm so với năm 2003, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng tới công tác quản lý toàn diện, hiệu quả, giảm nhân viên quản lý, giảm chi phí. Nhưng doanh thu thuần của năm 2004 vẫn cao hơn năm 2003. trong khi đó lợi nhuận năm 2005 cao hơn năm 2004 là 19521,9 triệu đồng hay tăng 13%, do doanh thu hàng xuất khẩu cao hơn năm 2004, mặt khác năm 2005 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2005 điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng chú trọng tới công tác giảm các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2004 cao hơn lợi nhuận sau thuế của năm 2003, lợi nhuận năm 2005 cao hơn lợi nhuận năm 2004 là 293,65 triệu đồng hay tăng 29.9%. PHẦNII. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty giầy Cẩm Bình I. Nhân tố ảnh hưởng phát triển thị trường của công ty. 1. Nhân tố bên ngoài. 1.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế mà doanh nghiệp cần quan tâm là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, phân phối thu nhập, cơ cấu kinh tế... với mỗi thị trường, mỗi một nước có các chỉ số khác nhau do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh mức độ hấp dẫn của thị trường, nếu tốc độ kinh tế phát triển mà cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn, và ngược lại. Thu nhập bình quân đầu người tăng thì chứng tỏ mức sống của dân cư tăng lên thì khả năng tiêu dùng cao, khi đó sản phẩm của công ty sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng, chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư sẽ cho doanh nghiệp thấy đựơc các đoạn thị trường khác nhau với mức độ co giãn của cầu theo giá khác nhau. Trên thị trường cấp thấp các doanh nghiệp sẽ coi giá là “điểm nhấn” trong chiến lược cạnh tranh của mình. ngược lại trên thị trường cấp cao các doanh nghiệp coi giá là là yếu tố khảng định những tính năng vượt trội, công dụng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, ngoài ra các yếu tố khác như tỷ lệ lạm phát, lãi suất tiết kiện, cơ cấu ngành cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thực tế của thị trường, nghĩa là ảnh hưởng tới nhu khả năng cung ứng của cônng ty. Nó tác động mạnh mẽ tới tình hình sản xuất của công ty, lúc đó cần phải xem xét sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp, chủng loại như thế nào. Ngày nay cả ở việt nam cũng như ở các nước khác trên thế giới thì thu nhập cá nhân của mức dân cư ngày càng cao, do đó khả năng tiêu dùng cho các mặt hàng thiết yếu, cũng như các mặt hàng tiêu dùng ngày càng cao,ngày một lớn, song mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng nghành ngày càng gay gắt, khốc liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xem xét một cách kỹ lượng các yếu tố tác động tới khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp để ra một quyết định đúng đắn nhất cho công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT165.doc
Tài liệu liên quan