Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC-FER)

Ngày nay, khi toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta đều thấy rằng đi kèm với nó là sự cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, cạnh tranh không những là môi trường, động lực cho sự phát triển xã hội nói chung, mà còn làm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng.

Ở nước ta, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Trong quá trình đó, khi chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đi vào cuộc sống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đã được thừa nhận, thì không ít doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là còn yếu.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, cùng với xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kinh tế thế giới bước sang nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng chung đó cùng với sự hội nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới (AFTA, WTO). Sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt, đòi hỏi vấn đề nâng cao năng lực canh trạnh của các doanh nghiệp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với chính doanh nghiệp.

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC-FER) là một đơn vị trực thuộc công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất, có vốn đầu tư nước ngoài, đặt tại nhà máy Đống Đa. Hợp doanh là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất với công ty AUFA của Cộng hoà Liên bang Đức. Công ty đã khai thác triệt để lợi thế của mình để mở rộng sản xuất và kinh doanh, khẳng định vị trí của công ty trong quá trình phát triển và hội nhập góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Mục tiêu của chuyên đề này là trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên một số chỉ tiêu như: cạnh tranh bằng về thị phần và đối thủ cạnh tranh; cạnh tranh về giá bán sản phẩm; về chất lượng và về thương hiệu, đánh giá những mặt được và chưa được, từ đó nhìn vào trong giai đoạn tới đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Chuyên đề với nội dung được chia làm 3 phần như sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty

Chương 2: Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty

 

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC-FER), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày nay, khi toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta đều thấy rằng đi kèm với nó là sự cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, cạnh tranh không những là môi trường, động lực cho sự phát triển xã hội nói chung, mà còn làm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng. Ở nước ta, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Trong quá trình đó, khi chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đi vào cuộc sống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đã được thừa nhận, thì không ít doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là còn yếu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, cùng với xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kinh tế thế giới bước sang nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng chung đó cùng với sự hội nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới (AFTA, WTO). Sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt, đòi hỏi vấn đề nâng cao năng lực canh trạnh của các doanh nghiệp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với chính doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC-FER) là một đơn vị trực thuộc công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất, có vốn đầu tư nước ngoài, đặt tại nhà máy Đống Đa. Hợp doanh là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất với công ty AUFA của Cộng hoà Liên bang Đức. Công ty đã khai thác triệt để lợi thế của mình để mở rộng sản xuất và kinh doanh, khẳng định vị trí của công ty trong quá trình phát triển và hội nhập góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Mục tiêu của chuyên đề này là trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên một số chỉ tiêu như: cạnh tranh bằng về thị phần và đối thủ cạnh tranh; cạnh tranh về giá bán sản phẩm; về chất lượng và về thương hiệu, đánh giá những mặt được và chưa được, từ đó nhìn vào trong giai đoạn tới đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Chuyên đề với nội dung được chia làm 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về công ty Chương 2: Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC – FER) - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất là một đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay công ty có 3 nhà máy là: + Nhà máy VIHA : Địa chỉ: 82 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân- HN Tel: (84-4)5580134 Fax: (84-4)5580229 + Nhà máy Thống Nhất: Địa chỉ: 198B Tây Sơn/2 Thái Hà , quận Đống Đa – HN Tel:(84-4)8572699 Fax: (84-4)8572744 + Nhà máy Đống Đa: Địa chỉ:181 Tây Sơn ,quận Đống Đa- HN Tel: (84-4)8572187 Fax: (84-4)533021 Trụ sở chính của Công ty đặt tại 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Website: www.thongnhat.com.vn Email: tnbike@hn.vnn.vn Sản phẩm chính của Công ty là: nội thất, bàn ghế, xe đạp và các phụ tùng xe đạp, xe máy đi kèm như phanh bàn đạp chân chống, giỏ đèo hàng…đáp ứng cho lắp ráp và xuất khẩu. - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC – FER) là một đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất, có vốn đầu tư nước ngoài, đặt tại nhà máy Đống Đa, Hợp doanh là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất với Công ty AUFA ( Auto Und Fahradeledtrik Gmbh) của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Vốn kinh doanh của Hợp doanh là: 1.000.000 USD trong đó bên nước ngoài góp vốn 70% và bên Việt Nam góp vốn 30%. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC – FER) hoạt động theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 12/GP/HN do Uỷ ban nhân dân Hà Nội cấp vào ngày 31/12/1997. Hợp doanh DMC- FER chuyên sản xuất các loại đèn xe đạp, Đinamo, phản quang cài vành … 1.2. Quá trình phát triển - Tháng 10/1995 Công ty TNHHNN một thành viên Thống Nhất đã ký Hợp đồng gia công với Công ty FER (Cộng hoà Liên bang Đức) để sản xuất các sản phẩm phục vụ an toàn giao thông như : đèn xe đạp, Đinamo, phản quang cài vành … - Ngày 31/12/1997 Công ty TNHHNN một thành viên Thống Nhất đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty FER (Cộng hoà liên bang Đức) thành lập Công ty TNHHNN một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC - FER). - Đến tháng 10/1998 sau khi sửa chữa nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị Công ty bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. - Tháng 5/2001 Công ty FER chuyển giao toàn bộ phần góp vốn cho Công ty AUFA - Auto und Fahrradelektrik GmbH (Cộng hoà Liên bang Đức). Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty không ngừng ổn định và nâng cao uy tín của mình trên thị trường thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, mẫu mã sản phẩm luôn được đổi mới, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng ở trong nước và đặc biệt Công ty đã khai thác mở rộng thêm thị trường nước ngoài không chỉ xuất khẩu sang Đức mà còn xuất khẩu sang một số công ty ở Ba Lan. Như vậy, Công ty đã khai thác triệt để lợi thế của mình để mở rộng sản xuất và kinh doanh, khẳng định vị trí của Công ty trong quá trình phát triển và hội nhập góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. 2. Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp doanh DMC – FER) là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc loại hình Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân và được tổ chức theo hình thức quản lý tập trung. Trong thời kỳ đổi mới, Công ty đã không ngừng đổi mới và từng bước cải tiến bộ máy quản lý, phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên nhờ đó mà bộ máy quản lý của Công ty đã thực hiện một cách gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến một cấp vì các phòng ban chức năng không quản lý trực tiếp xuống phân xưởng sản xuất mà chỉ giúp việc cho ban điều phối trong việc ra quyết định trong từng lĩnh vực. Bộ máy quản lý của Công ty được biểu diễn theo mô hình sau đây: Giám đốc Phó giám đốc Phòng TC-KT Xưởng trưởng Phòng KD tiêu thụ Phòng kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng Trưởng ca sản xuất ` Công nhân trực tiếp sản xuất Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty Ưu điểm của mô hình quản lý này: Đơn giản, dễ quản lý, tiết kiệm chi phí quản lý. Các nhân viên trong từng phòng ban, bộ phận hiểu rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện. Nhược điểm của mô hình quản lý này: Không khuyến khích được nhân viên ở các phòng ban nỗ lực sáng tạo và đòi hỏi ban lãnh đạo phải có năng lực, trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực. Trong mô hình quản lý này, ta thấy không có phòng Marketing (phòng nghiên cứu thị trường). Đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì dù đó là mặt hàng gì thì cũng rất cần có bộ phận Marketing 2.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận Ban Giám đốc bao gồm 2 người: - 1 giám đốc là người nước ngoài - 1 phó phó giám đốc là người Việt Nam Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn với hiệu qua cao nhất. Ban giám đốc gồm 2 người, giám đốc là người nước ngoài (Giám đốc Công ty AUFA - đối tác góp vốn) không điều hành trực tiếp tại Việt Nam nên việc điều hành sản xuất kinh doanh chủ yếu là do phó giám đốc phụ trách. Xưởng trưởng phụ trách sản xuất và 3 bộ phận: phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng sản phẩm, phòng kinh doanh tiêu thụ - Phòng kỹ thuật: có chức năng là sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, khuôn cối các loại. Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu và thực hiện các phương án phát triển khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật; + Lập kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị và khuôn cối; + Chịu trách nhiệm về dây chuyền sản xuất; + Hỗ trợ bộ phận quản lý chất lượng về các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm; + Nghiên cứu tìm ra các định mức về nguyên vật liệu; + Nghiên cứu tìm ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mới phù hợp để cải tiến sản phẩm. - Phòng quản lý chất lượng có chức năng và nhiệm vụ: + Tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh và giám sát công tác quản lý chất lượng, kiểm tra mẫu đầu tiên, kiểm tra nhập hàng; + Đảm bảo việc thực hiện đưa ra các yêu cầu của khách hàng vào hệ thống quản lý chất lượng; + Giám sát việc bảo đảm chất lượng trong quá trình sản xuất; + Đánh giá các vấn đề chất lượng khi có kết hợp trao đổi với các bộ phận chuyên môn, trong đó nếu không đạt tới sự nhất trí thì lãnh đạo Công ty ra quyết định cần thiết; + Quản lý và phân tích trình độ chất lượng các đợt cung cấp hàng và tiến hành đánh giá các nhà thầu phụ; + Đề ra các nhiệm vụ cho công tác tự kiểm tra trong sản xuất và giám sát việc thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ này; + Báo cáo các diễn biến chất lượng, lo cho sự an toàn của tài liệu và lưu trữ tài liệu, trong đó cần chú ý thời hạn lưu trữ tối thiểu; + Đảm bảo thực hiện các đợt đánh giá nội bộ về sản phẩm, quy trình và hệ thống; + Định hướng các vấn đề chất lượng giữa bộ phận mua hàng và các nhà thầu phụ, xem xét và đánh giá các nhà thầu phụ đồng thời tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn cho các nhà thầu phụ trong các vấn đề về chất lượng. - Phòng kinh doanh tiêu thụ: + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để định mức nguyên vật liệu, khả năng tiêu thụ, lập kế hoạch và triển khai cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất được liên tục và ổn định; + Đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Tổ chức kho thành phẩm bảo quản tốt phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ; +Đồng thời, bộ phận này chịu trách nhiệm chuẩn bị các văn kiện để ký hợp đồng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức, tiếp thu ý kiến khách hàng; +Tính toán giá thành kế hoạch sản phẩm, xây dựng định mức vật tư và cuối tháng cân đối tình hình sử dụng vật tư với phân xưởng. Phòng kế toán: có chức năng chính là tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là quản lý theo dõi, ghi chép và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số liệu và tình hình luân chuyển vốn, thường xuyên kiểm tra và báo cáo cho Ban điều phối tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, giải quyết các thủ tục hành chính, quan hệ với ngân hàng tài chính, thanh toán công nợ với khách hàng. Thực hiện công tác kiểm tra tài chính và kiểm kê tài sản theo định kỳ. Bộ phận kế toán còn có chức năng quản lý tổ chức nhân sự. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty như: tuyển dụng, hưu trí, mất sức, thôi việc, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Phòng sản xuất: Tại hợp doanh DMC - FER bộ phận sản xuất không phân chia thành các phân xưởng hoặc các tổ, bộ phận sản xuất đi theo ca và mỗi ca có một Trưởng ca. Phòng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, đảm bảo cho các sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Công ty 3.1. Sản phẩm chủ yếu của Công ty - Đèn pha, đèn hiệu các loại: Ảnh 1: Các loại đèn xe đạp - Đinamo các loại: Ảnh 2: Đinamo có gắn kèm cả đèn 3.2. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm 3.2.1. Đặc điểm về thị trường Xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu của nhiều đối tượng khách hàng như: học sinh, sinh viên, người có tuổi, nông dân, công nhân …đặc biệt các sản phẩm như Đinamo, đèn xe đạp có phản quang, phản quang cài vành … giúp đảm bảo an toàn giao thông nên nhu cầu cũng ngày càng tăng cao. Sản phẩm của Công ty chuyên cung cấp cho các công ty sản xuất và lắp ráp xe đạp chủ yếu là dành cho xuất khẩu. - Thị trường nước ngoài: hiện nay thị trường nước ngoài của Công ty là Đức, Ba Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Bănglađet …trong đó chủ yếu vẫn là Đức và Ba Lan (chiếm tới 80% sản lượng xuất khẩu). - Thị trường trong nước: Công ty còn cung cấp cho thị trường trong nước. Khách hàng của Công ty có mặt ở cả ba miền: + Miền Bắc: các công ty lắp ráp xe đạp, xe máy và phụ tùng xe đạp trong đó có Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất. + Miền Trung: các đại lý bán xe đạp và phụ tùng xe đạp ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, Đà Nẵng, Huế. + Miền Nam: Công ty ASAMA ở khu công nghiệp Sóng Thần 2- Bình Dương, doanh nghiệp xe đạp Martin tại 107 quận 7,thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.2. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty là các loại đèn xe đạp, Đinamo, phản quang cài vành, upercase (nắp bảo vệ đồng hồ côngtơmét xe máy), lowercase (hộp chứa côngtơmét) trong đó sản phẩm chính là các loại đèn xe đạp và Đinamo. Các loại sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu sang Đức, Ba Lan nên nó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Hệ thống quản lý chất lượng QM-V do Công ty AUFA cung cấp và phải được cục kiểm tra chất lượng Liên bang Đức kiểm tra trước khi đưa vào thị trường nước Đức. Do các sản phẩm này phục vụ an toàn giao thông nên các tiêu chuẩn về độ phản quang, độ bóng, độ chiếu sáng …phải tuân theo các tiêu chuẩn về an toàn giao thông của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Điều này đòi hỏi Công ty luôn phải nỗ lực trong việc sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đó. Các thành phần của xe đạp là: vỏ, pha, phản xạ, đui, dây, vít, bóng đèn, lò xo tiếp xúc, trong đó hợp doanh tự sản xuất vỏ, pha, phản xạ, đui còn dây, vít, bóng đèn, lò xo tiếp xúc là nhập. Các thành phần của Đinamo là: rôto đầy đủ, stato đầy đủ, trục khuỷu, vòng đệm răng, lò xo giá đỡ, tấm hướng dẫn, vỏ, bánh lăn, nắp đáy, ống bảo vệ. Để tận dụng máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, Công ty đã sản xuất thêm các sản phẩm phụ là upercase và lowercase phục vụ thị trường trong nước. Các sản phẩm này được bán cho các công ty lắp ráp xe máy trong nước. Upercase và lowercase khá đơn giản nên không đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cao nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về độ bóng, độ trong, độ giòn, kích thước. Các sản phẩm phụ tùng xe đạp của Công ty là những sản phẩm nhỏ, bé, có những chi tiết rất nhỏ và mỏng, cần phải có máy móc chuyên dụng để sản xuất 3.3. Đặc điểm về khách hàng và đối thủ cạnh tranh 3.3.1. Đặc điểm về khách hàng Khách hàng của Công ty là các công ty chuyên sản xuất và lắp ráp xe đạp và phụ tùng xe đạp chủ yếu dành cho xuất khẩu và các đại lý mua về để tự lắp ráp. Các công ty này thường mua với số lượng lớn, giá trị hợp đòng cao. Hợp doanh DMC – FER là sự hợp đồng hợp tác giữa Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất và AUFA của Cộng hoà Liên bang Đức nên Công ty AUFA sẽ tìm kiếm các đơn hàng ở nước ngoài và chuyển cho Công ty sản xuất. Sản phẩm của Công ty sẽ xuất sang Công ty AUFA hoặc chuyển thẳng theo các đơn hàng. Tuy nhiên, công ty còn tự mình phát triển và tìm kiếm thêm các đơn đặt hàng khác từ các đối tác trong và ngoài nước. 3.3.2. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh Ở trong nước, Công ty cũng chịu sự cạnh tranh của các công ty khác như Công ty LIXEHA, Công ty Xuân Hòa… Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất xe đạp trong nước vẫn lựa chọn các nguồn cung ứng khác từ nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản … Sản phẩm của Công ty cũng luôn bị cạnh tranh về giá cả, kiểu dáng với các sản phẩm của các nước này. Sản phẩm của các nước này đặc biệt là Trung Quốc có mức giá rất rẻ, rẻ hơn so với mức giá của Công ty. Vì thế Công ty luôn luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, kiểu dáng đẹp để cạnh tranh. Đồng thời cũng luôn phải quan tâm và có mối quan hệ tốt với các đối tác, đại lý, bạn hàng. Hiện nay, Công ty đã thiết lập được hệ thống bán hàng với gần 200 đại lý trong cả nước. 3.4. Đặc điểm về lao động Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty Số TT Cơ cấu lao động Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Theo tích chất của hoạt động 45 100 - Lao động trực tiếp 35 78 - Lao động gián tiếp 10 22 2 Theo giới tính 45 100 - Nam 26 58 - Nữ 19 42 3 Theo trình độ học vấn 45 100 - Đại học 9 20 - Cao đẳng 3 7 - Trung cấp 5 11 - Phổ thông 28 62 Nguồn: Phòng kế toán Theo tính chất của hoạt động: Tỉ lệ lao động gián tiếp chỉ bằng 2/7 lao động trực tiếp cho thấy tỉ lệ này là hợp lý bởi nó sẽ làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Hơn nữa nó cũng chứng tỏ bộ máy quản lý của Công ty là nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí. Biểu 1 : Cơ cấu lao động theo tính chất của hoạt động Theo giới tính Cơ cấu về giới tính của Công ty là hợp lý vì Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thống Nhất (Hợp danh DMC- FER) là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tính chất của công việc là nặng nhọc cho nên rất cần lao động nam. Về trình độ chuyên môn, nhìn chung trong Công ty số lượng cán bộ kỹ thuật, hay thợ tay nghề cao còn ít; việc đào tạo cũng như học tập những tiến bộ kỹ thuật mới còn nhiều hạn chế và ít được quan tâm, nhưng trong những năm gần đây thì vấn đề đào tạo đã được chú trọng hơn. Biểu 2: Cơ cấu lao động theo giới tính - Theo trình độ học vấn: Biểu 3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Cán bộ quản lý ở các phòng ban, bộ phận đều có trình độ đại học. Phần lớn các công nhân sản xuất đều được đào tạo ở các trường dạy nghề cho nên họ đều có kiến thức và hiểu biết trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trình độ tay nghề của công nhân chưa cao (chủ yếu là các công nhân lắp ráp) , lao động lành nghề chiếm tỉ trọng còn ít nên chất lượng của sản phẩm vẫn còn hạn chế. 3.5. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Kho NVL Nhựa Bộ phận mạ Bộ phận hàn Bộ phận lắp ráp Kho thành phẩm Bán hành phẩm Bộ phận ép nhựa Để gọn nhẹ cho việc quản lý và phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phảm, hợp doanh DMC - FER không chia thành các phân xưởng nhưng các sản phẩm sản xuất thường được qua các bước công nghệ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Nguyên liệu từ kho bán thành phẩm như nhựa được chuyển vào bộ phận ép nhựa để làm ra các bán thành phẩm như phản quang vành xe đạp, LAS, vỏ đèn … Tùy từng loại bán thành phẩm sẽ được chuyển sang bộ phận mạ và bộ phận hàn. Các bán thành phẩm từ mạ như vỏ đèn 39/40, đĩa phản quang 14 sẽ được chuyển sang bộ phận hàn để hàn các chi tiết bằng máy hàn siêu âm tạo ra các bán thành phẩm là pha đèn, LAS đèn hậu hoàn chỉnh … Các chi tiết này sẽ được bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh cùng với các chi tiết kim loại lấy từ kho để lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh là đèn xe đạp, Đinamo. 3.6. Đặc điểm về cơ sở vật chất thiết bị Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã liên tục mua sắm bổ sung những máy móc, trang thiết bị hiện đại nhập từ Đức, Đài Loan nhằm cải tiến quy trình sản xuất và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống máy móc trang thiết bị của Công ty tương đối hiện đại và có giá trị cao. Với những máy có giá trị lớn như máy ép nhựa (gần 600 triệu đồng), phòng kỹ thuật luôn có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên. Do nhu cầu liên tục cải tiến sản phẩm nên hàng năm Công ty cũng đã đầu tư thêm các loại khuôn cối khác nhau trị giá gần tỷ đồng. Cải tiến máy móc, liên tục bảo dưỡng, bảo trì đã giúp cho các sản phẩm của Công ty liên tục giữ vững chất lượng. Hệ thống máy móc trang thiết bị của Công ty tương đối đồng bộ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở một số bộ phận lắp ráp thì dụng cụ vẫn còn thủ công nên chưa tạo ra năng suất lao động cao. 3.7. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất Các loại nguyên liệu chính mà Công ty đang sử dụng là: nhựa PMA, nhựa PA, nhựa SAN, dây nhôm, dây vônfram. Những loại nguyên vật liệu nay không đòi hỏi cao về bảo quản, chỉ cần kê trên giá và kho chứa không bị ẩm là được. Trong kho chứa yêu cầu phải phân rõ từng khu chứa riêng biệt đối với mỗi loại. Hiện nay, Công ty thường nhập khẩu các loại nguyên vật liệu này từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Các loại nguyên vật liệu này luôn có sẵn trên thị trường và có rất nhiều nhà cung ứng nên Công ty có thể chủ động lựa chọn những nhà cung ứng có giá bán hợp lý, chịu một phần chi phí vận chuyển, vì vậy mà quan hệ với các nhà cung ứng không bị ràng buộc gì. Điều này giúp cho việc chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu giúp giảm chi phí về dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo cho sản xuất được liên tục. 3.8. Đặc điểm về tài chính Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán và một số mục tiêu tài chính năm 2007 như sau: Bảng 2: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007 Đơn vị tính: VND Tài sản Số đầu kỳ Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Số cuối kỳ Tỷ trọng (%) A- Tài sản lưu động 12.456.570.222 78,51 A- Nợ phải trả 3.095.033.283 19,51 I- Tiền 1.748.849.256 14,04 I- Nợ ngắn hạn 3.095.033.283 19,51 II-Các khoản phải thu ngắn hạn 5.966.352.481 47,9 II- Nợ dài hạn 0 0 III- Hàng tồn kho 4.628.310.353 37,16 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 12.770.513.586 80,49 B- Tài sản cố định 3.408.976.676 21,49 I- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.532.536.210 79 II- Lợi nhuận sau thuế 237.977.376 1,49 Tổng tài sản 15.865.546.870 100 Tổng nguồn vốn 15.865.546.870 100 Nguồn: Phòng kế toán Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn của chủ sở hữu (chiếm 80,49% ) do vậy mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty cao. Hầu hết tài sản hiện có của Công ty đều được đầu tư bằng số vốn của chủ sở hữu (79%). Đây là lợi thế nhằm giảm chi phí sản xuất do không phải trả lãi vay vốn. - Một số chỉ tiêu: + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = TSLĐ / Nợ phải trả = 4,025 + Hệ số khả năng thanh toán tức thời= Tiền / Nợ phải trả = 0,565 + Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tài sản= 0,195 + Hệ số tự chủ tài chính = VCSH / TS = 0,805 + Hệ số sinh lời của vốn vốn chủ sở hữu = TNST / VCSH = 0,022 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cao (4,025) cho biết 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bởi 4,025 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (0,565) cho biết 1 đồng nợ của Công ty được bảo đảm thanh toán bởi 0,565 đồng tiền Hệ số nợ thấp (0,195) cho biết 1 đồng tài sản của Công ty được tài trợ bởi 0,195 đồng nợ và cũng cho biết cơ cấu vốn của Công ty khá tốt thể hiện bằng tỉ lệ nợ/ tổng vốn của Công ty. Hệ số tự chủ tài chính cao (0,805) thể hiện khả năng huy động nguồn vốn nội sinh của Công ty là khá tốt, hệ số này cũng cho biết 1 đồng tài sản của Công ty được tài trợ bởi 0,805 đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số nợ chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty rất khả quan, luôn đảm bảo thanh toán kịp thời được các khoản nợ. Tuy nhiên hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu lại thấp (0,022) chứng tỏ chi phí bán hàng và các chi phí khác cao. Công ty cần phải cân đối lại các loại chi phí này. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 1. Đánh giá tình hình cạnh tranh của sản phẩm của Công ty 1.1 Cạnh tranh về thị phần và đối thủ cạnh tranh Thị phần của sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chỉ tiêu này lớn thì quy mô thị trường cũng lớn tương đối. Sản phẩm phụ tùng xe đạp của Công ty là một sản phẩm có tính đặc thù rất riêng, nó không phải các sản phẩm gia dụng, thiết yếu cho cuộc sống. Khách hàng của Công ty là các công ty lắp ráp xe đạp, các đại lý bán buôn xe đạp, khi mua hàng với khối lượng lớn, giá trị cao. Bảng 3: Thị phần của Công ty qua các năm Đơn vị tính: nghìn sản phẩm Tên công ty Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Công ty Thống Nhất (DMC-FER) 1.341 37,2 1.168 33,14 759 22,83 852 33,65 Các công ty khác trong nước 694 19,25 857 24,31 566 17,02 580 22,91 Các công ty ở nước ngoài 1.570 43,55 1.500 42,55 2.000 60,15 1.100 43,44 Tổng sản lượng 3.605 100 3.525. 100 3.325 100 2.532 100 Nguồn : Phòng kinh doanh tiêu thụ Biểu 4: Thị phần của Công ty qua các năm Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình sản xuất của Công ty không được ổn định. Trong hai năm 2004 và 2005 thì sản lượng sản xuất của Công ty đạt mức rất cao (1.340.818 và 1.167.489 sản phẩm). Đến năm 2006 và năm 2007 thì sản lượng sản xuất giảm mạnh từ 1.167.489 xuống còn 758.745 sản phẩm do tình hình thị trường có nhiều biến động, Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty đến từ Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111132.doc
Tài liệu liên quan