Trong nền kinh tế thị trường vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các công ty. Để thực hiện được điều này tuỳ vào điều kiện thực tế mà mối công ty, mỗi đơn vị có các làm riêng, biện pháp riêng. Cũng như tất cả các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải, Xí nghiệp sản xuất đá - Công ty vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Với khẩu hiệu mà Công ty VTTB & XDCT giao thông đề ra cho năm 2002 này đối với tất cả các đơn vị trong Công ty là Hiệu quả sản xuất . Xí nghiệp sản xuất đá đã và đang ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp sản xuất đá em đã nắm được một phần nào về những thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy em đã chọn đề tài " Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp sản suất đá" làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung chuyên đề gồm ba phần:
Phần I : Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần II : Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đạt được.
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp sản xuất đá.
83 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp sản suất đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các công ty. Để thực hiện được điều này tuỳ vào điều kiện thực tế mà mối công ty, mỗi đơn vị có các làm riêng, biện pháp riêng. Cũng như tất cả các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải, Xí nghiệp sản xuất đá - Công ty vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Với khẩu hiệu mà Công ty VTTB & XDCT giao thông đề ra cho năm 2002 này đối với tất cả các đơn vị trong Công ty là Hiệu quả sản xuất . Xí nghiệp sản xuất đá đã và đang ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp sản xuất đá em đã nắm được một phần nào về những thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy em đã chọn đề tài " Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp sản suất đá" làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung chuyên đề gồm ba phần:
Phần I : Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần II : Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đạt được.
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp sản xuất đá.
phần i:
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
I. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1) Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả cao khi sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. cách hiểu này là phiến diện chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian.
- Hiệu quả sản xuất kin doanh là mức độ tiết kiệm chi hí và mức tăng kết quả kinh tế. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ đề cập đến cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát lên được ý niệm của váan đề.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động, hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan niệm này muốn quy Hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bởi vậy ta cần có một khái niệm bao quát hơn:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh doanh theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Đây là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá sự thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Cần hiểu phạm trù Hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ trên cả hai mặt định lượng và định tính.
Đối với mặt định lượng : Hiệu quả sản xuất kinh doanh của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế , xã hội biểu hiện ơt mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng người ta chỉ thu được hiệu quả kin tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao.
Đối với mặt định tính : Mức độ hiệu quả sản xuất kin doanh cao phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực,trình độ tổ chức quản lý của mỗi khâu, mỗi bộ phận trong hệ thống doanh nghiệp cùng với sự gắn bó của việc giải quyết mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu kinh tế - xã hội.
Giữa mặt định lượng và định tính của phạm trù Hiệu quả sản xuất kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau.
+ Bản chất của Hiệu quả sản xuất kinh doanh : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất( lao động, máy móc thiết bị , nguyên liệu tiền vốn...) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Cần phân biệt sự khác nhauvà mối quan hệ giữa Hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau mỗi quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị. Cả kết quả định tính và kết quả định lượng đều khó tính cho một thời kỳ kinh doanhvì nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản hẩm dở dang, bán thành phẩm . Hơn nữa hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả một sản phẩm sản xuất xong ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được hay không và bao giờ thì thu tiền về. Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hạ giá trị mà là một phạm trù tương đối . Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể phản ánh bằng số tương đối ( tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực). Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối , phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mong bản chất là kết quả cuả quá trình sản xuấ kinh doanh và không bao giờ phản ánh được ttình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được các mục tiêu đó. Vỳ vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu , hay chính xác hơn là đạt kết quả với chi phí nhất định, hoặc đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng : Chị phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực , trong đó có cả chi phí cơ hội , chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để làm công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế oán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương hướng kinh doanh tốt nhất , các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
2) Phân biệt các loại hiệu quả.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được đánh gía ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau. Để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng cần đứng trên từng góc độ cụ thể để phân biệt các loại hiệu quả
a)Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế , hiệu quả kinh tế - xã hội, Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ nhất, hiệu quả xã hội : Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.
Các mục tiêu như là: Giải quyết công ăn việc làm , nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động ... Hiệu quả xã hội thường gắn với các mô hình kinh tế hỗn hợp và trước hết thường được đánh giá và giải quyết ở góc độ vĩ mô.
Thứ hai , hiệu quả kinh tế : Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở góc độ quản lý vĩ mô và phải chú ý rằng không phải bao giờ
Doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh biên thấp hơn chi phí kinh doanh biên xã hội nên có sự tách biệt giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả xã hội. Do đó cần có sự can thiệp đúng đắn của Nhà nước.
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế xã hội nên đều phải có nghĩa vụ đóng góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội tùy theo quy định của Nhà nước cho từng loại hình doanh nghiệp (kinh doanh hay công ích) cũng như từng hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm tới hiệu quả xã hội vì các doanh nghiệp nhận thức được rằng việcthực hiện các mục tiêu xã hội lại làm tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực, lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.
Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả trong qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất: Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất là hiệu quả chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động (lao động, vốn, thiết bị, nguyên vật liệu ...) cụ thể của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp.
3) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
a) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố của quá trình kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm có chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung sau:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
- Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp...
- Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay,...
b)Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.
b.1) Lợi nhuận.
Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả vừa là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu cần đạt được vừa là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp.
ế = TR – TC
Trong đó:
ế: Lợi nhuận trước lãi suất và thuế
TR: Doanh thu bán hàng
TC: Chi phí để có doanh thu đó
b.2) Các chỉ tiêu về doanh lợi.
Các chỉ tiêu về doanh lợi cho ta biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu mà các nhà quản trị, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, nó là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị.
- Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh: Lợi nhuận trước lãi suất
Doanh lợi vốn kinh doanh =
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận và chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
ếR x 100
DVTC% =
VTC
Trong đó: DVTC%: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của thời kỳ tính toán
VTC: Vốn chủ sở hữu của thời kỳ đó
ếR: Lãi ròng sau thuế
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại.
- Doanh lợi doanh thu thuần:
ếR x 100
DTR% =
TR
Trong đó:
DTR: Doanh lợi doanh thu thuần của một thời kỳ
TR: Tổng doanh thu thuần của thời kỳ đó
b.3) Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh.
Tổng doanh thu
Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh =
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra mấy đồng doanh thu.
b.4) Tỷ suất doanh thu theo giá thành
Được tính bằng tổng mức doanh thu so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu theo chi phí =
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
c) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.
c.1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động:
Q
W =
T
Trong đó:
W: Năng suất đơn vị lao động
Q: Sản lượng sản xuất ra (đơn vị có thể là hiện vật hoặc giá trị
T:Tổng số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động Chỉ tiêu W càng cao càng tốt.
- Mức sinh lời bình quân lao động: Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kỳ tính toán xác định:
ếR
ếBQ =
L
Trong đó:
ếBQ: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra
ếR: Tổng lợi nhuận ròng
L: Số lao động làm việc bình quân trong kỳ
c.2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của TSCĐ:
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần hay giá trị tổng sản lượng.
- Sức sinh lợi của TSCĐ:
Lợi nhuận trước lãi suất và thuế
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu mức sinh lợi của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.
- Sức hao phí TSCĐ:
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức hao phí TSCĐ =
Doanh thu hay lợi nhuận thuần (Giá trị tổng sản lượng)
Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần phải cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
c.3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của VLĐ =
VLĐ bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
- Sức sinh lợi của vốn lưu động:
Lợi nhuận trước lãI suất và thuế
Sức sinh lợi của VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn gọi là “Hệ số luân chuyển”.
- Thời gian của một vòng luân chuyển:
Thời gian của thời kỳ phân tích
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Thông thường kỳ phân tích là 1 năm. Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
c.4) Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu như sau:
Hiệu quả tiêu hao vật tư: Cho biết một đồng nguyên vật liệu tạo ra mấy đồng giá trị tổng sản lượng.
Q
HVT =
M
Trong đó:
HVT: Hiệu quả tiêu hao vật tư
Q: Tổng sản lượng
M: Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao
HVT càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
d) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phảI đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu:
d.1)Tăng thu ngân sách.
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước các khoản như: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, v ..v ... Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để đầu tư cho các công trình, lĩnh vực phục vụ chung cho cả nền kinh tế. Vì vậy, đóng thuế đầy đủ và đúng quy định là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp.
d.2) Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Nước ta là một nước nghèo, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất còn lạc hậu, đặc biệt là nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng và đang trở thành một vấn đề bức xúc, nan giải. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì mỗi doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
d.3) Nâng cao mức sống của người lao động.
Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người trong cuộc sống ngày càng cao và đa dạng. Vì vậy, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động.
Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người lao động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, gia tăng đầu xã hội, phúc lợi xã hội ...
Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tổng hợp trong biểu dưói đây:
Biểu 1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu sản xuất kinh doanh tổng hợp
TT
Chỉ tiêu
Công thức xác định
1
Lợi nhuận
ế = TR – TC
2
Doanh lợi vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế và lãI vay
Vốn kinh doanh
3
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
4
Doanh lợi doanh thu thuần
Lợi nhuận
Doanh thu
5
Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh
Tổng doanh thu
Tổng vốn kinh doanh
6
Tỷ suất doanh thu theo chi phí
Tổng doanh thu
Tổng vốn chi phí
Biểu 2: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.
TT
Chỉ tiêu
Công thức xác định
A
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
1
Năng suất lao động
Q
W =
T
2
Mức sinh lời bình quân
ếR
ếBQ =
L
B
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
3
Sức sản xuất của TSCĐ
Tổng doanh thu
Nguyên giá bình quân TSCĐ
4
Sức sinh lời TSCĐ
Lợi nhuận
Nguyên giá bình quân TSCĐ
5
Sức hao phí TSCĐ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu hay lợi nhuận
C
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
6
Sức sản xuất VLĐ
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
7
Sức sinh lời VLĐ
Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân
8
Số vòng quay VLĐ
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
9
Thời gian một vòng luân chuyển
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay vốn lưu động
D
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
10
Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Q
HVT =
M
e) Căn cứ đánh giá mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Mức mong đợi của doanh nghiệp
- Lãi suất thị trường
- Phí tổn vốn
- Chỉ tiêu hiệu quả của ngành
- Chi phí cơ hội khác
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
a)Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
a.1) Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất ở một vài lĩnh vực nhất định, không có doanh nghiệp nào có thể thành công trong kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực. Vì thế, công tác kế hoạch đối với doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Chúng ta có thể hiểu kế hoạch kinh doanh bao gồm nhiều vấn đề trong đó doanh nghiệp phải làm rõ được: Doanh nghiệp sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm tốt công tác kế hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các lĩnh vực, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để tồn tại thì công tác kế hoạch đã trở thành một nhân tố quan trọng.
a.2) Lực lượng lao động
Chúng ta biết rằng khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là đIều kiện để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng máy móc cho dù có tiến tiến, hiện đại đến đâu thì cũng do con người chế tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không có máy móc thiết bị đó. Hơn nữa, máy móc thiết bị dù có tiên tiến, hiện đại thì cũng phải phù hợp với trình độ sản xuất, trình độ tổ chức, trình độ sử dụng của người lao động. Thực tế cho ta thấy nhiều doanh nghiệp nhập tràn lan thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do trình độ yếu kém nên vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền của cho hoạt động sửa chữa, kết quả là hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp.
Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra những công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra những lợi thế lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các hoạt động như thu mua nguyên vật liệu, chế tạo sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm đều do con người đảm nhận. Vì thế, phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, khơi dậy trong họ tiềm năng, động viên họ phát huy được hết năng lực là trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là nhà quản lý. Người lao động sẽ không cống hiến hết mình nếu như doanh nghiệp không có sự quan tâm đúng mức về vật chất và tinh thần. Do đó, việc phân phối công bằng theo khả năng và năng lực cống hiến sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động và như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Điều đó đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
a.3) Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Giữa công cụ lao động, năng suất lao động, sản lượng chất lượng và giá sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ. Công cụ lao động hiện đại sẽ làm cho năng suất lao động tăng, sản lượng và chất lượng cũng tăng dẫn đến giá thành hạ. Vì thế, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra khả năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, ...
Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật rất thấp, máy móc thiết bị vừa lạc hậu lại thiếu tính đồng bộ. Đồng thời, trong những năm qua, việc quản trị, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật không được chú trọng nên nhiều doanh nghiệp không sử dụng và phát huy hết khả năng của mình.
Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua cho ta thấy doanh nghiệp nào chuyển giao công nghệ hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả, tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và đặc biệt là trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Ngược lại, những doanh nghiệp vẫn sử dụng những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không chịu đổi mới, cải tiến thì sản phẩm tạo ra khó đáp ứng được nhu cầu thị trường về cả chất lượng và giá cả nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường bị chững lại, đi xuống và nhiều trường hợp dẫn đến phá sản.
Ngày nay, khi mà công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn, càng hiện đại và có tính chất quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất ... Để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một giải pháp đầu tư đúng đắn, đầu tư công nghệ phù hợp, bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại, tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng máy móc thiết bị.
a.4) Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh thì không những bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường, hơn thế lại không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của người tiêu dùng.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100234.doc