Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành nghề với quy mô và trình độ khác nhau, công nghệ khác nhau. Phát triển nông - lâm -ngư - nghiệp gắn liền công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới. Để đưa nền kinh tế nông thôn phát triển ngang tầm nền kinh tế thành thị, từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong nông nghiệp. Vì thế việc phát triển và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu, nó có tầm quan trọng trong việc nâng cao và ổn định đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp, không ngừng tăng cường và phát triển đời sống mới ở nông thôn.

Muốn đạt được mục đích trên trước hết phải chú ý đến nền sản xuất nông nghiệp hiện nay bằng cách trong sản xuất nông nghiệp phải thay đổi cơ cấu và tính chất trong quan hệ sản xuất nông nghiệp, lấy sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chăn nuôi gia súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng phải đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế dịch vụ, đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngành nghề truyền thống. Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp.

Trước hết là các ngành dịch vụ cho việc phát triển trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá, tự động hoá trong sản xuất chúng ta thấy nước ta sản xuất nông nghiệp là chủ yếu chiếm 70% trong nền sản xuất hàng hoá. Thu nhập chính trong nền kinh tế quốc dân. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta qua các giai đoạn đều tập trung quan tâm chú trọng tới nông nghiệp. Luôn có những chính sách mới về nông nghiệp để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Ban thư ký Trung ương Đảng và Bộ chính trị đã ra chỉ thị 100 và quyết định đưa việc khoán 10 trong sản xuất nông nghiệp. Đây là chính sách lớn làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp. Đổi mới về mô hình cũng như tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.

Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 14 ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Kèm theo nghị định này có những quy định cụ thể về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn. Mục đích khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sức lao động, năng lực trình độ tổ chức sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống của các hộ sản xuất hết đói nghèo. Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có điều kiện vươn lên làm giầu chính đáng.

Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông ngư diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn dưới sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển khai tới toàn ngành, việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để sản xuất - kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế. Đã tìm ra giải pháp thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình mở rộng mạng lưới trên khắp mọi miền đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Có các quy định cụ thể về việc cho vay vốn hộ sản xuất như văn bản 499A quy định về nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì lợi ích kinh tế của đất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm đứng vững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng về với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Người nông dân mấy năm qua đã gắn bó, gắn gũi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực sự đã là người bạn đồng hành với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Họ đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết được nghèo đói một số hộ đã vượt lên làm giầu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho hộ sản xuất là rất cần thiết, thực sự là ý Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan tâm giúp đỡ.

Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và lý luận kinh tế, quản lý trên lĩnh vực tài chính ngân hàng để thống kê, phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn, nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Chuyên đề được chia thành 2 chương:

Chương I: Tín dụng hộ sản suất – thực trạng cho vay Hộ sản xuất trong thời gian qua tại NHNN & PTNT Huyện Thanh Trì.

Chương II: Các giải pháp hoàn thiện và mở rộng cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới tại NHNN&PTNT huyện Thanh Trì.

 

doc46 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH023.doc
Tài liệu liên quan