Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người và xã hội. Ra đời từ rất sớm và không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các sản phẩm, cho đến nay ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng – nó là huyết mạch của nền kinh tế. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng đầu tư vốn cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, một phần vốn không nhỏ mà các ngân hàng cho vay không được các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả; Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án và kiểm soát giải ngân dự án đầu tư.
Có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay vốn thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung và của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng ; Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Với sự phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực của nước ta hiện nay, để đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo, y tế Với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tập tại Sở Giao dịch I – Ngân Hàng Phát triển Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá ……………………………………………….......90
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ:
SGDI :Sở Giao Dịch I.
NHPT VN : Ngân hàng Phát Triển Việt Nam.
NHTM : Ngân hàng Thương Mại.
THCS : Trung học cơ sở.
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo.
PASXKD : Phương án sản xuất kinh doanh.
VDB : Vietnam Development Bank (Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam)
HTSĐT : Hỗ trợ sau đầu tư.
UBND : Ủy ban nhân dân.
TP Hà Nội : Thành phố Hà Nội.
GPMB : Giải phóng mặt bằng.
BĐTV : Bảo đảm tiền vay.
BCTC : Báo cáo tài chính.
XD : Xây dựng.
TCTD : Tổ chức tín dụng.
VTC : Vốn tự có.
Sở TNMT : Sở tài nguyên môi trường.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người và xã hội. Ra đời từ rất sớm và không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các sản phẩm, cho đến nay ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng – nó là huyết mạch của nền kinh tế. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng đầu tư vốn cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, một phần vốn không nhỏ mà các ngân hàng cho vay không được các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả; Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án và kiểm soát giải ngân dự án đầu tư.
Có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay vốn thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung và của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng ; Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Với sự phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực của nước ta hiện nay, để đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo, y tế…Với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tập tại Sở Giao dịch I – Ngân Hàng Phát triển Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Trụ sở chính tại 25A Cát Linh – P. Cát Linh – Quận Đống Đa – Hà Nội. Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ lên tới 10.000 tỷ đồng NHPT có mục tiêu đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (Các dự án phát triển giao thông, các dự án xây dựng công trình cấp nước, đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng kỹ thuật tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn); Phát triển nông nghiệp, nông thôn; Các dự án phát triển công nghiệp; Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang (danh mục đối tượng các dự án quy định chi tiết tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 20/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006.
Sở Giao dịch I- NHPT Việt Nam là đơn vị thuộc NHPT Việt Nam có trụ sở tại 104 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội được thành lập theo quyết định số 04/QĐ – NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của NHPT so với các NHTM khác:
So với các NHTM khác, NHPT có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Nhà nước, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, NHPT vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.
DN vay vốn của NHPT thường được vay với thời hạn dài, lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại, được xác định kể từ khi ký hợp đồng tín dụng lần đầu và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ về lãi suất mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ:
1.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của NHPT Việt Nam.
Theo Quyết định số 108/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chức năng nhiệm vụ của NHPT:
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
Cho vay đầu tư phát triển.
Hỗ trợ sau đầu tư.
Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
Cho vay xuất khẩu.
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hang từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác khác.
Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của Pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho NHPT theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2007/QĐ – TTg.
Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.
Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của NHPT theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan.
NHPT được quyền:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh;
Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng;
Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định;
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật;
Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật liên quan;
Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì NHPT được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPT và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao Dịch I – NHPT Việt Nam.
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của NHPT.
- Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT bao gồm: Cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được Chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng và các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác.
-Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT
-Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho các hoạt động của NHPT theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
-Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc NHPT giao phó.
1.1.4. Chức năng của các phòng ban tại SGD I:
Phòng Tín Dụng(1,2,3): Thực hiện chức năng tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước, quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác.
Phòng Thẩm Định: Tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín TDĐT phát triển của Nhà nước.
Phòng Kế hoạch Nguồn Vốn: Tổ chức thực hiện các công tác sau: Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp; Công tác huy động vốn; Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn; Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo; Công tác xử lý nợ và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao dịch I giao.
Phòng Tín Dụng Xuất Khẩu: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu ( bao gồm: cho vay XK bảo lãnh, TDXK, BL dự thầu, BL thực hiện HĐ XK)
Phòng Bảo Lãnh, Hỗ Trợ Sau Đầu Tư: Tổ chức rhực hiện công tác bảo lãnh vay vốn NHTM , hỗ trợ sau đầu tư.
Phòng quản lý Vốn Nước Ngoài: Tổ chức thực hiện Quản lý Vốn nước ngoài do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao, bao gồm (1)nghiệp vụ cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các dự án do NHPT VN vay nước ngoài(do Chính phủ bảo lãnh) để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay,thu hồi nợ vay,lãi và phí của các nguồn vốn này. (2) Cho vay, cấp phát uỷ thác NV đối ứng để thực hiện các dự án ODA.
Phòng Tài Chính Kế Toán: Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động tớn dụng cũng như các hoạt động khác của SGD I.
Phòng Kiểm Tra Nội Bộ: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của NHPT Việt Nam và các quy định nội bộ của Sở Giao dịch I.
Phong Hành Chính – Quản Lý Nhân Sự: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của SGD I; tham mưu giúp Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương của SGD I.
Phòng Tin Học: Quản lý và thực hiện các công tác liên quan đến tin học.
Phòng Giao Dịch Hà Đông: Thực hiện chức năng cho vay đầu tư, cho vay nhận vốn ủy thác…
1.1.5. Cơ cấu tổ chức của SGDI- NHPT Việt Nam:
Ban Giám Đốc
Phòng hành chính- quản lý nhân sự
Phòng kế hoạch - nguồn vốn
Phòng kiểm tra
Phòng Tín Dụng 1,2,3
Phòng thẩm định
P. Tài chính-Kế toán
Phòng Tin Học
Phòng Tín dụng XK
Phòng BL, hỗ trợ sau ĐT, cấp phát ủy thác
Phòng giao dịch Hà Đông
P. QL vốn nước ngoài
1.1.6. Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch I trong thời gian gần đây:
1.1.6.1. Kết quả hoạt động cho vay tín dụng đầu tư :
Đối tượng vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước được quy định cụ thể tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 20/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006.
Từ cuối khoảng 2008, nền kinh tế thế giới bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng. Tuy không bị ảnh hưởng nặng nề như các nền kinh tế lớn song cuộc khủng hoảng cũng gây ra những khó khăn nhất định cho nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó chỉ số lạm phát liên tục tăng lên khiến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Trước tình hình trên Chính phủ đã có chủ trương thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Với nhiệm vụ được giao, SGD I đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính Phủ, tiến hành việc tra soát các khoản giải ngân, đồng thời tập trung triển khai tìm các giải pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nhất là các dự án nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong SXKD do tác động của thị trường và lạm phát.
Kết quả hoạt động Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ Tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)+/-
Số tiền
Tỷ lệ (%)+/-
Số Vốn giải ngân
1.111
1.959
848
76,3%
1.154
-805
-41,09%
Số thu nợ:
+ Nợ gốc
+ Nợ lãi:
938
690
248
1.221
876
345
186
97
27%
39%
3.547
2.519
1.028
1.643
683
187%
198%
Dư Nợ
5.403
6.141
738
13,7%
6.511
370
6,03%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SGDI – NH PTVN năm 2007,2008 ,2009)
Công tác giải ngân năm 2008 so với năm 2007 tăng 848 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 76,3% song lại giảm vào năm 2009. Tuy nhiên, số vốn giải ngân năm 2009 so với 2008 giảm 805 tỷ đồng tướng ứng với tỷ lệ giảm là 41,09% hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh kinh tế xã hội và nhiệm vụ đặt ra. Số thu thợ gốc năm 2008 so với 2007 tăng 27% và tiếp tục tăng rất mạnh vào năm 2009 (tăng 1.643 tỷ đồng từ 876 tỷ đồng của năm 2008 lên 2.519 tỷ đồng năm 2009 với tốc độ cao: 187%). Trong đó :thu nợ gốc quá hạn là 1.011 đồng (hơn 40% nợ gốc thu về) , thu lãi quá hạn 440 tỷ đồng (khoảng 42,8% nợ lãi thu về) cho thấy những nỗ lực rất lớn của Sở trong công tác thu hồi nợ vay. Việc tăng cường quản lý các khoản nợ, đôn đốc thu hồi nợ vay và xử lý nợ vay làm cho các chủ nợ ý thức hơn trong nghĩa vụ trả nợ, tránh tình trạng chây ì, phát hiện và có những biện pháp kịp thời đối với những dự án kém hiệu quả và hơn nữa đó cũng chính là biện pháp giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chất lượng các khoản cho vay đầu tư
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ Tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tồng dư nợ
5.403
6.141
6.511
Dư nợ quá hạn
295
294
216
Tỷ lệ nợ quá hạn
5,45%
4,8%
3,32%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SGDI – NH PTVN năm 2007, 2008, 2009)
Số nợ quá hạn năm 2008 giảm không đáng kể so với nắm 2007 và giảm mạnh trong năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng chuyển biến theo hướng tích cực và giảm dần: giảm 0,65% vào năm 2008 và giảm 2,13% vào năm 2009. So với tỷ lệ nợ quá hạn cho phép với chỉ tiêu chung của ngành do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thì tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cao hơn tuy nhiên do một số đặc thù riêng như hoạt động chủ yếu vì các mục đích vĩ mô về kinh tế xã hội của Nhà nước và Chính Phủ …nên tỷ lệ trên được đánh giá là tương đối an toàn.
1.1.6.2. Tình hình cho vay xuất khẩu:
Là một ngân hàng 100% vốn nhà nước, được thành lập với mục đích như một công cụ của nhà nước để đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung nên hoạt động cho vay xuất khẩu của Ngân hàng chủ yếu theo chỉ đạo chủ trương chính sách của nhà nước như chương trình tín dụng phục vụ xuất gạo, máy tính sang CuBa…
Doanh số cho vay tín dụng trong năm 2008 đạt 4.491 tỷ đồng, đến 31/12/2008 dư nợ đạt 5.379 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với 31/12/2007. SGD I đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Ngân hàng Phát triển giao là đầu mối cho vay chương trình tín dụng phục vụ xuất khẩu gạo, máy tính phục vụ nước bạn Cu Ba, đảm bảo đủ vốn tín giải ngân cho nhu cầu xuất khẩu gạo của khách hàng.
Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu năm 2009 đạt 2.895 tỷ đồng; Dư bình quân năm là 5.643 tỷ đồng, thu nợ gốc 2.370 tỷ đồng (trong đó thu nợ trước hạn 314 tỷ đồng); thu lãi 174 tỷ đồng. Năm 2009 SGD I đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Ngân hàng Phát triển giao là đầu mối cho vay chương trình tín dụng xuất khẩu gạo, máy tính sang nước bạn Cu Ba.
Như vậy,doanh số cho vay xuất khẩu năm 2008 so với 2007 tăng cao (3.505 tỷ đồng với tốc độ tăng là 350%), thu nợ gốc và lãi cũng diieexn biến theo chiều hướng tăng rất cao. Tuy nhiên đến năm 2009, doanh số cho vay lại giảm rất nhiều so với năm 2008, giảm 1.596 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 35,5%. Sự tăng giảm này phần lớn là do sự thay đổi trong chính sách chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Ngược lại với sự giảm về doanh số cho vay của năm 2009, số thu nợ năm 2009 lại tăng rất cao ,với nợ gốc tăng 120,5% và thu lãi tăng 70,4% cho thấy Sở đã làm rất tốt công tác thu hồi và quản lý nợ.
1.1.6.3. Công tác quản lý vốn ODA
Hiện nay Sở đang quản lý 77 chương trình và dự án trong đó kiểm soát chi 13 dự án trị giá 1.788 tỷ đồng, thực hiện kiểm soát giải ngân qua tài khoản đặc biệt 03 dự án ( Năng lượng nông thôn II, Cấp nước sông Hồng, Cấp nước đô thị) ; cho vay ODA VN ra nước ngoài với 02 dự án ( đường 78- Campuchia, đường 2E-Lào)……Việc thu nợ gốc và lãi, phí vay vốn ODA luôn hoành thành 100% nhiệm vụ được giao.
Công tác bảo lãnh, cấp hỗ trợ đầu tư và cấp phát ủy thác:
Công tác Bảo lãnh vay vốn NH Thương Mại là một nghiệp vụ mới và cũng đã được triển khai rất tốt: hoàn thành kế hoạch đầu năm, phí bảo lãnh thực hiện được 2,4 tỷ đồng theo đúng kế hoạch đề ra.
Hỗ trợ sau đầu tư: Số vốn cấp năm 2009 là 63 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 22,3 tỷ đồng. Trước khi cấp vốn SGD I chủ động kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, tính toán xác định số cấp đúng các quy định của Nhà nước và NHPT.
Cấp phát ủy thác vốn: Việc cấp phát ủy thác được thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa SGD I với khách hàng ủy thác và quy định.
Năm 2008, Sở đã cấp 86,1 tỷ đồng, thực hiên tất toán tài khoản đối với các DA
Năm 2009, Sở quản lý 31 dự án (10 dự án BHXH, 20 sự án ngành điện, 01 dự án đường cao tốc), số dư cấp phát là 350 tỷ đồng.
Các công tác khác:
Cho vay xúc tiến: Đây là hoạt động mới được triển khai và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan: đã giải ngân được 33 tỷ đồng; thu lãi 2 tỷ đồng; số dư nợ cho vay thí điểm 17 tỷ đồng. Đặc biệt chưa xuất hiện nợ quá hạn do Sở đã làm tốt công tác kiểm tra giám sát.
Công tác triển khai dự án “Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Tân Vũ – Lạch Huyện: Phối hợp với HSC và VIDIFI tham gia ý kiến về việc xây dựng cơ chế cho vay, hướng dẫn cho vay dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đến 31/12/2009 SGD I đã thực hiện giải ngân 5.747 ngàn USD và tỷ đồng, thu gốc trước hạn 90 tỷ đồng, thu lãi 12 tỷ đồng và 190 ngàn USD, dư nợ đạt 352 tỷ đồng và 5.747 ngàn USD; Giải ngân dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện 10 tỷ đồng và 640 ngàn USD.
Công tác triển khai cho vay theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ của 12 doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay chưa phát sinh giải ngân do không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện cho vay.
Công tác hỗ trợ lãi suất 4%:
Tín dụng xuất khẩu: SGD I đã ký 09 hợp đồng tín dụng của 05 khách hàng với số dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất là 72 tỷ đồng.
Tín dụng ĐT của Nhà nước: SGD I ký hợp đồng hỗ trợ lãi xuất 4% cho 06 dự án với số dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi xuất là 333 tỷ đồng (trong đó đã thực hiện hỗ trợ lãi xuất 05 dự án với số tiền 3 tỷ đồng).
1.1.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của SGD1 – NHPT VN: khó khăn và thuận lợi:
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, đặc biệt là năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh và hệ thống Ngân hàng trong đó có NHPT, song với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo NHPT - Sở Giao Dịch I đã cố gắng triển khai để hoàn thành tốt kế hoạch được giao hàng năm: Công tác Thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ vay và các công tác khác, chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ giảm, trong công tác huy động vốn, SGDI đã xây dựng cơ chế huy động vốn và thành lập tổ chuyên trách công tác huy động vốn để nâng cao doanh số huy động vốn; Công tác nguồn vốn đã được tin học hóa một phần nên Sở đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như:
-Công tác tin học chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc giảm tải những báo cáo thống kê, kế hoạch làm thủ công dẫn đến việc khai thác dữ liệu phục vụ điều hành quản lý còn chậm.
- Công tác huy động vốn còn hạn chế, mới chủ yếu huy động những kỳ ngắn hạn chưa khai thác được nhiều nguồn vốn có kỳ hạn dài.
- Về hoạt động nghiệp vụ tín dụng: Còn những dự án có nợ quá hạn tồn đọng kéo dài nhiều năm.Việc hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để đảm bảo tiền vay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt những thủ tục liên quan đến đất đai, sổ đỏ.
1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NHPT VN.
1.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư phát triển giáo dục trong mối quan hệ với công tác thẩm định.
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư Phát triển của Nhà nước để đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là các dự án thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 20/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa….
- Thứ nhất: Với mục đích đầu tư có ý nghĩa xã hội cao, góp phần phát triển xã hội hóa giáo dục, vì vậy, khi thẩm định dự án, các dự án đầu tư này được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến khích về xã hội hóa giáo dục đào tạo theo quy định của Nhà nước.
- Thứ hai: Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (xây dựng trường học) cần phải đảm bảo các tiêu chí quy định cụ thể tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục
1.2.2. Tổ chức thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I - NHPT Việt Nam.
1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức thẩm định dự án.
GIÁM ĐỐC
LÃNH ĐẠO SỞ PHỤ TRÁCH KHỐI
LÃNH ĐẠO SỞ PHỤ TRÁCH KHỐI
PHÒNG THẨM ĐỊNH
PHÒNG
TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG
( CHỦ ĐẦU TƯ)
(Giải trình sơ đồ này tại: B6. Các đơn vị tham gia thẩm định thực hiện thẩm định dự án đầu tư trong mục 1.2.2.3. Quy trình thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I – NHPT VN.)
1.2.2.2. Nguyên tắc thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
Thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, rõ tàng và cẩn trọng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
Tình hình triển khai cũng như số liệu, thông tin về dự án phải được cập nhật đến thời điểm gần nhất so với thời điểm tiến hành thẩm định.
Đơn vị tham gia thẩm định phải thẩm định và đề xuất ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập về tất cả các nội dung cần thẩm định của dự án theo quy định, trong đó phải có kiến nghị cụ thể về điều kiện tín dụng đối với dự án.
Đơn vị chủ trì thẩm định phải khảo sát, đánh giá về tình hình, địa điểm thực hiện dự án và các vấn đề khác có liên quan tới dự án và Chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112091.doc