Ngày nay, một công ty dù có được sản phẩm tốt nhất, giá “hời” nhất cũng chưa chắc đến được với người mua hoặc đã đến tận tay người mua nhưng chưa chắc họ đã chấp nhận. Bởi lẽ cả người mua và người bán đều chịu sự ảnh hưởng, sự tác động của rất nhiều yếu tố từ chính bản họ cũng như từ những lực lượng xung quanh. Các yếu tố, lực lượng này có thể ủng hộ hoặc ngăn cản việc công ty thoả mãn nhu cầu của khách hàng; mặt khác các yếu tố, lực lượng này cũng có thể ủng hộ hoặc ngăn cản khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm của công ty. Một công ty muốn được khách hàng chấp nhận, nhờ đó có khả năng phát triển mạnh thì phải biết hiểu rõ các yếu tố hình thành nên hành vi của khách hàng, phải biết tìm kiếm và tạo ra sự ủng hộ của các lực lượng xung quanh khách hàng và cả công ty.
Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn biến số quan trọng của marketing-mix ( bên cạnh sản phẩm, giá và phân phối) đảm nhiệm trách nhiệm trên. Bản chất của các hoạt động XTHH chính là truyền tin về sản phẩm và công ty tới khách hàng để thuyết phục họ mua. XTHH không chỉ tác động trực tiếp đến người mua mà còn tác động gián tiếp thông qua các trung gian và các phương tiện khác để thúc đẩy người mua tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá của công ty. Một hệ thống XTHH thường gồm bốn công cụ chủ yếu là quảng cáo, xúc tiến bán (khuyến mại), tuyên truyền (quan hệ công chúng), bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp. Các công cụ này đều có sự tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau để thực hiện một chiến lược xúc tiến chung đã được vạch ra trước nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty.
Nếu như “xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại” (Luật Thương mại Việt Nam năm 1999); “là việc doanh nghiệp sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thuyết phục khách hàng khác nhau để liên hệ được với thị trường mục tiêu và tất cả công chúng” (Business Today); nghĩa là xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại các hoạt động cung cấp thông tin và thuyết phục khác hàng mục tiêu của các thương nhân thì XTHH còn đòi hỏi nhiều hoạt động hơn thế. XTHH không chỉ áp dụng cho các thương nhân mà còn là công cụ đắc lực của các nhà sản xuất. XTHH đòi hỏi có một chiến lược hài hoà với các biến số khác là giá, sản phẩm và phân phối; với toàn bộ chiến lược chung của công ty và của toàn ngành; và việc thực hiện chiến lược XTHH được thể hiện thông qua việc sử dụng một hệ thống các công cụ XTHH với các vị trí và vai trò khác nhau. Như vậy, có thể thấy XTTM chỉ là biểu hiện một phần ra bên ngoài của XTHH; là một “phần nổi của tảng băng” XTHH.
Đối với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư VILEXIM, là một công ty thương mại thuần tuý, có chức năng lưu thông hàng hoá, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Do vậy, hoạt động XTHH lại càng đóng vai trò quyết định đối với Công ty so với các biến số khác. XTHH của Công ty không chỉ làm một chiều hướng về khách hàng mà còn hướng ngược lại là những nhà sản xuất nhằm làm cho sản xuất khớp nối với nhu cầu, bên cạnh đó XTHH cũng phải hướng đến những trung gian khác hỗ trợ cho nhiệm vụ trên của công ty được diễn ra thuận lợi.
Nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động XTHH đối với công ty VILEXIM, với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung và hoạt động marketing nói riêng của Công ty, bằng những kiến thức đã được trang bị trong trường cùng một số hiểu biết của bản thân về thực tiễn các hoạt động xúc tiến thương mại đang diễn ra hiện nay và tình hình hoạt động XTHH của Công ty VILEXIM trong thời gian thực tập, em xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động XTHH của Công ty thông qua Chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài là “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM”.
Kết cấu của Chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty VILEXIM - giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM, bộ máy tổ chức cùng năng lực hoạt động của Công ty và những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà hiện nay Công ty đang hoạt động.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động marketing của Công ty VILEXIM – đánh giá những thành tựu cùng những nguyên nhân mà Công ty đạt được trong thời gian qua và những vấn đề còn tồn tại hiện nay đối với Công ty.
Chương III: Định hướng chiến lược và giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH ở Công ty VILEXIM – đề ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH của Công ty dựa trên cơ sở phân tích một số căn cứ quan trọng như chiến lược phát sản phẩm, thị trường và XTHH của Ngành và Nhà nước; chiến lược phát triển kinh doanh chung và chiến lược XTHH của Công ty.
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VILEXIM 7
I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty VILEXIM 7
II. Năng lực của Công ty 8
1. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 8
2. Năng lực tài chính 11
3. Năng lực công nghệ 12
III. Thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty 13
1. Thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) 14
1.1 Kinh doanh XNK trực tiếp 14
1.2 Kinh doanh dịch vụ XNK uỷ thác 16
1.3 Xuất khẩu lao động 17
2. Những hoạt động kinh doanh trong nước 19
2.1 Đại lý tiêu thụ hàng hoá 20
2.2 Hình thức mua bán hàng hoá 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY VILEXIM
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VILEXIM 23
1. Môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty 23
1.1 Môi trường nhân khẩu 23
1.2 Môi trường kinh tế 25
1.3 Môi trường tự nhiên 27
1.4 Môi trường công nghệ 27
1.5 Môi trường chính trị và luật pháp 28
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 29
3. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh XNK của Công ty 34
3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động XNK 34
3.2 XNK trực tiếp 37
3.3 XNK uỷ thác 41
3.4 Xuất khẩu Lao động 42
II. Tình hình hoạt động marketing của Công ty 44
1. Bộ máy thực hiện chức năng marketing 44
2. Hoạt động 4P 45
2.1 Sản phẩm 45
2.2 Giá cả 47
2.3 Kênh phân phối 49
2.4 Xúc tiến hỗn hợp 49
III. Phân tích thị trường và phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) của Công ty 51
1. Ma trận BCG trong phân tích tỷ trọng và phân đoạn thị trường nước ngoài 51
2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty 54
2.1 Điểm mạnh và điểm yếu 54
2.2 Cơ hội và thách thức 58
2.2.1 Cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố vĩ mô 58
2.2.2 Cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố vi mô 61
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP Ở
CÔNG TY VILEXIM
I. Xem xét căn cứ các giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH 64
1. Định hướng chiến lược của Ngành và của Công ty 64
1.1 Định hướng chiến lược của Ngành 64
1.1.1 Định hướng về XNK 64
1.1.2 Định hướng chung về công tác thị trường nước ngoài 65
1.1.3 Chiến lược hoạt động XTHH của Ngành 66
1.2 Định hướng chiến lược của Công ty 67
1.2.1 Phát triển nội lực và môi trường vi mô 67
1.2.2 Định hướng chiến lược sản phẩm - thị trường 67
2. Ảnh hưởng của chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối đối với hoạt động XTHH 69
2.1 Xuất khẩu trực tiếp 69
2.2 Nhập khẩu trực tiếp 71
2.3 Xuất nhập khẩu uỷ thác 72
2.4 Xuất khẩu lao động 72
3. Kết quả điều tra thị trường các sản phẩm nhập khẩu của Công ty 73
II. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH ở Công ty VILEXIM 79
1. Công chúng mục tiêu của XTHH 79
2. Xác định mục tiêu XTHH 81
3. Xây dựng và phân bổ ngân sách cho XTHH 83
4. Các công cụ XTHH 85
4.1 Quảng cáo 86
4.2 Quan hệ công chúng 87
4.3 Khuyến mại (xúc tiến bán) 88
4.4 Bán hàng trực tiếp 90
4.5 Marketing trực tiếp 93
5. Đo lường kết quả hoạt động XTHH 94
6. Quản trị và phối hợp quá trình XTHH 94
III. Một số kiến nghị với Ngành và Nhà nước 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, một công ty dù có được sản phẩm tốt nhất, giá “hời” nhất cũng chưa chắc đến được với người mua hoặc đã đến tận tay người mua nhưng chưa chắc họ đã chấp nhận. Bởi lẽ cả người mua và người bán đều chịu sự ảnh hưởng, sự tác động của rất nhiều yếu tố từ chính bản họ cũng như từ những lực lượng xung quanh. Các yếu tố, lực lượng này có thể ủng hộ hoặc ngăn cản việc công ty thoả mãn nhu cầu của khách hàng; mặt khác các yếu tố, lực lượng này cũng có thể ủng hộ hoặc ngăn cản khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm của công ty. Một công ty muốn được khách hàng chấp nhận, nhờ đó có khả năng phát triển mạnh thì phải biết hiểu rõ các yếu tố hình thành nên hành vi của khách hàng, phải biết tìm kiếm và tạo ra sự ủng hộ của các lực lượng xung quanh khách hàng và cả công ty.
Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn biến số quan trọng của marketing-mix ( bên cạnh sản phẩm, giá và phân phối) đảm nhiệm trách nhiệm trên. Bản chất của các hoạt động XTHH chính là truyền tin về sản phẩm và công ty tới khách hàng để thuyết phục họ mua. XTHH không chỉ tác động trực tiếp đến người mua mà còn tác động gián tiếp thông qua các trung gian và các phương tiện khác để thúc đẩy người mua tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá của công ty. Một hệ thống XTHH thường gồm bốn công cụ chủ yếu là quảng cáo, xúc tiến bán (khuyến mại), tuyên truyền (quan hệ công chúng), bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp. Các công cụ này đều có sự tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau để thực hiện một chiến lược xúc tiến chung đã được vạch ra trước nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty.
Nếu như “xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại” (Luật Thương mại Việt Nam năm 1999); “là việc doanh nghiệp sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thuyết phục khách hàng khác nhau để liên hệ được với thị trường mục tiêu và tất cả công chúng” (Business Today); nghĩa là xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại các hoạt động cung cấp thông tin và thuyết phục khác hàng mục tiêu của các thương nhân thì XTHH còn đòi hỏi nhiều hoạt động hơn thế. XTHH không chỉ áp dụng cho các thương nhân mà còn là công cụ đắc lực của các nhà sản xuất. XTHH đòi hỏi có một chiến lược hài hoà với các biến số khác là giá, sản phẩm và phân phối; với toàn bộ chiến lược chung của công ty và của toàn ngành; và việc thực hiện chiến lược XTHH được thể hiện thông qua việc sử dụng một hệ thống các công cụ XTHH với các vị trí và vai trò khác nhau. Như vậy, có thể thấy XTTM chỉ là biểu hiện một phần ra bên ngoài của XTHH; là một “phần nổi của tảng băng” XTHH.
Đối với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư VILEXIM, là một công ty thương mại thuần tuý, có chức năng lưu thông hàng hoá, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Do vậy, hoạt động XTHH lại càng đóng vai trò quyết định đối với Công ty so với các biến số khác. XTHH của Công ty không chỉ làm một chiều hướng về khách hàng mà còn hướng ngược lại là những nhà sản xuất nhằm làm cho sản xuất khớp nối với nhu cầu, bên cạnh đó XTHH cũng phải hướng đến những trung gian khác hỗ trợ cho nhiệm vụ trên của công ty được diễn ra thuận lợi.
Nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động XTHH đối với công ty VILEXIM, với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung và hoạt động marketing nói riêng của Công ty, bằng những kiến thức đã được trang bị trong trường cùng một số hiểu biết của bản thân về thực tiễn các hoạt động xúc tiến thương mại đang diễn ra hiện nay và tình hình hoạt động XTHH của Công ty VILEXIM trong thời gian thực tập, em xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động XTHH của Công ty thông qua Chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài là “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Hợp tác Đầu tư VILEXIM”.
Kết cấu của Chuyên đề được chia làm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty VILEXIM - giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM, bộ máy tổ chức cùng năng lực hoạt động của Công ty và những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà hiện nay Công ty đang hoạt động.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động marketing của Công ty VILEXIM – đánh giá những thành tựu cùng những nguyên nhân mà Công ty đạt được trong thời gian qua và những vấn đề còn tồn tại hiện nay đối với Công ty.
Chương III: Định hướng chiến lược và giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH ở Công ty VILEXIM – đề ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống XTHH của Công ty dựa trên cơ sở phân tích một số căn cứ quan trọng như chiến lược phát sản phẩm, thị trường và XTHH của Ngành và Nhà nước; chiến lược phát triển kinh doanh chung và chiến lược XTHH của Công ty.
Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VILEXIM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VILEXIM
VILEXIM là một công ty xuất nhập khẩu (XNK) trực thuộc Bộ Thương mại. Công ty đã có quá trình lịch sử hình thành và phát triển gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nước ta, từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Công ty từ một đơn vị chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà Bộ Thương mại giao phó nay chuyển thành một công ty độc lập tự hạch toán kinh doanh. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển, Công ty đã có sự thay đổi nhiều lần về tên gọi nhằm phù hợp với sự thay đổi về quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
Được thành lập vào năm 1967, Công ty có tên gọi đầu tiên là Công ty XNK Biên giới. Công ty có nhiệm vụ nhận hàng viện trợ từ các nước XHCN, sau đó chuyển số hàng này sang Lào để giúp đỡ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào khi đó. Năm 1976, với chủ trương mở rộng hợp tác đầu tư sang Lào của Chính phủ Việt Nam, Công ty đổi tên thành Công ty XNK Việt Nam, ngoài nhiệm vụ chuyển hàng viện trợ cho Lào, Công ty còn thực hiện hợp tác đầu tư XNK với Lào. Năm 1987, theo chính sách chuyển đổi cơ chế kinh tế của Nhà nước, Công ty đổi tên thành Công ty XNK với Lào với phạm vi hoạt động rộng hơn, Công ty không chỉ hợp tác kinh doanh XNK với Lào mà còn kinh doanh XNK với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan…Từ năm 2003, Công ty có tên gọi như ngày nay.
Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư VILEXIM
Tên giao dịch quốc tế: VILEXIM Export – Import and Investment Co-operation joint stock Company
Tên viết tắt: VILEXIM
Trụ sở giao dịch chính hiện nay của Công ty đặt tại 170 Đường Giải Phóng, Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn có các chi nhánh và văn phòng đại diện như sau: Chi nhánh tại TP. HCM, Chi nhánh tại Hải Phòng, Chi nhánh tại Hà Tây, Đại diện tại Lào, Trung tâm xuất khẩu lao động.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay bao gồm:
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng nông lâm sản, hoá chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm), dược liệu, bông vải sợi, điện máy, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, thiết bị dùng cho giáo dục.
Xuất khẩu lao động đi nước ngoài, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và nghề nghiệp cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đại lý tiêu thụ hàng hoá
Kinh doanh vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp.
II. NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY
1. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực
Để đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ của Công ty đề ra, Công ty xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay bao gồm 136 người với cơ cấu là 93 người thuộc khối kinh tế, 35 người thuộc khối kỹ thuật, 8 người hoạt động lao vụ và bảo vệ. Về trình độ, đại học chiếm 72%, cao đẳng và trung cấp chiếm 20%. Trong đó một lực lượng lớn nhân viên mới bổ sung vào đều còn trẻ, có trình độ cao, năng động, nhiệt tình. Hiện nay, với cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự này đang cho thấy phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới của Công ty trong giai đoạn này.
Đối với chế độ lương, thưởng và phạt, bên cạnh phần lương cứng trả theo ngạch bậc lương mà Nhà nước quy định, Công ty còn có quy định thưởng cho những cán bộ và nhân viên theo thành tích vượt kim ngạch kế hoạch được giao, và xét phạt những người không thực hiện được chỉ tiêu kim ngạch. Việc thưởng phạt cũng còn căn cứ vào thái độ làm việc của nhân viên thông qua bảng đánh giá của các trưởng phòng và bảng theo dõi, đánh giá của phòng tổ chức hành chính.
Về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của Công ty, Công ty thường xuyên cử các cán bộ và nhân viên ưu tú của mình tham gia các khoá học ngắn hạn và các chương trình tu nghiệp dài hạn ở nước ngoài nhằm tiếp thu, học hỏi những công nghệ quản lý hiện đại để ứng dụng vào hoạt động của Công ty, giúp Công ty tiến kịp với trình độ phát triển của các Công ty hiện đại trong nước và trên thế giới .
Sơ đồ Bộ máy tổ chức Công ty XNK & HTĐT VILEXIM
Giám đốc
Phòng
XNK
1.2.3.4.5
Phòng
Tài Chính-Kế toán
Phòng
Tổng hợp & Marketing
Phòng
Kiến thiết & Xây dựng
Phòng
Tổ chức hành chính
Chi nhánh tại TP.HCM
Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Hà Tây
Đại diện tại Lào
Trung tâm
XKLĐ
Đứng đầu Công ty là giám đốc do Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty, thay mặt cho Công ty trong các mối quan hệ với bạn hàng. Giám đốc là đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý của Nhà nước
Dưới giám đốc là các phó giám đốc. Hai phó giám đốc ở trụ sở chính tham gia giúp Giám đốc quản lý chung trong đơn vị và phối hợp hoạt động với các phòng XNK. Các chi nhánh, đại diện và trung tâm xuất khẩu lao động đều có một phó giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động ở các đơn vị đó.
Dưới các phó Giám đốc là các phòng, ban, văn phòng đại diện, chi nhánh trực thuộc. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận này được quy định cụ thể như sau:
Phòng Tổng hợp là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc Công ty trong đó trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê và phục vụ công tác quản lý – kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ trong Công ty.
Phòng Tài chính Kế toán là đơn vị tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác Tài Chính - Kế toán đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Là phòng quản lý vốn tài sản, sử dụng chức năng Giám đốc đồng tiền thông qua việc kiểm soát bằng chứng từ, các hoạt động về kinh tế, tài chính của các đơn vị trong Công ty.
Phòng Tổ chức – Hành chính là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc công ty về mọi mặt, trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản trị nhân sự như: tổ chức bộ máy quản lý, lao động - tiền lương, các chính sách đối với người lao động…Đồng thời thực hiện công tác quản lý chung và phục vụ hành chính.
Các phòng XNK, Chi nhánh tại Hải Phòng và Chi nhánh tại TP.HCM là đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh XNK và dịch vụ, có vai trò chính - trực tiếp – quan trọng trong việc tạo lợi nhuận và thu nhập chung trong Công ty. Mỗi đơn vị kinh doanh tổ chức thực hiện kinh doanh XNK các ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi phân công theo quy định của công ty trong từng thời kỳ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh XNK và dịch vụ, tổ chức nguồn hàng xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ… Chủ động tìm kiếm, giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước để có thể ký các hợp đồng mua, bán trao đổi hàng hoá theo phương án Giám đốc duyệt. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của phòng.
Trung tâm XKLĐ và Chi nhánh tại Hà Tây là các đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực xuất khẩu lao động. Các đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện công tác xuất khẩu và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo giấy phép của Bộ LĐTBXH cấp cho Công ty. Đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động. Tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Phòng kiến thiết xây dựng đề án phát triển doanh nghiệp có chức năng xây dựng các cơ sở mới để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển Công ty.
Đại diện tại VIENTIANE – Lào có chức năng thay mặt Công ty giải quyết những công việc của Công ty giao.
2. Năng lực tài chính
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp xuống. Đến năm 1995, Công ty phải độc lập tự hạch toán kinh doanh. Bước đầu công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cân đối thu chi có hiệu quả. Đến nay, năng lực quản lý tài chính của Công ty khá hiệu quả, nguồn vốn của Công ty tăng mạnh, trở thành một trong những Công ty XNK có tiềm lực tài chính lớn trong nước.
Theo báo cáo hoạt động tài chính của Công ty trong ba năm trở lại đây cho thấy, tổng nguồn vốn của Công ty vào năm 2004 đạt gần 144 tỷ đồng tăng 115,8% so với năm 2003, và tăng 144,44% so với năm 2002. Trong đó, nợ phải trả gần 125 tỷ đồng năm 2004, tăng 137,8% so với năm 2003 và tăng 173.5% so với năm 2002; vốn chủ sở hữu đạt trên 18 tỷ đồng năm 2004, tăng 30,8% so với năm 2002 và tăng 43,33% so với năm 2003. Như vậy, nguồn vốn của Công ty tăng lên là do nguồn vay nợ và vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh.
Nhìn vào tổng vốn từ nguồn vay nợ thì nợ ngắn là chủ yếu (chiếm gần 90% tổng nợ). Vốn vay ngắn hạn này thường được Công ty sử dụng cho việc thanh toán L/C cho các lô hàng nhập khẩu. Vốn vay ngắn hạn tăng lên mạnh chứng tỏ rằng khả năng xoay vòng vốn của Công ty đang tăng nhanh. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn vay nợ luôn chiếm tỷ trọng cao, thường khoảng 85% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty, khả năng thanh toán toàn bộ (tỷ số tổng tài sản trên nợ phải trả), tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn (tỷ số tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn), luôn lớn hơn 1; nghĩa là Công ty luôn đảm bảo cho mình khả năng thanh toán các món nợ, tránh được những rối loạn lớn trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn vào nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm cho thấy, nguồn vốn này đang tăng đều. Đây là một nguồn vốn quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của Công ty. Nguồn vốn này tăng lên cho phép Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tăng khả năng cho Công ty trong việc thực hiện những hợp đồng có giá trị lớn, mở rộng các hoạt động liên doanh liên kết với các công ty sản xuất trong nước trong quá trình sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vay nợ từ bên ngoài khi sử dụng nguồn này, hoặc tạo khả năng cho Công ty có thể vay nợ với hạn mức lớn nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I. TÀI SẢN
1.1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
(trong đó tài sản cố định hữu hình)
II. NGUỒN VỐN
2.1 Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
-Nợ khác
2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
58.797
54.835
3.962
3.176
58.797
45.655
45.572
-
83
13.142
66.914
63.860
3.054
2.866
66.914
52.514
51.758
755
14.400
143.724
135.522
8.202
6.618
143.724
124.887
124.260
626
18.837
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: triệu đồng
Số liệu của Công ty VILEXIM
3. Năng lực công nghệ
Trụ sở chính của Công ty là một toà nhà ba tầng được xây dựng từ năm 1985 với diện tích hơn 500m2, có vị trí rất thuận lợi cho mọi hoạt động giao dịch giữa khách hàng với Công ty. Các phòng làm việc trong Công ty đều được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại như máy vi tính, máy fax, máy in, máy photocopy… thuận tiện cho việc lưu trữ và truyền đạt thông tin giữa các phòng, giữa khách hàng trong nước và khách hàng ở nước ngoài với Công ty. Hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin, chương trình quản trị kế toán được trợ giúp bởi một phần mềm chuyên dụng riêng.
Để phục vụ cho việc dự trữ và lưu kho hàng hoá, Công ty có hai kho Cổ Loa và Tứ Kỳ với diện tích khoảng 1000m2 đặt tại Gia Lâm và Đông Anh. Các kho này đều được trang bị các đồ dùng cần thiết để bảo quản hàng hoá, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để phục vụ cho việc đưa đón lãnh đạo Công ty và cung cấp dịch vụ vận tải cho các cán bộ công nhân viên ở các đơn vị, phòng ban của Công ty trong công tác quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, Công ty có một đội xe gồm hai xe con, ba xe tải lớn chở hàng. Đội xe này được các nhân viên phụ trách của Công ty tu dưỡng, sửa chữa, đảm bảo cho xe luôn trong tình trạng an toàn khi vận hành.
Trong vài năm gần đây, tổng giá trị tài sản cố định của Công ty tăng lên nhiều, chủ yếu là để đầu tư vào việc mua sắm các thiết bị văn phòng, các thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo xuất nhập khẩu lao động, mua thêm xe. Hiện nay, tổng giá trị tài sản cố định của công ty là 6.618 triệu đồng, chiếm 5,71% trong tổng giá trị tài sản. Nhìn vào tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ số này thường thấp (khoảng 4,5%) và ổn định. Điều này là do Công ty chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh thương mại chứ không đi sâu vào lĩnh vực sản xuất vật chất cần thiết bị lớn.
III. THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
Công ty tham gia hoạt động kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều khu vực thị trường. Nhưng có thể phân thành hai loại thị trường lớn là thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu và thị trường kinh doanh trong nước. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, công ty tham gia hoạt động kinh doanh XNK trực tiếp, XNK uỷ thác và xuất khẩu lao động. Đối với hoạt động kinh doanh trong nước, hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm hai hình thức là đại lý tiêu thụ và hình thức mua bán hàng hoá. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động, mỗi khu vực thị trường Công ty có các cách thức hoạt động khác nhau và đối thủ cạnh tranh khác nhau.
1. Thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu:
1.1 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp là việc Công ty chủ động liên hệ tìm kiếm nguồn hàng trong nước hoặc ở nước ngoài và thu mua sản phẩm, sau đó tổ chức các hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài hoặc thị trường ở trong nước. Việc hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty có các trung gian tham gia hỗ trợ bao gồm các ngân hàng cung cấp tín dụng, các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho hàng hoá.
Đối với hoạt động nhập khẩu trực tiếp, các sản phẩm hiện Công ty đang kinh doanh là các sản phẩm điện máy, vật liệu xây dựng, hoá chất phân bón. Hầu hết các loại sản phẩm này đều được Công ty thu mua từ nhiều thị trường nước ngoài khác nhau, với cơ cấu về số lượng, chủng loại tuỳ theo nhu cầu của thị trường trong nước.
Đối với các sản phẩm điện máy, Công ty chủ yếu nhập từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan. Khách hàng của Công ty có nhu cầu các sản phẩm loại này là các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong nước kinh doanh các sản phẩm điện máy. Bắt đầu cho hoạt động mua bán ở loại sản phẩm này, Công ty thường tổ chức tìm kiếm nhu cầu thị trường bằng cách phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại của mình và khách hàng tiềm năng về loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, nhu cầu tiềm năng… Sau đó thực hiện việc tìm kiếm sản phẩm thông qua các bản chào hàng trên mạng, thư hay catologe trực tiếp từ các công ty sản xuất ở nước ngoài, nếu loại sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu hiện có trong nước thì đặt mua. Cuối cùng Công ty nhập sản phẩm về và bán sỉ cho các khách hàng của mình. Công ty cũng thường nhập số lượng nhỏ những sản phẩm mới đối với thị trường trong nước để bán thử, nếu người tiêu dùng chấp nhận với nhu cầu lớn thì Công ty sẽ bắt đầu kinh doanh với loại sản phẩm đó. Ngược lại, thì Công ty chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác. Về quan hệ với khách hàng, Công ty thường có mối quan hệ lâu dài với vai trò là nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng tiêu thụ.
Đối với hàng vật liệu xây dựng, Công ty thường đã có mối quan hệ lâu dài với các đối tác cung ứng với nước ngoài. Công ty tiến hành tổ chức thu mua và nhập khẩu loại sản phẩm này từ các thị trường cung ứng chủ yếu là từ các nước Đông Âu và SNG, Trung Quốc, Lào; sau đó cung cấp lại cho các nhà bán bán lẻ trong nước. Quan hệ của công ty với các nhà bán lẻ này cũng thường là mối quan hệ thường xuyên, lâu dài. Ngoài ra công ty cũng thường cung cấp hàng cho các công ty xây dựng lớn. Những hợp đồng loại này thường không thường xuyên, nên việc kí kết được hợp đồng chủ yếu dựa vào mối quan hệ của công ty với các nhà thầu xây dựng.
Đối với mặt hàng phân bón, hoá chất, những mặt hàng này được dùng trong ngành nông nghiệp. Công ty nhập mặt hàng cũng từ nhiều nước nhưng chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Những mặt hàng này thường được công ty bán trực tiếp cho các hợp tác xã, các nhà bán lẻ ở nông thôn, hoặc phân phối hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất liên kết với công ty trong việc cung cấp các sản phẩm nông sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Trong hoạt động cạnh tranh hàng nhập khẩu, công ty thường phải cạnh tranh với các công ty XNK trong nước, các nhà sản xuất trong nước trong việc cung ứng cùng loại sản phẩm cho khách hàng. Để đảm bảo hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, bên cạnh việc thường xuyên xem xét nhu cầu của khách hàng về loại sản phẩm để cung cấp đúng chủng loại, số lượng hàng hoá, công ty cũng thực hiện các chính sách chăm sóc, duy trì khách hàng.
Về hoạt động xuất khẩu trực tiếp, các sản phẩm hiện công ty kinh doanh là các mặt hàng nông sản như gạo, lạc nhân, hạt tiêu, hạt điều. Trong hoạt động này, công ty thường có mối liên hệ, liên kết với các tổ hợp tác xã trong việc thu mua và dự trữ sản phẩm. Vì là loại sản phẩm mang tính thời vụ, nên công ty chỉ thường tập trung tổ chức phối hợp với các hợp tác xã thu mua sản phẩm vào các mùa vụ, sau đó tổ chức lưu kho, dự trữ, bảo quản ở kho của công ty và thuê kho dự trữ của các hợp tác xã. Khi tìm được thị trường và kí hợp đồng xuất khẩu với các công ty ở nước ngoài, thì công ty tổ chức xuất khẩu. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở rất nhiều nước trên thế giới chủ yếu là bốn khu vực thị trường chính là khu vực EU, Mỹ, Nhật; khu vực Bắc Âu, Tây Âu; khu vực CIS Đông Âu, Bắc Phi,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1644.doc