Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao ; thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ 1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May như Ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc. và đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực. Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất khẩu hàng Dệt May.
Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ.
Do vậy, trước những thách thức trong tình hình mới, việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm làm cho ngành Dệt May phát triển đúng hướng, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa là một yêu cầu thực sự cấp bách. Đó là lý do để tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề được chia làm 3 phần :
Phần I : Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá.
Phần II : Thực trạng của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam từ 1996 – 2001.
Phần III : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam từ nay đến 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
lời mở đầu
Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao ; thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ 1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May như ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc... và đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực. Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất khẩu hàng Dệt May.
Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ.
Do vậy, trước những thách thức trong tình hình mới, việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm làm cho ngành Dệt May phát triển đúng hướng, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa là một yêu cầu thực sự cấp bách. Đó là lý do để tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề được chia làm 3 phần :
Phần I : Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá.
Phần II : Thực trạng của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam từ 1996 – 2001.
Phần III : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam từ nay đến 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.
Phần I
vai trò của ngành công nghiệp dệt - may việt nam đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Xu thế chuyển dịch sản xuất hàng Dệt May trên thế giới
Ngành công nghiệp Dệt May gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Vì vậy từ rất lâu trên thế giới, ngành công nghiệp này được hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động với yêu cầu kỹ năng không cao, vốn đầu tư không lớn và có điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế. Do đó, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá tư bản, từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp… cho đến các nước công nghiệp mới (Nics) như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singarpo,…, ngành công nghiệp Dệt May thường phát triển mạnh và có hiệu quả cao trong quá trình công nghiệp hoá của họ. Khi một nước đã có công nghiệp phát triển, có trình độ công nghiệp cao, giá lao động cao thì sức cạnh tranh trong sản xuất hàng Dệt May giảm, lúc đó sẽ chuyển sang những ngành công nghiệp khác có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, sử dụng lao động ít mà mang lại lợi nhuận cao.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp Dệt May thế giới cũng là sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Dệt May từ khu vực phát triển sang khu vực khác kém phát triển hơn do tác động của lợi thế so sánh. Sự dịch chuyển này được gọi là “hiệu ứng chảy tràn” hay “làn sóng cơ cấu”. Có thể nói ngành công nghiệp Dệt May đã tạo nên một làn sóng, sóng lan tới đâu thì nước đó phát triển kinh tế vượt bậc.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sản xuất Dệt May không còn tồn tại ở các nước phát triển mà thực tế ngành này đã tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Sự dịch chuyển thứ nhất vào những năm 1840 từ nước Anh, cha đẻ của ngành công nghiệp Dệt sang các nước ở châu Âu, khi ngành công nghiệp Dệt May đã trở thành động lực chính cho sự phát triển thị trường sang các khu vực mới khai phá ở Bắc và Nam Mỹ.
Sự chuyển dịch lần thứ hai là từ châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950, trong thời kỳ hậu chiến thứ hai.
Từ những năm 1950, khi chi phí sản xuất ở Nhật tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp Dệt May lại được chuyển dịch sang các nước mới công nghiệp hoá (NICs) như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Quá trình chuyển dịch được thúc đẩy mạnh bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác lợi thế về nguyên liệu tại chỗ là giá nhân công thấp. Cho đến nay công nghiệp Dệt May không còn giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế nhưng vẫn còn đóng góp rất lớn về nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu của các nước này.
Vào nhứng năm 1980, khi các nước Đông á dần chuyển sang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có công nghệ và kỹ thuật cao hơn như hàng điện tử, ô tô,... thì lợi thế so sánh của ngành Dệt May đã bị mất đi ở các nước này. Các nước NICs buộc phải chuyển những ngành này sang các nước ASEAN, Trung Quốc và tiếp tục sự chuyển đổi này từ các nước này sang các nước Nam á.
Vào cuối những năm 1990, tất cả các nước ASEAN đều đạt mức cao về xuất khẩu sản phẩm Dệt May, vị trí của các nước này trong mậu dịch thế giới tăng đáng kể so với trước đây. Cùng trong xu hướng dịch chuyển này, Dệt May Việt Nam đang hoà nhập với lộ trình của ngành Dệt May thế giới.
Là nước đi sau, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kế thừa thành tựu của các nước công nghiệp phát triển. Tận dụng được xu thế dịch chuyển như vậy đã tạo cho ngành Dệt May Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển. Việt Nam cần thực hiện các chính sách “đi tắt, đón đầu”, một mặt tiếp nhận nhanh chóng quá trình dịch chuyển ngành từ các nước, mặt khác phải tiếp tục đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng đóng góp vào GDP lớn bắt kịp công nghiệp Dệt May của các nước phát triển.
Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình CNH – HĐH
2.1) Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt May :
Thứ nhất, ngành Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động :
Do tính chất đặc thù của mình, ngành công nghiệp Dệt May đòi hỏi số lượng lao động lớn, từ lao động thủ công giản đơn như thợ may ráp nối không cần phải đào tạo công phu đến lao động yêu cầu kỹ thuật cao như vẽ kiểu, giác sơ đồ, cắt bằng máy tính.
Trên phạm vi ngành công nghiệp Dệt May thế giới, các nước phát triển thường nắm những khâu kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất là khoán lại cho các nước đang phát triển những khâu kỹ thuật thấp mà phổ biến nhất là ráp nối hàng may mặc với mẫu mã và nguyên phụ liệu được cung cấp sẵn. Tuy nhiên với các nước đang phát triển, trong điều kiện rất thiếu vốn để tiến hành đầu tư thì may gia công cũng góp phần thu ngoại tệ, tạo vốn cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời giải quyết nhiều việc làm cho người lao động (đặc biệt là lao động ở nông thôn).
Hiện nay, lao động trong ngành Dệt May chủ yếu tập trung ở châu á (chiếm tới 57%) vì đây là khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp, phù hợp cho việc phát triển của ngành Dệt May
Đối với Việt Nam, một quốc gia có dân số đông và trẻ so với trong khu vực và trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2000, dân số cả nước là 77.685.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 43,8 triệu người. Hàng năm có khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động, tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn đã đông đảo. Với một lực lượng lao động dồi dào như vậy, nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả ngành Dệt May Việt Nam rất có điều kiện để phát triển. Đồng thời đó cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May tiềm năng. Tuy nhiên, là một ngành thu hút nhiều lao động cũng có nghĩa là Ngành phải chịu gánh nặng xã hội và nhiều áp lực từ phía Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Nếu một doanh nghiệp phá sản kéo theo hàng trăm người thất nghiệp và những hậu quả sau đó cần giải quyết.
Thứ hai, sản phẩm của ngành Dệt May mang tính chất thời trang :
Sản phẩm của ngành Dệt May là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác... nên sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó đòi hỏi sản phẩm ngành Dệt May phải phong phú và đa dạng.
Sản phẩm Dệt May là sản phẩm tiêu dùng nhưng mang tính thời trang cao, thường xuyên phải thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng cho người tiêu dùng. Do vậy vòng đời sản phẩm Dệt May thường ngắn.
Trong sản phẩm Dệt May, nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng thường căn cứ vào nhãn mác để phán xét chất lượng sản phẩm.
Với sản phẩm Dệt May, yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ đến thời cơ bán hàng. Với các nhà xuất khẩu điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong vấn đề giao hàng đúng thời hạn.
Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, người Việt Nam rất nhạy cảm và tinh tế trong việc ăn mặc. Khi sản phẩm Dệt May chuyển sang sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và có chứa đựng yếu tố văn hóa thì đây chính là lợi thế không kém phần quan trọng cho các doanh nghiệp Dệt May khai thác thị trường trong nước, nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu mang nhãn mác Việt Nam.
Thứ ba, ngành Dệt May là ngành được bảo hộ cao :
Trước khi có Hiệp định về hàng Dệt May - kết quả quan trọng trong vòng đàm phán Uruguay, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm Dệt May được điều chỉnh theo những thể chế thương mại đặc biệt mà theo đó phần lớn các nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế về số lượng hàng Dệt May nhập khẩu và mức thuế đánh vào hàng Dệt May còn cao hơn so với các hàng hoá công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra những điều kiện riêng đối với hàng Dệt May nhập khẩu. Tất cả những rào cản đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất hàng Dệt May trên thế giới.
Với Hiệp định về hàng Dệt May, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chịu những quy định chặt chẽ, những yêu cầu cao hơn khi xuất khẩu hàng Dệt May.
Do đó, muốn thành công trong việc xuất khẩu hàng Dệt May ra thị trường nước ngoài, cần phải có sự hiểu biết rất rõ về những chính sách bảo hộ, ưu đãi của từng quốc gia và của thế giới với ngành Dệt May. Có như vậy thì kết quả thu được mới đạt hiệu quả cao, tránh được những lãng phí và sai lầm không đáng có.
2.2) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH
Từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với đường lối phát triển kinh tê mở (đa dạng hoá các thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc sản xuất hai bên cùng có lợi, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn), ngành công nghiệp Dệt May đã thể hiện được là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều lao động. Đến nay lực lượng lao động trong Ngành có khoảng 1.600.000 người, chiếm 22,7% lao động công nghiệp toàn quốc, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Theo dự đoán, đến năm 2005 và 2010, lao động trong ngành Dệt May sẽ tăng lên tương ứng là 3.000.000 và 4.000.000 người.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Dệt May đã bắt đầu tạo ra các mối liên kết kinh tế, có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá. Ngành công nghiệp Dệt May tăng trưởng nhanh tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu như bông, tơ tằm, do đó đã khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh cây lương thực sang trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, với việc mở rộng sản xuất, nhu cầu về máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế của Ngành cũng tăng lên, do đó có tác động khuyến khích ngành cơ khí mở rộng sản xuất cung cấp phụ tùng thay cho ngành Dệt May (do trình độ công nghệ còn hạn chế, ngành cơ khí Việt Nam chưa đủ sức cung cấp dây chuyền đồng bộ hiện đại cho ngành Dệt May). Tất cả đều đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May liên tục tăng từ năm 1992 đến nay với tốc độ cao và luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May luôn đứng thứ hai về giá trị, chỉ sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May tăng nhanh qua các năm cả về giá trị tuyệt đối (năm 1991 đạt 189 triệu USD ; đến năm 1995 đã đạt 850 triệu USD và đến năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.975 triệu USD) lẫn tốc độ tăng trưởng (trong giai đoạn 1995 – 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 17,4%). Hiện nay Ngành tạo ra khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế tác, mang lại nguồn ngoại tệ rất quý giá cho đất nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Đồng thời thông qua xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam mới có thể hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Với xu hướng hội nhập kinh tế, ngành Dệt May Việt Nam đang đứng trước một cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu hết sức to lớn : thị trường Châu Âu (chủ yếu là EU), Nhật Bản, Trung Đông, Châu á, Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ mà chúng ta mới đạt được Hiệp định Thương mại với họ. Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu chưa có hạn ngạch, ngành Dệt May Việt Nam cần tranh thủ xuất khẩu tối đa để tạo cơ sở ấn định hạn ngạch thuận lợi vì đây là thị trường có sức mua hàng Dệt May lớn lại dễ tính. Đối với thị trường Châu á (các nước ASEAN), ngành Dệt May Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh để đối phó với sản phẩm của các nước trong khối này có điều kiện xâm nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp sau năm 2000, vì Dệt May cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước này. Đối với thị trường EU, ngành Dệt May Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng Dệt May khác và đáp ứng được đòi hỏi cao về sản phẩm của thị trường này.
Trên con đường phát triển trong thời gian tới, ngành Dệt May Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, xuất phát từ cạnh tranh ngày một gay gắt hơn trong xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, ngành Dệt May Việt Nam hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó và so với ngành Dệt May của một số nước trong khu vực (năng lực của ngành Dệt May Việt Nam hiện chỉ bằng 1/10 so với Thái Lan, 1/15 so với Indonesia, 1/30 so với ấn Độ và 1/50 so với Trung Quốc). Việc thực hiện Hiệp định ATC/WTO ở giai đoạn cuối cùng từ nay đến năm 2004 sẽ càng làm cho vị trí cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam trên các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thêm khó khăn do nước ta chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc thực hiện AFTA/CEFT từ nay đến cuối năm 2005 sẽ làm giảm dần và đến loại bỏ hoàn toàn vào năm 2006 việc bảo hộ hàng Dệt May Việt Nam tại thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu của các nước Đông Nam á.
Yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh đó đặt ra cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam nhiều bài toán hết sức khó khăn. Đó là làm sao để vừa phát triển mở rộng được sản xuất, vừa nâng cấp và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Làm sao trong thời gian ngắn (từ 3 đến 5 năm), các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam phải đưa ra được năng lực quản lý sản xuất và tiếp thị lên ngang tầm với các nước xuất khẩu trong khu vực để có thể cạnh tranh được về năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, uy tín nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm, giao hàng nhanh đúng tiến độ và khả năng sản xuất được các lô hàng nhỏ. Vì vậy, ngay từ bây giờ ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể để đưa Ngành có đủ năng lực cạnh tranh với các nước khác trên thế giới vào thời điểm 2006 và những năm sau đó.
Hiện nay, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã trở thành thành viến chính thức của Hiệp hội Dệt May Đông Nam á (aftex), tham gia vào Hiệp hội bông Liperpool và quan hệ Thương mại Việt – Mỹ đã và đang diễn ra theo hướng tích cực. Cùng với đường lối đối ngoại mở rộng, chúng ta có thể tin tưởng rằng ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một ngành kinh tế chủ lực của đất nước.
II. sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam
Ngành công nghiệp Dệt May cần được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta trong những năm tiếp theo.
Trong 4 năm qua (1996 – 2000), kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đều tăng và đã vươn lên hàng thứ hai (sau dầu khí) trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Mặt khác, ngành công nghiệp Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động, vốn đầu tư không lớn và đang trong xu hướng tiếp nhận sự chuyển dịch từ các nước Đông á và các nước Đông Nam á. Nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào và lành nghề nên có thể coi đây là một trong các lĩnh vực lớn có khả năng phát triển nhất.
Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp Dệt May là trên 10% trong giai đoạn 2000 – 2010. Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao so với nhiều ngành công nghiệp khác. Như vậy, trong những năm tiếp theo của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá ngành công nghiệp Dệt May phải được ưu tiên phát triển.
Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo phương châm "hướng ra xuất khẩu với thay thế nhập khẩu".
Hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, đó là kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp mới (NICs) và ở nước ta cũng đã được xác nhận. Đó là một trong những chiến lược cơ bản của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những điều kiện của thế giới hiện nay. ở nước ta, phải tận dụng các lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên để đẩy mạnh nhịp độ phát triển của các ngành và sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, xem đây là mục tiêu hàng đầu. Xuất khẩu càng nhiều, kinh tế tăng trưởng càng nhanh, có hiệu quả bền vững, đồng thời càng có thêm khả năng thay thế nhập khẩu có hiệu quả, không mẫu thuẫn với hướng về xuất khẩu.
Ngành công nghiệp Dệt May là một trong những ngành có khả năng làm được điều đó. Thực tế trong những năm qua cho thấy, chiến lược hướng ra xuất khẩu đã thu được nhiều kết quả khích kệ, tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu của hàng Dệt May giai đoạn 1995 - 2000 là 17,4%/năm. Nhờ nguồn ngoại tệ thu được, ngành có điều kiện tái đầu tư để hiện đại hoá thiết bị công nghệ, đẩy mạnh sản xuất.
Song song với xu thế đẩy mạnh xuất khẩu, cần kết hợp sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Thị trường trong nước với dân số đông và sức mua ngày càng lớn là đối tượng rất quan trọng mà công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và công nghiệp Dệt May nói riêng phải đáp ứng cho được các nhu cầu cơ bản, từ những sản phẩm Dệt May bình thường, phù hợp với đa số người dân lao động đến các sản phẩm cao cấp hơn phục vụ những nhóm người có thu nhập cao. Để làm được điều này, vấn đề quyết định là phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt May ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trước mắt cần có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất, những người làm công tác nghiên cứu, lựa chọn những mặt hàng thích hợp đang được nhập khẩu nhiều mà năng lực sản xuất và trình độ kỹ thuật, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng. Sau đó, các doanh nghiệp trong nước phối hợp với nhau tập trung vào sản xuất các mặt hàng này.
Hiện tại, các sản phẩm Dệt May của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu ở giá cả. Mặc dầu chất lượng có kém hơn, song do thắng áp đảo về giá nên họ vẫn chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn ở nông thôn. Đây là điểm yếu quan trọng buộc các nhà sản xuất phải bằng nhiều cách để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được.
Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo hướng hiện đại và đa dạng hoá về sản phẩm.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã trở thành một yếu tố quyết định cho sự phồn vinh của một quốc gia, hay sức cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường quốc tế. Chúng ta chỉ có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển và tham gia vào phân công lao động quốc tế thông qua việc tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Từ nhận đinh đó, ngành công nghiệp Dệt May được phát triển theo hướng hiện đại hoá và đa dạng về sản phẩm.
Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, nhu cầu hàng tiêu dùng sẽ tăng lên không chỉ thuần tuý về mặt số lượng mà nhu cầu tăng cả về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. Theo quy luật tiêu dùng thì khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ chi cho ăn uống sẽ giảm tương đối còn tỷ lệ tiêu dùng hàng hoá sẽ tăng lên rất nhanh. Như vậy, cùng với việc tăng dân số và tăng thu nhập, trong những năm tới, thị trường trong nước sẽ là tiền đề phát triển cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và công nghiệp Dệt May nói riêng.
Đối với thị trường nước ngoài, để tiếp nhận thành công sự dịch chuyển kinh tế từ các nước phát triển hơn và nhanh chóng thay thế họ thâm nhập vào các thị trường quốc tế mới, ngành Dệt May càng cần phải trang bị lại theo hướng hiện đại. Có như vậy mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao, càng đa dạng của cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi Ngành phải có kế hoạch hiện đại hoá từng bước, kết hợp giữa thay thế và hiện đại hoá, đồng thời nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới để giảm bớt khoảng cách tụt hậu.
Phát triển công nghiệp Dệt May gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2010, Đảng ta đã chỉ rõ : cần phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế mà trước hết là công nghiệp hoá nông thôn.
Như vậy, đối với tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp Dệt May (là ngành sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như bông, tơ tằm,...), trong chiến lược phát triển của mình cần phải xác định được hướng phát triển là gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Trong suốt quá trình phát triển của mình, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam luôn ở trong tình trạng bị động về nguyên liệu. Hầu hết các loại nguyên liệu đều phải nhập khẩu : kể cả xơ bông là loại nguyên liệu mà ta có khả năng cung cấp một phần, tơ tằm tuy không phải nhập khẩu nhưng nguồn tơ sản xuất bị hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng nên giá xuất khẩu thấp.
Do vậy, muốn từng bước tiến tới sự phát triển ổn định và bền vững, ngành Dệt May phải tạo được cho mình một cơ sở nguyên liệu thích hợp và ổn định.
Phát triển công nghiệp Dệt May còn gắn liền với sự phát triển của một loạt các ngành công nghiệp khác như : Công nghiệp hoá chất, hoá dầu để tạo ra các dạng nguyên liệu tổng hợp, nhân tạo, các loại hoá chất, thuốc nhuộm... ; Công nghiệp cơ khí chế tạo để sản xuất ra các phụ tùng thay thế, tiến tới sản xuất ra các loại máy móc từ đơn giản đến phức tạp cho Ngành ; ngoài ra còn kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phụ liệu, bao bì.
Để làm được những điều trên, điều quan trọng là phải xây dựng được hệ thống các quy hoạch phát triển ngành và liên ngành, tạo ra sự liên kết ngang chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp Dệt May với nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Các quy hoạch này cần được phối hợp bảo đảm tính cân đối, ăn khớp giữa chúng với nhau. Đặc biệt, nông nghiệp thì phải có quy hoạch từ khâu sản xuất nguyên liệu, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm.
Làm được như vậy thì ta sẽ đáp ứng được những yêu cầu phát triển của bản thân ngành công nghiệp Dệt May, đồng thời kéo theo quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhiều ngành khác.
Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo hướng đa dạng hoá sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100326.doc