Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp. Việc doanh nghiệp đứng vững chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh: kinh doanh cái gì ? kinh doanh như thế nào? Do đó việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán rất khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Vì vậy, trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần Tam Kim, với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – Tiến sỹ Trần Văn Bão nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim " để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trang 2-3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM Qúa trình hình thành và phát triển Trang 4-5 1.2 Mô hình tổ chức của công ty Trang 6-7 Ngành nghề kinh doanh Trang 8 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TAM KIM 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tam Kim Trang 9-14 2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm 2.1.2 Đặc điểm thị trường 2.1.3 Đặc điểm về khách hàng 2.1.4 Đặc điểm về lao động 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trang 15 2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh Trang 16-29 2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.2 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.2.1. Kết quả đạt được: 2.3.2.2 Chưa đạt và nguyên nhân 2.3.2.2.1 Chưa đạt 2.3.2.2.1. 2. Nguyên nhân gây ra hạn chế CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng phát triển Trang 30-33 3.1.1Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Tam Kim Trang 34-49 3.2.1. Mục tiêu và phương hướng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 3.2.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước Trang 50 KẾT LUẬN Trang 51-52 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 53-54 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp. Việc doanh nghiệp đứng vững chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh: kinh doanh cái gì ? kinh doanh như thế nào? Do đó việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán rất khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần Tam Kim, với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – Tiến sỹ Trần Văn Bão nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim " để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung cơ bản chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần Tam Kim Chương II: Qúa trình hoạt động của công ty Cổ phần Tam Kim Chương III: Định hướng phát triền và các giải pháp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Qúa trình hình thành và phát triển Tam Kim là một nhà đầu tư, một nhà sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ngành điện, ngành nước, cơ khí, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng (phi kim loại). Hiện nay, doanh nghiệp đang có định hướng mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1996 Ngày 05/06/1996, Khai trương cửa hàng nội thất tại 200 Tây Sơn - Hà Nội Ngày 15/10/1996, Khai trương cửa hàng nội thất Thành Công tại 44H Láng Hạ - Hà Nội. Năm 1997 Ngày 22/11/1997, Thành lập Công ty TNHH Thiên Phong,thành lập xưởng sản xuất Đồ gỗ - Nội thất, với tổng số nhân viên ban đầu là 8 người Năm 1998 Khai trương cửa hàng nội thất tại 97 Chùa Bộc - Hà Nội. Năm 1999 Khai trương cửa hàng nội thất tại 310 Tây Sơn và chuyển Trụ sở Công ty TNHH Thiên Phong về đây. Năm 2001 Tháng 8/2001, Bắt đầu nghiên cứu sản xuất Két bạc Ngày 30/10/2001, Thành lập Công ty TNHH Sao Phương Đông, chuyên sản xuất Két bạc, đặt trụ sở tại 62A Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội. Năm 2002 Tháng 7/2002, Công ty bắt đầu phân phối thiết bị điện mang nhãn hiệu Hanel. Năm 2003 Tháng 7/2003, Xây dựng xong Nhà máy tại Khu Công nghiệp Đồng Văn Tỉnh Hà Nam; Chuyển Trụ sở chính Công ty Sao Phương Đông về Khu Công nghiệp Đồng Văn - Tỉnh Hà Nam. Tháng 10/2003, Sau một thời gian nghiên cứu, Công ty đưa ra thị trường sản phẩm thiết bị điện: công tắc ổ cắm, aptomat... nhãn hiệu Roman. Tháng 12/2003, Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Thiên Phong - TP Hồ Chí Minh. Năm 2004 Tháng 7/2004, Thành lập Văn phòng Đại diện Công ty TNHH Thiên Phong tại TP Đà Nẵng. Tháng 8/2004, Sản phẩm thiết bị điện mang nhãn hiệu Sunmax nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc được bán ra thị trường. Năm 2005 Tháng 3/2005, Chuyển Văn phòng về Khu đô thị Trung Yên. Tháng 6/2005, Bắt đầu sản xuất thiết bị điện mang nhãn hiệu Roman tại Công ty Sao Phương Đông. Tháng 9/2005, Đưa thêm mặt hàng mới mang nhãn hiệu Kohan ra thị trường. Tháng 9/2005, Chuyển Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng thành Chi nhánh Đà Nẵng. Năm 2006 Tháng 3/2006 chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH Sao Phương Đông thành Công ty Cổ phần Tam Kim và Công ty TNHH Thiên Phong thành Công ty CP Thiết Bị Điện Tam Kim. Thành lập Chi nhánh Công ty CP TAM KIM tại Hà Nội – chuyên kinh doanh phụ kiện ngành nước và thiết bị vệ sinh. Năm 2007 Tháng 3/2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của TAMKIM, đó là việc chuyển sang mô hình Công ty mẹ – con, trong đó Công ty CP Tam Kim trở thành công ty thành công ty mẹ với tổng số vốn điều lệ trên 66 tỷ động Việt Nam, chiếm số vốn chi phối 100% vốn góp của các công ty thành viên là Công ty CP Thiết bị điện Tam Kim và các chi nhánh trực thuộc. Tháng 6/2007 thành lập Công ty CP Thiết bị Nhà bếp Tam Kim đưa ra thị trường sản phẩm thiết bị nhà bếp mang thương hiệu Elextra. Tháng 11/2007 Công ty vinh dự đón nhận chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002: 2000 Năm 2008 Tháng 1/2008 Công ty Cổ phần Tam Kim phát triển vốn điều lệ lên tới 77 tỷ đồng và thành lập Công ty TNHH Nhựa & Bao bì Tam Kim sản xuất sản phẩm ống nhựa kháng khuẩn, tấm lợp, bao bì… Tháng 6/2008 thành lập Công ty TNHH Thương mại Tam Kim Tháng 9/2008 Công ty vinh danh nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt do Trung Ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng Năm 2009 Tháng 1/2009 Công ty Cổ phần Tam Kim phát triển vốn điều lệ lên tới 87 tỷ đồng Năm 2010 Tháng 1/2010 Công ty Cổ phần Tam Kim phát triển vốn điều lệ lên tới 98 tỷ đồng 1.2 Mô hình tổ chức của công ty Tổng Giám đốc Phòng máy móc, thiết bị Phòng Xuất nhập khẩu Phòng kế toán Phòng kinh doanh Kho và phòng mẫu Bộ phận Văn Phòng * Tổng Giám đốc: Đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Giám đốc có quyền quyết định tất cả các công việc trong công ty. Giám đốc còn tự chịu mọi sự rủi ro của công ty. * Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Phân phối thu nhập, tích luỹ tính toán theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty, viết phiếu xuất nhập kho. Kiểm tra rồi viết hoá đơn thanh toán rồi giao cho nhân viên các phòng thực hiện theo yêu cầu thanh toán. * Phòng xuất nhập khẩu: Lập và phân tích các sản phẩm mới định đầu tư: Nghiên cứu đơn đặt hàng mới. - Xây dựng những kế hoạch để trình lên Giám đốc - Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ chính xác. * Phòng máy móc, thiết bị: Chuyên về bộ phận xe, máy và thiết bị để phục vụ cho khái thác và sản xuất. Bảo trì lại những máy móc và thiết bị để phục vụ cho sản xuất. * Bộ phận văn phòng: Tổ chức mua sắm phương tiện việc làm, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các phòng ban: - Tổng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban. - Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty. - Chuẩn bị tiếp khách và liên hệ xe đi lại cho các đoàn khách . * Kho và phòng mẫu: - Kho: Cất trữ hàng hoá và sản phẩm của công ty là kho chính. - Phòng mẫu: Trưng bầy hàng hoá là kho phụ. * Phòng kinh doanh: Là phòng có trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh của công ty, phòng kinh doanh phải tự khai thác và mở rộng tìm kiếm khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, để tham mưu cho Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. 1.3 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Tam Kim có các ngành nghề kinh doanh sau: Mua bán vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và hàng hóa tiêu dùng. Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, dịch vụ cho thuê nhà xưởng, kho bãi. Sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí. Sản xuất và mua bán thiết bị phân phối điện. Dịch vụ cho thuê ô tô. Mua bán thiết bị tin học. Trang trí nội ngoại thất công trình. Sản xuất và mua bán: vật tư ngành nước và thiết bị vệ sinh, đồ ngỗ. Sản xuất và mua bán: trang thiết bị bảo hộ lao động, nhựa, các sản phẩm nhựa. Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị. Vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách bằng đường bộ. Sản xuất và mua bán thiết bị nhà bếp, vật liệu xây dưng. Đầu tư xây dựng các công trình: dân cư, nhà ở khu du lịch, khu vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng, nhà ở. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông, thủy lợi. Thi công xây dựng các công trình điện, nước. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TAM KIM 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tam Kim 2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm Là một công ty chuyên sản xuất thiết bị đồ điện dân dụng như công tắc, ổ cắm, máng đèn, ống cấp thoát nước, phụ kiện v.v ... Trước hết sản phẩm của công ty sẽ có đặc điểm là sản phẩm có vỏ ngoài bằng nhựa, bên trong là linh kiện đồng, sản phẩm của công ty sản xuất ra sẽ cung cấp cho các các thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Tùy theo tính chất và đặc điểm của từng loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu công ty sẽ có những kế hoạch phân công tới từng bộ phận thực hiện. Để thực hiện hoàn chỉnh một loại sản phẩm nói chung cần một quy trình công nghệ được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Quy trình công nghệ để sản xuất 1 sản phẩm Các khâu liên quan và máy móc sử dụng Sản phẩm A 1. Thiết kế mẫu mã. 2. Chế tạo khuôn mẫu. 3. Máy CNC, máy xung, máy phay 3. Sản xuất sản phẩm nhựa mặt công tắc, ổ cắm, đế công tắc, ổ cắm . 4. Máy ép phun . 5. Lắp ráp linh kiện . 6.KCS (kiểm tra loại bỏ sản phẩm hư hỏng). 7. Nhập kho thành phẩm. Nguồn: phòng kỹ thuật Tuy nhiên, các loại sản phẩm đó được phân chia theo từng cấp tùy theo yêu cầu của khách hàng (sản phẩm chất lượng cao hay thấp). Trong nền kinh tế ngày nay, do sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ, các sản phẩm nhập ngoại có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đi đôi với chất lượng của sản phẩm cạnh tranh rất mạnh với các loại sản phẩm trong nước, làm cho nhu cầu về hình thức mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đẩy lên rất cao, đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất mặt hàng công tắc, ổ cắm, đồ điện dân dụng như công ty Cổ phần Tam Kim thường xuyên phải tiếp cận những công nghệ, máy móc mới cũng như thiết kế những kiểu dáng mẫu mã của các sản phẩm đi đôi với chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc doanh thu của loại hình sản xuất này mang lại lợi nhuận lớn nên nó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2 Đặc điểm thị trường - Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá kinh doanh Đối với thị trường cung ứng nguyên vật liệu, Công ty Cổ phần Tam Kim đã thiết lập quan hệ mang tính chất lâu dài với một số nhà cung cấp trong và ngoài nước. Tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp cho Tam Kim là chất lượng, thuận tiện và giá trị lâu dài. Tam Kim đã xây dựng được quan hệ với các nhà cung cấp nước ngoài như các công ty sản xuất hạt nhựa PC, PPR của Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, công ty nhập khẩu linh kiện bằng đồng từ công ty của Thái Lan, Ý, Hàn Quốc... Đặc điểm này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: - Ảnh hưởng tích cực: công ty không phải chịu chi phí cho việc nghiên cứu thị trường đầu vào của mình và do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh với nhau nên giá thành có thể được giảm. - Ảnh hưởng tiêu cực: chủng loại, chất lượng, số lượng bị hạn chế. Đối với thị trường cung ứng hàng hoá: công ty chủ yếu chủ động đến với các thị trường và bạn hàng truyền thống. Tuy nhiên, việc các công ty này có bán được sản phẩm của mình trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều những yếu tố như giá nguyên vật liệu, việc nhập nguyên vật liệu khó khăn như vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty phải bỏ một khoản chi phí lớn đi nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, ký kết hợp đồng và kiểm tra từng lô hàng trước khi nhập hàng. - Về thị trường tiêu thụ sản phẩm Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay công ty cũng đang tường bước chiếm được đa số thị phần ở khu vực miền bắc, dần dần mở rộng thị trường ở miền trung và miền nam. Công ty phấn đấu cung cấp sản phẩm này cho các tỉnh miền trung, miền nam và đã tạo được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhưng sản phẩm đồ điện dân dụng nói chung, ngành hàng công tắc, ổ cắm nói riêng cũng nhưng ngành ống nước có rất nhiều công ty cung cấp, do đó tính cạnh tranh rất cao. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Mặt khác, thị phần của doanh nghiệp chiếm 30% miền trung nhưng ở thị trường này số sản phẩm lại hạn chế do nhu cầu của người tiêu dùng trong khi đó ở thị trường này đã có những doanh nghiệp sản xuất có số năm xâm nhập thị trường này lâu hơn, có uy tín hơn, đó là một đối thủ cạnh tranh lớn kìm hãm công ty trong việc mở rộng thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3 Đặc điểm về khách hàng Hiện tại khách hàng của công ty rất đa dạng, với khoảng 1000 đại lý trải rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam Khách hàng của công ty bao gồm khách hàng cao cấp, trung cấp, bình dân. Với những khách hàng tiềm năng như vây công ty đã và đang ngày càng có được mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp và một lượng khách hàng dồi dào. Uy tín ngày một nâng cao. Khách hàng cũng cảm nhận được chất lượng dịch vụ và hài lòng với những sản phẩm của công ty. 2.1.4 Đặc điểm về lao động Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động. Đặc điểm về lao động sản xuất của công ty là lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường, tuỳ theo từng bộ phận trong phân xưởng sản xuất công ty sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí đảm bảo sự thông suốt trong quá trình sản xuất cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 1. 2 Bảng 1. 2. Cơ cấu lao động theo chức năng của doanh nghiệp Chỉ tiêu Số lượng Tỉ trọng 1. Lao động gián tiếp: 40 13.4% - Quản lý 16 5.4% - Ký thuật 24 8% 2. Lao động trực tiếp: 260 86.6% - Phân xưởng sản xuất 230 76.6% - Kho bãi 20 6.6% - Phân xưởng KCS 10 4% Tổng 300 người 100% Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương tháng 12/2009 Nhìn vào bảng trên ta thấy với 300 cán bộ công nhân viên của công ty, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ (13.4%) trong đó có 5.4% là lao động quản lý, đây là một bộ máy quản lý đã được tinh giảm, gọn nhẹ, chứng tỏ ban giám đốc chú trọng đến chất lượng lao động hơn là số lượng lao động. Công ty cũng là doanh nghiệp làm việc theo chế độ một thủ trưởng. Vì vậy, cũng hạn chế tối đa được sự chồng chéo trong khâu quản lý trong công ty. Cơ cấu trong lao động các phân xưởng cũng được sắp xếp một cách hợp lý, đối với các khâu thiết kế mẫu mã... đến khâu cuối cùng là KCS, đảm bảo một cách tối đa công suât, năng lực của từng bộ phận. Với cơ cấu nhân sự như vậy công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 1. 3. Cơ cấu lao động theo trình độ của doanh nghiệp Chỉ tiêu lao động Đại và sau đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật Cán bộ quản lý 14 0 2 0 Cán bộ kỹ thuật 18 4 2 0 Công nhân bậc 6-7 0 0 0 12 Công nhân bậc 4-5 0 0 0 38 Công nhân bậc 2-3 0 0 0 29 Tổng số 32 4 4 79 Tỷ trọng 15% 6% 79% Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương tháng 12/2009 Số lượng lao động quản lý là 16 người, trong đó có 14 người có trình độ đại học, còn lại cán bộ kỹ thuật có trình trung cấp và chủ yếu được đào tạo từ các trường dạy nghề có uy tín cao. Như vậy với bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng lại có tỷ trọng cán bộ có trình độ cao chiếm phần lớn nên công việc quản lý của công ty vẫn được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả. Trong số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao, nhưng đó chưa phải là số lượng cán bộ đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Công ty cần chú trọng tuyển thêm cán bộ kỹ thuật về các phân xưởng phụ trách trực tiếp quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty có số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao tương đối lớn, đó là những công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, là những công nhân bậc thầy cho các lớp công nhân trẻ mới vào làm, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhưng mặt khác số công nhân bậc cao này cũng có những bất ổn cho công ty trong quá trình sản xuất, tuy là những công nhân lành nghề đã quen với nếp sống kỷ luật của công ty nhưng nó cũng khó khăn về sức khoẻ và tuổi tác của công nhân này đã cao, sắp hết tuổi lao động. Nhiều người trong số họ sức khỏe đã giảm đi làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy công ty cần phải chuẩn bị tuyển người và đào tạo nâng cao tay nghề của các lớp công nhân trẻ, kịp thời thay thế cho các lớp thế hệ trước. 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Số năm 2007 Số năm 2008 Số năm 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 58,800,105,166 85,299,436,131 118,137,603,20 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,046,166,080 2,892,197,278 4,089,275,142 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 57,753,939,086 82,407,238,853 114,048,328,060 4 Giá vốn hàng bán 42,260,045,934 66,233,730,998 93,476,274,606 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15,493,893,152 16,173,507,855 20,572,053,454 6 Doanh thu hoạt động tài chính 158,580,122 185,646,542 64,977,049 7 Chi phí tài chính 1,162,105,958 4,312,071,464 64,977,049 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1,125,114,743 3,517,301,075 1,612,290,427 8 Chi phí bán hàng 0 0 0 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,504,831,016 5,266,582,560 6,224,715,613 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9,985,536,300 6,780,500,373 10,989,879,055 11 Thu nhập khác 81,958,108 4,700,532,184 2,752,693,255 12 Chi phí khác 337,280 4,633,196,100 2,400,097,486 13 Lợi nhuận khác 81,620,828 67,336,084 352,595,769 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10,067,157,128 6,847,836,457 11,342,474,824 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0 254,186,088 850,685,612 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 10,067,157,128 6,593,650,369 10,491,789,212 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0 Nguồn phòng kế toán 2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh 2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp a. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: a.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp thương mại Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: - Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp Tổng chi phí và tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp = 1.22 Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất của doanh nghiệp Sức sản xuất vốn của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp = 1.36 Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó, nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh. - Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí của doanh nghiệp thương mại Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí của doanh nghiệp = Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Tổng chi phí và tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp = 1.997 Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp thương mại tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh của doanh nghiệp = Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Tổng vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp = 0.12 Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng. Nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần của doanh nghiệp = Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp = 0.092 Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. a.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - Chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp = Tổng giá trị kinh doanh tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp thương mại Tổng số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp thương mại Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị kinh doanh. - Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương của doanh nghiệp Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp Tổng chi phí tiền lương trong kỳ của doanh nghiệp = 11.81 Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của doanh nghiệp = Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Tổng số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp = 34,972,630 Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hệ số sử dụng lao động của doanh nghiệp Hệ số sử dụng lao động của doanh nghiệp = Tổng số lao động được sử dụng của doanh nghiệp Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp = 0.92 Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp. - Hệ số sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112016.doc
Tài liệu liên quan