Chuyên đề Lỗ tấn - Chương V: Thi pháp truyện ngắn lỗ tấn

A. Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực

Lỗ Tấn là nhà văn bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, do đó muốn tìm hiểu thi pháp

Lỗ Tấn chúng ta phải nghiên cứu thi pháp chủ nghĩa hiện thực.

I. Thi pháp của chủ nghĩa hiện thực

Trong lịch sử văn học thế giới có nhiều khuynh hướng và trào lưu, nhưng có hai

trào lưu nổi tiếng nhất là lãng mạn và hiện thực.

Thi pháp văn học lãng mạn và thi pháp văn học hiện thực là hai khuynh hướng

thẩm mỹ khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Con người cần lãng mạn,

nhưng cũng cần hiện thực. Hai cái không đối lập nhau. Người đọc thích đọc lãng mạn,

nhưng cũng thích đọc hiện thực.

pdf36 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Lỗ tấn - Chương V: Thi pháp truyện ngắn lỗ tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân vật của mình tới con đường cùng. Con đường dẫn AQ tới pháp trường “AQ bây giờ mới vỡ lẽ ra! Đây là con đường quanh ra trường chém rồi! Chuyến này thì nhất định dánh “sật” một cái. Y thẫn thờ nhìn hai bên đường. Hai bên đường người xem đông như kiến”, con đường dẫn đến nghĩa trang và “ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người đi tắt giẫm mãi mà thành đường. Đó cũng là ranh giới rự nhiên của những người chết chém hoặc chết tù, ở phía tay trái, và nghĩa địa của những người nghèo ở phía tay phải” trong truyên Thuốc, hay “cuối con đường chẳng qua là một nấm mồ. Một nấm mồ mà đến một tấm bia cũng không có nốt” đang chờ bước chân của Tử Quân. Bên cạnh con đường thực. Lỗ Tấn muốn nói tới con đường đời, con đường số phận, con người đi trên đó trải nghiệm giữa cái thực và cái hư, giữa vinh và nhục, giữa được và mất nên khó có thể nắm bắt hết được. Con đường số phận hai lần đưa thím Tường Lâm đến nhà Lỗ Tư là một con đường nghiệt ngã, đánh dấu những đoạn đời lặp lại đầy đau khổ và bất công đối với người phụ nữ nông thôn mê muội nhưng ham sống, đã Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 78 - nhiều lần cố vùng vẫy nhằm thoát khỏi bàn tay độc ác của thần quyền, tộc quyền, nam quyền và sự ghẻ lạnh của người đời nhưng không làm sao thoát ra được. Con đường mưu sinh của những người dân quê nghèo nàn, mê muội như AQ, Nhuận Thổ cũng đầy bế tắc. Vì “vụ dở hơi” với vú Ngò, AQ bị dân làng tẩy chay, họ tránh mặt AQ như tránh một con hủi, không còn ai kêu hắn làm nữa, hắn lâm vào cảnh đói rét, không chịu nổi, hắn phải kiếm sống bằng cách theo bọn trộm cắp ở trên huyện, con đường cùng đó đã giúp AQ mở mày mở mặt với dân làng Mùi được một thời gian, vì lúc đó cái ruột tượng của hắn đã đầy. Nhưng không được bao lâu, thời thế thay đổi không khí cách mạng tràn vào khắp các ngõ ngách của hương thôn Trung Quốc, AQ hy vọng làm cách mạng để đổi đời nhưng bọn giả cách mạng đã đem AQ ra xử bắn. Còn Nhuận Thổ có đầy đủ hiểu biết và thông minh để có cuộc sống tốt đẹp. Thế mà hai mươi năm sau anh chỉ biết hút thuốc vặt ngồi ngây ra như pho tượng đá trên con đường mưu sinh, không thể lý giả nổi số phận của mình, không thể tìm ra con đường sáng sủa ngày mai. “Gió bấc thổi lạnh lắm, nhưng vì sinh kế, sáng sớm tôi đã phải ra đường”. Ra đường lần này anh ta được tận mắt chứng kiến cảnh một anh phu xe cũng bởi kế sinh nhai mà phải ra đường nhưng lại có một hành động nhân từ ngoài sức tưởng tượng của amh ta. Đó là anh phu xe đụng phải một người phụ nữ nhưng không bỏ chạy mà tận tình chăm sóc người phụ nữ ấy và tự dìu bà ta vào đồn cảnh sát. Câu chuyện xảy ra ngay trên con đường mưu sinh của anh phu xe. Ngay cả tầng lớp trí thức được học hành mà số phận cũng chẳng hơn gì những người nông dân. Vỡ mộng vì con đường công danh khoa cử, muốn giữ được bộ mặt kẻ sĩ thì lại phải đối mặt với cuộc sống cơm áo dày vò từng giờ từng phút đã khiến cho rất nhiều trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn bị tha hoá. Thầy đồ Khổng Ất Kỷ lỗi thời không ai thuê mướn, đói quá đi ăn cắp bị đánh què rồi chết dấp ở đâu đó. Thầy đồ Trần Sĩ Thành mười sáu lần thi trượt, con đường danh vọng đóng cửa trước mắt, ông ta trở nên bế tắc trong cuộc sống thực tại cố bám theo ảo ảnh, hào quang của sự giàu sang quá khứ, đã đào khắp nơi ở nền nhà mong tìm được vàng bạc châu báu của tổ tiên để lại. Cuối cùng vẫn là hư vô và ông ta chết không lối thoát. Lỗ Tấn còn phát hiện ra “đời người khổ nhất là tỉnh mộng rồi, nhưng không có con đường nào đi cả”. Ông cho đó là bi kịch của đời người, là bi kịch của những người đã thức tỉnh và đang phấn đấu sau thời kỳ Ngũ tứ. Phát hiện này phản ánh chủ yếu trong tập Bàng hoàng và đó cũng chính là điểm hơn hẳn của Bàng hoàng so với Gào thét về tư tưởng. Truyện Trong quan rượu, Một gia đình hạnh phúc, Con người cô độc, Tiếc thương những ngày đã mất đều phản ánh bi kịch đời người một cách sâu sắc. Nhân vật Lã Vi Phủ từng nói “hồi còn nhỏ, tôi nhìn thấy con ong hoặc con ruồi đậu trên chỗ nào đó, hễ bị cái gì kinh động thì lập tức bay di, nhưng chỉ bay được một vòng thì lại quay về đậu vào chỗ cũ thì đã cho là đáng buồn cười, rất đáng thương. Không ngờ tôi bây giờ cũng bay trở lại, chẳng qua vừa rồi tôi mới lượn một vong bé tí tẹo thôi”. Nhân vật Ngụy Liên Thù sau khi không tìm thấy đường đi “liền sùng bái tất cả những gì trước kia tôi căm ghét, phản đối”. Còn Quyên Sinh và Tử Quân – họ là những trí thức thành thị rất ý thức về quyền tự do dân chủ, đăëc biệt là Tử Quân, cô tự quyết định thân phận mình, xây dựng tổ ấm tình yêu, ứng xử với mọi người xung quanh theo tư tưởng tự do dân chủ mới. Cô đâu biết những việc mình làm và Quyên Sinh chồng cô là cái gai đâm vào con mắt bảo thủ, lạc hậu tàn nhẫn. Vì đó cái giá mà họ phải trả đầu tiên là đối mặt với sự Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 79 - thật nghiệt ngã, với cơm áo, với con đường mưu sinh. Họ là những con người đã bắt đầu tỉnh mộng nhưng vẫn không tìm ra con đường sống, tình yêu của họ tan biến như bong bóng xà phòng. Sau khi Tử Quân chết, Quyên Sinh vẫn tìm cách tiến lên và nhận ra mục đích thứ hai của đời người là mưu sinh, song anh ta hoàn toàn chưa biết thế nào để thể hiện mục đích này. “Con đường sồng mới vẫn còn nhiều, tôi cần phải bước vào, bởi vì tôi còn sống. Nhưng tôi chưa biết bước bước thứ nhất như thế nào. Có lúc tôi phảng phất thấy con đường sống đó như một con rắn dài màu xám đang trườn về phía tôi rất nhanh, tôi đợi, đợi hoài nhưng gần tới nơi bỗng dưng mất hút vào trong bóng tối”. Do đấy Quyên Sinh vô cùng đau khổ. Hình ảnh Tử Quân “mang cái gánh hư không nặng trĩu trên vai mà bước đi trên con đường gọi là đường đời, trước cái uy nghiêm của ông bố và sự khinh bỉ của người xung quanh, hỏi còn ngại gì hơn, huống chi cuối con đường ấy là nấm mồ, một nấm mồ mà đến một tấm bia cũng không có nốt”. Thời kỳ Ngũ tứ có không ít nhà văn nêu lên vấn đề giải phóng cá tính, đương nhiên là tiến bộ, nhưng Lỗ Tấn nhìn vấn đề sâu xa hơn, ông thấy thế lực cũ còn quá mạnh, do đấy không giải phóng xã hội thì cá tính khó giải phóng được. Bản thân Lỗ Tấn cũng từng nếm trải nỗi đau khổ đó. Thời trẻ ông rời quê hương để tìm lối thoát, nhưng tới Nam Kinh đầy mây mù ám khí, ông vô cùng thất vọng, ông chờ đợi nhiều ở cách mạng Tân Hợi, nhưng cách mạng ấy chỉ “cách” cái đuôi sam của người ta, thế lực phong kiến còn rất hung hăng nên ông cảm thấy vô cùng “hiu quạnh”. Phong trào Ngũ tứ giải phóng tư tưởng cho ông, nhưng sau đó ông lại bàng hoàng vì chưa tìm được đường đi chân chính. Như vậy bao lần tỉnh môïng ông lại rơi vào bi kịch, không tìm được lối thoát. Lỗ Tấn đã đưa những cảm nhận đau buồn của mình vào trong tác phẩm khiến cho tác phẩm trở nên chân thực sống động hơn, và qua đó rất nhiều số phận được tác giả lý giải, con đường đời của họ được khắc hoạ đẫm nước mắt bi thương. Cho dù nhiều nhân vật, nhiều số phận còn bế tắc song nhiều chỗ tác giả đã an ủi họ cũng là an ủi mình “trên mặt đất thì làm gì có đường, người ta đi mãi mà thành đường thôi”. Một biểu hiện nữa của con đường của Đạo ấy là Đức. Đó là hình thức của Đạo, đó là sự hài hoà sự sống. Tất cả những gì phá vỡ sự sống, phá vỡ sự hài hoà đều bị Lỗ Tấn lên án. Trước hết tác giả lên án chế độ phong kiến bốn nghìn năm Trung Hoa là chế độ “ăn thịt người”. Cuộc sống của người dân dân Trung Hoa dưới triều Mãn Thanh mang đậm tâm lý thất bại, mê muội. Đó là thời kỳ đại bệnh hoạn phải được chữa trị ngay. Trình độ dân trí thấp, tin theo những điều mê tín dị đoan, máu người tẩm bánh bao chữa được bệnh ho lao, người chết có linh hồn, thím Tường Lâm lấy hai đời chồng chết xuống âm phủ Diêm Vương cưa làm đôi chia cho mỗi người một nửa. Cuộc sống không thể hài hoà nếu con người đối với nhau ghẻ lạnh tàn nhẫn, vô trách nhiệm. Để bảo thủ họ vào hùa với nhau chống lại những người tiến bộ. Số đông dốt nát kia cho những người muốn đổi mới là điên, là phá hoại, tiêu biểu là người điên trong Nhật ký người điên, Cây trường minh đăng, là những chiến sĩ cách mạng như Hạ Du trong Thuốc. Đã có không ít lần lý tưởng về con đường đi cho một xã hộâi mới được các người điên nhắc tới. Đó là xã hôïi không còn “ăn thịt người”. Con người sống với nhau chân tình, yêu thương, một xã hội hài hoà. Lúc này Lỗ Tấn chưa tiếp cận được với con đường cách mạng, mặc dù từ bé ông đã ôm nhiều mộng đẹp về cải cách xã hội song đều không thực hiện được. Dù có đau khổ vì thất bại nhưng chưa bao giờ ông để mất niềm tin, để mất hy vọng ở con đường dẫn đến ngày mai. Chính niềm tin mãnh liệt này là động lực thúc đẩy ông tìm đến con đường cách mạng do đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ ra. Vững bước trên con Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 80 - đường mới, Lỗ Tấn ra sức chiến đấu cho một nước Trung Hoa mới và biết bao Nhuận Thổ, AQ, Tường Lâm, Tử Quân của thời đại mới đang bước đi trên con đường cách mạng thênh thang. Tóm lại: hình tượng con đường là không gian nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nó không chỉ là không gian hiện thực mà còn là không gian tâm tưởng, không gian khái quát quy luật của Đạo, của bản chất và những biểu hiện của nó ở sự hài hoà của xã hội và cuộc sống. Con đường là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người với con người, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cũ và cái mới. Con đường của Đạo chính là nơi tác giả mong muốn gửi gắm vào đấy tư tưởng nghệ thuật. Tìm đường cho mình và chỉ đường cho các tầng lớp trong xã hội con đường đi, con đường tự do giải phóng là một khát vọng cháy bỏng, lớn lao của nhà tư tưởng, nhà văn Lỗ Tấn. 3. Không gian tâm tưởng Không gian tâm tưởng thường là trong sự hồi tưởng về quá khứ, về cái không gian thuở nào mà bất chợt nhân vật nhớ tới nó trong không gian hiện tại. Không gian ấy có thể rất đẹp trong ký ức của những con người hạnh phúc đã từng sống với nó, cũng có thể là không gian buồn thương gợi nhớ lại những kỷ niệm đau buồn. Trong Cố hương, nhân vật Tấn đã hai mươi năm nay mới trở về quê. Quê hương hiện lên thật tiêu điều, xác xơ làm Tấn không vui vì “hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng, chẳng qua là vì tâm hồn mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn không vui”. Nhưng trong ký ức của Tấn, làng “không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả được”. Trở về với làng quê là trở về với những kỷ niệm thời thơ ấu. Không gian làng quê khi xưa chợt hiện về khi mẹ Tấn vô tình nhắc tới Nhuận Thổ “lúc bấy giờ trong ký ức tôi, bỗng hiện ra một cảnh thần tiên kỳ dị: Một vừng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát trên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộâng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé chạy mất”. Một không gian như tác giả nói là “thần tiên và kỳ dị”. Cũng nằm trong kiểu không gian làng quê trong ký ức này là không gian làng quê tuyệt đẹp trong Hát tuồng ngày rước thần. Ngôi làng Bình Kiều với tác giả là một cảnh “thiên đường”. Đêm ấy cả không gian tràn ngập ánh trăng mùa xuân. “Hai bên bờ là những ruộng lúa, ruộng đậu một màu xanh rờn”, “mùi thơm mát của lúa đậu hai bên bờ và mùi thơm của cỏ rong dưới đáy sông, lẫn trong hơi nước nhẹ đưa vào mặt. Trong sương đêm mặt trăng trở thành mờ ảo”. “xa xa dãy núi màu đen nhạt nhấp nhô, trông giống như con thú đúc bằng sắt đang chồm lên, cứ thế mà nhảy lùi về phía lái”. Tiếng sáo “nghe thật trầm bổng, véo von”. Đó là khung cảnh trên sông dẫn đến làng Triệu để xem hát tuồng. Khi đến nơi “nổi bật đập vào mắt chúng tôi, trước tiên là cái sân khấu đứng sứng sững ở giữa khoảng đất trống, giữa cánh đồng cạnh bờ sông, đằng xa trong ánh trăng, thấy mờ ảo hiện lên giữa không gian bát ngát tưởng chừng như cảnh tiên mình đã từng gặp trong tranh”. Lỗ Tấn chỉ miêu tả không gian tươi đẹp ở trong quá khứ, trong tâm hồn trẻ thơ, còn những không gian của người lớn thì khác. Ta hãy cùng trở lại Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 81 - với không gian ngày xưa mà Tử Quân và Quyên Sinh đã từng sống những ngày đầu hạnh phúc trong Tiếc thương những ngày đã mất. Gian phòng mà họ ở là “hai gian phòng hướng nam của một ngôi nhà nhỏ ở ngõ Cát Triệu”. Cuộc sống mới của họ bắt đầu từ đây, nhưng cũng từ đây mọi rạn nứt của tình yêu, của cuộc sống chung cũng bất đầu phát sinh và Tử Quân cuối cùng không chịu được sự lạnh nhạt của Quyên Sinh đã ra đi với một kết cục bi thảm. Nàng chết mà không biết chết vì lý do gì. Quyên Sinh trở về không gian đã chết đó tìm lại quá khứ nhưng “nhìn qua một lượt, nhà vẫn trông không” chỉ còn một sinh linh bé nhỏ là con Tuỳ nhưng nó thì “gầy còm, chết dở, đất bụi bám đầy mình, đang quanh quẩn ở đây”. Không gian đè nặng lên tâm hồn Quyên Sinh khiến chàng đau đớn, ê chề và sự hối hận muộn màng. Không gian trơ ra như thách thức với Quyên Sinh, người cũ không còn nữa chàng lê lết về hội quán là chỗ “có thể dung thân được” song khung cảnh thì vẫn như xưa “vẫn cái gian phòng đổ nát ấy, tấm phản ấy, gốc hoè gần chết khô ấy, cây tử đằng ấy nhưng cái làm tôi hy vọng, sung sướng và sống được lúc bấy giờ thì nay không còn nữa”. Không gian sẽ luôn ám ảnh Quyên Sinh trên bước đời còn lại của mình. Một nhân vật nữa của Lỗ Tấn cũng luôn bị không gian tâm tưởng ám ảnh và đau xót đó là Tường Lâm. Không gian ấy là nơi thím mất đi hai người yêu thương nhất của cuộc đời. Sau bao lần bị đày đoạ thân xác và tinh thần thím về làm dâu bên Hạ Gia Úc do bà mẹ chồng ép gả là một nơi “thâm sơn cùng cốc, nơi đàn bà ít ai muốn lấy chồng”. Rồi thím có một thằng con trai lên hai. Những tưởng cuộc sống đã êm đẹp, thím được an phận. Họ cũng “có một căn nhà riêng hẳn hoi” để vợ chồng sớm tối có nhau. Nhưng số phận đâu có chịu để cho thím yên, có chồng là có nơi nương tựa nhưng “anh chồng thím ta sức vóc như thế lại còn trẻ, ai có ngờ ốm một trận thương hàn là lăn đùng ra chết”. Thật tội nghiệp! Nhưng cuộc đời thím vẫn còn nguồn an ủi là mụn con trai. “Thím là người siêng năng đốn củi, hái chè, nuôi tằm làm được tất nên cũng đủ ăn”. Nhưng một bất hạnh lại ập lên đầu thím môït lần nữa, thằng bé là niềm an ủi cuối cùng còn lại của thím “bị chó sói tha đi mất”. Thím dường như không còn sức lực nữa khi mọi tại hoạ dồn dập đổ lên đầu thím. Ngôi nhà ấy cũng bị “ông anh chồng đến đòi” và “đuổi thím ta đi”. Thím trở thành con người trơ trọi, không người thân, không nơi nương tựa. Thím quay trở về “nhờ vả ông bà” Lỗ Tư, nơi “thím đã từng hầu hạ”. Đó là câu chuyện đau xót và đáng nhớ nhất của thím, thím kể về nó “Con thật là ngu đần quá. Thật đấy, con cứ tưởng, chỉ có mùa tuyết xuống, trong núi không có gì ăn, thú dữ mới mò về làng. Biết đâu giữa mùa xuân mà nó cũng mò ra. Hôm đó, hửng sáng con đã dậy, mở cửa, lấy cái giỏ con, xúc một giỏ đậu bảo thằng Mao ra chỗ bậc cửa ngồi bóc đi. Cháu nó dễ bảo lắm cơ. Con bảo gì nó nghe nấy! Thế là cháu nó ra ngồi đấy. Còn con thì ở sau nhà chẻ củi, vo gạo vào nồi xong, định luộc đậu. Con gọi “Mao ơi”. Không thấy thưa, chạy ra xem thì thấy đậu vung vãi ra cả đất, mà chẳng thấy thằng Mao đâu cả. Thường cháu chẳng đi chơi nhà ai. Đi đâu hỏi cũng không có. Con nóng ruột quá nhờ người đi tìm. Tìm khắp nơi, cho đến chiều, vào núi thì thấy một chiếc giầy của nó mắc vào bụi gai. Ai cũng nói “thôi hỏng rồi, chắc là bị chó sói tha cũng nên”. Đi vào nữa quả nhiên thấy thằng bé nằm trong đám cỏ ruột gan bị moi ăn hết, tay còn cầm chặt cái giỏ đậu”. Câu chuyện thương tâm này lúc đầu còn nhận được sự cảm thông của mọi người nhưng dần sau đó họ nghe nhiều quá đến nỗi câu chuyện trở nên nhạt nhẽo cho nên mỗi lần thím bắt đầu kể là họ tản đi. Đối với mọi người câu chuyện ấy chẳng có ý nghĩa gì nhưng đối Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 82 - với thím thì nó có ý nghĩa rất nhiều, nó nhắc nhở về một quá khứ đau buồn thương tâm. Không gian đó luôn ám ảnh thím. D. Nghệ thuật kể chuyện của Lỗ Tấn 1. Ngôn ngữ người kể chuyện không phải bao giờ cũng đồng nhất với ngôn ngữ nhà văn, thực chất đó cũng là những nhân vật hư cấu. Lại có những người kể chuyện trong cùng một lucù đóng nhiều vai trò. Đó đều là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chứ không phải là bản thân nhà văn. Trong Luận về tiểu thuyết, nhà văn Pháp M. Butor viết : “Người kể chuyện trong tiểu thuyết không phải là một ngôi thứ nhất thuần túy. Người đó chẳng bao giờ hoàn toàn là bản thân tác giả. Không nên nhập làm một Robinson với Defoe, Marcel với Proust1. Bản thân người kể chuyện là một hư cấu, nhưng giữa đám nhân vật tưởng tượng, tất cả dĩ nhiên, đều ở ngôi thứ ba, y là đại diện của tác giả Ta đừng quên rằng, y cũng là đại diện của độc giả” 2 Đồng nhất người kể chuyện _ nhất là ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ tác giả _ là những tiếp cận xa rời bản chất thi pháp của thể loại này. Ý kiến của Butor đúng với tiểu thuyết Pháp hiện đại, đồng thời cũng đúng với tiểu thuyết nói chung, và Lỗ Tấn nói triêng. Trong truyện Khổng Ất Kỷ chẳng hạn, đoạn đầu người kể chuyện mô tả quang cảnh các quán rượu ở Lỗ Trấn, “người kể chuyện” đây là hoàn toàn hư cấu, chúng ta cứ tưởng đó là tác giả, nhưng thực ra không phải, bởi vì ngay đến các quán rượu ở Lỗ Trấn được mô tả cũng chỉ là sự sáng tạo. Đến đoạn sau, chúng ta thấy rõ “người kể chuyện” ở đây càng không phải là tác giả : “Từ hồi 12 tuổi tôi đã đến làm công cho quán rượu Hàm Hanh ở chỗ cửa ô đi vào thị trấn” (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 32). Trong truyện Nhật ký người điên cũng vậy. “Tôi” mà tác giả giới thiệu ở đầu tập truyện, hoàn toàn là cái tôi hư cấu, không phải là tác giả. “Hai anh em nhà nọ, nay tạm giấu tên, đều là bạn thân của tôi ngày trước ở trường trung học” (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 14), tác giả còn cẩn thận đề ngày tháng bên dưới, chỉ không ký tên mà thôi! Ở trong tập Gào thét, 9/14 chuyện kể ở ngôi thứ nhất, nhưng cái “tôi” ở đây không phải là tác giả, cái “tôi” hoàn toàn hư cấu. Cái “tôi” trong thiên chuyện bất hủ AQ cũng là cái “tôi” hư cấu : “Tôi có ý định viết cho chú AQ một pho chính chuyện đã mấy năm trời nay rồi, nhưng một đàng muốn viết, một đàng lại ngần ngại”. (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 103). Ngay cái “tôi” trong Cố hương, ít nhiều có tính chất tự chuyện, cũng là cái tôi sáng tạo, không thể đồng nhất với tác giả được. Về thực chất, ngay cả tiểu thuyết tự truyện cũng vậy, bởi nghệ thuật không bao giờ trùng khớp với hiện thực. Cái thật ngoài đời và cái thật nghệ thuật không phải là một. Viết văn là sáng tạo ra một thế giới mới. Trong nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn, người kể chuyện không bao giờ xuất đầu lộ diện, không một lần xưng “tôi”, nhưng rõ ràng người đọc vẫn thấy bóng dáng ở khắp 1 Robinson là nhân vật chính của tác giả D. Defoe trong tiểu thuyết Robinson Crusoe; Marcel là nhân vật chính trong tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust. 2 Dẫn theo Phùng Văn Tỉa_ Tiểu thuyết Pháp hiện đại. Những tìm tòi đổi mới, NXB KHXH 1990_tr 227. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 83 - nơi, nhiều khi nghe rõ tiếng nói ẩn ở đâu đó mà không chỉ có một giọng mà là nhiều giọng điệu khác nhau. Trong truyện Thuốc, chúng ta không biết người kể chuyện đây là ai, nhưng luôn có mặt ở khắp nơi. Mở đầu chuyện ta thấy “người kể chuyện” kể : “Một đêm thu gần sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc Lão Hoa Thuyên bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu - Bố thằng Thuyên đi đấy à ? Đó là tiếng một người đàn bà đã có tuổi. - Ừ. Lão vừa trả lời, vừa lắng tai nghe tiếng ho, vừa cài nút áo, rồi chìa tay ra, nói tiếp: - Đưa đây tôi.” (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 40,41). Ngôn ngữ kể chuyện của Lỗ Tấn còn hiện ra dưới rất nhiều biểu hiện đa dạng khác, khi thì xuất hiện trong tư cách người kể chuyện ẩn mình (như trong truyện Thuốc, Ngày mai, Sóng gió, Tết đoan ngọ, Luồng ánh sáng (Gào thét), hay trong truyện Một gia đình hạnh phúc, Cây tường minh đăng, Ly hôn (Bàng hoàng) ), có lúc lại chính trong tác phẩm ấy bỗng xuất hiện với tư cách người trực tiếp kể chuyện của mình hoặc kể chuyện người khác. Nhân vật “tôi” trong Lễ cầu phúc cùng một lúc đóng hai vai trò : - Vai trò người dẫn truyện xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. - Vai trò nhân vật trong truyện với bao trăn trở, suy tư khi đối thoại với thím Tường Lâm. 2. Kể chuyện kết hợp miêu tả và đối thoại, có khi là đối thoại ngầm - Kể chuyện kết hợp miêu tả : “ Có thể nói những người tôi đã được gặp lại ở Lỗ Trấn lần về chơi này, không ai thay đổi nhiều như thím. Mái tóc hoa râm năm năm trước bây giờ bạc trắng” (Lỗ Tấn, tập truyện, trang 232). - Kể + miêu tả + đối thoại : “Tôi đứng dừng lại, yên trí thế nào thím cũng xin tiền. Thím bắt đầu bằng một câu hỏi : - Ông về chơi ? - Vâng. - Thật may quá. Ông là người có chữ nghĩa, lại đi đây đi đó, hiểu biết nhiều. Gặp ông tôi muốn hỏi một điều. Đôi mắt lờ đờ của thím sáng hẳn lên. Tôi không thể nào ngờ thím lại nói những câu như thế thành ra cứ đứng sững, ngạc nhiên hết sức”. - Kể + đối thoại + bình luận: “Ông à! – Thím bước lại hai bước cho gần hơn, hạ thấp giọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0023_p2_5087.pdf
Tài liệu liên quan