Chuyên đề Lỗ Tấn

Thời thơ ấu, tuổi thanh niên đi học–giai đoạn trước khi bước vào văn nghiệp.

Lỗ Tấn ( chỉ là bút danh ), tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh ngày 25-9-1881, mất

ngày 19-10-1936, trong một gia đình sĩ đại phu, giàu có. Khi Lỗ Tấn vừa lớn lên thì gia

đình sa sút, lâm vào cảnh nghèo khó. Lỗ Tấn kể: “Nghe người tanói lúc tôi còn bé, nhà

tôi cũng có bốn năm chục mẫu ruộng, sống không đến nỗi vất vả lắm” .

1

Ông nội là Chu Phúc Thành, từng giữ chức thứ cát ở Viện hàn lâm, sau đó làm tri

huyện Kim Cốc, tỉnh Giang Tây.

LỗTấn không thấy nói về người ông nội này,nhưng có nhắc tới bà nội hay kể

truyện cổ tích cho ông nghe.

Cha là Chu Phượng Nghi, một vị tú tài, không ra làm quan. Tính tình ông Chu

Phượng Nghi nóng nảy, nghiêm khắc. Ông mất khi Lỗ Tấn mới 16 tuổi. Cha ông hay bị

đau yếu, Lỗ Tấn đã từng đi cầm đồ lấy tiềnmua thuốc cho cha, thuốc thì đắt nhưng

bệnh không khỏi. những sự việc này đã để lại nhiều kỉ niệm đau buồn cho Lỗ Tấn.

pdf53 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Lỗ Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h yêu tay ba, Lâm Ngữ Đường đề xướng văn tiểu phẩm, chủ trương “lấy bản thân làm trung tâm, lấy thảnh thơi làm cách điệu”. Thi Trập Tồn giới thiệu với thanh niên Trang tử và Văn tuyển, vin cớ “bên này cũng đúng sai, bên ấy cũng đúng sai”. Đối với những hiện tượng này, Lỗ Tấn tỏ rõ căm phẫn cực độ. Đương thời, tạp văn công kích tệ nạn thường xuyên bị cấm, điều này khiến Lỗ Tấn nghĩ đến hình thức nghệ thuật ông đã từng dùng tám năm trước, ông lại trở về với đề tài lịch sử. Trong một lá thư viết tháng 1 năm 1935 ông nói: “Gần đây tôi muốn xem một ít sách cổ, để lại viết vài cuốn sách gì đó để đào bới mồ mả tổ tiên của bọn xấu ấy”1. Câu nói này lại một lần nữa chứng minh: Sự xuất hiện của Chuyện cũ viết lại trên thực tế là do tác động của đời sống hiện thực, phục vụ cho nhu cầu trước mắt. Lỗ Tấn dùng quan điểm giai cấp rõ ràng để phân tích tài liệu lịch sử và hiện tượng xã hội. Điều này làm cho mấy tác phẩm viết sau có đặc sắc phê phán nhạy bén hơn, gay gắt hơn. Và sự chuyển biến về thế giới quan giúp ông trong những tác phẩm này đã xây dựng được hình tượng nhân vật chính diện bình thường mà cao lớn. Trị thuỷ và Phản đối chiến tranh, đồng thời với việc phê phán xã hội đã chú ý đến xây dựng hai nhân vật chính diện. Hạ Vũ trị thuỷ và Mặc Tử phản đối chiến tranh trong cổ sử Trung Quốc đều có ghi chép. Tương truyền sau khi Hạ Vũ kết hôn được bốn ngày đã ra đi trị thuỷ, xa nhà tám năm (có sách nói mười ba năm), ba lần qua cổng nhà mà không vào. Trong lý tưởng của nhân dân, Hạ Vũ là một lãnh tụ chí công vô tư, xuất thân từ tầng lớp bình dân. Hạ Vũ dưới ngòi bút của Lỗ Tấn không chỉ có diện mạo bên ngoài của nông dân lao động: “Mặt đen râu vàng, chân hơi cong”, một người đàn ông vạm vỡ chân tay to, mà còn khái quát được phẩm chất tốt đẹp của nông dân Trung Quốc : cần cù, chịu khó, chất phác, trong lặng lẽ thể hiện kiên nhẫn và sức mạnh. Tác phẩm miêu tả cảnh tượng: bàn luận rườm rà vô vị của các học giả trên núi văn hoá, khảo sát của các quan lại tai to mặt lớn trong cục Thuỷ lợi, thông qua những linh hồn thấp hèn vàlời nói việc làm tầm thường xung quanh, làm nổi rõ sự cao lớn của Hạ Vũ, từ đó xây dựng người anh hùng từ nhân dân mà ra này. Mặc Tử là một trí thức cổ đại cần cù lao động. Trái hẳn với các nhà nho, ông đại diện cho lợi ích tầng lớp dân thường, chủ trương tự mình lao động, đề xướng tinh thần hy sinh. Điểm chính trong tiểu thuyết của ông là phản đối chiến tranh, yêu thương mọi người, chuộng hành vi hào hiệp, ham thích việc nghĩa. Tác phẩm miêu tả ông quần áo rách rưới, chai tay chai chân, nhưng lại dũng cảm, tinh nhanh, chứa chan tinh thần quên mình. Khi vua Sở mưu tính đánh Tống, Mặc Tử một mặt đêm ngày ra đi khuyên can vua Sở, một mặt lại dặn dò Quản Kiềm Ngao chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu: “Đừng chỉ trông chờ vào sự thành công của ba tấc lưỡi”. Câu chuyện trực tiếp mở ra xoay quanh hành động của Mặc Tử: trên đường qua Tống, vào Sở, lấy chính nghĩa khuất phục vua Sở, dùng thực học chiến thắng Công Thâu Ban. Lỗ Tấn ca ngợi hai hình tượng chính diện này, đúng như trong thiên tạp cảm ông viết năm 1934 nói: “Chúng ta từ xưa đến nay, đã có những người làm việc đầu tắt mặt tối, có những người làm việc không kể gì đến tính mạng, có những người đòi quyền sống cho dân, có những người xả thân vì pháp lý Tuy cái gọi là “chính sử” gần như chỉ là thế 1 Gửi Tiêu Quân, Tiêu Hồng (ngày 4 tháng 1 năm 1935), trang 717, quyển hạ, Lỗ Tấn thư tín tập. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 40 - phả của các vua chúa, các quan đại thần, các nhà văn, mà cũng thường không che đậy được ánh sáng của họ. Họ có cái xương sống của Trung Quốc”1. Hạ Vũ và Mặc Tử được miêu tả là “cái xương sống của Trung Quốc”. Đồng thời với ngòi bút đầy ắp tình cảm, Lỗ Tấn còn miêu tả học trò của Mặc Tử: Cầm Hoạt Ly và Quản Kiềm Ngao, miêu tả những đồng sự không biết tên của Vũ, mặt mũi đen sạm, quần áo cũ rách, không nói, không cười, không nhúc nhích, giống như sắt đúc, và cả người nhà quê dám tranh cãi với ông đầu chim. Những nhân vật này, bằng hành động cụ thể của mình, cùng biểu hiện quan niệm đạo đức chân chính, qua so sánh đã áp đảo Công Thâu Ban, Tào công tử, các học giả trên núi Văn Hoá, quan lớn của cục Thuỷ lợi, tạo nên sự đồng tình mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Lỗ Tấn phủ định những kẻ sau, đó là những đòn đánh vào mặt bọn đầu trâu mặt ngựa trong cuộc sống hiện thực, khẳng định những người trước, điều đó chứng tỏ trong tư tưởng của ông, quần chúng đã trở thành sức mạnh tích cực. Lỗ Tấn trong bài Trả lời câu hỏi của Quốc tế văn học xã đã từng nói: “Về sáng tác, thì vì rằng tôi không ở giữa dòng xoáy của cách mạng,vả lại đã lâu không được đến các nơi khảo sát, cho nên tôi đại khái vẫn chỉ có thể vạch trần cái xấu của xã hội cũ”. Nhưng ông không tự ràng buộc mình ở điểm này, mà mở ra một lối đi khác, Chuyện cũ viết lại , mượn nhân vật lịch sử, nhiệt tình bày tỏ sự tán dương ca ngợi của mình đối với quần chúng nhân dân cùng những người đại diện của họ. Ba tác phẩm Hái rau vi, Xuất quan, Cải tử hoàn sinh đều thông qua sự tái tạo những nhân vật lịch sử, phê phán bằng hình tượng đối với mặt tiêu cực trong tư tưởng xã hội lúc bấy giờ. Hái rau vi tả chuyện Vũ Vương đánh Trụ, Bá Di, Thúc Tề vì “nghĩa không ăn cơm Chu” mà chết đói ở núi Thủ Dương. Nhà nho xưa nay đều coi Bá Di, Thúc Tề là tiêu biểu cho “ẩn dật thanh cao”. Hàn Dũ đời Đường cũng đã viết Ca ngợi Bá Di. Lúc bấy giờ chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, để đạt được mục đích chinh phục Trung Quốc đã tự khoe khoang truyền bá “Vương đạo”, một bộ phận trí thức tuy thấy rõ âm mưu của chúng, nhưng lại trốn tránh hiện thực, sợ đấu tranh, chỉ muốn lấy “không hợp tác” thay cho chống lại tích cực. Lỗ Tấn chọn lựa chuyện lịch sử này, chú trọng miêu tả Bá Di, Thúc Tề từ “nhà dưỡng lão” đến núi Thủ Dương toàn bộ cảnh ngộ quẫn bách và tâm trạng hoảng hốt, để quất mạnh vào những hành vi thừa gió bẻ măng, bán mình dựa vào những kẻ quyền quí, tung tin nhảm nhí ở trong xã hội. Đồng thời cũng từ trong tính cách “khắp mình đều là mâu thuẫn” của Bá Di, Thúc Tề, nói lên sự mềm yếu và bất lực của sự chống đối tiêu cực này, nêu ra số phận bi kịch không lối thoát của họ. Xuất quan tả chuyện Lão Tử tây xuất Hàm Cốc. Triết học Lão Tử chuộng nhu, triết học Khổng Tử cũng chuộng nhu, thế nhưng Khổng Tử lấy nhu mà tiến thủ, Lão Tử lấy nhu mà rút lui. Khổng Tử là một nhà thực hành “biết không làm nổi mà vẫn làm”, Lão Tử lại chủ trương “không làm mà không có việc gì không làm cả”, nếu không có việc gì không làm, kết quả chỉ là chẳng làm được việc gì hết. Kỳ thực Lão Tử chỉ là một nhà lý thuyết suông không làm gì cả. Xuất quan tả đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử, cảnh ngộ dọc đường tây hành, thông qua miêu tả chi tiết cuộc sống, phê phán tâm trạng Lão Tử chỗ nào cũng hiu quạnh, rút lui. Cải tử hoàn sinh dựa vào truyện ngụ ngôn Chí lạc trong Trang Tử làm chính, dùng hình thức như kịch một màn để diễn tả. Trang Tử trong Tề vật luận đề cao chủ nghia hư vô, xuất phát từ “cái này cũng đúng sai, cái kia cũng 1 Thả giới đình tạp văn: Người Trung Quốc mất hết lòng tự tin hay sao? Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 41 - đúng sai”, chủ trương vật và ta xem như nhau, phá bỏ sự phân biệt giữa sống và chết, xưa và nay, lớn – bé, sang – hèn. Tác phẩm miêu tả ông tới bước ngoặt của sự đúng sai khi chiếc đầu lâu đã chết năm trăm năm trở lại nguyên hình, sống lại để có thịt có da túm lấy ông đòi áo quần, đòi tay nải, thì ông không thể không chống lại chủ trương trước đây của mình, lẩm bẩm mãi mới phân rõ sống – chết, xưa – nay, lớn – bé, sang – hèn, một lòng muốn phân định rõ vật và ta, làm rõ phải trái. Bằng lối đối thoại sinh động thú vị, Lỗ Tấn dứt khoát tuyên bố sự phá sản của Tề vật luận, chứng thực bản thân chủ nghĩa hư vô cuối cùng cũng chỉ có thể rơi vào cõi hư vô mà thôi. Tư tưởng dân tộc thất bại chủ nghĩa sau “18-9” tương đối lan tràn, giới trí thức phản kháng một cách tiêu cực, trốn tránh đấu tranh, do đấy chủ nghĩa hư vô đã xuất hiện đúng lúc. Lỗ Tấn vận dụng hình thức nghệ thuật tiến hành càn quét, cùng tạp cảm phối hợp tác chiến, từ tầm cao mà nhìn, đấu tranh cho “hiện tại”. Hình thức tác phẩm ở Lỗ Tấn chỉ là một thử nghiệm. Sự xuất hiện của chúng nói lên rằng: giải quyết chính xác mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, làm cho tác phẩm văn học phát huy đặc điểm nghệ thuật phục vụ chính trị tốt hơn. Về mặt này Lỗ Tấn là một mẫu mực kiệt xuất trong các nhà văn hiện đại từ Ngũ tứ đến nay. Đúng như Lỗ Tấn trong Lời tựa đã nói Chuyện cũ viết lại vẫn là những bài “tốc tả chiếm phần lớn”. Điều này đặc biệt rõ rệt ở 5 tác phẩm thời kỳ sau. Ví dụ viết Lão Tử, ông đã nhiều lần dùng một câu nói giống nhau: “Lão Tử ngồi không chút nhúc nhích giống như một khúc gỗ” (Xuất quan). Tả Bá Di, Thúc Tề vì “kìm ngựa mà can gián” rồi bị trục xuất, bốn giáp sĩ hai lần “cung kính đứng nghiêm” chào họ, sau đó kéo họ đi, đẩy họ ra (Hái rau vi). Ví dụ khác như đối thoại giữa Mặc Tử và Công Thâu Ban (Phản đối chiến tranh), cảnh tượng lính đi tuần tóm được cổ áo Trang Tử (Cải tử hoàn sinh). Bất kể là xây dựng nhân vật hoặc miêu tả tình tiết, đều khác với Gào thét và Bàng hoàng. Về cơ bản dùng phương pháp phác hoạ, và luôn luôn châm biếm hoá. Cuộc sống hiện đại được sử dụng làm chi tiết chính là thích ứng với yêu cầu của châm biếm hoá. Lỗ Tấn không xoá và che dấu màu sắc hiện đại của những chi tiết này, mà coi chúng là một thủ pháp của sự khoa trương làm nổi bật tính cách nhân vật và tình tiết câu chuyện. Những khái niệm hiện đại ở đây càng nổi bật thì càng không thể lẫn lộn với sự thực lịch sử được. Độc giả có thể từ ý nghĩa nội tại mà hiểu chúng, coi chúng là danh từ rất cụ thể của một loại vật chất hoặc tinh thần nào đó, từ đó mà có ấn tượng sâu sắc. Những thủ pháp nghệ thuật của Chuyện cũ viết lại khiến người ta nghĩ đến tác phẩm Cái mũi của Gôgôn. Lỗ Tấn đã viết về Cái mũi như sau: “điều đặc biệt là tuy nói về những chuyện quái dị, nhưng lại dùng bút pháp tả thực”1. Chuyện cũ viết lại sử dụng những chi tiết của cuộc sống hiện đại viết về người xưa mà không đến nỗi làm cho họ chết hơn.2 Tác phẩm rất ít dùng bút mực để vẽ lên hình tượng của họ, vừa không làm mất tính chân thật của bản thân câu chuyện mà lại hiện lên linh hồn đủ loại của những người hiện đại sau Ngũ tứ đặc biệt là những người ở thập kỷ 30. Thành tựu tư tưởng mà nó đạt được không tách rời hình thức biểu hiện của nó. Sự thống nhất hoàn mỹ giữa chính trị và nghệ thuật của Chuyện cũ viết lại , đặc biệt là hình thức và phong cách mới mẻ của nó đã gây nên sự chú ý và cuộc tranh luận rộng rãi. Giống như nhiều nhà văn vĩ đại, Lỗ Tấn suốt đời 1 Ghi thêm sau bản dịch Cái mũi – Lỗ Tấn dịch văn tập, tập 10 trang 660. 2 Chuyện cũ viết lại- Lời tự tựa. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 42 - không mệt mỏi tìm tòi trong sáng tác, căn cứ vào yêu cầu cách mạng của thời đại và đặc điểm chiến đấu của cá nhân mà sáng tác ra nhiều thể loại văn học. Ở những thời kỳ khác nhau, ở những bộ môn khác nhau, ông đã làm gương và lập ra những tiêu chuẩn đáng chú ý. Tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng, tập tản văn Nhặt cánh hoa tàn, tập thơ văn xuôi Cỏ dại và những tập tạp văn đa dạng, thành thục, linh hoạt đều là lá cờ đầu trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc. Chuyện cũ viết lại viết lại những chuyện lịch sử và câu chuyện thần thoại, phát huy đầy đủ đặc điểm chiến đấu của tác giả, về thể tài có nhiều sáng tạo, cũng thể hiện tinh thần tiên phong trong nghệ thuật của nhà văn vĩ đại. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 43 - CHƯƠNG IV: TẠP VĂN Đồng thời với việc sáng tạo tiểu thuyết, Lỗ Tấn còn viết khá nhiều tạp văn, tản văn và thơ văn xuôi. Tạp văn là vũ khí nghệ thuật của ông sử dụng để mổ xẻ xã hội, đả kích kẻ thù. Nó sắc bén linh hoạt, khuôn khổ không gò bó. Tản văn và thơ văn xuôi với phong cách trong sáng, thâm trầm, bao hàm cả hai sắc thái kể chuyện và trữ tình. Nội dung tư tưởng của những tác phẩm này cao thấp khác nhau, nhưng khuynh hướng chung là nhất trí, và bằng các hình thức mới lạ, nhiều màu nhiều vẻ, mỗi tác phẩm đều làm phong phú và đầy đặn thêm cho thành tựu suốt 10 năm đầu của văn học hiện đại. Tạp văn manh nha từ “Cách mạng văn học” và “Cách mạng tư tưởng”1. Khác với các hình thức truyền thống của thể loại văn này trong quá khứ, tạp văn là một thể loại mới ra đời rất thích ứng với phong trào Ngũ tứ. Vì thế ngay từ buổi đầu, Lỗ Tấn đã rất coi trọng. Tạp văn sớm nhất của Lỗ Tấn là bài Tuỳ cảm lục đăng trong tạp chí Tân thanh niên năm 1918, về sau được mở rộng trận địa trên các loại báo chí như Thần báo phụ san, Kính báo phụ san, Quốc dân tân báo phụ san, Ngữ ti, Mãng nguyên vàMãnh tiến Ông nói: “cũng có người khuyên tôi không nên viết các bài bình luận ngắn như thế này. Ý tốt đó, tôi vô cùng cảm kích, hơn nữa không phải tôi không biết sáng tác là cao quí. Thế nhưng, khi cần phải viết những cái như thế, có lẽ vẫn cứ phải viết thôi. Tôi cho rằng, nếu như trong cung điện nghệ thuật lại có lắm điều cấm kị, phiền phức như thế, thì thà chẳng bước vào còn hơn”2. Lỗ Tấn coi trọng tác dụng chiến đấu của văn học, đã không ngừng sáng tác tạp văn. Dưới ảnh hưởng của ông, có nhiều nhà văn cũng viết tạp văn, rồi rầm rộ thành một phong trào. Những tạp văn trước đây của Lỗ Tấn được tập hợp trong các tập như : Phần, Nhiệt phong, Hoa cái tập và Hoa cái tập tục biên. Những tạp văn đó, dựa vào đặc điểm của bản thân hình thức nghệ thuật, trực tiếp biểu hiện được tinh thần chống đế quốc chống phong kiến triệt để như dầu sôi lửa cháy, đề cập rộng rãi tới các vấn đề mà tiểu thuyết chưa đề cập, hoặc không có khả năng tiếp cận. Ở Trung Quốc, hình thái ý thức phong kiến lấy đạo Nho là tiêu biểu từng thống trị hơn 2000 năm, hệ thống nghiêm ngặt, luật lệ chặt chẽ. Cách mạng Tân Hợi về căn bản chưa lay chuyển được thể chế đó, cho đến tận đêm trước phong trào Ngũ tứ chất độc của loại tư tưởng được tích tụ nhiều năm ấy, vẫn chi phối tâm lý toàn xã hội, tạo thành sức ì của lịch sử, bài xích và chống phá các dòng tư tưởng ngoại lai. Và mỗi khi về chính trị hễ dòng nước ngược phản động dâng cao, thì thế lực ấy càng điên cuồng hung hãn. Trong xã hội, đâu đâu cũng thấy ca ngợi công đức tổ tiên, ngưỡng mộ ngàn xưa, sùng bái đạo Nho, khuyên răn hiếu thuận, sôi kinh nấu sử, tôn kính Khổng Khâu, thậm chí lấy danh nghĩa của nhà nho để tin sùng Thái thượng cảm ứng thiên, và làm các việc đón xác chết, lễ rắn thần, tu tiên luyện đan Lỗ Tấn cho rằng : “Cái nhà nước may mà sống sót ấy, cậy có nền văn minh cố hữu và cũ rích, đã tác hại làm cho mọi cái trở thành xơ cứng, cuối cùng rồi cũng bước vào con đường diệt vong mà thôi”. Bởi vậy Trung Quốc nếu muốn cải cách “bước đi thứ nhất đương nhiên là phải quét sạch những đồ phế thải ấy đi, để tạo cơ hội cho những sinh mệnh mới ra đời!”. Theo ông, phong trào Ngũ tứ phải là “sự mở đầu của cơ hội đó”3. Là một nhà cách mạng dân chủ triệt để, 1 Nam xoang bắc điệu tập: Nguy cơ của văn tiểu phẩm. 2 Hoa cái tập: Lời tựa. 3 Ra khỏi tháp ngà. Hậu ký. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 44 - trước làn sóng lịch sử đang sôi sục, phê phán xã hội rộng lớn đã trở thành một sắc thái riêng trong thời kỳ đầu của tạp văn Lỗ Tấn. Chỉ với Tuỳ cảm lục đăng trong tạp chí Tân thanh niên đủ thấy “có bài vì cầu tiên, tĩnh toạ, đấu quyền mà viết, có bài vì cái gọi là “bảo tồn quốc tuý” mà viết, có bài vì bọn quan liêu cũ thời đó tự hào có kinh nghiệm mà viết, có bài thì vì những bức tranh đả kích trên tờ Thời báo ở Thượng Hải mà viết”1. Từ triết học hư vô đến chủ nghĩa nô lệ, từ “Ắi quốc luận” tự kiêu mù quáng, đến hình ảnh xã hội quái đản ly kỳ, thượng hạ cổ kim không cái gì không bàn đến. Những vấn đề mà các tạp văn ấy đề cập đến rất nhiều, nhưng trước sau vẫn quán xuyến tinh thần thời Ngũ tứ cái gọi là “Democracy tiên sinh” và “Science tiên sinh” cũng tức là đòi hỏi dân chủ và khoa học. Sự đòi hỏi đó được thể hiện cụ thể trong tạp văn của Lỗ Tấn. Trước tiên là sự phản đối đế quốc thuần tuý. Cuộc đấu tranh giữa văn hoá mới và văn hoá cũ khởi đầu từ đêm trước Ngũ tứ đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ tư sản chống đế quốc, chống phong kiến bước sang giai đoạn mới. Trên mặt trận tư tưởng đấu tranh càng quyết liệt, càng triệt để hơn, đúng như chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói: “Phong trào Ngũ tứ trở thành cuộc vận động cách tân văn hoá, đó chỉ qua là một hình thức biểu hiện của cuộc cách mạng dân chủ tư sản chống đế quốc, chống phong kiến của Trung Quốc”2. Phái thủ cựu lấy danh nghĩa “bảo tồn quốc tuý” nhằm bảo vệ văn ngôn, đề xướng quốc học, ca ngợi cái gọi là “ đạo đức cổ truyền, văn minh cổ truyền”, mục đích của nó là làm cho tư tưởng phong kiến tiếp tục giữ địa vị thống trị, để ngăn chặn trào lưu tư tưởng mới truyền bá và phát triển. Trong các bài Chuyện bộ râu, Cảm tưởng khi soi gương, Bàn về câu chửi mẹ nó!, và tuyệt đại bộ phận Tuỳ cảm lục trong Nhiệt phong, Lỗ Tấn đã nhiều lần bài xích các “nhà quốc tuý”. Ông chỉ rõ “ở Trung Quốc, từ tục bó chân, để đuôi sam, hút thuốc phiện đến việc mua bán người, nạn đa thê những cái gọi là quốc tuý của bọn họ, chẳng cái nào không hợp với nền văn hoá của giống người dã man”3. Các “nhà quốc tuý” thậm chí còn cảm thấy “chỉ cần từ xưa đến nay cứ như vậy, thì là bảo bối rồi. Dẫu rằng chỉ là một cái nhọt, nếu nó có mọc trên thân thể người Trung Quốc, thì cũng phải là “nơi hồng đỏ ấy, tươi tựa hoa đào, khi nó vỡ ra, đẹp như dòng sữa, quốc tuý là ở đó”, tuyệt hết chỗ nói”4. Khi mà những trí thức, đạo đức, phẩm hạnh, tư tưởng tiến bộ đã trở thành trào lưu thế giới, mà lại cứ khư khư bảo tồn những khuôn phép tập tục cũ rích được bắt đầu bằng chữ “quốc”, thì kết quả ấy tất nhiên sẽ là chúng ta bảo tồn được quốc tuý, mà quốc tuý thì không thể bảo tồn được chúng ta: “người Trung Quốc, tách ra khỏi người thế giới”.5 Thứ hai là bài trừ tư tưởng mê tín lạc hậu. Từ trước đến nây chế độ phong kiếnvẫn gắn bó với tư tưởng mê tín lạc hậu, giai cấp thống trị lợi dụng uy thần phép quỷ, nhân quả, luân hồi, đầu độc dân chúng bằng thuyết số mệnh khiến họ yên phận với cuộc đời bị trị, không dám vùng lên đấu tranh. Bài gtrừ mê tín là một trong những biện pháp mở đường cho quần chúng giác ngộ thời Ngũ tứ, lấy mỹ dục thay cho thuyết tôn giáo của Thái Nguyên Bồi, Bàn về đả phá thần tượng của Trần Độc Tú, và các bài chống mê tín dị đoan của Trần Đại Tề, Tiền Huyền Đồng, Lưu Bán Nông đều có ảnh hưởng to lớn thời bấy giờ. Trong các bài Bàn về các loại chụp 1 Nhiệt phong : Lời tựa. 2 Phong trào Ngũ tứ – Mao Trạch Đông tuyển tập, tập 2, trang 522. 3 Nhiệt phong: Tuỳ cảm lục số 42, số 37, số 36, số 62. 4 Nhiệt phong: Tuỳ cảm lục số 42, số 37, số 36, số 62. 5 Nhiệt phong: Tuỳ cảm lục số 42, số 37, số 36, số 62. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ Văn Chuyên đề Lỗ Tấn - 45 - ảnh, Nhàn đàm cuối xuân và cả các bài số 33, 38 và 53 trong Tuỳ cảm lục, Lỗ Tấn không ngừng tấn công vào các tập tục ngu si mê muội. Ông chỉ rõ: nên biết rằng “thuốc súng ngoài việc dùng để làm pháo ra, la bàn ngoài việc dùng để xem phong thuỷ ra” còn có thể làm nhiều việc khác quan trọng hơn1. Muốn điều trị “căn bệnh truyền kiếp” muốn tẩy trừ “yêu khí” trong xã hội, chỉ có một “phương thuốc hữu hiệu” là khoa học. Vì khoa học dạy cho người ta biết đạo lý rõ ràng, dạy cho người ta biết suy nghĩ đúng đắn, không được làm bậy bạ, cho nên lẽ đương nhiên nó trở thành lực lượng đối địch với những người mê tín. Thứ ba là chủ trương giải phóng xã hội. Lễ giáo phong kiến, quan niệm huyết thống từ nhiều năm nay trói buộc con người, trở thành thứ xiềng xích đối với con người về mặt tinh thần, nhất là phụ nữ và thanh niên thời Ngũ tứ luôn luôn coi gia đình là một mắt xích quan trọng trong việc cải tạo xã hội, không chỉ báo Tân thanh niên mà rất nhiều loại báo chí và các tập san khác thậm chí còn mở những chuyên mục riêng để nghiên cứu vấn đề phụ nữ và thanh niên. Trong các bài tạp văn như Quan niệm về tiết liệt của tôi, Ngày nay chúng ta nên làm cha như thế nào?, Nôra đi rồi sẽ ra sao, Bàn về sự sụp đổ của tháp lôi phong và hàng loạt bài khác, Lỗ Tấn đã tấn công mãnh liệt vào danh giáo hủ bại lễ giáo ăn thịt người. Ông phản đối chủ nghĩa quả phụ, phản đối chủ nghĩa vườn không nhà trống, tuyên truyền cách mạng gia đình. Theo ông, phụ nữ chỉ khi nào giành được quyền lợi về kinh tế, thì mới có thể giành được sự bình đẳng chân chính, đòi hỏi người làm cha phải giải phóng cho con mình, “hãy gánh lấy cái gánh nặng của tập quán, hãy dùng vai ghì lấy cánh cửa chặn đen tối, thả cho con em mình ra chỗ sáng sủa rộng rãi”. Biện pháp căn bản là quét sạch chế độ phong kiến, tiêu diệt “thời đại muốn làm nô lệ cũng không xong” và “thời đại tạm thời được làm nô lệ”, để sáng tạo ra “một thời đại thứ ba chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc”.Tạp văn của Lỗ Tấn không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn có một ma lực nghệ thuật cao độ. Ông giỏi về việc sử dụng hình tượng sinh động và ngôn ngữ hài hước để chứng minh cho luận điểm chặt chẽ và lôgíc của mình. Những bài văn ngắn trong Nhiệt phong vừa tinh tế chắt lọc, vừa rõ ràng dễ hiểu, bài nào cũng sắc bén như dao găm. Những bài tạp văn tương đối dài tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0023_p1_2035.pdf