Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế

Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động đều bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và bầu nhiệt huyết cảu mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động - đây là điều mà các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp hướng đến

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC a&b Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I : LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2 I.KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 2 1. Khái niệm 2 2. Nhiệm vụ của Kế toán tiền lương 2 3. Ý nghĩa tiền lương 2 II. QUỸ LƯƠNG, QUỸ BHXH, QUỸ BHYT, KPCĐ 3 1. Quỹ lương 3 2. Quỹ BHXH 3 3. Quỹ BHYT 4 4. Kinh phí Công Đoàn 4 III.HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 5 1. Khái niệm lương thời gian 5 2. Hình thức trả lương theo thời gian 5 3. Các hình thức lương thời gian 5 IV.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 6 1.Chứng từ sử dụng 6 2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 14 PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ HÀ TĨNH 19 I. Giới thiệu khái quát chung về đơn vị 19 1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 19 2. Tổ chức bộ máy quản lý 20 3. Tổ chức bộ máy kế toán 22 II.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI ĐƠN VỊ 25 1. Phương pháp tính lương tại đơn vị 25 2. Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương 26 PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ HÀ TĨNH 38 I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NÓI RIÊNG 38 1. Ưu điểm 38 2. Nhược điểm 38 II. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ 40 KẾT LUẬN 42 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động đều bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và bầu nhiệt huyết cảu mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động - đây là điều mà các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp hướng đến. Với tầm quan trọng đó, trong gần hai tháng thực tập tốt nghiệp của mình tại Trung tâm y tế thị xã Hà Tĩnh, em đã nghiên cứu và đi đến sự lựa chọn mảng kế toán tiền lương làm chuyên đề kết thúc tốt nghiệp với đề tài mang tên : “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế ” . Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài có kết cấu gồm 3 phần : - Phần I : Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp. - Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế thị xã Hà Tĩnh. - Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Trung tâm y tế thị xã Hà Tĩnh. Tuy nhiên với khả năng chuyên môn và kiến thức hạn hẹp vì vậy những nội dung trong chuyên đề này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hữu Phú cùng các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng, tháng 06 năm 2005 Sinh viên thực hiện Đinh Thanh Tuấn PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP I - KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG : 1.Khái niệm tiền lương : Tiền lương là khoản tiền mà các đơn vị trả cho người lao động theo kết quả công việc số lượng chất lượng lao động mà một người đã cống hiến cho đơn vị, hay nói cách khác tiền lương chính là khoản tiền công của một người lao động được nhận dựa theo số lượng và chất lượng người đó bỏ ra để thực hiện công việc của mình. 2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương : - Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công chức của đơn vị ,tình hình học sinh, sinh viên trên các mặt số lượng, họ tên từng người, số tiền phải chi trả cho từng người, các khoản phải thu hoặc phải khấu trừ vào lương, học bổng, sinh hoạt phí … - Nắm vững và thực hiện các quy định về quản lý quỹ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp như : đăng ký biên chế, lập sổ lương, học bổng, sinh hoạt phí .. - Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn cho các bộ,công chức, học sinh, sinh viên - Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc chế độ về quản lý lao động tiền lương , quản lý học sinh, sinh viên qua các mặt tuyển dụng đề bạt thuyên chuyển ….nhằm giảm nhẹ biên chế , nâng cao hiệu quả công tác. - Giữ các sổ chi tiết về thanh toán lương và học bổng . 3. Ý nghĩa tiền lương : 3.1. Hạch toán lao động : + Giúp cho người quản lý lao động của đơn vị đi sâu vào nề nếp, thúc đẩy người lao động tăng cường kỹ luật trong công việc, hoàn thành xuất sắc công việc được giao, tăng năng xuất, hiệu quả công việc . + Hạch toán lao động đúng đắn làm cơ sở cho việc tính lương đúng đắn. 3.2.Hạch toán tiền lương : + Giúp cho đơn vị quản lý chặt chẽ tiền lương, tránh việc thất thoát nguốn hạn mức kinh phí của nhà nước. + Giúp cho việc tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đúng mục đích và đúng chế độ . + Hạch toán tiền lương chặt chẽ sẽ kích thích người lao động tích cực làm việc, tăng hiệu quả công việc được giao. + Hạch toán lao động tiền lương chính xác làm cơ sở cho việc lập dự toán chính xác, phân bổ nguồn thu chi được đúng đắn. II. QUỸ LƯƠNG, QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN : Quỹ tiền lương : a) Khái niệm quỹ tiền lương : Là toàn bộ tiền lương tính theo số cán bộ công nhân viên của đơn vị do Nhà nước cấp hạn mức kinh phí để chi trả bao gồm các khoản : - Tiền lương tính theo thời gian - Lương cho cán bộ hợp đồng chưa vào biên chế - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng công tác do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác nghĩa vụ theo chế độ quy định như : nghỉ phép, thời gian đi học… - Các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như : thưởng năng suất, thưởng thành tích… - Các khoản học bổng, sinh hoạt phí b) Phân loại quỹ tiền lương : Về phương diện hạch toán tiền lương của cán bộ công nhân viên, quỹ tiền lương được chia thành : + Tiền lương chính : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc, làm việc thực tế bao gồm lương trả theo cấp bậc và các phụ cấp kèm theo như : phụ cấp chức vụ, phụ cấp tai nạn, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ… + Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian “họ” được nghỉ được hưởng lương chế độ như : nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, ngừng công tác do điều kiện khách quan như ốm đau, thai sản… + Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hợp đồng. 2. Quỹ bảo hiểm xã hội : Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Trong 20% tính trên tổng quỹ lương thì có 15% do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp còn 5% do người lao động đóng góp được tính trừ vào lương hàng tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được trích nhằm trợ cấp cho cán bộ công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp sau : Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên ốm đau thai sản Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên về hưu mất sức lao động Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khoản tiền tuất ( tử ) Chi công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích quỹ bảo hiểm xã hội được nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để chi trả cho các trường hợp trên. Tại đơn vị : hàng tháng đơn vị trực tiếp chi trả bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối tháng đơn vị phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. 3. Quỹ bảo hiểm y tế : Quỹ này được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Trong 3% bảo hiểm y tế tính trên tổng quỹ tiền lương thì có 2% do Ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp, 1% còn lại do người lao động đóng góp được tính trừ vào tiền lương hàng tháng. Quỹ bảo hiểm y tế được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Toàn bộ quỹ bảo hiểm y tế được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 4. Kinh phí Công đoàn : Quỹ này được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Hàng tháng đơn vị trích 3% kinh phí công đoàn tính trên tổng tiền lương, trong đó 2% do Ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp và 1% đoàn phí công đoàn do người lao động đóng góp. Việc thu nộp kinh phí công đoàn có thể thực hiện theo một trong hai phương thức sau : + Phương thức 1 : Do cơ quan cấp trên hoặc cơ quan tài chính chuyển nộp trực tiếp thay cho đơn vị, sau đó công đoàn cơ sở được công đoàn cấp trên cấp 1% kinh phí. Trong 1% đó có 0,3 % nộp cho Liên đoàn lao động và 0,7% để lai chi tiêu cho công đoàn cơ sở. + Phương thức 2 : Cơ quan cấp trên hoặc cơ quan tài chính cấp 2% kinh phí công đoàn cho đơn vị. Sau đó đơn vị chuyển nộp cho Liên đàn lao động 1% và 0,3 % đoàn phí của đoàn viên công đoàn. III. HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG : Đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo cấp bậc hay còn gọi là lương theo thời gian. 1. Khái niệm lương thời gian : Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và tình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ. 2. Hình thức trả lương thời gian : Lương tháng Mức lương tối thiểu Hệ số điều chỉnh Hệ số lương Phụ cấp lương = x x + a) Lương tháng : là lương trả cố định hàng tháng theo hợp đồng được áp dụng trả cho cán bộ công nhân viên hành chính, nhân viên quản lý. b) Lương tuần: là lương trả theo thảo thuận trong tuần làm việc , áp dụng cho những lao động làm việc theo thời vụ, công việc cụ thể. Lương tuần = ( Lương tháng x 12 )/ 52 Lương ngày: Là lương trả cho một ngày làm việc, áp dụng để trả lương thời gian Lương ngày = Lương tháng / 22 d) Lương giờ : Là lương trả cho một giờ làm việc, áp dụng để trả cho thời gian làm việc vào ngày lễ, chủ nhật, trả cho thời gian làm thêm giờ. Lương giờ = Lương ngày / 8 3 .Các hình thức lương thời gian : bao gồm 2 hình thức - Tiền lương giản đơn :là lương trả theo thời gian làm việc thực tế và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của người lao động . - Tiền lương theo thời gian có thưởng :hình thức này dựa trên sự kết hợp giữa tiền lương trả theo thời gian giản đơn với các chế độ tiền thưởng. IV.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG : 1.Chứng từ sử dụng : 1.1. Bảng chấm công: ( mẫu C01-H) Dùng để thao dõi ngày công thực tế làm việc nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội … của cán bộ công nhân viên và là căn cứ để tính trả lương , bảo hiểm xã hội trả thay lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan . Đơn vị:… Mẫu số : C01-H Bộ phận :.. ( ban hành theo quy định số:999-TC/CĐ/CĐKT ngày 2/Công ty/1997 của bộ tài chính ) BẢNG CHẤM CÔNG tháng…năm…. TT Họ và tên Cấp bậc lương, cấp bậc PCCV Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 … Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ không lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 .. 32 33 34 Cộng X Người duyệt (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người chấm công (Ký, họ tên) Hàng ngày tổ trưởng các ban, phòng, nhóm..trong đơn vị sẽ thực hiện một nhiệm vụ là : căn cứ vào sự có mặt thực tế của cán bộ thuộc bộ phận mình để chấm công trong ngày, sau đó ghi vào các cột được đánh số từ 1-31 ( tương ứng với các ngày trong tháng ) theo các ký hiệu quy định trong bảng . Cuối tháng người chấm công, người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng này cùng các chứng từ liên quan như: phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, phiếu báo làm thêm giờ…về bộ phận kế toán để kiểm tra đối chiếu, kế toán tiền lương căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32.33,34 1.3. Giấy báo làm việc ngoài giờ : (mẫu số :C05-H) Là chứng từ xác nhận hồ sơ giờ công , đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động . Phiếu này có thể lập cho từng cá nhân, theo từng công việc của một đợt công tác hoặc có thể lập cho cả tổ. Phiếu này do người báo làm thêm giờ và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt chấp nhận số giờ làm thêm và đồng ý thanh toán .Sau khi có đầy đủ chữ ký, phiếu làm thêm giờ đươc chuyển đến phòng kế toán lao động tiền lương để làm cơ sở tinh lương . Đơn vị :….. Mẫu số :C05-H Bộ phận :… (ban hành theo QĐ số :999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) GIẤY BÁO LÀMVIỆC NGOÀI GIỜ ngày …tháng… năm Họ tên :………………………………………… Nơi công tác :…………………………………. Ngày tháng Những công việc đã làm Thời gian làm thêm Đơn giá Thành tiền Ký tên Từ giờ Đến giờ Tổng số giờ A B 1 2 3 4 5 6 Người duyệt (Ký, họ tên) Người kiểm tra (Ký, họ tên) Người báo làm thêm giờ (Ký, họ tên) 1.4. Hợp đồng giao khoán công viêc ngoài giờ : (mẫu C06-H): Là bản ký kết giữa người giao khoán và nhận khoán về khối lượng công việc nội dung công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm,quyết định lợi ích của mỗi bên khi thực hiện công việc đó đồng thời làm cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán. Đơn vị :….. Mẫu số :C06-H Bộ phận :… (ban hành theo QĐ số :999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN CÔNG VIỆC, SẢN PHẨM NGOÀI GIỜ Ngày …tháng… năm Họ tên : Chức vụ : Đại diện cho Bên giao khoán… Họ tên : Chức vụ : Đại diệc cho Bên giao khoán…. Cùng ký kết hợp đồng giao khoán : I. Nội dung, trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán. II. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên giao khoán III. Những điều khoản chung về hợp đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng Phương thức thanh toán Xử phạt các hình thức vi phạm hợp đồng Đại diện bên nhận khoán ( Ký, họ tên ) Đại diện bên giao khoán ( Ký, họ tên ) 1.5. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội : (mẫu số:C03-H): Xác nhận số ngày được nghỉ do ốm đau thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm…của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định . Cuối tháng :phiếu này đượckèm theo bảng chấm công chuyển về phòng kế toán để tính bảo hiểm xã hội . Đơn vị :…….. Mẫu số :C03-H Bộ phận :…… ( ban hành theo QĐ số : 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Số:……. Họ tên :………………….Tuổi:…………………………….. Tên cơ quan Ngày tháng năm Lý do Số ngày cho nghỉ Y, bác sỹ ký tên đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến hết ngày A 1 B 2 3 4 C 5 D Phần thanh toán Số ngày nghỉ tính BHXH Lương bình quân 1 ngày % tính BHXH Số tiền hưởng BHXH 1 2 3 4 Trưởng ban BHXH (Ký, họ tên) Kế toán BHXH (Ký, họ tên) 1.6. Bảng thanh toán tiền lương: (mẫu số :C01-H) Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương , phụ cấp cho cán bộ công nhân viên , đồng thời để kiểm tra viên thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ có liên quan như : bảng chấm công , bảng tính phụ cấp .. Cuối tháng : căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán tiền lương lập bảng thanh toan tiền lương chuyển cho kế toán hoặc phụ trách tổ kế toán và thủ trưởng duyệt.Trên cơ sở đó lập phiếu chi và phát lương cho cán bộ công nhân viên riêng bảng thanh toán tiên lương được lưu tại phòng kế toán của đơn vị . ( Mẫu bảng xem trang sau ) 1.7. Bảng thanh toán học bổng ( sinh hoạt phí ) (mẫu số:C01b-H): Dùng làm căn cứ để thanh toán tiền học bổng (sinh hoạt phí )cho học sinh sinh viên thuộc đối tượng được trả học bổng và ghi sổ kế toán . ( mẫu bảng xem trang sau ) 1.8. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội : (mẫu số :C04-H) Làm căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động , lập báo cáo quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý chức năng.Cơ sở lập bảng này là : “Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội”.khi lập bảng phải ghichép cụ thể theo từng trường hợp nghỉ bản thân ốm, nghỉ thai sản … Cuối tháng sau khi kế toán bảo hiểm xã hội tính tổng số ngày nghỉ và số tiền được cấp trong tháng và lập luỹ kế từ đầu năm đến tháng báo cáo cho từng người và cho toàn bộ đơn vị bảng này được chuyển cho trưởng ban bảo hiểm xã hội xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng bảo hiểm xã hội duyệt chi . ( mẫu bảng xem trang sau ) Bộ ( Sở ) :…….. Mẫu số : C02a-H Đơn vị :…… ( ban hành theo QĐ số : 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng …..năm……. Mâ số cán bộ Họ và tên Mã số ngạch lương Hệ số lương Hệ số phụ cấp Cộng hệ số Tổng mức lương Tiền lương của những ngày nghỉ việc BHXH trả thay lương Các khoản trừ trong lương Tổng tiền lương được lĩnh Thuế thu nhập phải nộp Ký nhận Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Tiền nhà BHYT ….. Cộng A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Phụ trách kế toán ( Ký, họ tên ) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Tổng số tiền ( Viết bằng chữ ) : Bộ ( Sở ) :…….. Mẫu số : C02b-H Đơn vị :…… ( ban hành theo QĐ số : 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) BẢNG THANH TOÁN HỌC BỔNG ( SINH HOẠT PHÍ ) Tháng …..năm……. STT Họ và tên Mã số Đối tượng Hệ số Mức học bổng(sinh hoạt phí ) Các khoản phụ cấp khác Tổng số học bổng (sinh hoạt phí ) được hưởng Các khoản phải khấu trừ Số còn được lĩnh Ký nhận Hệ số Số tiền … ….. ….. Cộng A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cộng X X Cán bộ lớp ( Ký, họ tên ) Phụ trách kế toán ( Ký, họ tên ) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Đại diện Khoa ( Ký, họ tên ) Người lập biểu ( Ký, họ tên ) Bộ ( Sở ) :…….. Mẫu số : C02b-H Đơn vị :…… ( ban hành theo QĐ số : 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của bộ tài chính ) BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng …..năm……. TT Họ và tên Tiền lương tháng đóng BHXH Thời gian đóng BHXH SỐ NGÀY NGHỈ VÀ TIỀN TRỢ CẤP TỔNG SỐ Bản thân ốm Nghỉ con ốm Nghỉ KKH Dsố Nghỉ thai sản …….. Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Ký nhận Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Trợ cấp 1 lần Số ngày Số tiền Trong tháng Luỹ kế năm Trong tháng Luỹ kế năm A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tổng số tiền ( Viết bằng chữ ) : Trưởng ban BHXH ( Ký, họ tên ) Phụ trách kế toán ( Ký, họ tên ) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Kế toán BHXH ( Ký, họ tên ) 2.Kế toán tổng hợp tiền lương : 2.1.Tài khoản sử dụng : 2.1.1. Tài khoản 334 - Phải trả viên chức a) Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công chức viên chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp về tiền lương và các khoản phải trả khác, tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với các đối tuợng khác trong bệnh viện trường học trại an dưỡng như : bệnh viện, trại viên, học viện ….và các khoản học bổng sinh hoạt phí . b) Kết cấu : Bên nợ : - Tiền lương và các khoản khác đả trả cho công chức viên chức và các đối tượng khác của đơn vị . - Các khoản đả khấu trừ vào lương, sinh hoạt phí, học bổng . Bên có: + Tiền lương và các khoản phải trả cho công chức viên chức cán bộ hợp đồng trong đơn vị. + Sinh hoạt phí học bổng phải trả cho HS-SV và các đối tượng khác. Số dư bên nợ : - Các khoản phải trả cho công chức viên chức, hoc sinh sinh viên và các đội tượng khác trong đơn vị. c) Các tài khoản cấp 2 : Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2 + Tài khoản 3341- Phải trả viên chức nhà nước : tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán với công chức viên chức trong đơn vị về các khoản tiền lương , phụ cấp và các khoản khác. + Tài khoản 3348 - Phải trả các đối tượng khác : tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng khác về các khoản như : học bổng, sinh hoạt phí, tiền trợ cấp thanh toán với các đối tượng hưởng chính sách chế độ . 2.1.2. Tài khoản 332 - Các khoản phải nộp theo lương a) Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của đơn vị . b) Kết cấu : Bên nợ : -Số bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế đả nộp cho cơ quan quản lý. - Số bảo hiểm xã hội chi trả cho những người được hưởng bảo hiểm xã hội tại đơn vị Bên có : + Tính bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế tính vào chi của đơn vị + Số bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế mà công chức viên chức phải nộp trừ vào lương hàng tháng +Số tiền bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm cấp để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ của đơn vị. +Số lãi nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp. Số dư bên có :- Số bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế còn phải nộp cho cơ quan quản lý - Số tiền bảo hiểm xã hội nhận được của cơ quan quản lý chưa chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội . * ) Tài khoản 332 có thể có số dư bên nợ: phản số bảo hiểm xã hội đã chi chưa được cơ quan bảo hiểm thanh toán. c) Các tài khoản cấp 2 : Tài khoản 332 có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 3321- Bảo hiểm xã hội : tài khoản này phản ánh tình hình nộp, nhận chi trả bảo hiểm xã hội ở đơn vị. + Tài khoản 3322 - Bảo hiểm y tế: tài khoản này phản ánh tình hình trích nộp bảo hiểm y tế . 2.2. Phuơng pháp hạch toán tiền lương và các khoản trich theo lương : 2.2.1. Phương pháp hach toán tiền lương : a) Tính tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí phải trả cho các bộ viên chức, học sinh ghi: Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD Nợ TK 661 : Chi hoạt động Nợ TK 662 : Chi dự án Có TK 334: Phải trả viên chức b) Thanh toán tiền lương học bổng , sinh hoạt phí cho các bộ viên chức ghi : Nợ TK 334: Phải trả viên chức Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc c) Các khoản tiền tạm ứng , bồi thường được khấu trừ vào lương, sinh hoạt phí học bổng ghi : Nợ TK 334: Phải trả viên chức Có TK 312 : Tạm ứng Có TK 311 : Các khoản phải thu d) Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho cán bộ công nhân viên ghi : - Phản ánh số trích quỹ để thưởng ghi : Nợ TK 431:Quỹ cơ quan Có TK 334: Phải trả viên chức - Khi chi thưởng cho công nhân viên chức ghi : Nợ TK 334 : Phải trả viên chức Có TK 111: Tiền mặt Có TK 155: Thành phẩm (nếu được trả bằng thành phẩm e) Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế công chức viên chức phải nộp tính trừ vào lương hàng tháng ghi : Nợ TK 332: Các khoản phải trả phải nộp theo lương Có TK 334 : Phải trả viên chức g) Đối với các đơn vị chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách : - Khi chi trả ghi : Nợ TK 334 : phải trả viên chức Có TK 111: Tiền mặt - Cuối kỳ sau khi chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi hoạt động ghi : Nợ TK 661 : Chi hoat động Nợ TK 662 : Chi dự án Nợ TK 631 : Chi hoat động SXKD 2.2.2. Phương pháp hach toán các khoản nộp theo lương : a) Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính vào các khoản chi ghi : Nợ TK 661 : Chi hoạt động Nợ TK 662 : Chi dự án Nợ TK 631 : Chi hoạt động SXKD Có TK 332 : Các khoản phải nộp theo lương b) Tính tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công chức, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương hàng tháng ghi : Nợ TK 334 : Phải trả viên chức Có TK 332 : Các khoản phải nộp theo lương c) Khi đơn vị chuyển nộp bảo hiểm xã hội hoặc mua thẻ bảo hiểm y tế ghi : Nợ TK 332 : Các khoản phải nộp theo lương Có TK 111 : Tiền gửi ngân hàng, kho bạc Ghi chú: Trường hợp nộp thẳng khi rút hạn mức kinh phí thì ghi Có TK 008 -HMKP d) khi nhận dược số tiền cơ quan bảo hiêm xã hội cấp cho đơn vị để chi trả cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội ghi: Nợ TK 111 : Tiền mặt Nợ TK 112 :TGNH, kho bạc Có TK 332 : Các khoản phải nộp theo lương e) Khi nhận đươc giấy phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp ghi : Nợ TK 311 : các khoản phải thu Nợ TK 661 : chi hoạt động Có TK 332 : các khoản phải nộp theolương e) bảo hiểm xã hội phải trả cho công chức viên chức theo chế độ quy định , ghi : Nợ TK 332 : Các khoản phải nộp theo lương Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : TGNH , kho bạc 2.3. Sơ đồ hạch toán : 2.3.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp tình hình chi cho công chức 2.3.2. Sơ đồ hạch toán BHXH : TK 461 TK 334 TK 661 TK 111 TK 311,312,332 TK 431 TK 431 TK 332 Lương và phụ cấp phải trả viên chức Thanh toán lương phụ cấp tiền thưởng và khoản khác Khấu trừ lương các khoản phải trả phải thu, tạm ứng BHXH, BHYT Rút hạn mức kinh phí chi tại Kho bạc Tiền lương phải trả cho viên chức Thưởng được tính vào chi hoạt động BHXH phải trả viên chức theo chế độ quy định Trích BHXH, BHYT vào chi hoạt động Xuất quỹ nộp BHXH, BHYT Quyết toán kinh phí đã sử dụng TK 111,112 TK 332 TK 631,661,662 332 TK 334 TK 461,462 TK 111,1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc116.doc
Tài liệu liên quan