Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới sâu sắc toàn diện nền kinh tế Quốc dân. Đảng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý kiểm soát của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa cùng với sự đổi mới sâu sắc nền kinh tế. Hệ thống pháp luật của Việt nam không ngừng hoàn thiện và phát triển.

Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết quan trọng với hoạt động tài chính Doanh nghiệp. Mặt khác trong nền kinh tế thi trường, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. làm cho các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến vấn đề hạ chi phí, giám giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt để tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính toán chính xác đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, phấn đấu tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp Nhà nước.

Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu em nhận thức được tầm quan trọng của khâu kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em đã đi sâu nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ản phẩm ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nên em chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”.

Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát chung vế Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu

Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chương III: Một số kiến nghị và nhận xét về công tác tổ chức Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu.

 

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới sâu sắc toàn diện nền kinh tế Quốc dân. Đảng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý kiểm soát của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa cùng với sự đổi mới sâu sắc nền kinh tế. Hệ thống pháp luật của Việt nam không ngừng hoàn thiện và phát triển. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết quan trọng với hoạt động tài chính Doanh nghiệp. Mặt khác trong nền kinh tế thi trường, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... làm cho các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến vấn đề hạ chi phí, giám giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt để tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính toán chính xác đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, phấn đấu tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp Nhà nước. Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu em nhận thức được tầm quan trọng của khâu kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em đã đi sâu nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ản phẩm ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu nên em chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Khái quát chung vế Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương III: Một số kiến nghị và nhận xét về công tác tổ chức Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu. Phần chú thích XNBQKX : Xí nghiệp bánh quy kem xốp . XNGV-BC : Xí nghiệp gia vị bột canh . CFSXC : Chi phí sản xuất chung . CFNVL : Chi phí nguyên vật liệu . CFNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp. CFSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh . XN : Xí nghiệp . CFKHTSCĐ : Chi phí khấu hao tài sản cố định CP : Cổ phần KX : Kem xốp CN : Chi nhánh . CBCNV : Cán bộ công nhân viên . SCL : Sô cô la . TK : Tài khoản . VAT : Thuế VAT NKC : Nhật ký chung . VT : Vật tư. LK : Lương khô. HT : Hương thảo . VN : Vani. CCDC : Công cụ dụng cụ . CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Công ty được thành lập khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT tách ban kiến thiết ra khỏi Nhà máy miến Hoàng mai, thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho Nhà máy Hải châu. Ngày 2/9/1965 Bộ Công nghiệp nhẹ thay mặt Nhà nước cắt băng khánh thành Nhà máy Hải Châu do hải tỉnh Thượng Hải và Quảng châu (Trung Quốc) giúp đỡ. Để biểu thị tình hữu nghị Nhà máy đã mang tên ghép của hai tỉnh là Hải Châu. Theo quyết định số 1335 NN – TCCB/QĐ ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, Nhà máy Hải châu được bổ xung ngành nghề kinh doanh và đổi thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Căn cứ quyết định số 3656/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ngày 30/12/2004. Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội đồng cổ đông sáng lập thống nhất đổi tên Công ty Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải châu. Tên giao dịch quốc tế: Hai Chau Confectionery Trụ sở của Công ty đặt tại: 15 Mạc Thị Bưởi - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: 04. 8624826 Fax: 04. 8621520 Với diện tích mặt bằng hiện nay khoảng (tất cả phần mở rộng) là 55.000m2. Trong đó: - Khu A: chiếm 18.000m2 bao gồm Khu nhà điều hành của Công ty Xí nghiệp bánh quy kem xốp.(dây chuyền kem xốp, dây chuyền bánh quy Trung Quốc) Xí nghiệp kẹo (gồm: dây chuyền kẹo, bộ phận sửa chữa Công ty, trạm điện, nước) Xí nghiệp gia vị (dây chuyền bột canh) - Khu B: chiếm 15.000m2 bao gồm: Xí nghiệp bánh cao cấp (gồm dây chuyền bánh mềm, dây chuyền bánh quy Đài loan) Hệ thống kho: Khu vực mở rộng: 20.000m2 Khu tập thể cao tầng: 2.000m2 Khu vực đất chưa sử dụng: 7.600m2 - Tổng số CBCNV: 804 người (tại thời điểm 31/7/2006) Trong đó: Chuyên viên, kỹ sư (trình độ Đại học): 123 người Cao đằng, kỹ thuật: 74 người. Công nhân kỹ thuật: 89 người Phổ thông trung học: 518 người - Doanh thu hàng năm: Năm 2000: 127.6 tỷ đồng. Năm 2001: 148.7 tỷ đồng. Năm 2002: 178.8 tỷ đồng. Năm 2003: 178 tỷ đồng. Năm 2004: 194.4 tỷ đồng Năm 2005: 181.8 tỷ đồng. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu kế thừa từ công ty bánh kẹo Hải Châu. Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển, liên tục đổi mới trong sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ thiết bị. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại của CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc cùng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế (chiếm khoảng 10% lực lượng lao động) và công nhân kỹ thuật lành nghề đã đưa quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc độ 15-20%. Hiện nay số vốn pháp định của Công ty là 30 tỷ đồng, tổng sản lưởng các loại sản phẩm đạt trên 20.000tấn, doanh thu trên 180 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.400.000đ/tháng. - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Sản xuất bánh kẹo các loại, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến các loại thực phẩm khác, sản xuất nước uống có cồn, nước uống không cồn. Sản xuất in ấn các loại bao bì thực phẩm: kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty. Dịch vụ thương mại tổng hợp , cho thuê văn phòng nhà xưởng. Các sản phẩm chủ yếu gồm; Bánh quy các loại, bánh kem xốp các loại, kẹo, bột canh, bánh mềm, sôcôla, lương khô... 1.1.1. Quá Trình Hình Thành và Phát Triển Công ty CP Bánh Kẹo Hải Châu Từ khi thành lập, trải qua các bước thăng trầm của nền kinh tế, Công ty đã không ngừng vận động phát triển, liên tục đổi mới công nghệ đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. a.Thời kỳ đầu 1965 – 1975 Tháng 3 năm 1965, ngay đợt đầu tiên Nhà máy đã tuyển 116 công nhân cho phân xưởng mỳ, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo, cũng trong tháng 3 năm 1965 Bộ cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Quốc học quy trình công nghệ sản xuất mỳ, bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Ngày 2/9/1965 xưởng kẹo đã có sản phẩm bán ra thị trường cùng ngày vẻ vang của Đất nước. Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập Nhà máy Hải Châu. Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên Công ty không còn lưu giữ được số liệu ban đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy là sản xuất mỳ sợi, bánh quy, kẹo. Nhà máy có các dây chuyền sản xuất + Phân xưởng mỳ sợi: gồm 6 dây chuyền bán cơ giới công suất 1 dây chuyền mỳ thanh ( mỳ trắng bán cơ giới năng suất 1 – 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5 – 1,7tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500 – 800kg/ca sau nâng lên 1 tấn/ca. Dây chuyền mỳ vòng 1,2 – 1,5 tấn/ca sau này nâng lên 1,8 tấn/ca, sản phẩm chính là mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa. + Phân xưởng bánh: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 02 máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca, dây chuyền sản xuất bánh quy và bánh lương khô. + Phân xưởng kẹo: gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây 1,5 tấn/ca, dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm. * Số cán bộ công nhân viên bình quân: 850 người/năm. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng máy móc bị hư hỏng, Nhà máy được Bộ tách phân xưởng kẹo sang Nhà máy miến Hoàng Mai Hà nội thành lập Nhà máy kẹo Hải Hà (nay là Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà -Bộ Công nghiệp) Đặc trưng của thời kỳ này là hoạt động của nhà máy theo cơ chế tập trung bao cấp, điều hành theo mệnh lệnh, mặt hàng đơn điệu, công nghệ yếu kém, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Số lao động khoảng 850 người trong đó tỷ lệ gián tiếp chiếm 20%, sản phẩm sản xuất mang tính chất phục vụ là chính. b.Thời kỳ 1976 – 1985 Thời kỳ này, Nhà máy Hải Châu đã từng bước khắc phục những thiệt hại do chiến tranh và dần dần khôi phục lại sản xuất bình thường. Năm 1976, Bộ Công nghiệp thực phẩm cho sát nhập Nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng Sấy phun – phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng là: + Sữa đậu nành: công suất 2,4 – 2,5 tấn/ca + Bột canh: công suất 3,5 – 3,7 tấn/ca. Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm cho điều 04 dây chuyền mỳ ăn liền từ Công ty Sam Hoa (TP. HCM) thành lập phân xưởng mỳ ăn liền năng suất mỗi dây chuyền: 2,5 tấn/ca. Đến năm 1998 không sản xuất mỳ ăn liền nữa và dây chuyền bánh quy Đài loan được di chuyển sang thay thế vị trí dây chuyền mỳ ăn liền. Năm 1982, do khó khăn về bột mỳ và Nhà nước xoá bỏ chế độ độn mỳ sợi nên Nhà máy được Bộ cho ngừng hoạt động phân xưởng sản xuất mỳ sợi. Mặt khác, vì nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Nhà máy quyết định thanh lý dây chuyền mỳ lương thực và tập trung mặt bằng và nguồn lao động Nhà máy để đầu tư 12 lò sản xuất bánh quy kem xốp thủ công với công suất 200kg/ca. Số CBCNV bình quân thời kỳnày là 950người/năm. c.Thời kỳ 1986 – 1991 Nhà máy bắt đầu chuyển sang kinh doanh, tự bù đắp chi phí và chuyển dần sang cơ chế thị trường. Các mặt hàng Nhà máy sản xuất như mỳ ăn liền, bánh các loại, bột canh, sôcôla, bánh mềm... ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm mạnh với một số mặt hàng công nghệ và bao bì sản phẩm thua kém một số mặt hàng cùng loại, buộc Nhà máy phải có những thay đổi thích hợp. Năm 1989 tận dụng mặt bằng phân xưởng sấy phun, Nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia, công suất 2000l/ngày. Dây chuyền này Nhà máy lắp đặt có thiết bị không đồng bộ, công nghệ còn non kém, thuế suất cao mà hiệu quả kinh tế còn thấp và đến năm 1996 dây chuyền ngừng sản xuất. Năm 1991 nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài loan, đây là dây chuyền tương đối hiện đạicó công suất từ 2,5 – 2,8tấn/ca. Sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng, đến nay sản phẩm này là một trong những sản phẩm chủ đạo của Công ty. Số CBCNv bình quân thời kỳ này 950 người/năm. d.Thời kỳ 1992 đến nay Nhà máy chủ chương sắp xếp lại sản xuất thành lập Công ty bánh kẹo Hải Châu theo quyết định số 1355 NN-TCCB/QĐ ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thành phố. Thời kỳ này Công ty đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống như bánh kẹo, bột canh. Đầu tư các thiết bị hiện đại của CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan.... Để nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng thay đổi mẫu mã, bao bì cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Điều này đã tạo cho các sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cụ thể: Năm 1993, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh quy kem xốp hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ của CHLB Đức với công suất 1 tấn/ca. Điều này đã làm tổng vốn tăng lên gấp đôi số vốn hiện có . Năm 1994, Công ty mua thêm dây chuyền phủ sôcôla với công suất 500kg/ca. Dây chuyền có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm bánh kem xốp, bánh quy. Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ thành lập Công ty liên doanh sản xuất sôcôla, sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu 70%. Đến 1998 do sản phẩm không đi được vào thị trường Việt nam, hoạt động không hiệu quả vì vậy liên doanh đã nghỉ hẳn không sản xuất nữa. Năm 1996, Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức. + Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2000kg/ca. + Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200kg/ca. Lúc này giá trị tài sản của Công ty tăng thêm 24 tỷ đồng. Năm 1998, Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu, nâng công suất lên 4 tấn/ca, đồng thời di chuyển sang vị trí của phân xưởng mỳ ăn liền. + Cuối năm 2001, đầu tư mở rộng nâng công suất dây chuyền sản xuất bánh quy kem xốp (CHLB Đức) từ 1tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sôcôla có năng suất rót khuôn 200kg/h Năm 2003, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan) đây là dây chuyền hiện đại, tự động cao, công suất thực tế 375kg/h, giá trị dây chuyền này khoảng 54 tỷ đồng. Cuối năm 2004, Công ty tiến hành chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (theo quyết định số 3656/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT) từng bước tháo gỡ những tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang. + Với công nghệ và năng lực sẵn có, Công ty tập trung sắp xếp cơ cấu lại lao động tổ chức bộ máy quản lý khoa học hợp lý hơn, tiếp tục cải tiến nghiên cứu sản phẩm mới, phương thức hạch toán mới. Tháng 10 năm 2005, Công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động, đến tháng 7 năm 2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động. Với việc tự động hoá khâu bao gói dây chuyền sản xuất bột canh đã làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. 1.1.2 Kết quả đạt được và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới a. Kết quả đạt được Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, thực phẩm. Sản phẩm của Công ty được bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2003. Điều đó được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2005 STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện các năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Giá trị sản lượng Tr.đ 136.361 152.000 126.021 140.081 145.023 2 Doanh thu (chưa có VAT) Tr.đ 148.710 178.055 178.000 194.400 181.858 3 Lợi nhuận thực hiện Tr.đ 1.970 1.920 1.811 1.850 1.800 4 Các khoản nộp NSNN Tr.đ 5.837 6.400 11.475 11.877 12.198 5 Lao động và thu nhập Thu nhập bình quân 1.000đ 1114 1200 1104 1150 1400 Lao động bình quân Người 1050 1000 950 900 852 6 Sản phẩm chủ yếu Bánh các loại Tấn 6.812 6.680 7.685 7.287 8.477 Kẹo các loại Tấn 1.410 1.840 2.275 1.295 758 Bột canh các loại Tấn 8.272 8.350 10.184 10.278 11.624 ( Nguồn Phòng Kế toán tài chính Công ty CP bánh kẹo Hải Châu ) Kết luận: Từ bảng kết quả trên ta thấy Công ty ngày càng mở rộng và phát triển: số lượng ngày càng tăng đặc biệt là sản phẩm bánh và bột canh hai mặt hàng chủ đạo của Công ty. Tổng sản lượng các loại đạt trên 20000 tấn . Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao mà lao động bình quân ngày càng giảm, điều đó chứng tỏ Nhà máy đầu tư được nhiều dây chuyền máy móc hiện đại giảm lao động thủ công dẫn tới giảm được chi phí do đó giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Doanh thu trên 180 tỷ, tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này tăng lên 15 ¸ 20%. Điều đó cho thấy công ty đă xác lập được mối quan hệ thương mại phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất thương mại trong và ngoài nước .Công Ty đă thiết lập được kênh phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 300 đại lý chính b. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới Công ty xác định sẽ còn nhiều khó khăn lớn, tiếp tục chịu sự ảnh hưởng do những biến động của nền kinh tế thị trường. Kinh tế tự do khu vực cạnh tranh rất quyết liệt. Công ty đang hường tới khả năng chủ động hội nhập kinh tế khu vực Quốc tế. Uy tín của Hải Châu bằng sự tín nhiệm của khách hàng có được của công tác tiêu thụ, thị trường và khả năng nội lực trong quản lý sản xuất kinh doanh. Để thự hiện được mục tiêu kế hoạch và các biện pháp lớn nhằm khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước mới về quản lý sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển sản phẩm. Thực hiện triệt để tiết kiệm, giảm thấp chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Một số biện pháp trọng tâm + Tiếp tục khai thác mở rộng các nguồn cung ứng vật tư nhiên liệu và ngoài nước để có điều kiện lựa chọn tốt hơn về chất lượng và giá cả, giảm hợp lý chi phí đầu vào. + Triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tiếp tục hoàn thiện các thủ tục cấp chứng chỉ. + Khai thác triệt để máy móc thiết bị, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm bớt lao động thủ công, mở rộng mặt bằng sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc. + Thực hiện chu trình nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến gồm 20 sản phẩm bánh kẹo, lương khô. + Triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư, khai thác sau đầu tư đúng tiến độ, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới, học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như công nghệ từ nước bạn + Ban lãnh đạo Công ty thống nhất tiếp tục duy trì ND thoả ước lao động tập thể trên cơ sở vận dụng với điều kiện thực tế hiện nay. Công ty cố gắng tạo điều kiện về việc làm ổn định và phấn đấu đảm bảo thu nhập bình quân của CBCNV 1.400.000/tháng. * Những thành tích chung của tập thể Thời kỳ 1965 – 1990 + Huân chương kháng chiến hạng III năm 1973 + Huân chương lao động hạng III 1979 – 1981. Thời kỳ 1991 – 2003 + Huân chương chiến công hạng III về thành tích của lực lượng bảo vệ tự vệ năm 1995 – 1996. + Năm 2000, Huân chương chiến công hạng III về thành tích của lực lượng tự vệ năm 1995 – 1999, năm 200. + Năm 2002, Huân chương lao động hạng I về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1997 – 2001. + Cờ thi đua của chính phủ năm 2002 và thành tích xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2001. + Bằng khen của UBND thành phố Hà nội từ năm 1997 – 2000 vì thành tích nộp thuế doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hà nội. + Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc đã dược các cấp trong nước đến địa phương khen thưởng. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (tại thời điểm T7/2006) Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu được thực hiện theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu (căn cứ điều 9 luật doanh nghiệp) bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, các đơn vị thành viên gồm 7 phòng, 4 Chi nhánh, 4 Xí nghiệp. a. Sơ đồ tổ chức SƠ ĐỒ 1 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban điều hành Phòng Tổ chức Phòng Hành chính bảo vệ Phòng Kỹ thuật Phòng Tài vụ Phòng Đầu tư XDCB Phòng Kế hoạch vật tư Phòng kinh doanh thị trường XN Quy kem xốp XN Bánh cao cấp XN Gia vị TP XN Kẹo Chi nhánh HN Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Đà nẵng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Hội đồng quản trị: gồm 5 thành vviên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban điều hành: Tổng giám đốc, phó tổng Giám đốc kỹ thuật Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế, Công ty đã tổ chức quản lý theo kiểu thực tuyến chức năng. Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này mối liên hệ giữa cấp dưới và cấp trên là theo đường thẳng (trực tuyến), còn những bộ phận chức năng làm nhiệm vụ chuẩn bị những chỉ dẫn và kiểm tra sự hoạt động của cán bộ trực tuyến. Với sự tổ chức trên các phòng ban được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng theo đúng chuyên môn mình, chính điều này đã làm giảm được hiện tượng lẩn tránh trách nhiệm, thực hiện công việc đến nơi đến chốn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để kịp thông tin chỉ đạo từ lãnh đạo đến người lao động diễn ra nhanh chóng. Ngược lại thông tin phản hồi từ người lao động đến lãnh đạo cũng nhanh và chính xác để lãnh đạo có thể nhanh chóng giải quyết các khó khăn của người lao động tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt công việc. Qua sơ đồ1 ta thấy - Giám đốc, Phó Giám đốc Xí nghiệp và các phòng ban: như P. tổ chức, P. tài vụ, ban bảo vệ chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban điều hành và Tổng Giám đốc, trực tiếp kiến nghị với Tổng Giám đốc về những khó khăn đang tồn tại để từ đó Tổng Giám đốc đưa ra quyết định kịp thời tạo điều kiện thuận lợi để các bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ và thích ứng cho phù hợp với những thay đổi của môi trường, còn Ban điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước ban kiểm soát giám sát. b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. - Hội đồng quản trị gồm có chức năng giám sát và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Ban kiểm soát: hoạt động độc lập, có trách nhiệm thay mặt cổ đông kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra miễn nhiệm và bãi nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Ban Điều hành: Phụ trách quản lý chung, quản lý toàn bộ lao động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị của Công ty. - Phòng Kỹ thuật: Giúp cho ban Điều hành phụ trách công tác kỹ thuật điều hành tác nghiệp của phân xưởng. Cụ thể giúp cho ban điều hành về công tác đổi mới kỹ thuật, đưa các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, quy trình công nghiệp sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, giải quyết sự cố trong sản xuất, phối hợp xây dựng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm và định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất và phối hợp thu hồi thanh lý vật tư. - Phòng tổ chức: tham mưu cho ban điều hành về tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương, phân phối tiền thưởng hợp lý. Cụ thể tổ chức phân bổ lương, tiền lương, soạn các nội dung, quy chế quản lý lao động, điều động tuyển dụng, đào tạo lao động, công tác BHXH, hồ sơ nhân sự, giải quyết các chế độ cuộc sống về lao động. - Phòng tài vụ: có chức năng tham mưu cho ban điều hành về mặt công tác hạch toán kế toán thống kê tài chính trong toàn Công ty cụ thể có nhiệm vụ khai thác nhằm đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập, xây dựng giá thành sản phẩm, quyết toán tài chính, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng tham mưu cho ban điều hành về công tác kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho SXKD và theo dõi kế hoạch sản xuất ở các xí nghiệp. Cụ thể: Lập kế hoạch dài hạn tập trung và kế hoạch tác nghiệp xây dựng kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất hàng ngày, cung ứng vật tư vật liệu, CCDC cho các phân xưởng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Phòng Hành chính, Bảo vệ: Tham mưu cho ban điều hành về công tác hành chính đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống của công ty. Như sắp xếp nơi làm việc, hội họp và hoạt động nội và ngoại khoá của Công ty, công tác y tế sức khoẻ của CBCNV, tổ chức nhà ăn...Bảo vệ: có chức năng tham mưu cho Ban điều hành về công tác bảo vệ nội bộ tài sản, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện và tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Phòng Kiến thiết cơ bản: có chức năng tham mưu cho Ban điều hành về công tác kiến thiết cơ bản xây dựng cơ sở hạ tầng, kế hoạch xây dựng dài và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ. - Phòng kinh doanh thị trường: có chức năng phụ trách công việc tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: nắm được số lượng sản phẩm tiêu thụ các kỳ và dự kiến số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong kỳ tới. Để từ đó đưa ra kế hoạch mua nguyên vật liệu cho hợp lý, dự trữ sản phẩm cho phù hợp tính tồn đọng của sản phẩm, nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn dẫn đến lãng phí vốn làm tăng chi phí sản xuất và phòng còn phải tạo ra các biện pháp kích thích các văn phòng đại diện và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn thúc đẩy sản xuất. Kết luận: Các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau theo chiều ngang, đặc biệt phòng Kế hoạch vật tư với phòng Kỹ thuật và phòng Tài vụ và phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức... c. Đặc điểm quản lý Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu chịu sự quản lý trực tiếp từ Tổng công ty mía đường. Công ty có các Chi nhánh và văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và quản lý trực tiếp các chi nhánh, văn phòng đại diện này SƠ ĐỒ 2 Tổng Công ty mía đường Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu CN Hà nội CN Nghệ An CN Đà Nẵng CN TP. HCM Qua sơ đồ trên ta thấy, mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan liên quan đến công ty được quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này rất linh hoạt cho việc triển khai các kế hoạch được nhanh chóng, kịp thời và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thực hiện các kế hoạch đưa ra. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty a. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần bánh kẹo Hải châu thuộc loại hình doanh nghiệp công nghiệp nhẹ, thực hiện hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm với nguyên liệu chính được sử dụng là các loại: bột mỳ, đường, sữa và các loại phụ gia, dầu thực vật... Sản phẩm của Công ty là các loại thực phẩm khô được bao gói theo mẫu mã nhất định. Do đó tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty theo loại công nghệ sản xuất chuyên môn hoá theo dây chuyền. Hiện tại với 9 dây chuyền thiết bị Công ty sản xuất ra 50 loại sản phẩm bao gồm các loại bánh quy, kem xốp, bột canh... Cụ thể là có các dây chuyền như sau: Bảng 2: Dây chuyền sản xuất của Công ty TT Xí nghiệp Tên dây chuyền sản xuất Năm Nước nhập 1 Bánh quy kem xốp Dây chuyền bánh 1 1965 Trung quốc Dây chuyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc394.doc
Tài liệu liên quan