Trong những năm gần đây, hoà mình cùng với quá trình đổi mới đi lên của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. cũng có nhiều sự đổi mới tương ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều quan tâm ở tất cả các công ty. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của công ty. Và trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, ngành sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển thị trường vật liệu xây dựng để cung cấp cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Chính vì lý do trên, để ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung cùng Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang riêng ngày càng phát triển và đóng góp vai trò ngày càng lớn vào nền kinh tế quốc dân, thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tăng lợi nhuận nghĩa là phải làm sao hạ thấp được giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán ở công ty, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng và phức tạp nhất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào; đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Có thể nói rằng, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, nhà quản lý công ty sẽ đánh giá được thực trạng công ty mình từ đó tìm cách đổi mới, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, khi được thực tập ở Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, em đã chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang ". Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học được ở trường vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán.
Là sinh viên của khoa Kế toán, với mục tiêu của chuyên ngành được đào tạo là ứng dụng các nguyên tắc hạch toán có hiệu quả vào các hoạt động quản lí và tác nghiệp của một tổ chức kinh tế - xã hội cùng với đó là sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, em sẽ học hỏi và đi sâu vào tìm hiểu vấn đề tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Hi vọng, qua quá trình thực tập em sẽ giúp các anh chị chuyên viên của phòng Kế toán giải quyết một phần khối lượng công việc mà hàng ngày họ phải giải quyết.
Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần lớn:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu 2.2: Mẫu phiếu xuất kho 17
Biểu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 6211 19
Biểu 2.4: Sổ Cái tài khoản 6211 20
Biểu 2.5: Sổ Cái tài khoản 621 21
Biểu 2.6: Bảng chấm công 25
Biểu 2.7: Bảng thanh toán tiền lương Granite 26
Biểu 2.8: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương 27
Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 6221 28
Biểu 2.10: Sổ Cái tài khoản 6221 29
Biểu 2.11: Sổ Cái tài khoản 621 30
Biểu 2.12: Sổ Chi tiết tài khoản 62711 33
Biểu 2.13: Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2010 36
Biểu 2.14: Sổ Cái tài khoản 62711 38
Biểu 2.15: Sổ Cái tài khoản 62721 39
Biểu 2.16: Sổ Cái tài khoản 62741 40
Biểu 2.17: Sổ Cái tài khoản 62771 41
Biểu số 2.18: Sổ Cái tài khoản 62781 42
Biểu 2.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 43
Biểu số 2.20: Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 6271 43
Biểu số 2.21: Sổ Cái tài khoản 6271 44
Biểu số 2.22: Sổ Cái tài khoản 627 45
Biếu 2.23: Sổ Cái tài khoản 1541 47
Biểu 2.24: Sổ Cái tài khoản 154 48
Biểu số 2.25: Sổ Nhật ký chung 49
Biểu 2.26: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang 52
Biểu 2.27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý IV năm 2010 53
Biểu 2.28: Bảng xác định chi phí sản xuất quý IV năm 2010 54
Biểu 2.29: Bảng phân bổ theo định mức 55
Biểu 2.30: Bảng phân bổ cho các nhóm chất lượng sản phẩm 58
Biểu 2.31: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm 59
Biểu 2.32: Bảng quy đổi số lượng sản phẩm 61
Biểu 2.33: Bảng tính giá thành sản phẩm thường chưa có giá trị màu 61
Biểu 2.34: Định mức phân bổ giá trị màu cho sản phẩm 62
Biểu 3.2: Bảng tính lương Granite 72
Biểu 3.4: Bảng tính giá thành bán thành phẩm 76
Biểu 3.5: Bảng tính giá thành nhóm sản phẩm vát cạnh và mài bóng 77
Biểu 2.6: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành 77
Sơ đồ 1.1: Dây truyền công nghệ nhà máy Granite Văn Giang 4
Sơ đồ 2.1: Quy trình tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang 37
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hoà mình cùng với quá trình đổi mới đi lên của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng... cũng có nhiều sự đổi mới tương ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều quan tâm ở tất cả các công ty. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của công ty. Và trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, ngành sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển thị trường vật liệu xây dựng để cung cấp cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Chính vì lý do trên, để ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung cùng Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang riêng ngày càng phát triển và đóng góp vai trò ngày càng lớn vào nền kinh tế quốc dân, thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tăng lợi nhuận nghĩa là phải làm sao hạ thấp được giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán ở công ty, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng và phức tạp nhất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào; đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Có thể nói rằng, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, nhà quản lý công ty sẽ đánh giá được thực trạng công ty mình từ đó tìm cách đổi mới, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, khi được thực tập ở Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, em đã chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang ". Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học được ở trường vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán.
Là sinh viên của khoa Kế toán, với mục tiêu của chuyên ngành được đào tạo là ứng dụng các nguyên tắc hạch toán có hiệu quả vào các hoạt động quản lí và tác nghiệp của một tổ chức kinh tế - xã hội cùng với đó là sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, em sẽ học hỏi và đi sâu vào tìm hiểu vấn đề tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Hi vọng, qua quá trình thực tập em sẽ giúp các anh chị chuyên viên của phòng Kế toán giải quyết một phần khối lượng công việc mà hàng ngày họ phải giải quyết.
Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần lớn:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD VĂN GIANG
Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang
Là một doanh nghiệp lớn trong ngành vật liệu xây dựng, do đó lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp bao gồm:
Sản xuất sản phẩm gạch ốp lát Granite
Thực hiện việc xây lắp chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư khác
Tư vấn thiết kế các dự án mới của Công ty và các đơn vị khác
Tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát Granite và lan can cầu thang Hàn Quốc
Ngoài ra Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang còn thực hiện kinh doanh các mặt hàng : Inox, gạch đỏ, ngói, ximăng, thiết bị vệ sinh, keo dán gạch và một số loại vật tư hàng hoá khác.
* Các sản phầm của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang:
- Gạch ngói đất sét nung truyền thống được chế tạo trong các dây truyền lò nung Tuynel bao gồm gạch xây, ngói lợp.
- Gạch ốp lát Granite bao gồm 2 dòng sản phầm là gạch Granite truyền thống và Granite công nghệ cao. Trong đó dòng truyền thống có bề mặt bóng kính, bóng mờ, sàn chống trơn với nhiều kích thước khác nhau: 300x300, 333x333, 400x400, 500x500, 600x300, 600x900(mm). Dòng sản phẩm công nghệ cao bao gồm các loại: Spotfeeder(MSF), Granite hạt pha lê, Granite hạt mịn.
- Sản phẩm Granite kích thước nhỏ mang nhãn hiệu MOSAIC với các kích cỡ: 45x95, 45x145, 45x195, 95x95, 60x245(mm).
Do Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang hoạt động trong cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh do vậy phạm vi của thị trường đầu vào và thị trường đầu vào rất phong phú, đa dạng.
1.2. Đặc diểm hoạt động kinh doanh và quá trình sản xuất sản phẩm
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang chủ yếu dựa vào việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát Granite . Trong phạm vi thực tập này, sẽ đi sâu vào nghiên cứu phân tích việc sản xuất kinh doanh nhà máy ốp lát Granite.
Sơ đồ 1.1: Dây truyền công nghệ Công ty cổ phần VLXD Văn Giang
Kho nguyên liệu
Hệ thống nạp gòn
Hệ thống cần định lượng
Lò sấy Tuynel
Máy nghiền bi
Máy đỡ tải goòng
Hệ thống bể hồ
Lò nung
Bơm màng, sang rung, két chứa, bơm Pitton
Máy vát cạnh
Mài bóng
Dây truyền lựa chọn
Sấy phun
Lựa chọn đóng hộp thủ công
Hệ thống trộn màu
Silô chứa đơn màu
Kho chứa thành phẩm
Máy ép tạo hình
Dây truyền tráng men, Engobe
Tác dụng của các thiết bị chính trong dây truyền công nghệ như sau:
Hệ thống nạp liệu: có tác dụng nạp các loại nguyên vật liệu theo đúng số lượng và chủng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất.
Máy nghiền bi: có tác dụng nghiền nhỏ nguyên liệu và làm đồng nhất nguyên liệu.
Hệ thống bể hồ: có tác dụng giữ các nhiên liệu đã được nghiền dưới dạng hồ, khuấy mịn để đống nhất các loại nguyên liệu nghiền tại các máy nghiền bi khác nhau.
Hệ thống bơm màng: có tác dụng chuyển hồ từ các bể chứa lên két chứa sang rung.
Bơm pittông: có tác dụng làm nguyên liệu bên tháp sấy phun với áp suất lớn = 27Dar. Máy sấy phun có tác dụng sấy khô tạo hạt bột tức là chuyển nhiên liệu từ dạng hồ (có độ ẩm 35%) thành dạng bột nhỏ (có độ ẩm 5%).
Hệ thống Silo chứa: có tác dụng dự trữ các nguyên liệu dạng bột để làm đồng nhất về độ ẩm của bột cũng như phối trộn tạo màu sắc sản phẩm để cung cấp bột cho quá trình ép.
Máy ép: Có tác dụng để tạo hình sản phẩm, nhiên liệu đầu vào là các hạt bột, nguyên liệu đầu ra là các viên sản phẩm mộc với kích thước theo sản xuất của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang.
Máy sấy đứng: có tác dụng phủ một lớp men trong lên bề mặt sản phẩm để chống bám bẩn khi sử dụng trên bề mặt sản phẩm và trang trí men, bề mặt sản phẩm những loại hoa văn, văn tiết tạo mỹ quan vẻ đẹp cho sản phẩm.
Lò sấy Tuynel: có tác dụng sấy khô sản phẩm trước khi đưa vào nung. Lò nung có chiều dài 107m có tác dụng nung sản phẩm để đạt được các tiêu chuẩn về sản phẩm Granite, với nhiệt độ nung lớn nhất 1220độ C.
Dây chuyền lựa chọn: có tác dụng lựa chọn, phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang.
Dây chuyển mài bóng: có tác dụng mài bóng sản phẩm để đảm bảo bóng và mỹ quan trên bề mặt sản phẩm.
Dây chuyền mài rát cạnh: có tác dụng mài các cạnh sản phẩm để tạo độ vuông của viên gạch và đảm bảo sự đồng đều về kích thước giữa các cạnh trong một viên gạch và giữa các viên sản phẩm với nhau.
Bộ phận đóng hộp thủ công: do yêu cầu của người tiêu dùng ngoài việc máy móc đã thực hiện việc lựa chọn phân loại sản phẩm còn phải lựa chọn đóng hộp bằng con người để đảm bảo sản phẩm cung cấp đến khách hàng đạt được tiêu chuẩn của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch Granite bao gồm: đất sét, cao lanh, feldspar, đôlômít … được khai thác chủ yếu ở trong nước - được cất trữ, bảo quản trong kho vật tư. Nguyên vật liệu được xuất kho ngay khi bắt đầu quá trình sản xuất. Sau khi nguyên vật liệu được gia công được chuyển tới máy nghiền bi, hệ thống bể chứa. hệ thống trộn máy, máy ép tạo hình, dây truyền tráng men rồi tới lò nung. Sản phẩm sau khi nung được lựa chọn đóng hộp thủ công, số còn lại được chuyển tới mài vát cạnh, mài bóng, sau đó cũng được đóng hộp. Sản phẩm hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới đóng dấu, nhập kho thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng đồng thời lại hạ giá thành sản phẩm là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải nắm chắc quy trình sản xuất sản phẩm, bên cạnh đó còn thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát tốt chi phí và tập hợp chi phí đầu ra, đầu vào một cách hợp lý, đồng thời công tác hạch toán các chi phí cũng trở lên thuận tiện, tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang.
1.3. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.1. Chi phí sản xuất sản phẩm.
1.3.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó khâu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm tiêu thụ. Với quy mô lớn, quy trình sản xuất kinh doanh phức tạp, do vậy chi phí sản xuất cũng mang nhiều đặc điểm, mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp.
Cụ thể chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chi phí sản xuất phát sinh lớn và tập hợp cho từng loại sản phẩm khác nhau. Trong Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang lại được phân thành nhiều đơn vị sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như gạch Granite, gạch đỏ … do vậy công tác theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, từng đơn vị sản xuất rất phức tạp.
Thứ hai, các chi phí phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi cụ thể từng ngày, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp lại được theo dõi từng tháng tuy nhiên công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm lại được thực hiện vào cuối mỗi quý.
Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm cũng như quá trình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang. Do vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả thì việc quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí là rất cần thiết.
1.3.1.2. Phân loại chi phí
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả chi phí, các nhà quản trị không chỉ cần biết giá trị của chi phí là bao nhiêu mà quan trọng hơn là phải hiểu chi phí được hình thành như thế nào, chí phí đó liên quan gì đến quyết định đang xem xét, có thể tác động đến chúng như thế nào. Sự khôn khéo trong sử dụng chi phí phải dựa trên cơ sở nắm bắt rõ nguồn hình thành chi phí và để có được thông tin này thì việc nhận định chi phí và thấu hiểu cách phân loại chi phí là rất cần thiết.
Đối với Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, phân loại theo khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí bao gồm các khoản sau:
Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
1.3.1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang được chia ra thành nhiều đơn vị sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, vì thế đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng đơn vị, từng bộ phận sản xuất.
Đối với sản phẩm gạch Granite có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau (về kích thước, màu sắc, độ bóng …) như vậy đối với mỗi loại khác nhau sẽ phát sinh những khoản chi phí khác nhau. Mặc khác trong quá trình sản xuất, Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang không ngừng sản xuất cùng một chủng loại với số lượng lớn cùng một lúc. Các chủng loại sản phẩm này được đan xen với nhau trong quá trình sản xuất do vậy việc tập hợp chi phí riêng cho từng chủng loại sản phẩm là rất khó khăn. Vì vậy, để tập hợp chi phí tính giá thành cho sản phẩm được thuận tiện và đơn giản, doanh nghiệp đã quy đổi tất cả các chủng loại sản phẩm về một loại sản phẩm, với các chủng loại khác nhau sẽ có hệ số quy đổi khác nhau.
Một số chủng loại sản phẩm được quy đổi theo hệ số như sau:
BẢNG QUY ĐỔI CÁC CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM
Sản phẩm
Quy về sản phẩm M3 - 01
Hệ số về màu sắc
Hệ số về kích thước
Hệ số về độ bóng
Tổng hệ số
M3 - 03
1.14
1.00
1.00
1.14
M3 - 09
1.21
1.00
1.00
1.21
M3 - 08
1.00
1.00
1.00
1.00
M3 - 14
1.20
1.00
1.00
1.20
M4 - 03
1.17
1.14
1.00
1.33
M4 - 09
1.27
1.14
1.00
1.44
M4 - 08
1.00
1.14
1.00
1.14
M4 - 14
1.23
1.14
1.00
1.40
B4 - 03
1.17
1.14
2.00
2.66
B4 - 09
1.27
1.14
2.00
2.88
B4 - 08
1.00
1.14
2.00
2.80
B4 - 14
1.23
1.14
2.00
2.80
Biểu 1.1: Bảng quy đổi các chủng loại sản phẩm
Các chi phí liên quan đến nhiều bộ phận sản xuất thì được tập hợp cho từng đơn vị hay bộ phận sản xuất, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sản phẩm cho từng đơn vị sản xuất theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.3.2. Giá thành sản phẩm
1.3.2.1. Đặc điểm về giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang bao gồm các khoản chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ. Chi phí được tập hợp cho từng đơn vị, từng bộ phận sản xuất do vậy giá thành sản phẩm là tổng hợp chi phí cho từng đơn vị sản xuất.
1.3.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Là một doanh nghiệp lớn trong việc sản xuất vật liệu xây dựng vì thế để quản lý tốt các khoản chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp đã phân loại chi phí giá thành sản phẩm theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo đó, giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh, trên cơ sở giá thành thực tế thực hiện năm trước và các định mức, các dự toán chi phí của năm kế hoạch.
Kỳ xây dựng giá thành kế hoạch của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang là năm, đầu mỗi năm Công ty xây dựng giá thành kế hoạch dựa trên giá thành thực tế thực hiện năm trước, dự toán các biến đổi một số các khoản mục chi phí, sự biến động của thị trường.
- Giá thành thực hiện: để tính giá thành thực hiện trong kỳ, Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang phải tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Kỳ tính giá thành thực hiện được xác định là theo quý do cơ cấu sản phẩm phức tạp, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Vào ngày cuối cùng của mỗi quý, các bộ phận kiểm kê các phân xưởng, đưa số liệu lên phòng kế toán bao gồm báo cáo về sản phẩm dở dang theo sản phẩm, báo cáo về sản phẩm nhập kho trong kỳ. Căn cứ vào đó và tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho sản phẩm.
Cuối mỗi năm, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của từng quý, sau đó tiến hành phân tích đối chiếu để đưa ra đánh giá, nhận xét cũng như biện pháp để giá thành thực tế phù hợp với giá thành kế hoạch góp phần hạ giá thành sản phẩm.
1.3.2.3. Đối tượng tính giá thành
Sản phẩm gạch Granite tại Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang có nhiều kích cỡ, màu sắc và loại hình khác nhau:
- Về các loại hình: loại thường (chưa vát cạnh và mài bóng), loại vát cạnh và mài bóng.
- Về kích cỡ: gạch Granite có các kích thước chính là 300x300mm, 333x333mm,400x400mm, 500x500mm.
- Về màu sắc: có nhiều màu sắc khác nhau từ màu 01 đến màu 03.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, chủng loại sản phẩm và yêu cầu quản lý, đối tượng tính giá thành là từng m2 sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại kích cỡ, màu sắc khác nhau.
1.3.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.2.4.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán tập hợp toàn bộ các khoản chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu căn cứ theo phiếu xuất kho trong kỳ. Xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, từ đó sẽ tính được tổng chi phí của các khoản mục theo công thức:
Chi phí NVL chính trong kỳ
=
Tổng giá trị phiếu xuất kho NVL chính trong kỳ
+
Giá trị NVL chính sản phẩm dở dang đầu kỳ
-
Chi phí NVL chính sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí NVL phụ trong kỳ
=
Tổng giá trị phiếu xuất kho NVL phụ trong kỳ
+
Giá trị NVL phụ sản phẩm dở dang đầu kỳ
-
Chi phí NVL phụ sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí nhiên liệu trong kỳ
=
Tổng giá trị phiếu xuất kho nhiên liệu
Vì chi phí nhiên liệu cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là không đáng kể, vì vậy coi như sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau. Do đó, chi phí nhiên liệu được xác định theo các phiếu xuất kho trong kỳ.
Đối với khoản mục chi phí động lực: Kế toán tập hợp theo giá các hoá đơn thanh toán của Sở Điện lực.
1.3.2.4.2. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm chi phí về lương và các khoản trích theo lương.
+ Chi phí về lương: được tổng hợp theo bảng lương duyệt trong kỳ của Giám đốc Công ty.
+ Các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, BHTN được kế toán tập hợp từ các khoản phải nộp của Bảng lương trong kỳ.
Từ tổng số lương cơ bản Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang tiến hành trích các khoản BHYT, BHXH và BHTN theo tỷ lệ quy định của Nhà nước:
BHYT = 2% x Tổng số lương cơ bản
BHXH = 15% x Tổng số lương cơ bản
BHTN = 2% x Tổng số lương cơ bản
Tổng cộng = 19% x Tổng số lương cơ bản
1.3.2.4.3. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phi khấu hao TSCĐ, chi phi dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Kế toán tập hợp theo quỹ lương cho nhân viên phân xưởng theo từng tháng trong kỳ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Qua đó kế toán sẽ tập hợp chi phí khấu hao theo phương pháp khấu hao TSCĐ như trên.
+ Chi phí về công cụ, dụng cụ, sửa chữa thay thế được kế toán tập hợp dựa trên các phiếu xuất kho, phiếu chi về số lượng và giá trị các loại công cụ sửa chữa thay thế trong kỳ.
+ Chí phí bằng tiền khác: tập hợp theo các phiếu chi, hoá đơn của các phòng ban.
Dựa vào việc tập hợp các khoản mục chi phí trên Công ty xác định được giá thành sản phẩm thực hiện trong kỳ. Đơn vị tính giá thành sản phẩm là VNĐ.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang. Sau khi Cổ phần hoá đã giúp cho bộ phân quản lý của Công ty gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả hơn. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận, phòng ban được quy định cụ thể như sau:
Hôi đồng quản trị: là cơ quan quản trị toàn bộ hoạt động của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang. Chức năng chính là ban hành các điều lệ, tổ chức hoạt động của Công ty, bầu ra Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát đồng thời chỉ đạo các định hướng kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang.
Chủ tich Hội đồng quản trị: là người thay mặt Hội đồng quản trị lập chương trình kế hoạch hành động, chuẩn bị chương trình nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, bên cạnh đó còn triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị, theo dõi quá trình hoạt động, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Ban Giám đốc: gồm có Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang. Các phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, một phó Giám đốc phụ trách về vấn đề kinh doanh, một phó Giám đốc phụ trách về sản xuất, một phó Giám đốc phụ trách về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông. Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Các phòng ban chức năng: giúp việc cho Ban Giám đốc để thực hiện các nghiệp vụ:
Phòng kỹ thuật păm: thời gian hoàn thành chậm nhất sau 60 ngày kế từ ngày kết thúc niên độ tài chính, thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm, điều chỉnh sau kiểm toán. Các cơ quan quản lý được gửi các báo cáo tới bao gồm: Ngân hàng, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, Cục thuế thành phố và Ban lãnh đạo Công ty, Đại hội đồng cổ đông.
Ngoài ra Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang còn lập một số biểu báo cáo khác nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà Quản trị. Các báo cáo nội bộ bao gồm các nhóm như sau:
Nhóm A: Nhóm tiền gửi tiền vay (3 báo cáo)
Nhóm B: Nhóm công nợ (12 báo cáo)
Nhóm C: Nhóm tài sản (5 báo cáo)
Nhóm D: Nhóm nguồn vốn, quỹ (5 báo cáo)
Nhóm E: Nhóm báo cáo giá thành (8 báo cáo)
Nhóm F: Báo cáo kiểm kê (4 báo cáo)
Nhóm G: Nhóm báo cáo phân tích công nợ (2 báo cáo)
Nhóm H: Báo cáo nhanh (2 báo cáo)
Nhóm I: Báo cáo khác (2 báo cáo).
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD VĂN GIANG
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhiên, vật liệu trực tiếp bao gồm: toàn bộ số chi phí về vật liệu chính và vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, động lực … dùng trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ.
Cụ thể, chi phí NVL trực tiếp được chia thành:
- NVL chính bao gồm: Cao lanh, đất sét, Fenspat các loại, bột Đôlômít.
- NVL phụ bao gồm: bi nghiền, chất điện giải …
- Nhiên liệu: gas, đầu, điện …
- Các phụ gia: bột màu các loại phục vụ cho việc tạo màu trên sản phẩm gạch Granite.
- Vật liệu mài: đĩa vát mép, vát cạnh dùng để tạo hình sản phẩm
- Vỏ hộp: dùng trong việc đóng gói sản phẩm.
Tất cả các nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang mua về đều được nhập kho, sau đó mới xuất dùng cho sản xuất. Cách làm này nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý chi phí NVL cũng như trong sản xuất.
Chi phí NVL trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang, khoảng 60%.
2.1.1. Hạch toán chi tiết
* Quy trình nhập liệu
Căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho từng đơn vị sản phẩm và kế hoạch sản xuất sản phẩm do phòng kế hoạch - kỹ thuật lập, Công ty tiến hành lập “Phiếu đề nghị lĩnh vật tư” và gửi cho phòng tài chính - kế toán làm căn cứ viết phiếu xuất kho NVL.
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
- Liên 1: được lưu tại phòng kế toán kèm theo “Phiếu đề nghị lĩnh vật tư” là căn cứ để tiến hành kiểm tra, đối soát của Bộ máy quản lý và cơ quan cấp trên.
- Liên 2: do thủ kho giữ, làm căn cứ để xuất kho và ghi thẻ kho. Cuối kỳ, thủ kho tập hợp phiếu nhập xuất về phòng tài chính kế toán để tiến hành đối chiếu.
- Liên 3: Giao cho Công ty, cuối tháng lên báo cáo quyết toán vật tư sử dụng trong kỳ.
* Phương pháp tính giá NVL xuất kho
Giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
Theo đó, công thức là:
Đơn giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá trị vật tư tồn kho đầu kỳ
+
Giá trị vật tư nhập kho trong kỳ
Số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng vật tư nhập kho trong kỳ
Qua đó xác định được tổng giá trị thực t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112572.doc