Trong điều kiện kinh tế XHCN các doanh nghiệp xây lắp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định.
Mục đích của việc lập kế hoạch là để sử dụng một cách hợp lý toàn bộ giá trị tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.Trong phạm vi của xây dựng giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng công tác xây lắp, đảm bảo các công trình cầu đường đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, phục vụ cho giao lưu kinh tế của đất nước.Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp phải là một kế hoạch tổng hợpcủa những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội Tuy nhiên trong kế hoạch chung đó, kế hoạch nhiệm vụ sản xuất là kế hoạch khởi đầu và là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp.
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức tổ chức doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nứoc hoạt động công ích do đó kế hoạch nhiệm vụ sản xuất càng có vai trò quan trọng.
Với những kiến thức đã tích luỹ được từ nhà trường, từ tham khảo tài liệu và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, qua một thời gian thực tập với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị ở Công ty, em chọn chuyên đề:
“ Kế hoạch duy tu - sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234”
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Kế hoạch duy tu - Sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong điều kiện kinh tế XHCN các doanh nghiệp xây lắp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đều phải hoạt động theo một kế hoạch nhất định.
Mục đích của việc lập kế hoạch là để sử dụng một cách hợp lý toàn bộ giá trị tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.Trong phạm vi của xây dựng giao thông các mục tiêu ấy phải thể hiện cụ thể ở khối lượng công tác xây lắp, đảm bảo các công trình cầu đường đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách, phục vụ cho giao lưu kinh tế của đất nước.Theo những mục tiêu ấy, kế hoạch của doanh nghiệp phải là một kế hoạch tổng hợpcủa những vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội…Tuy nhiên trong kế hoạch chung đó, kế hoạch nhiệm vụ sản xuất là kế hoạch khởi đầu và là cơ sở của mọi kế hoạch khác của doanh nghiệp.
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức tổ chức doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nứoc hoạt động công ích do đó kế hoạch nhiệm vụ sản xuất càng có vai trò quan trọng.
Với những kiến thức đã tích luỹ được từ nhà trường, từ tham khảo tài liệu và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, qua một thời gian thực tập với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị ở Công ty, em chọn chuyên đề:
“ Kế hoạch duy tu - sửa chữa - bảo dưỡng đường bộ năm 2003 của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234”
Giới thiệu về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là đoanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, trực thuộc Khu Quản lý đường bộ II - Cục đường bộ Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập.Trụ sở giao dịch của công ty đặt tại 26B Vân Hồ II, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là Phân khu quản lý đường bộ 234.Phân Khu Quản lý đường bộ 234 thuộc Khu QLĐB II là đơn vị sự nghiệp kinh tế được thành lập trên cơ sở của việc chia tách Phân khu Quản lý đương bộ 208 thành “ Phân khu quản lý đường bộ 234” và “ Công ty công trình giao thông 208” theo tinh thần quyết định ssó 936 QĐ/TCCB - LĐ ngày 03/06/1992 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bưu điện.
Lúc này nhiệm vụ của Phân khu đường bộ 234 là :
Quản lý, thu phí,duy tu sửa chữa thường xuyên cầu chương dương
Quản lý 7 Km đường QL1A
Quản lý 14 Km đường bắc Thăng long - Nộ bài
Quản lý các thiết bị, phương tiện giao thông vượt sông, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông theo yêu cầu của cấp trên giao.
Quản lý và tổ chức thu phí qua cầu đường Thăng long - Nội bài
Ngoài các nhiệm vụ chính được giao, căn cứ vào khả năng vốn, thiết bị tài sản của Phân khu, Bộ GTVT đã cấp giấy phép hành nghề cho Phân khu được làm các công việc sau:
Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng
Gia công cơ khí, nề, bê tông, gia công cót thép, sửa chữa và phục hồi thiết bị giao thông
Xây dựng , đại tu nâng cấp các công trình giao thôngtrong phạm vi được phân cấp quản lý.
Xây dựng các công trình cầu đường phục vụ giao thông nông thôn
Xây dựng, tái thiết và sửa chữa lớn các công trình đường, mố cầu, cống thoát nước, các công trình dân dụng trong và ngoài ngành.
Sản xuất vật liệu đẻ phục vụ giao thông và xây dựng công trình
Đến năm 1996 thì nhiệm vụ quản lý các thiết bị, phương tiện giao thông vượt sông của phân khu được giao lại cho đơn vị khác trong Khu quản lý đường bộ II đảm nhận.
Căn cứ vào nghị định số 22/CP ngày 22/03/1994 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ GTVT và căn cứ vào nghịi định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Bộ GTVT đã quyết định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên cơ sở chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế : Các Phân khu quản lý đường bộ thành các Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ.
Theo quyết định ssố 475 QĐ/TCCB - LĐ ngày 25/03/1998 của Bộ trưởng bộ GTVT : Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234, trực thuộc Khu quản lý đường bộ II được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Phân khu quản lý đường bộ 234.
1.2. Đặc điểm chính của Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Quản lý, khai thác duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ
+ Đảm bảo giao thông khi có thiên tai, dịch hoạ xẩy ra trên địa bàn quản hạt được giao
+ Sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản nhỏ
+Sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, sửa chữa phụ trợ và kinh doanh dịch vụ khác.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình cây xanh công viê, vỉa hè đô thị
+ Điện chiếu sáng công cộng, xây dựng công trình cấp thoát nước
+ Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp
` +Quản lý và tổ chức thu phí cầu đường
Cụ thể hiện nay công ty đang ;
+ Quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên( 173 Km từ Quảng ninh đến Thanh hoá) quốc lộ 10
+ Quản lý duy tu, sủ chữa thường xuyên 13,5 Km đường Thăng long- Nội bài
+ Thực hiện thu phí tại trạm thu phí số 2 QL 1
+ Thu phí cầu Chương dương
+ Thu phí cầu đường Thăng long - Nội bài
+ Thu phí cầu Tiên cựu
+ Sửa chữa thường xuyên QL1A và cầu Chương dương
+ Sửa chữa thường xuyên đường Thăng long - Nội bài
+ Sửa chữa vừa và lớn, tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình giao thông
Quyền hạn của Công ty:
+ Công ty được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị cá nhân trong và ngoài ngành.
+ Công ty được quyền liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
+ Công ty được quyền khai thác nguồn kỹ thuật, vật tư trong và ngoài nước.
+ Công ty được quyền nhượng bán, cho thuê những tài sản cố định không dùng đến hay chưa dùng hết công suất. Việc nhượng bán, thanh lý các táỉan cố định thuộc vốn ngân sách nhà nước cấp Công ty phải báo cáo cơ quan chủ quanr cấp trên và cơ quan quản lý vốn và tài sản của nhà nước cho phép bằng văn bản.
+ Công ty được quyền hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định theo yêu càu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên.
Toàn bộ các hoạt động của công ty được phản ánh trong kês hoạch kinh tế xã hội, bao gồm kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch tự tìm kiếm :
+Kế hoạch pháp lệnh do cấp trên giao cho Công ty dựa theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước. Phần kế hoạch pháp lệnh thường chiếm 70% kế hoạch hàng năm của Công ty.
+ Kế hoạch tự tìm kiếm , hợp đồng kinh tế tự khai thác do công ty chủ động xây dựng trên cơ sở khai thác tiềm năng của Công ty về thiết bị, vật tư, lao động và vốn. Phần kế hoạch này phải được thể hiện vào kế hoạch hàng năm của Công ty và Khu quản lý đường bộ II để đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất.
1.3. Giới thiệu về bộ máy quản lý của công ty
Với chức năng và nhiệm vụ hiện nay, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trrưởng của Công ty theo phân cấp hiện hành của nhà nước. Các chức vụ khác do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Qua tìm hiểu thực tế thì bộ máy quản lý tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ mô hình sau:
Hạt4
Ql10
Hạt3
Ql10
Hạt2
QL10
Hạt 1
QL10
Hạt
tl-nb
đội công trình
Thu phí
Tân đệ
Thu phí
Tiên cựu
Thu phí
Tl-nb
Thu phí
cd
Ban
kt
Phòng
kd
phòngkhvttb
Phòng
TCKT
Phòng
QLGT
Phòng
tclđ
Phòng
HCQT
PGĐ Phụ trách khvttb
PGĐ Phụ trách SCTX
PGĐ Nội chính
Giám đốc
- Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và trực tiếp phụ trách các công tác về kế hoạch, kinh doanh, tài chính kế toán cũng như các hoạt động khác nhằm giải quyết việc làm, thu nhập , đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc Công ty là 3 Phó giám đốc:
- PGĐ Nội chính, kiêm bí thư đảng uỷ Công ty - Phụ trách các công tác nội chính, công tác Đảng trong cơ quan, phụ trách trực tiếp các phòng tổ chức lao động, hành chính quản trị, ban thanh tra, phụ trách công tác ATGT và công tác thu phí,…vv
- PGĐ phụ trách SCTX : Phụ trách công tác quản lý và duy tu SCTX, thông qua các phòng banđể chỉ đạo cac đội quản lý cầu đường, các công tác khác như y tế, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ người lao động, …vv
- PGĐ phụ trách KH- VT- TB : Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, vật tư, thiết bị, phụ trách các công tác sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản các công trình cầu đường bộ, sản xuất kinh doanh ngoài, công tác công đoàn, chủ tịch hội đồng sáng kiến và cải tiến kỹ thuật, trưởng ban an toàn và bảo hộ lao động…vv
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:
*Phòng quản lý giao thông
- Chịu trách nhiệm chủ yếu về kỹ thuật và tổ chức thi công công tác SCTX các tuyến đường do công ty quản lý: Tham gia giám sát kỹ thuật các công trình, hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới thực hiện thi công các công trình theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, khảo sát thiết kế những công trình trong phạm vi cho phép, nghiệm thu kỹ thuật các công thình để đưa vào sử dụng.Hàng năm theo dõi và lên khối lượng các công trình, các hạng mục công trình cần xây dựng và sửa chữa cho năm sau.
- Hàng quý, căn cứ vào dự toán SCTX của các đơn vị lập, căn cứ vào kế hoạch vốn được phân bổ cho các tuyến quốc lộ do đơn vị quản lý, soát xét hồ sơ dự toán về khối lượng và giá trị kinh phí trình cho giám đốc duyệt sau đó chuyển cho phòng tài chính kế toán 02 bộ để theo dõi làm việc với kho bạc, cấp phát vốn.
*Phòng Kế hoạch - Vật tư - Thiết bị:
- Căn cứ vào khối lượng của công tác quản lý cầu đường hàng năm, căn cứ vào kế hoạch vốn phân bổ hàng năm, căn cứ theo yêu cầu cần thiêtsuwar chữa các công trình do công ty quản lý phối hợp cùng phòng Quản lý giao thông và phong Kinh doanh lập kế hoạch quản lý và sửa chữa các công trình giao thông. Ngoài ra dựa vào năng lực sản xuất và nhân lực của đơn vị tìm kiếm ký kết các hợp đồng bên ngoài bổ sung cho kế hoạch sản xuất của Công ty.
-Trên cơ sở hồ sơ thiết kế của công trình, Phòng có nhiệm vụ lập dự toán một số các công trình và trình duyệt cấp có thẩm quyền , lên phiếu giá thanh toán với bên A khi công trình hoàn thành và đã được nghiệm thu.
- Quản lý máy móc thiết bị toàn Công ty, cân đối nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị giữa các đội, cho các công trình; Lập kế hoạch sửa chữa máy óc thiết bị hàng năm, theo dõi định mức kỹ thuật của từng xe máy; Lên kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghê.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm, quản lý cân đối vật rư cho từng công trình.Lập kế hoạch mua bán nhập xuất vật tư, phân cấp quản lý vật tư đối với đơn vị thi công.
* Phòng kinh doanh:
Đây là phòng mới đựoc thành lập vào năm 2003, nhiệm vụ của phòng là phụ trách công tác kỹ thuật, dự toán của các công trình sửa chữa vừa và lớn.
* Phòng tổ chức lao động
- Quản lý, theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty
- Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, lập kế hoạch định mức lao độngtiền lương đối với cấp trên và căn cứ sản lượng thực hiện được giao cho các đội tiến hành lập định mức tiền lương trên đơn vị sản phẩm và hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện việc chi lương, chia thưởng theo đúng chế độ chính sách của nhà nước quy định
- Lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên toàn Công ty
- Theo dõi công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, an ninh trật tự.
* Phòng tài chính kế toán:
- Hàng năm lập kế hoạch kinh tế tài chính như lập kế hoạch thu phí, lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Phối hợp với phòng Kế hoach- Vật tư - thiết bị lập kế hoạch đầu tư , sửa chữa máymóc thiết bị Công ty.
- Hàng quý căn cứ nhiệm vụ kế hoạch được giao, kết hợp cân đối vốn kinh doanh lập kế hoạch vay vốn ngân hàng và vay các đối tượng khác.
- Lập kế hoạch chi tiêu cân đối tài chính , dự kiến lợi nhuận thực hiện được trong năm.
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp phát và tình hình sử dụng các khoản thu chi phát sinh ở các đơn vị.
- Kiểm tra việc chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước tại các đơn vị.
- Lập kế hoạch inấn và sử dụng vé thu phí cầu đường, quản lý và cấp phát cho các đơn vị sử dụng.
- Theo dõi cấp phát và thanh toán kinh phí cho các đơn vị cấp dưới.
- Thường xuyên đối chiếu công nợ, phân loại ccông nợ đối với các đơn vị có liên quan.
- Hàng quý, hàng năm lập báo cáo quyết toán tổng hợp công tác thu phí với cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính. Lập báo cáo tài chính phản ánh hình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
* Phòng hành chính quản tri;
- Quản lý toàn bộ công tác văn phòng của Công ty như hội, họp, văn thư, trang thiết bị văn phòng, theo dõi về nhà cử đất đaicủa Công ty; quản lý công tác y tế cơ quan.
*Ban thanh tra;
Chịu trách nhiệm về công tác thu phí.
*Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trong Công ty :
Nói chung, Công ty lập kế hoạch sản xuất chung cho năm sau đó cân đôis và phân giao cụ thể cho từng hạt và từng đội, hỗ trợ các hạt và đội các công tác như thiết kế, quản lý thi công, giám sát chất lượng và thanh quyết toán với chủ đầu tư.
+ Đội thu phí :
Làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu phí.
+ Hạt quản lý :
Làm nhiệm vụ quản lý, duy tu sửa chữa thưỡng xuyên cầu, đường, đảm bảo giao thông thông suốt, theo dõi, tổng hợp báo cáo kỹ thuật của cầu, đường trên đoạn đường đã được giao trên cơ sở phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty ngoai ra cũng có thể tham gia sửa chữa vừa và lớn.
+ Đội công trình:
Làm nhiệm vụ sửa chữa, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trìnhgiao thông, xây dựng cầu cống vừa và nhỏ, gia công cơ khí, sản xuất các phụ kiện phục vụ cho công trình giao thông. Đặc biệt các khối lượng công tác nhận thầu ngoài do đội công trình đảm nhân thi công. Nhiệm vụ cụ thể của đội tuỳ theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty.
kế hoạch duy tu - bảo dưỡng - sửa chữa đường bộ
2.1. Khái quát chung về kế hoạch nhiệm vụ sản xuất
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là một doanh nghiệp hoạt động công ích trực thuộc Khu quản lý đường bộ II, nhiệm vụ của công ty được thể hiện trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Quản lý khai thác cầu đường bộ, sửa chữa cầu đường bộ, tổ chức thu phí cầu đường bộ. Vì vậy kế hoạch hàng năm của công ty phải thể hiện rõ các lĩnh vực hoạt động này và được chia thành kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch tự tìm kiếm.
2.1.1. Kế hoạch pháp lệnh:
Là kế hoạch được cấp trên trực tiếp giao xuống hàng năm cho công ty dựa theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước mà cụ thể là của Cục đường bộ Việt Nam, Khu quản lý đường bộ II. Bản thân kế hoạch giao xuống cũng được chia ra thành 2 lĩnh vực, đó là ;
+Kế hoạch quản lý và sửa chữa cầu đường bộ
+Kế hoạch thu - chi lệ phí qua cầu đường bộ
* Kế hoạch quản lý và sửa chữa cầu đường bộ :
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, căn cứ vào quy trình quy phạm quản lý và sửa chữa cầu đường bộ đã được Bộ giao thông vận tải, Cục đường bộ việt nam phê duyệt và căn cứ vào tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu đường bộ, hàng năm Khu quản lý đường bộ II giao kế hoạch xuống cho công ty thực hiện. Trong kế hoạch giao xuống thể hiện rõ các phần như như công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ, công tác sửa chữa vừa cầu đường bộ và công tác sửa chữa lớn cầu đường bộ. Riêng công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường thì căn cứ vào quy trình quy phạm cũng như các chỉ tiêu về kinh tế … nên kế hoạch hàng năm giao xuống khá ổn định, kế hoach này sẽ được chi tết ở các phần sau. Đối với công tác sửa chữa vừa và lớn để có căn cứ để giao kế hoạch cho sát thực tế, hàng năm Công ty phải theo dõi, thống kê, lập báo cáo chi tiết về tình trạng cầu đường, đề xuất các biệ pháp khắc phục trình lên Khu quản lý đường bộ II và Cục đường bộ Việt Nam xem xét và có hướng bố trí kinh phí để sửa chữa.Tuy nhiên khối lượng các công tác này có thay đổi tăng giảm trong năm do phát sinh khối lượng công việc mới và do việc bố trí kinh phí và điều kiện thực tế khi thực hiện kế hoạch.Thường thì Khu quản lý đường bộ II giao nhiệm vụ bổ sung và cuối năm tiến hành chỉnh lý kế hoạch cho công ty.
Căn cứ vào kế hoạch được giao, hàng quý công ty sắp xếp khối lượng và lập dự toán cho mỗi hạng mục công trình của công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên. Cuối mỗi quý khu tiến hànhkiểm tra nghiệm thu theo khối lượng và các chỉ tiêu đề ra, trên cơ sở đó công ty lập thành bản thanh quyết toán từng quý cho khối lượng công tác này. Đối với các công trình và hạng mục công trình sửa chữa vừa , sửa chữa lớn thì phải lập hồ sơ thiết kế và dự toán trình duyệ cấp trên làm căn cứ để thi công , nghiệm thu và thanh quyếttoán công trình . Việc bố trí thời gian thi công cho từng công trình trong năm do công ty chủ động sắp xếp sao cho phù hợp với thời tiết, với khả năng của công ty tại từng thời điểm và báo cáo lên cấp trên để có hướng chỉ đạo cụ thể. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau.
* Kế hoạch thu - chi lệ phí qua cầu đường bộ :
Hàng năm căn cứ vào đơn giá của từng loại vé do bộ tài chính quy định, căn cứ vào lưu lượng xe qua lại (Hiện nay ở một số cầu và đường đã được lắp đặt thiết bị đếm xe ví dụ cầu Chương Dương và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, vì vậy việc đếm lưu lượng xe qua lại tương đối chính xác ), ngoài ra còn căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ước tính để làm căn cứ lập kế hoạch thu - chi trình 2 Bộ duyệt, hiện nay việc duyệt kế hoạch thu chi đã được uỷ quyền cho Cục đường bộ Việt Nam, Cục sẽ ra văn bản duyệt khi đã có ý kiến tham gia của 2 Bộ. Kế hoạch chi hàng năm căn cứ vào định biên cán bộ công nhân viên được duyệt , thực hiện theo đúng các chế độ chính sách của Nhà Nước và háng năm thay đổi theo tinh thần của các thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể .Trong kế hoạch chi thể hiện chi tiết từng hạng mục phải chi như lương ,bảo hộ lao động, độc hại , tiền in ấn vé, tiền sửa chữa bảo trì trạm, tiền điện chiếu sáng, tiền thưởng doanh thu ,…Sau khi xem xét kiểm tra, Cục đường bộ ra văn bản duyệt kế hoạch thu - chi trong năm và gửi xuống để Công ty thực hiện .
Để hoàn thành kế hoạch thu chi được giao, Công ty luôn luôn chú trọng công tác giáo dục ý thức tự giác của CBCNV làm nhiệm vụ soát vé và bán vé, đề ra những biện pháp tăng cường công tác quản lý tránh thất thoát cho Nhà Nước(Ví dụ như kiểm tra đột xuất, theo dõi …).
2.1.2. Kế hoạch tự tìm kiếm
Để đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, hàng năm Công ty phải giao dịch, ký kết các hợp đồng với bên ngoài dưới nhiều hình thức như liên doanh, chỉ định thầu, đấu thầu công trình,…. Để phát huy hết khả năng của CBCNV, ngay trong đại hội công nhân viên chức hàng năm Công ty đã đưa ra thông qua chế độ thưởng tìm kiếm việc làm . Chính vì vậy trong những năm qua ngoài kế hoạch được giao, công ty đã ký kết được nhiều các hợp đồng ngoài vừa giải quyết thêm được viêc làm vừa tăng thu nhập cho CBCNV.
2.2. Kế hoạch duy tu - bảo dưỡng - sửa chữa đường bộ năm 2003
2.2.1. Cơ sở
Đường bộ đưa vào khai thác sử dụng do tác động của bên ngoài như tác động của con người, của thiên nhiên và sự diễn biến theo thời gian của bản thân công trình gây ra.
Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn được thực hiện thông qua việc theo dõi tình trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông thanh tra kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và bảo dưỡng thường xuyên cũng như sửa chữa vừa và sửa chữa lớn các tuyến đường dể duy trì tình trạng bình thường của các công trình đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuýên, giảm tối đa những thiệt hại có thể có do việc khống đảm bảo tiêu chuẩn của các tuyến đường , hạn chế tối đa sự phát triển hư hỏng từ hư hỏng nhỏ trở thành hư hỏng lớn.
+ Công tác quản lý là số lượng lao động trực tiếp thực hiện công việc thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thu thập ssố liệu thường trực chống lũ ,bão khơi thông dòng chảy, phát cây,dãy cỏ, làm vệ sinh…vvđược định mức cho 1 km đường / năm, 1 md cầu / năm tương ứng với các loại địa hình và loại kết cấu công trình
+ Công tác bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận kết cấu công trình là định mức khối lượng giới hạn cho mỗi loại công tác cần bảo dưỡng cho 1km đường/năm, 1md cầu/ năm tương ứng với các loại địa hình và loại kết cấu công trình cầu, đường.
+ Đối với sửa chữa vừa và sửa chữa lớn: Đây là trường hợp mà sau khi đã thực tế kiểm tra, xem xét hiện trường cho thấy múc độ hỏng hóc lớn, làm thay đổi kết cấu công trình.Tuỳ thuộc vào chi phí cần thiết để sửa chữa công trình hay hạng mục công trình đó mà công ty lập danh mục đầu tư hoặc báo cáo đầu tư hoặc baó cáo nghiên cứu khả thi trình lên cấp trên, nếu được xét duyệt và đồng ý cấp vốn, công ty sẽ tiến hành thực hiên.
2.2.2Xây dựng kế hoạch
a- Căn cứ
* Hiện trạng các tuyến đường
Tháng 10 - 12 năm 2002 công ty tiến hành bố trí nhân lực và máy móc thiết bị cần thiết để tiến hành kiểm tra tình trạng của cầu và đường trên tất cả các tuyến mà công ty được giao nhiệm vụ quản lý. Cụ thể là cần phải kiểm tra những yếu tố cơ bản sau:
Nền đường : Kiểm tra sụt lở, đất phụ nền, lề đường, hệ thống mương rãnh thoát nước .
Mặt đường : Đo cường độ mặt đường, độ nhám, độ xóc bằng phẳng, xóc gồ ghề kiểm tra ổ gà, bùn lún lõm, xử lý cao su, rạn nứt trên mặt đường, sức chịu tải so với tiêu chuẩn …vv
Hệ thống an toàn giao thông : Kiểm tra sơn cọc tiêu, biển báo, cột km, cột thuỷ khí, cột mốc lộ giới, lớp phản quang, giải phân cách, tường phòng vệ, vạch kẻ đường…vv
Công trình cầu : Tiến hành kiểm tra các bộ phận của cầu: mố trụ cầu, kết cấu nhịp, mặt cầu, lan can… theo các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đường bộ tương ứng với các cấp đường như sức chịu tải, độ mở rộng vết nứt,…vv
* Hạn mức được duyệt
Căn cứ vào hạn mức được duyệt của năm trước tức là chi phí để tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên cho 1 km đường hay 1md cầu trong một năm tuỳ vào từng loại đường và từng loại cầu.
b- Lập kế hoạch
Phòng QLGT tiến hành hoạch định trên cơ sở hiện trạng và hạn mức được duyệt. Việc hoạch định được thực hiện bằng cách dựa vào tài liệu vừa điều tra tình trạng các tuyến ở trên mà phân ra thứ tự ưu tiên theo mức độ hư hỏng cụ thể:
+ Loại 1 : Là loại khẩn cấp cần phải được xử lý ngay nếu như không được xử lý kịp thời thì sẽ có thể gây mất an toàn giao thông và thiệt hại nặng nề về người và của cải.
+ Loại 2 : Cần xử lý nhưng mức độ nguy hiểm chưa cao
+ Loại 3 : Mức độ bình thường
+ Loại 4 : Dưới mức bình thường
-`Đối với loại 1 : Công ty làm tờ trình cho vào công trình xử lý đột xuất và hồ sơ kèm theo trình lên cấp trên đè nghị duyệt và thực hiện làm ngay.
Với các loại còn lại, tiến hành lập chi tiết về các hư hỏng và các khái toán cho những khối lượng cần sửa chữa .
Những hư hỏng nhỏ, hạng mục cần sửa chũa nhỏ được cho vào phần sửa chữa thường xuyên, các hư hỏng khác thì tuỳ vào mức độ cụ thể mà cho vào sử chữa vừa vầ lớn.
-Đối với cầu nằm trên đường có độ dài > 25 m thì phải tính riêng và lập theo đơn giá md cầu trong một năm.
Đơn giá được lập theo địng mức “ Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ “ ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ- BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải.
Sau khi tổng hợp, Công ty làm đệ trình lên Khu quản lý đường bộ II, cụ thể năm 2003 như sau:
Đề nghị kế hoach năm 2003 của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234
TT
Hạng mục
Đvị
K lượng
chủ yếu
Đề nghị kế hoạch năm 2003
Khối lượng 2003 (I + II + III + IV)
20.417,00
I
Sửa chữa thường xuyên
2.520,00
A
Quốc lộ 1 A và cầu Chương dương
1.780,00
1
Sửa chữa thường xuyên Ql 1A ( Km 162 - 169)
Km
7
2
Sửa chữa thường xuyên 1200 m cầu chương dương và 930 m nút giao thông Nam Chuơng dương
M
2130
B
Cầu đường Thăng long - Nội bài
420,00
1
Sửa chữa thường xuyên đường
Thăng long - Nội bài
Km
14,57
2
Sử chữa thường xuyên các cầu trên tuyến
M
195
C
Đường Láng - Hoà Lạc
320,00
1
Sửa chữa thường xuyên các cầu trên tuyến
M
541
2
Sửa chữa thường xuyên đường
Km
28
II
Sửa chữa vừa
4.275,00
A
Cầu đường Thăng long - Nội bài
1.480,00
1
Xử lý vết nứt mặt đường toàn tuyến
M2
2800
2
Tăng cường hệ thống an toàn giao thông 7 nút giao
M2
1098,4
3
Xây dựng nhà hạt quản lý
M2
150
4
Xử lý trơn trượt toàn tuyến Km 1+600 - km 8+250
M2
5000
B
Đường Láng - Hoà Lạc
1.263,00
1
Xử lý lún đầu cầuXử lý lún võng đường
M2
1540
2
Tăng cường hệ thống an toàn giao thông trên tuyến
M2
2100
3
Sửa chữa tôn sóng trụ tiêu toàn tuyến
M2
7798,7
4
Nhà hạt quản lý
M2
150
C
Quốc lộ 1 A và cầu Chương dương
1.532,00
1
Xử lý nền mặt đường Km 162- 166 QL1A
M2
9465
2
Thay thế mặt đường BTN bằng mặt
đường BTXM km 166+ 076
M2
1020
3
Nhà hạt quản lý cầu Chương dương
M2
200
III
sửa chữa lớn
13.422,00
A
Quốc lộ 1 A và cầu Chương dươngTheo DA của cục ĐBVN
12.972,00
1
Sơn dàn thép cầu chương dương từ mặt cầu trở xuống
M2
64006
2
Sử chữa lại 13 gối cầu B0 bị nghiêng
Gối
13
3
Xử lý vết nứt trụ T1, T6, T8a, T9 cầu CD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76.doc