Dầu khí đã đợc phát hiện ở thềm lục địa Viêt Nam từ rất lâu song ngành dầu khí Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù vậy những thành tựu mà ngành dầu khí đạt đợc là rất đáng kể. Trải qua nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình thăm dò và tìm kiếm dầu khí; năm 1986 Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro đã đa mỏ Bạch Hổ vào khai thác thơng mại. Từ 40.000 tấn dầu thô đợc khai thác trong năm đầu đã tăng lên 6,3 triệu tấn trong năm 1993. Với đà phát triển đó, mỏ Rồng và mỏ Đại Hùng đã đợc đa vào khai thác cùng với mỏ Bạch Hổ. Tính đến năm 2000, tổng sản lợng dầu thô và khí qui đổi khai thác đợc đã đạt hơn 200 triệu tấn. Hiện nay ngoài các mỏ mà dầu khí Việt Nam đang khai thác còn có thêm mỏ Rạng Đông, Ruby, dự án Nam Côn Sơn và Lan Tây, Lan Đỏ đang đợc khẩn trơng triển khai và hy vọng sẽ phát hiện thêm dầu thô trong thời gian tới. Rõ ràng là tiềm năng dầu khí của Việt Nam là rất lớn.
Song hành với ngành công nghiệp mới mẻ này, bảo hiểm dầu khí ở Việt Nam đã ra đời. Bảo hiểm dầu khí là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và tài chính; đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của ngành công nghiệp non trẻ này. Do đặc điểm của ngành mình là hoạt động trên một phạm vi rộng lớn ngoài khơi nên luôn xảy ra những rủi ro không thể lờng trớc đợc từ biển cả và những yếu tố thiên nhiên, con ngời đem lại. Chính vì vậy mà bản thân ngành bảo hiểm dầu khí cũng cần có sự bảo vệ cho chính mình. Và việc này đợc tiến hành thông qua việc ký kết các hợp đồng tái bảo hiểm. Trớc đây hầu hết các dịch vụ bảo hiểm đợc ký kết đều phải tái phần lớn ra nớc ngoài do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật phức tạp, giá trị bảo hiểm lớn và trình độ nghiệp vụ của các công ty trong nớc còn non kém. Để khắc phục tình trạng này đồng thời góp phần xây dựng thị trờng bảo hiểm Việt Nam, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ( Vinare ) đã ra đời vào năm 1995.
Từ khi thành lập tới nay, công ty đã thực hiện tốt hoạt động kinh doanh nhận nhợng tái các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy vậy do thời gian hoạt động còn cha lâu nên công ty còn có những hạn chế. Chính điều này đòi hỏi công ty phải có những thay đổi thích hợp và kịp thời để dần hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Sau thời gian thực tập tại công ty tôi đã chọn đề tài: “ Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong giai đoạn 1998 - 2002 ” làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài đợc thực hiện với mục đích nghiên cứu toàn diện các hoạt động của dịch vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại Vinare và cung cấp rõ nét hơn về quy trình của nghiệp vụ. Ngoài ra đề tài còn phân tích thuận lợi cũng nh khó khăn trong thời gian tới nhằm tìm ra các biện pháp khả thi để hoàn thiện hơn nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chơng :
Chơng I : Lý luận chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí
Chơng II : Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty giai đoạn từ 1998 - 2002
Chơng III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong thời gian tới
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hớng dẫn của cô giáo Tô Thiên Hơng và các anh chị trong Phòng Năng lượng và kỹ thuật đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong giai đoạn 1998 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết luận
Bảo hiểm, tái bảo hiểm dầu khí vẫn còn là lĩnh vực rất mới mẻ đối với nớc ta. Xuất phát từ sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, bảo hiểm dầu khí Việt Nam cũng đợc hình thành và phát triển. Trải qua những khó khăn ban đầu và những thành tựu đã đạt được, ngành dầu khí Việt Nam đang dần khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế. Cùng với sự lớn mạnh đó ngành bảo hiểm dầu khí cũng dần tích luỹ thêm cho mình nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình kinh doanh bảo hiểm; tái bảo hiểm có vai trò quan trọng và không thể thiếu đợc. Đối với lĩnh vực bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí, tái bảo hiểm càng thể hiện rõ nét hơn vai trò này.
Trớc 1995, vai trò của tái bảo hiểm về nghiệp vụ này hầu hết phụ thuộc vào các công ty, chuyên gia t vấn nớc ngoài. Điều này dẫn tới sự tác động lớn của họ tới thị trờng bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Nhng kể từ sau khi công ty Vinare thành lập hoạt động tái bảo hiểm dầu khí đã có sự thay đổi. Vinare đã dần dần thực hiện hoạt động nhận nhợng tái bảo hiểm dầu khí từ các công ty bảo hiểm trong nớc và các công ty bảo hiểm nớc ngoài. Chính việc thành lập này đã giúp cho thị trờng có sự cạnh tranh và tạo ra chút lợi thế cho các công ty trong nớc. Tuy nhiên do còn có nhiều hạn chế về vốn, kinh nghiệm…nên trong thời gian qua công ty mới chỉ hỗ trợ phần nào cho thị trờng bảo hiểm mà thôi.
Trong phần III của chuyên đề này tôi xin đề xuất một số giải pháp từ phía công ty và Nhà nớc để hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí trong thời gian tới. Hy vọng rằng với chiến lợc phát triển của công ty trong giai đoạn tới, công ty sẽ hoàn thiện nghiệp vụ để góp phần làm giảm lợng phí ngoại tệ chảy ra nớc ngoài và làm ổn định thị trờng bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Lời nói đầu
Dầu khí đã đợc phát hiện ở thềm lục địa Viêt Nam từ rất lâu song ngành dầu khí Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù vậy những thành tựu mà ngành dầu khí đạt đợc là rất đáng kể. Trải qua nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình thăm dò và tìm kiếm dầu khí; năm 1986 Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro đã đa mỏ Bạch Hổ vào khai thác thơng mại. Từ 40.000 tấn dầu thô đợc khai thác trong năm đầu đã tăng lên 6,3 triệu tấn trong năm 1993. Với đà phát triển đó, mỏ Rồng và mỏ Đại Hùng đã đợc đa vào khai thác cùng với mỏ Bạch Hổ. Tính đến năm 2000, tổng sản lợng dầu thô và khí qui đổi khai thác đợc đã đạt hơn 200 triệu tấn. Hiện nay ngoài các mỏ mà dầu khí Việt Nam đang khai thác còn có thêm mỏ Rạng Đông, Ruby, dự án Nam Côn Sơn và Lan Tây, Lan Đỏ đang đợc khẩn trơng triển khai và hy vọng sẽ phát hiện thêm dầu thô trong thời gian tới. Rõ ràng là tiềm năng dầu khí của Việt Nam là rất lớn.
Song hành với ngành công nghiệp mới mẻ này, bảo hiểm dầu khí ở Việt Nam đã ra đời. Bảo hiểm dầu khí là chỗ dựa vững chắc về tinh thần và tài chính; đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của ngành công nghiệp non trẻ này. Do đặc điểm của ngành mình là hoạt động trên một phạm vi rộng lớn ngoài khơi nên luôn xảy ra những rủi ro không thể lờng trớc đợc từ biển cả và những yếu tố thiên nhiên, con ngời đem lại. Chính vì vậy mà bản thân ngành bảo hiểm dầu khí cũng cần có sự bảo vệ cho chính mình. Và việc này đợc tiến hành thông qua việc ký kết các hợp đồng tái bảo hiểm. Trớc đây hầu hết các dịch vụ bảo hiểm đợc ký kết đều phải tái phần lớn ra nớc ngoài do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật phức tạp, giá trị bảo hiểm lớn và trình độ nghiệp vụ của các công ty trong nớc còn non kém. Để khắc phục tình trạng này đồng thời góp phần xây dựng thị trờng bảo hiểm Việt Nam, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ( Vinare ) đã ra đời vào năm 1995.
Từ khi thành lập tới nay, công ty đã thực hiện tốt hoạt động kinh doanh nhận nhợng tái các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy vậy do thời gian hoạt động còn cha lâu nên công ty còn có những hạn chế. Chính điều này đòi hỏi công ty phải có những thay đổi thích hợp và kịp thời để dần hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Sau thời gian thực tập tại công ty tôi đã chọn đề tài: “ Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong giai đoạn 1998 - 2002 ” làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài đợc thực hiện với mục đích nghiên cứu toàn diện các hoạt động của dịch vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại Vinare và cung cấp rõ nét hơn về quy trình của nghiệp vụ. Ngoài ra đề tài còn phân tích thuận lợi cũng nh khó khăn trong thời gian tới nhằm tìm ra các biện pháp khả thi để hoàn thiện hơn nghiệp vụ tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chơng :
Chơng I : Lý luận chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí
Chơng II : Hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty giai đoạn từ 1998 - 2002
Chơng III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại công ty trong thời gian tới
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hớng dẫn của cô giáo Tô Thiên Hơng và các anh chị trong Phòng Năng lượng và kỹ thuật đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Chương I
Lý luận chung về bảo hiểm và TáI bảo hiểm
thăm dò và khai thác dầu khí
Trong hoạt động của mỗi một ngành kinh tế luôn nảy sinh những rủi ro bất ngờ và bảo hiểm đã ra đời như một cung cụ không thể thiếu đem lại lòng tin và sự ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, nhiều lúc do những hạn chế đặc thù của ngành bảo hiểm cũng gặp phải những rủi ro riêng đe dọa. Điều này trở nên hết sức cấp bách đối với những rủi ro có giá trị cao vượt ngoài khả năng tài chính của các nhà bảo hiểm đơn lẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu trên đã đòi hỏi phải có các tổ chức được chuyên môn hoá chức năng liên kết giữa các nhà bảo hiểm, cung cấp một cơ chế chuyển giao và dàn mỏng hợp lý trên phạm vi rộng lớn. Và từ đây các tổ chức tái bảo hiểm đã ra đời, hoạt động trên các chu trình riêng của mình, tạo ra một ngành nghề kinh doanh mới hỗ trợ đắc lực cho ngành công nghiệp bảo hiểm này.
i. bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí:
1. Sự cần thiết của bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí :
Bất kỳ ai, làm gì và ở đâu, bất kể trong lĩnh vực gì, giá trị bao nhiêu và hoạt động ra sao, rủi ro luôn luôn tồn tại và đáng sợ do tính chất bất ngờ và không dự đoán được của nó. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, rủi ro luôn đe doạ đem lại những tổn thất về người và tài sản mà hậu quả của nó không phải dễ dàng khắc phục được nếu thiếu một sự hỗ trợ cần thiết về tài chính các nguồn quỹ dự phòng. Có lẽ vì thế mà từ hàng nghìn năm trước đây, người ta đã biết cùng nhau tìm ra các hình thức làm hạn chế các tổn thất và chia sẻ gánh nặng tài chính mỗi khi rủi ro xảy ra. Cho tới nay, bảo hiểm vẫn luôn là một trong các hình thức hữu hiệu nhất.
Dựa trên nguyên tắc số đông, bảo hiểm cùng các quỹ bảo hiểm ra đời đã đáp ứng một nhu cầu hết sức nóng bỏng: đó là nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro tiềm tàng luôn rình rập sự ổn định trong cuộc sống, lao động và hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển của Xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, bảo hiểm ngày càng tỏ rõ vai trò của mình. Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong sự hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của con người.
Công nghiệp dầu khí cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, chiếm một phần vốn đáng kể của xã hội cũng như luôn là ngành được áp dụng những sáng tạo, phát minh kỹ thuật tiên tiến nhất, lại chịu sự đe doạ của rất nhiều những rủi ro khác nhau. Điều này dẫn tới việc phòng và hạn chế tổn thất cũng như công tác bảo hiểm trong ngành này đã và luôn là vấn đề cực kỳ cấp thiết. Theo tổng kết tình hình tổn thất của bảo hiểm dầu khí của tạp chí “Thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm” số 4/2002 thì năm 1998, đã xảy ra 411 sự cố với tổng số tiền tổn thất thực tế lên tới 4 tỷ USD. Sang năm 1999, số vụ tổn thất đã giảm xuống còn 289 vụ nhưng số tiền tổn thất vẫn ở mức cao là 3,8 tỷ USD. Năm 2000, tình hình trong thị trường năng lượng thế giới vẫn diễn biến theo chiều hướng đáng thất vọng như 2 năm trước đó. Theo số liệu thống kê của công ty môi giới Willis, tính đến hết năm 2000 đã có khoảng 120 vụ sự cố lớn nhỏ xảy ra với số tiền bồi thường thực tế lên tới 3,25 tỷ USD. Số tiền bồi thường trung bình của mỗi tổn thất tăng gấp 3 lần so với năm 1998 và tăng gần 2 lần so với năm 1999. Theo thống kê, tổn thất giàn khoan nửa nổi nửa chìm P-36 của Petrobras xảy ra ngày 15/3/01 đã làm cho 10 công nhân thiệt mạng, thiệt hại được ước tính khoảng 600 triệu USD. Năm 2002, số lượng và tần suất tổn thất trong bảo hiểm dầu khí có dấu hiệu giảm hơn so với các năm trước đây. Tính đến hết năm tài chính 2002 mới chỉ có 2 vụ tổn thất trên 100 triệu USD và 5 vụ tổn thất vượt quá 50 triệu USD/mỗi vụ.
Trên toàn thế giới năm nào cũng có những vụ tổn thất xảy ra trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí với những hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới thiên nhiên môi trường và cả nền kinh tế thế giới. Và để khắc phục được cần phải tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian. Đó cũng chỉ là một số ví dụ điển hình về tình hình tổn thất và thiệt hại ở vài năm gần đây. Như đã nói, với số vốn khổng lồ của mỗi công trình, một bộ phận thậm chí một chi tiết trong ngành dầu khí thì thiệt hại xảy ra luôn là nỗi kinh hoàng cho các nhà đầu tư. Chắc chắn sẽ không có nhà đầu tư nào dám thực hiện đầu tư với nhận thức về rủi ro đa dạng trong lĩnh vực này nếu không có bảo hiểm. Một công ty đơn lẻ không thể gánh chịu các thiệt hại do sự cố đem lại như thiệt hại của công trình và các chi phí liên quan để khôi phục công trình, để ngăn ngừa và giải quyết hậu quả của ô nhiễm. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh này, công việc đầu tiên mà các hãng dầu, các nhà thầu thường làm khi tiến hành đầu tư, xây dựng bất kỳ một dự án nào là việc ký kết hợp đồng bảo hiểm nhằm được chia sẻ gánh nặng về mặt tài chính khi rủi ro không may xảy ra.
Đối với Việt Nam, vai trò chỗ dựa về tinh thần của ngành bảo hiểm lại càng quan trọng. Với thu nhập bình quân đầu người chưa tới 400 USD thì những giàn khoan, những giếng dầu, những nhà máy lọc dầu có giá trị hàng tỷ USD có thể được coi là đứa con cưng của bà mẹ nghèo khó chắt chiu. Từ trước tới nay, tổn thất lớn nhất phải kể đến là sự cố khống chế giếng phụt của giàn khoan hãng BP năm 1993 gây tổn thất lên tới 60 triệu USD, tiếp đến là vụ tàu Trường Sa đâm vào đường ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ vào bờ thiệt hại hơn 10 triệu USD. Hiện nay dù cho nghiệp vụ bảo hiểm này có tăng chậm nhưng thị phần của bảo hiểm dầu khí vẫn chiếm hơn 10 % thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Biểu 1: Tỷ trọng Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí trên thị trường BHVN
Năm
Tổng phí BHDK(USD)
Tổng phí các nghiệp vụ(USD)
Tỷ trọng(%)
1998
5.161.000
124.598.782
4,14
1999
3.900.000
110.225000
3,54
2000
5.300.000
120.768.823
4,39
2001
18.300.000
140.065.327
13,07
2002
32.500.000
170.875.000
19,02
(Nguồn: Tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Trong thời gian tới rất nhiều dự án thăm dò, khai thác và chế biến lọc dầu sẽ được tiếp tục tiến hành bất chấp tình hình khó khăn chung của thị trường bảo hiểm dầu khí thế giới. Điều này đồng nghĩa với một khối lượng tài sản, vốn lớn sẽ được đầu tư vào đây, rủi ro luôn tồn tại và như vậy là nguy cơ thiệt hại lại tăng lên. Lúc này sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, khai thác và chế biến lại cần đến sự giúp đỡ không thể thiếu của một ngành dịch vụ đặc biệt: đó là ngành Bảo hiểm.
Xuất phát từ giá trị của các thiết bị chuyên môn đặc biệt và những chi phí lớn nhằm thực hiện công tác khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi, ngành bảo hiểm phải luôn bám sát với tốc độ phát triển nhanh chóng của một ngành công nghiệp có tốc độ cải tiến và ứng dụng các phát minh khoa học một cách liên tục như ngành dầu khí. Chính vì sự tiến bộ rất nhanh này mà các điều khoản, điều kiện cũng như đặc thù của bảo hiểm dầu khí cũng thay đổi liên tục kèm theo yêu cầu về đội ngũ chuyên viên bảo hiểm lành nghề có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoá dầu, khai thác, chế biến...
Trước khi được xem như một bộ phận riêng biệt tách rời với những lĩnh vực bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm truyền thống như hàng hải, nhân thọ ...thì các hoạt động bảo hiểm dầu khí ngoài khơi bắt đầu khi việc thăm dò được thực hiện ở vùng nước sâu vịnh Mexico vào đầu những năm 1960, đi kèm theo sự phát triển của các giàn khoan chìm, bán chìm và giàn khoan nổi. Điều này đòi hỏi những chuyên viên bảo hiểm có những kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá rủi ro trong quá trình khai thác dầu khí như khống chế giếng, phòng chống ô nhiễm, cháy giàn khoan.. và những rủi ro trong phạm vi hàng hải như đối với các tàu khoan, giàn khoan tự hành, tàu dầu. Trước đó, khi việc tìm khoan dầu thường diễn ra ở những vùng đất hoặc nước cạn hơn như hồ hoặc sông thì các giàn khai thác thường được coi là đối tượng bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm hàng hải hoặc phi hàng hải, bảo hiểm thân tàu tự thoả thuận.
Tới nay thì chỉ riêng trong bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi cũng đã phát triển rất nhiều nghiệp vụ khác nhau trong đó một số nghiệp vụ chính vẫn là bảo hiểm chi phí khống chế giếng (bao gồm cả chi phí khoan lại, rò rỉ và ô nhiễm, làm sạch và khử nhiễm ...), bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm giàn khoan, sà lan khoan, tàu khoan, giàn khoan tự nâng, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi đối với các công trình dầu khí , bảo hiểm thiết bị vật tư của các công trình dầu khí ...
2. Khái quát một số nghiệp vụ bảo hiểm trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí :
Trong bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí, người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm thường bao gồm 2 đối tượng chính là các công ty dầu hay còn được gọi là người điều hành (The Opertor) và các nhà thầu (The Contractor). Các công ty dầu có thể là các tập đoàn khổng lồ đa quốc gia hoặc cũng có thể là những công ty nhỏ hơn tiến hành hợp tác kinh doanh trong việc khai thác chế biến dầu. Hợp đồng bảo hiểm được các công ty dầu ưa chuộng chính là các hợp đồng trọn gói (Package Insurance) đảm bảo cho hầu hết các tài sản và hoạt động của họ. Còn các nhà thầu thường là những chuyên gia trong lĩnh vực hoá dầu, xây dựng hoặc lắp đặt các thiết bị chuyên ngành cho hoạt động dầu khí. Họ chính là những người chịu trách nhiệm chủ yếu trong thiết kế, xây dựng và lắp đặt các giàn khoan tự nâng và đường ống ngoài khơi ...
Ngoài hai đối tượng trên thì các công ty cung cấp các thiết bị, các hãng tư vấn, các công ty xây dựng và cả các công ty sử dụng, chế biến dầu thô thuộc hạ nguồn (Downstream) trong công nghiệp dầu khí cũng là những người tham gia bảo hiểm trong nghiệp vụ này.
Có thể có rất nhiều cách khác nhau để chia loại các nghiệp vụ bảo hiểm trong thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi, tuy nhiên người ta căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình thăm dò và khai thác dầu khí để tiến hành bảo hiểm cho các giai đoạn như giai đoạn thăm dò địa chấn, khoan thăm dò, giai đoạn xây dựng và lắp ráp giàn khoan (Platform), các thiết bị sản xuất, lắp đặt đường ống và giai đoạn khai thác dầu... Bên cạnh đó, người ta còn dựa trên các thiệt hại phát sinh một số thiệt hại có thể có được bảo hiểm trong bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí là các thiệt hại trực tiếp (Direct Damage): bảo hiểm cho tài sản đối với mất mát và thiệt hại vật chất bất ngờ, các thiệt hại mang tính trách nhiệm đối với người thứ 3 (Third Party), các chi phí thiệt hại do khống chế phụt (Control of Well Insurance). Và cuối cùng là các thiệt hại mang tính chất hậu quả (Cosequential Loss): bao gồm bảo hiểm cho những mất mát tài chính của người được bảo hiểm sau khi có sự cố xảy ra như thiệt hại gián đoạn kinh doanh (Business Interuption Insurance), thiệt hại do chậm khởi công công trình(Start Delay Insurance).
3. Khái quát về thị trường bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí trên thế giới và tại Việt Nam:
3.1 Thị trường bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí thế giới :
Ngành bảo hiểm cũng như các ngành công nghiệp khác, hoạt động trên cơ sở chu kỳ. Chu kỳ bảo hiểm chuyển biến từ thời kỳ thị trường phí thấp cho tới thị trường phí cao. Tuy nhiên, kể từ năm 1998 trở lại đây, thị trường phí bảo hiểm dầu khí có sự thay đổi liên tục. Từ năm 1998 đến năm 2002, tổng phí bảo hiểm dầu khí trên thế giới liên tục giảm nhưng kể từ sau sự kiện 11/9 tại Mỹ thì thị trường đã có sự thay đổi.
Biểu 2: Tổng phí Bảo hiểm năng lượng thế giới giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : tỷ USD
Năm
Tổng phí
1998
2,1
1999
1,5
2000
1,3
2001
2,5
2002
3,7
(Nguồn: Tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2002, tình hình thị trường bảo hiểm dầu khí thế giới có thể được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ 1998 - 2000, đây là giai đoạn khó khăn khi mà thị trường đang có dấu hiệu xuống dốc. Biểu hiện là số lượng phí liên tục giảm, từ 2,1 tỷ USD phí năm 1998 xuống còn 1,5 tỷ USD trong năm 1999. Và con số này là 1,3 tỷ trong năm 2000. Lúc này rõ ràng là thị trường đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay thị trường đang dần trở lại những bước đầu tiên của một chu kỳ phát triển mới. Các công ty bảo hiểm hàng đầu trên thế giới đang có xu hướng tăng phí bảo hiểm, nhất là sau sự kiện 11/9 tại Mỹ. Điều này đã tác động mạnh tới sự tăng mạnh tổng phí bảo hiểm dầu khí trên toàn thế giới. Năm 2001 tổng phí bảo hiểm dầu khí toàn thế giới đã tăng lên đạt 2,5 tỷ USD (tăng gần gắp 2 lần so với năm 2000). Và năm 2002 đã đạt 3,7 tỷ USD. Đây có thể coi là dấu hiệu đáng mừng cho thị trường bảo hiểm dầu khí thế giới trong giai đoạn sắp tới.
Giờ đây nếu chúng ta nhìn nhận từ bên ngoài thì môi trường bảo hiểm nhìn chung có vẻ ổn định hơn và ít thay đổi thất thường. Các nhà bảo hiểm đã phản ứng trên quy mô rộng lớn với cách thức thận trọng hơn trong thị trường khó khăn. Nhìn chung thị trường lúc này đã xuất hiện một giải pháp hợp lý hơn đối với việc áp dụng các mức tăng phí bảo hiểm. Ngoài ra các nhà bảo hiểm cũng đã lưu ý hơn tới các loại dịch vụ bảo hiểm như khống chế giếng và xây dựng ngoài khơi so với thời gian trước đây cho dù tỷ lệ phí tính cho mọi loại rủi ro thuộc bất kỳ loại hình bảo hiểm nào đã tăng lên, phạm vi bảo hiểm đã bị thu hẹp và mức khấu trừ đã được nâng cao hơn. Năng lực bảo hiểm giờ đây lại tập trung trong tay một số ít các nhà bảo hiểm và điều này kết hợp với số liệu thống kê tình hình tổn thất xấu trong vài năm qua đã khiến cho quy luật cung cầu thông thường không thể được áp dụng trong thời gian này.
Theo số liệu thống kê tổn thất về bảo hiểm năng lượng của toàn thị trường thế giới thì số vụ tổn thất xảy ra đã ít hơn nhưng mức độ thiệt hại thì cao hơn nhiều lần.
Biểu 3: Tổn thất năng lượng trên thế giới giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : Tỷ USD
Năm
Tổn thất
1998
4
1999
3,8
2000
3,25
2001
3,4
2002
1,5
(Nguồn: Tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003)
Qua bảng thống kê ở trên chúng ta thấy được tình hình tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng trên toàn thế giới trong 5 năm trở lại đây. Nếu đối chiếu với số phí bảo hiểm trong giai đoạn đó thì chúng ta thấy rõ tỷ lệ bồi thường là tương đối cao. Năm 1998, số tiền tổn thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm lên tới 4 tỷ USD. Đây là năm có số tiền tổn thất cao nhất trong giai đoạn 1998 - 2002. Đến năm 1999, số tiền tổn thất vẫn còn ở mức cao là 3,8 tỷ USD. Năm 2000 tổn thất đã giảm xuống còn 3,25 tỷ USD và đến năm 2001 là 3,4 tỷ USD. Sang tới năm 2002, con số được ước đạt 1,5 tỷ USD.
Đây quả là năm dễ chịu cho các công ty bảo hiểm dầu khí trên thế giới. Giá trị tổn thất đã ở mức giới hạn cho phép. Điều này muốn nói lên tính rủi ro cao và khó lường của ngành công nghiệp dầu khí. Mặc dù các công ty tham gia bảo hiểm đã thực hiện rất tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhưng chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong quá trình hoạt động có thể dẫn tới thiệt hại khôn lường.
3.2 Thị trường bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam:
Mặc dù bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi đang diễn ra trên thị trường bảo hiểm năng lượng thế giơí đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn như đã nêu ở trên, nhưng bù lại là giá dầu thô vẫn duy trì ở mức tương đối cao nên các nhà thầu dầu khí trong nước và nưóc ngoài vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào hoạt động thăm dò, khai thác và phát triển mỏ ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh tới việc tăng tổng phí bảo hiểm năng lượng tại Việt Nam.
Biểu 4: Phí Bảo hiểm năng lượng của thị trường Việt Nam từ 1998 - 2002
Đơn vị : Triệu USD
Năm
Tổng Phí
1998
5,161
1999
4,8
2000
5,3
2001
18,3
2002
32,5
( Nguồn: Tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm số 1/2003 )
Thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường bảo hiểm dầu khí thế giới. Năm 1998, lượng phí bảo hiểm dầu khí của thị trường Việt Nam đạt 5,161 triệu USD. Nếu so sánh với các năm gần trước đó thì đây là dấu hiệu tụt lùi. Sang năm 1999, thị trường trong nước cũng chưa có sự khởi sắc, lượng phí chỉ đạt 4,8 triệu USD. Đến năm 2000, lượng phí đã bắt đầu tăng lên đạt 5,3 triệu USD, báo hiệu một thời kỳ thuận lợi cho thị trường trong nước. Lần lượt qua 2 năm tiếp theo 2001, 2002 lượng phí đột ngột tăng mạnh lên 18,3 và 32,5 triệu USD. Có được điều này phần lớn là do phí bảo hiểm trên toàn thế giới của nghiệp vụ này đã tăng.
Trong năm 2002, ngoài các dịch vụ được tái tục hàng năm khối lượng dịch vụ dầu khí ở Việt Nam đã tăng nhiều hơn so với cùng kỳ những năm trước với một số dự án mới như xây dựng lắp đặt các giàn đầu giếng, giàn bơm nước, giàn nhà ở tại mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC với tổng giá trị hợp đồng là 180,596 triệu USD, giàn đầu giếng WHP-A tại lô 15-1 của liên doanh dầu khí Cửu Long tại giếng Sư Tử Đen với giá trị hợp đồng gần 15,444 triệu USD, chương trình khoan 4 giếng thăm dò tại lô 16-1 của liên doanh Hoàn Vũ và Hoàng Long và gần đây nhất là chương trình khoan 3 giếng phát triển của xí nghiệp liên doanh Việt Xô tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng. Chính điều này hứa hẹn đem lại cho ngành công nghiệp bảo hiểm dầu khí những cơ hội và thời cơ mới.
II. Tái Bảo Hiểm thăm dò và khai thác dầu khí :
1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí :
Tái bảo hiểm ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành bảo hiểm. Được đánh dấu bởi hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên được ký kết năm 1370, tái bảo hiểm phát triển mạnh vào thế kỷ 19 và ngày nay đang có vai trò rất to lớn. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm tập đoàn tái bảo hiểm khổng lồ tiến hành kinh doanh nghiệp vụ này ở khắp mọi nơi. Với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ USD, đây quả thực là một ngành có vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Vậy thì vấn đề đặt ra là: tái bảo hiểm là gì, và tại sao lại cần có tái bảo hiểm?
Để trả lời được cho câu hỏi này, cần thấy rằng trước hết bảo hiểm là 1 phạm trù kinh tế gồm các quá trình phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo Xã hội. Bảo hiểm được đặc trưng bằng việc thành lập những quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận dụng các quy luật thống kê và nguyên tắc số đông, nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính riêng rẽ quỹ đó để đáp ứng nhu cầu có thể dự đoán được trong tương lai phát sinh từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại xảy ra. Như vậy các công ty bảo hiểm hay còn gọi là nhà bảo hiểm đang cung cấp 1 dịch vụ tài chính rất đặc biệt cho Xã hội, đó là lời hứa chia sẻ khó khăn về mặt tài chính khi xảy ra sự cố từ những rủi ro định trước. Tuy nhiên lúc này chính bản thân các nhà bảo hiểm lại đang phải gánh chịu rủi ro. Dù là dựa trên những cơ sở mang tính khoa học và dù biết rằng không phải mọi rủi ro đều dẫn tới tổn thất nhưng chính các nhà bảo hiểm cũng lại không thể chắc chắn rằng liệu rủi ro có xảy ra hay không và nếu có thì giá trị sẽ là bao nhiêu, tần suất như thế nào. Thực tế đã cho thấy không thể loại trừ trường hợp mà khả năng tổn thất xảy ra nhiều hơn so với những dự kiến, hoặc mức độ, giá trị tổn thất lớn hơn so với dự tính. Và tái bảo hiểm ra đời chính là nhằm để giải quyết câu hỏi lớn này của các nhà bảo hiểm
Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp thuận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm .
Hình 1: Sơ đồ quan hệ tái bảo hiểm
Người được bảo hiểm
Nhà bảo hiểm gốc
Các nhà nhận tái khác
Nhà nhận tái B
Nhà nhận tái A
Trong thăm dò và khai thác dầu khí , tái bảo hiểm là một công cụ không thể thiếu. Như đã nói ở trên, thăm dò và khai thác dầu khí là một ngành kinh tế có giá trị tài sản vô cùng lớn mang tính tập trung và tích tụ cao ở các công trình như giàn khoan, giếng dầu, nhà máy chế biến. Thực tế cho thấy không có một nhà bảo hiểm độc lập nào có thể một mình đứng ra bảo hiểm cho một đối tượng bảo h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100835.doc