Chuyên đề Hoạt động kinh doanh thương mại của trung tâm thương mại Cát Linh

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Điều đó đánh dấu sự thành công trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì hoạt động kinh doanh thương mại cũng có một bước ngoặt lớn. Hoạt động kinh doanh thương mại là một trong những hoạt động rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó có vị trí trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng đồng thời còn là mắt xích nối liền giữa các ngành kinh tế với nhau. Hoạt động kinh doanh thương mại được thể hiện thông qua thị trường, đây là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có thị trường mà hàng hóa sản xuất ra có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, thông qua thị trường các nhà sản xuất sẽ biết được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để từ đó tiến hành sản xuất kinh doanh hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. DDòi hỏi của con người càng ngày càng cao, yêu cầu về hàng hóa không chỉ là tiện dùng, độ bền cao mà còn đòi hỏi ở tính thẩm mỹ, tính kinh tế chính vì vậy quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi càng cao thì mới đáp ứng được nhu cầu càng cao của con người và mới được thị trường chấp nhận.

Trong cơ chế quan liêu bao cấp, hàng hóa sản xuất ra còn ít, khách hàng chỉ được mua những cái mà nhà sản xuất có chứ không được mua những cái mà mình cần. Trong cơ chế này chỉ tồn tại một hình thức sở hữu nhà nước và tập thể nên chưa có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ở cơ chế này các nhà sản xuất phải bán cái mà người mua cần chứ không phải bán cái mà mình có. Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi có hiệu quả nhất; đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển cần năng động linh hoạt, nhạy bén và có óc sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hoạt động kinh doanh thương mại ở giai đoạn này mới thực sự giữ đúng vai trò của nó, nền kinh tế mở cửa hiện nay đã tạo nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm 4 khâu chủ yếu: mua, bán và dự trữ bảo quản, vận chuyển 4 khâu này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của các doanh nghiệp là tiêu thụ được nhiều hàng hóa song muốn có hàng để bán thì doanh nghiệp phải tổ chức thu mua hàng hóa từ các cơ sở sản xuất. Do đó muốn hoàn tất khâu mua vào thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó xây dựng mặt hàng kinh doanh hợp lý, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trường.

Từ khâu mua vào đến khâu bán ra là cả một quá trình quan trọng. Mua vào đã là quan trọng nhưng bán ra cũng quan trọng không kém bởi vì bán hàng là kết quả của quá trình kinh doanh. Muốn thúc đẩy lượng hàng hóa bán ra nhanh thì doanh nghiệp phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị hàng hóa và có kế hoạch bán hàng, phục vụ khách hàng thật tốt để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách. Trong kinh doanh không những phải biết điều hành, tổ chức khâu tiêu thụ hàng hóa mà còn phải biết tổ chức tốt khâu dự trữ vì có làm tốt khâu này thì mới đảm bảo có đủ hàng hóa bán ra, đảm bảo được chất lượng ban đầu của hàng hóa và hạn chế được hao hụt trong quá trình bảo quản.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chuyên đề Hoạt động kinh doanh thương mại của trung tâm thương mại Cát Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Điều đó đánh dấu sự thành công trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì hoạt động kinh doanh thương mại cũng có một bước ngoặt lớn. Hoạt động kinh doanh thương mại là một trong những hoạt động rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó có vị trí trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng đồng thời còn là mắt xích nối liền giữa các ngành kinh tế với nhau. Hoạt động kinh doanh thương mại được thể hiện thông qua thị trường, đây là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có thị trường mà hàng hóa sản xuất ra có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, thông qua thị trường các nhà sản xuất sẽ biết được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để từ đó tiến hành sản xuất kinh doanh hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. DDòi hỏi của con người càng ngày càng cao, yêu cầu về hàng hóa không chỉ là tiện dùng, độ bền cao mà còn đòi hỏi ở tính thẩm mỹ, tính kinh tế chính vì vậy quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi càng cao thì mới đáp ứng được nhu cầu càng cao của con người và mới được thị trường chấp nhận. Trong cơ chế quan liêu bao cấp, hàng hóa sản xuất ra còn ít, khách hàng chỉ được mua những cái mà nhà sản xuất có chứ không được mua những cái mà mình cần. Trong cơ chế này chỉ tồn tại một hình thức sở hữu nhà nước và tập thể nên chưa có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. ở cơ chế này các nhà sản xuất phải bán cái mà người mua cần chứ không phải bán cái mà mình có. Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi có hiệu quả nhất; đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển cần năng động linh hoạt, nhạy bén và có óc sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hoạt động kinh doanh thương mại ở giai đoạn này mới thực sự giữ đúng vai trò của nó, nền kinh tế mở cửa hiện nay đã tạo nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm 4 khâu chủ yếu: mua, bán và dự trữ bảo quản, vận chuyển 4 khâu này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của các doanh nghiệp là tiêu thụ được nhiều hàng hóa song muốn có hàng để bán thì doanh nghiệp phải tổ chức thu mua hàng hóa từ các cơ sở sản xuất. Do đó muốn hoàn tất khâu mua vào thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó xây dựng mặt hàng kinh doanh hợp lý, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trường. Từ khâu mua vào đến khâu bán ra là cả một quá trình quan trọng. Mua vào đã là quan trọng nhưng bán ra cũng quan trọng không kém bởi vì bán hàng là kết quả của quá trình kinh doanh. Muốn thúc đẩy lượng hàng hóa bán ra nhanh thì doanh nghiệp phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị hàng hóa và có kế hoạch bán hàng, phục vụ khách hàng thật tốt để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách. Trong kinh doanh không những phải biết điều hành, tổ chức khâu tiêu thụ hàng hóa mà còn phải biết tổ chức tốt khâu dự trữ vì có làm tốt khâu này thì mới đảm bảo có đủ hàng hóa bán ra, đảm bảo được chất lượng ban đầu của hàng hóa và hạn chế được hao hụt trong quá trình bảo quản. Phần I Giới thiệu chung về trung tâm thương mại Cát linh 1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm thương mại Cát Linh Trung tâm thương mại Cát Linh thuộc công ty thương mại Hà Nội, được thành lập cuối năm 1998. Trung tâm có lợi thế nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội thuộc quận Đống Đa, phường Cát Linh, đây là một trong những nút giao thông quan trọng, chủ yếu của quận và thành phố. Ngoài ra trung tâm còn có điều kiện khá thuận lợi, nằm gần sân vận động Hàng Đẫy và Văn Miếu Quốc Tử Giám - một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam nên có nhiều khách dl trong và ngoài nước thường xuyên đến thăm quan và mua hàng. Ngay từ buổi đầu mới thành lập trung tâm đã gặp phải không ít khó khăn. Do trung tâm mới thành lập nên khách hàng gần xa chưa biết đến, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên còn non nớt nhưng nhờ có chính sách kinh doanh đúng đắn, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của cán bộ công nhân viên mà trung tâm đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng gần xa. Thể hiện qua: Doanh thu mấy tháng cuối năm 1998 đạt 1.330.000.000đ. Bước sang năm 1999 trung tâm thương mại Cát Linh đã đi vào hoạt động ổn định và đạt doanh thu 4.000.000.000đ chiếm 40,47% tổng doanh thu của công ty. Năm 2000 doanh thu của trung tâm thương mại Cát Linh là 4.700.000.000đ chiếm 14% tổng doanh thu của công ty. Năm 2001 trung tâm đạt doanh thu 5.300.000.000đ chiếm 16,4% tổng doanh thu của công ty. Năm 2002 doanh thu đạt được là: 6.000.000.000đ chiếm 19,2% tổng doanh thu của công ty. Năm 2003 doanh thu của trung tâm là 6.100.000.000đ, chiếm 19,7% tổng doanh thu của công ty. Năm 2004 trung tâm thương mại Cát Linh dự tính đạt doanh thu là 6.500.000.000đ chiếm 21% tổng doanh thu của công ty. Theo số liệu như trên ta đã thấy trung tâm thương mại Cát Linh không ngừng phát triển và luôn cố gắng đạt được doanh thu cao nhất. 2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm thương mại Cát Linh 2.1. Chức năng Trung tâm thương mại Cát Linh là một doanh nghiệp nhà nước có hoạt động kinh doanh thương nghiệp lớn, trung tâm có chức năng chủ yếu là: - Trung tâm có chức năng tổ chức chỉ đạo, thu mua, khai thác nguồn hàng, phát huy vai trò chỉ đạo của thương nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Trung tâm có chức năng quản lý vật tư hàng hóa, tiền vốn, tổ chức bán lẻ và phân phối, đảm bảo đúng chính sách chế độ do Đảng và Nhà nước ban hành. - Trung tâm có chức năng thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị hiếu về hàng hóa thông qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động, tăng ngân sách nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm thương mại Cát Linh * Nhiệm vụ: - Xây dựng, tổ chức thực hiện kinh doanh bán buôn, bán lẻ các ngành hàng như: điện tử, đồ gia dụng, hàng mỹ phẩm... - Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. - Phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách, bảo vệ môi trường cảnh quan và trật tự an toàn xã hội. - Phải đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành hàng đã đăng ký. - Hàng hóa kinh doanh phải đảm bảo chất lượng đã quy định, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các chế độ, chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước ban hành. - Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. * Quyền hạn: - Có quyền tự do kinh doanh về ngành hàng kinh doanh, đối tác kinh doanh, địa điểm, quy mô kinh doanh, hình thức, phương thức kinh doanh. - Tự do lựa chọn cách thức huy động vốn và tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của trung tâm. - Tự do mở các cửa hàng buôn bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong đăng ký kinh doanh. - Tự do thuê mướn lao động theo luật định. - Tự do sử dụng phần thu nhập hợp lý. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm thương mại Cát Linh - Qua những năm đầu mới thành lập, song song với quá trình làm tốt công tác sản xuất kinh doanh, trung tâm thương mại Cát Linh cũng từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động kinh doanh của trung tâm. Do có sự chuyển đổi cơ chế, trung tâm phải hoạt động trong một môi trường đầy sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế lại với những cơ sở vật chất, đội ngũ lao động kinh doanh và đổi mới quản lý kinh tế, vận dụng ưu thế của cơ chế thị trường qua từng thời điểm để tháo gỡ khó khăn chuyển dần sang hạch toán kinh doanh, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu phấn đấu. Do vậy để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, trung tâm đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ các hoạt động của các phòng ban, các gian hàng. 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của trung tâm thương mại Cát Linh Sở Thương mại Hà Nội Chi nhánh số 1E Cát Linh Giám đốc trung tâm Phó giám đốc trung tâm P. Kế toán NV bán hàng P. Bảo vệ P. Nghiệp vụ Nhân viên Tổ 1 Nhân viên Nhân viên Tổ 2 Nhân viên Nhân viên Quầy thực phẩm Quầy gia dụng Quầy mỹ phẩm Nhân viên Nhân viên Nhân viên 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và từng phòng ban + Giám đốc là người có quyền lực cao nhất, là người tổ chức điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của trung tâm, các quyết định cuối cùng và thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi của trung tâm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước. + Phó giám đốc: có nhiệm vụ kết hợp cùng với giám đốc giải quyết những công việc của trung tâm đồng thời được phân công quản lý, phụ trách từng phần công việc cụ thể. Thay mặt giám đốc trực tiếp đôn đốc và chỉ đạo hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc được giao. Các phòng ban, mỗi phòng đều có chức năng riêng biệt nhưng có cùng mục đích là giúp giám đốc hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Phòng kế toán: gồm 5 người, có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh trong cửa hàng, giám sát tiền hàng thông qua báo cáo bán hàng hàng ngày, giấy nộp tiền của mậu dịch viên. Từ đó báo cáo cho lãnh đạo xác định chính xác tình hình kinh doanh của trung tâm để có kế hoạch mua vào và bán ra, dự trữ cung cấp hàng hóa kịp thời để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. + Phòng nghiệp vụ: gồm 5 nhân viên Trong đó có một trưởng phòng phụ trách toàn bộ tình hình, có nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo việc kinh doanh của cửa hàng, lắng nghe ý kiến của cấp trên và của các nhân viên để xác định phương pháp, phương hướng kinh doanh phù hợp, hợp lý. Đồng thời người quản lý phải thường xuyên qua lại để giám sát tác phong công việc của từng cá nhân trong tổ để nhắc nhở, đôn đốc thực hiện tốt công việc mà ban lãnh đạo đã giao phó. 4 người còn lại có nhiệm vụ: tìm đối tác cung cấp hàng hóa cũng như đảm bảo lượng hàng hóa chuyển đến khi mà ngoài siêu thị hết hàng hay để tránh tình trạng hàng hóa thiếu hụt làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của trung tâm và hàng hóa không bị tổ chức dự trữ hàng hóa vào những dịp lễ hội, tết nguyên đán. Cho nên những nhân viên phòng nghiệp vụ phải phụ trách luôn cả nghiệp vụ kho khi số lượng hàng hóa trong những ngày lễ tết, xếp vào kho theo những ký hiệu của hàng hóa để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, biến chất... + Bộ phận bán hàng (bộ phận này gồm 20 người) được chia làm 2 tổ: tổ bán hàng 1 và tổ bán hàng 2, mỗi tổ 10 người. Nhiệm vụ chính của tổ bán hàng là bán hàng và phục vụ khách hàng đồng thời là người trực tiếp giao dịch hàng hóa, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Từ đó 2 tổ này là những người nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách trên các mặt giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa mà từ đó phản ánh lại với nhân viên phụ trách (nhân viên nghiệp vụ) để từ đó nhân viên nghiệp vụ có những điều chỉnh kịp thời và có các hình thức kinh doanh hợp lý để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vì khách hàng là thượng đế". Việc làm đó sẽ giúp cho việc kinh doanh ngày một hoàn thiện hơn. Mỗi Tổ bán hàng gồm có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. Tổ trưởng có nhiệm vụ phân công lao động trong tổ của mình, chấm công làm việc của từng thành viên trong tổ. Tổ phó là người hỗ trợ cho tổ trưởng khi tổ trưởng có công việc đột xuất phải nghỉ thì tổ phó thay thế cho tổ trưởng. Tổ bán hàng 1 và tổ bán hàng 2 đều phải phụ trách các quầy sau: Quầy bánh kẹo. Quầy gia dụng Quầy mỹ phẩm. + Bộ phận bảo vệ: gồm 3 nhân viên với nhiệm vụ chính là bảo vệ, giữ gìn trật tự tại trung tâm, bảo vệ tài sản của trung tâm Bộ phận này được chia làm 3 ca: Sáng: từ 8h - 14h. Chiều: 14h - 22h Tối: 22h - 7h sáng hôm sau. 4. Tổ chức lao động và tình hình kinh doanh tại trung tâm thương mại Cát Linh 4.1. Tổ chức lao động Với diện tích là 210m2 trung tâm thương mại Cát Linh là một trung tâm có quy mô tương đối rộng nên để quản lý một cách tốt nhất, lãnh đạo trung tâm đã tổ chức bộ máy hoạt động theo hình thức thẳng đứng, hình thức quản lý này rất thuận tiện cho ban lãnh đạo trung tâm và nhân viên. Nó mang theo sự chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới mà không mất quá nhiều khâu trung gian từ đó sẽ tránh được sai sót do khâu trung gian gây ra, tiết kiệm được thời gian và nhân lực nhờ đó giảm chi phí cho việc làm ăn của trung tâm. Thêm vào đó các bộ phận phụ trách kế toán bán hàng cũng được bố trí cận kề nhau để thuận tiện trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của ban lãnh đạo trung tâm. Hiện nay trung tâm gồm 70 lao động và được phân công vào từng bộ phận theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo và theo đúng năng lực của từng người. Số nhân viên ở trung tâm được chia làm 2 loại lao động. - Lao động trực tiếp: Số lao động trực tiếp ở trung tâm là những nhân viên của tổ bán hàng, tổ kho. Tất cả bao gồm 33 người. Đây là đối tượng phải trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa, phải trực tiếp đảm nhiệm các công việc: mua, bán, vận chuyển, bảo quản... hàng hóa (tùy theo từng tổ) và phải chịu hoàn toàn về những sai sót, mất mát, hư hỏng... hàng hóa. Số lao động trực tiếp này có vai trò rất quan trọng trong trung tâm. - Lao động gián tiếp: Số lao động gián tiếp bao gồm số nhân viên của các tổ còn lại: tổ bảo vệ, tổ kế toán. Số lao động này tuy không tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa nhưng có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình kinh doanh của trung tâm. Việc sắp xếp lao động tại trung tâm như vậy là tương đối hiệu quả nhưng ban lãnh đạo trung tâm vẫn có dự định tổ chức và sắp xếp lại cơ cấu bộ máy quản lý, nhân viên của các khâu để đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay và tránh sự cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức. Trình độ của cán bộ công nhân viên tại trung tâm hầu hết là đại học và cao đẳng, thấp nhất là trung cấp. Trình độ chuyên môn của nhân viên cao kết hợp với sự nhiệt tình, lòng yêu nghề nên đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho trung tâm. * Thời gian làm việc tại trung tâm Thực hiện đúng chế độ hiện hành của nhà nước, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và để cho nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, trung tâm thực hiện chế độ làm việc: tuần nghỉ 2 buổi, cụ thể: Trung tâm mở cửa từ lúc 7h30 đến 20h30 để nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng về hàng hóa. Thời gian làm việc của nhân viên tại trung tâm được bố trí như sau: - Bộ phận lao động gián tiếp làm theo giờ hành chính từ 8h đến 16h, buổi trưa được nghỉ từ 12h đến 13h30. Riêng giám đốc và phó giám đốc là những người có trách nhiệm cao nên thời gian làm việc tương đối dài. 7h30 đến 8h30. Bộ phận lao động này được nghỉ vào thứ 7 và chủ nhật. Riêng tổ bảo vệ làm việc theo 3 ca: Ca 1: từ 8h - 14h. Ca 2: từ 14h - 22h. Ca 3: từ 22h - 7h sáng hôm sau. - Bộ phận lao động trực tiếp (nhân viên bán hàng) làm việc theo ca kíp. Mỗi kíp gồm 2 ca: ca sáng và ca chiều. Ca sáng: từ 7h30 - 14h Ca chiều: từ 14h - 20h30. Vì trung tâm mở cửa cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ nên nhân viên không được nghỉ vào thứ 7, chủ nhật mà sẽ được bố trí nghỉ thay phiên nhau vào các ngày trong tuần. * Định mức lao động Từ khi nhà nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là tự do kinh doanh nhưng cũng như các đơn vị thuộc công ty bách hóa Hà Nội, Trung tâm thương mại Cát Linh vẫn chịu sự quản lý, chỉ đạo của công ty. Hàng năm trung tâm chỉ được nhà nước cấp cho một số lượng vốn rất nhỏ để làm vốn kinh doanh. Với số vốn quá ít như vậy, việc duy trì hiệu quả trong kinh doanh là rất khó đặc biệt là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy để đứng vững và phát triển được thì trung tâm phải huy động vốn của cán bộ nhân viên đồng thời vay thêm vốn của ngân hàng đẻ kinh doanh. Bên cạnh đó trung tâm còn một vài diện tích trống cho thuê để lấy tiền mở rộng kinh doanh. Trung tâm là một trong những đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của công ty Bách hóa Hà Nội. Với diện tích rộng và lượng hàng hóa kinh doanh phong phú, trung tâm đã trở thành một trong những trung tâm trọng điểm của công ty. Để thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường trung tâm đã áp dụng cơ chế khoán doanh số cho từng quầy, từng nhân viên của từng quầy. Hàng tháng các nhân viên đổi quầy cho nhau để đạt đúng chỉ tiêu khoán. 4.2. Tình hình kinh doanh của Trung tâm thương mại Cát Linh Với những chính sách của Đảng và Nhà nước như hiện nay thì tình hình kinh tế nước ta đang có nhiều thay đổi và có những bước tiến quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đang từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường và đã có những thay đổi, kích thích bước đầu thực hiện sự quản lý kinh tế có hiệu quả cao và tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ thử thách đối với các thành phần kinh tế quốc dân so với thương mại nói chung và các trung tâm thương mại Hà Nội nói riêng. Trung tâm thương mại Cát Linh cũng đã kịp thời nắm bắt được cơ chế đó để có những bước điều chỉnh, thay đổi kịp thời và hoàn toàn về hình thức kinh doanh, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Sở thương mại Hà Nội, với những chính sách hạch toán độc lập, tự thu, tự chi. Do cơ chế thay đổi nên trung tâm đã có chính sách mở rộng nhiều mặt hàng kinh doanh với đủ chủng loại đa dạng về hàng hóa, phong phú về mẫu mã, màu sắc để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trên địa bàn mình kinh doanh. Siêu thị kinh doanh với 10.000 loại hàng hóa khác nhau và được chia làm nhiều quầy hàng khác nhau, quầy gia dụng, quầy tạp phẩm, quầy ngũ kim, quầy bánh kẹo, quầy thực phẩm tươi sống, quầy mỹ phẩm. Để có được số lượng hàng hóa lớn mà lại có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phong phú thì việc tổ chức tốt nguồn hàng là rất quan trọng. Chính vì vậy trung tâm đã tạo được uy tín tốt đối với các cơ sở sản xuất. Trung tâm thương mại Cát Linh có một vị trí kinh doanh khá thuận lợi nhưng do sự đông đúc của dân cư, do có nhiều khách thăm quan đến nên đây là nơi rất dễ hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy tại đây mọc lên rất nhiều công ty lớn nhỏ: các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Ngoài ra sự cạnh tranh của tư thương, của hàng nhập lậu, hàng trốn thuế cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của trung tâm. Xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng trong thời gian gần đây mang tính hiện đại và ngày càng tăng trong khi đó việc cải tiến cơ sở vật chất, phương thức phục vụ chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi trên do vậy trong cuộc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường trung tâm đã gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù vị trí kinh doanh thuận lợi nhưng do hiện nay cơ chế đổi mới kinh tế đều có quyền bình đẳng trong kinh doanh do vậy trung tâm đã phải cạnh tranh với rất nhiều các thành phần kinh tế khác. Xung quanh công ty là hệ thống thương mại dầy đặc cả quốc doanh lẫn tư nhân với số lượng hàng hóa phong phú đa dạng về chủng loại, chất lượng. Tỷ trọng của thương nghiệp quốc doanh ngày càng bị thu hẹp, không cạnh tranh nổi sự phát triển nhanh chóng của tư thương. Khu vực Hà Nội hiện nay có rất nhiều siêu thị lớn mới hình thành, chợ lớn, chợ nhỏ, các cửa hàng kinh doanh của tư nhân quá nhiều gần như ở đâu cũng có, các xe đẩy bán hàng đến tận từng nhà dân... Tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh của trung tâm. Để có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, để có thể chiếm lĩnh được thị trường và để có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì trung tâm phải luôn đề cao đối thủ cạnh tranh, không coi thường công ty bạn. Luôn tham khảo giá cả, chất lượng, phương thức kinh doanh của các công ty bạn để tìm ra chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với mình. 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm thương mại Cát Linh Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp làm ăn kinh tế. Với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại gồm nhà 2 tầng chiều dài 70m, chiều rộng 30m, nằm trên hai mặt phố là Cát Linh và Bích Câu. Do vị trí là hai mặt phố chính, cho nên việc kinh doanh gặp rất nhiều thuận lợi trong việc bố trí sắp xếp gian hàng. Gian hàng tự chọn được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, quạt trần, quạt thông gió để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Ngoài ra còn được trang trí với những bộ đèn để cung cấp đủ ánh sáng cho gian hàng, ở gần 2 cửa ra vào được bố trí máy tính để phục vụ cho việc thanh toán được thuận tiện, chính xác, nhanh chóng giúp khách không phải chờ lâu. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây còn thiếu, chưa có hệ thống camera tự động để theo dõi toàn bộ gian hàng. Ngoài ra phòng trưng bày hàng hóa không được thuận lợi cho việc bán hàng vì nó nằm ở trên tầng 2, khách hàng thường rất ngại mỗi khi lên xuống nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Việc này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và ít nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh của trung tâm. Ngoài ra các phòng ban khác được trang bị đầy đủ những phương tiện cần thiết để phục vụ cho công việc được gặp nhiều thuận lợi như phòng nghiệp vụ có điện thoại tiện cho việc liên lạc, có máy tính hòa mạng để kiểm tra và sử dụng khi cần thiết trong việc quản lý. Phòng kế toán cũng được trang bị máy tính, điện thoại để phục vụ cho việc quản lý những con số. 6. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm thương mại Cát Linh 6.1. Những thuận lợi Để có được những thành công trong kinh doanh như hiện nay thì trung tâm đã có một số thuận lợi như: Là một trung tâm ra đời khá muộn so với các trung tâm và các cửa hàng khác của Công ty Bách hóa Hà Nội nhưng Trung tâm lại được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của công ty trong hoạt động kinh doanh. Trung tâm ra đời tại địa điểm tập trung đông dân cư và gần các điểm du lịch nên lượng khách ra vào xem, mua sắm hàng hóa khá nhiều, uy tín của trung tâm ngày càng được nâng cao. Trung tâm có diện tích kinh doanh rộng nên lượng hàng hóa rất đa dạng phong phú về chủng loại, chỗ để trưng bày quảng cáo hàng hóa đẹp, lịch sự thu hút được sự chú ý của khách. Trung tâm nằm gần sân vận động và Văn miếu Quốc Tử Giám nên số lượng khách nước ngoài và khách dl các tỉnh khác chiếm khá đông. Bên cạnh những thuận lợi do yếu tố khách quan đem lại thì việc trung tâm kinh doanh tốt cũng nhờ trung tâm có bộ máy lãnh đạo năng động, gọn nhẹ, luôn đi sát thực tế, có đội ngũ nhân viên bán hàng hoạt bát, nhanh nhẹn, có trình độ, có óc sáng tạo trong công việc, thích nghi nắm bắt tốt nhu cầu của khách. 6.2. Những khó khăn Mặc dù gặp rất nhiều thuận lợi nhưng trung tâm cũng tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh: Trung tâm trực thuộc Công ty Thương mại Hà Nội nên trước kia hoạt động theo sự chỉ đạo của Nhà nước, khi bước ra hoạt động độc lập, tự trang trải toàn bộ chi phí về mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất lại vừa phải nuôi sống trung tâm nhưng vẫn phải nộp ngân sách nhà nước... do đó làm giảm sự cạnh tranh với các nhân dân tư nhân khác. Diện tích trống của trung tâm khá lớn trong khi đó các phòng ban lại có diện tích hạn chế, khu vực vệ sinh đã xuống cấp, chỗ để xe cho khách vào mua hàng lại do tư nhân quản lý. Mặt tiền trung tâm thường có một số quán nước và hàng bán rong, điều này đã làm mất mỹ quan của trung tâm, gây cản trở việc vào thăm quan, mua sắm của khách. Mặc dù gặp nhiều thuận lợi và khó khăn riêng xong trung tâm đã và đang từng bước khắc phục dần những khó khăn đó nhằm đáp ứng, thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người dân, đưa trung tâm ngày càng lớn mạnh và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyen de tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan