Một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó yếu tố con người. Để quản lý tốt một doanh nghiệp thì đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải quản trị tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người, để thông qua đó thực hiện quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất.
Con người vừa là chủ thể quản trị vừa là đối tượng quản trị. Trong những công việc như nhau thì sau các quá trình lao động khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, điều đó phụ thuộc phần lớn vào người lao động. Vậy làm thế nào để tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất? Nhà quản trị cần phải biết thu hút nhân tài và quan trọng hơn là phải biết giữ họ gắn bó với doanh nghiệp. Để làm được điều này thì yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết trả thù lao cho người lao động một cách tương xứng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Long, em có điều kiện tiếp cận được thực tế hoạt động kinh doanh và các hoạt động quản trị của Công ty. Bước đầu vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của đơn vị thực tập. Từ đó em đã chọn Đề tài: "Hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long” làm nội dung nghiên cứu trong Chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Việt Long
Chương 2. Thực trạng phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long
Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long
Chuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Ngọc Điệp và sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Hành chính - nhân sự và Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Việt Long.
Em xin chân thành cảm ơn !
69 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó yếu tố con người. Để quản lý tốt một doanh nghiệp thì đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải quản trị tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người, để thông qua đó thực hiện quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất.
Con người vừa là chủ thể quản trị vừa là đối tượng quản trị. Trong những công việc như nhau thì sau các quá trình lao động khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, điều đó phụ thuộc phần lớn vào người lao động. Vậy làm thế nào để tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất? Nhà quản trị cần phải biết thu hút nhân tài và quan trọng hơn là phải biết giữ họ gắn bó với doanh nghiệp. Để làm được điều này thì yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết trả thù lao cho người lao động một cách tương xứng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Long, em có điều kiện tiếp cận được thực tế hoạt động kinh doanh và các hoạt động quản trị của Công ty. Bước đầu vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của đơn vị thực tập. Từ đó em đã chọn Đề tài: "Hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long” làm nội dung nghiên cứu trong Chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Việt Long
Chương 2. Thực trạng phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long
Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long
Chuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Ngọc Điệp và sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Hành chính - nhân sự và Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Việt Long.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG
1.1.1. Sự hình thành Công ty
Công ty Cổ phần Việt Long được thành lập ngày 10/8/2002, với hình thức ban đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và xuất khẩu Việt Long. Đến ngày 08/10/2007, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Việt Long.
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Việt Long
Trụ sở chính: 20K3 - Đường Nguyễn Phong Sắc - Phường Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04. 7565841
Fax: 7568618
Email: thuhado@fpt.vn
Website: Vietlong.net.vn
Mã số thuế: 01023843489
Số tài khoản: 482110001090 - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch số 3 - Hà Nội
Xuất phát là Công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn ban đầu 1 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, Công ty huy động được tới 15 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Việt Long là Công ty cổ phần được hình thành với số vốn góp của 04 cổ đông, hoạt động trên 02 lĩnh vực sản xuất và thương mại.
Trong sản xuất, Công ty thực hiện việc thiết kế các loại mẫu, các sản phẩm theo đơn hàng.
Trong thương mại, thực hiện việc in, photo, in offset và là nhà phân phối các loại máy móc, các linh kiện trong lĩnh vực in và photo.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng Kế toán
Phòng Thiết kế - kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Bộ phận sản xuất
Phòng Hành chính - nhân sự
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho Tổng Giám đốc, chuẩn bị các quyết định cho Tổng Giám đốc chỉ huy về sản xuất kinh doanh. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến.
+ Hội đồng quản trị: Đứng đầu Công ty điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
+ Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm đưa ra những định hướng tổng thể cho Công ty.
+ Phòng Thiết kế - kinh doanh: Chịu trách nhiệm phụ trách thiết kế các mẫu theo yêu cầu và các mẫu của Công ty, thiết kế các bảng biểu, nội dung, các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Với bộ phận kinh doanh nghiên cứu về chiến lược phát triển ngắn hạn, biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh tìm kiếm khách hàng, quan hệ và phối hợp các bộ phận thiết kế, đặt hàng giải đáp thắc mắc khách hàng, tìm khách hàng mới, thị trường mới, duy trình khách hàng cũ của Công ty trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.
+ Phòng Kỹ thuật: Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công tác kỹ thuật như: sửa chữa, nghiên cứu, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị…, tham gia xây dựng và phát triển về kỹ thuật theo dõi kiểm tra, vận hành các thiết bị vật tư của Công ty và cho khách hàng.
+ Phòng Kế toán: Quản lý việc thu chi theo chế độ, quyết định của Nhà nước, kiểm soát các số liệu phát sinh, theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất các biện pháp xử lý nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
+ Phòng Hành chính - nhân sự: Phụ trách các vấn đề về văn thư, hành chính tổng hợp, các công tác về nhân sự. Lưu trữ, xử lý các văn bản của Công ty, kế hoạch về lương, giúp Tổng Giám đốc xây dựng các phương án tổ chức cán bộ quản lý, đề ra các biện pháp về an toàn lao động, công tác đào tạo, phát triển nâng cao tay nghề cho lao động, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý.
+ Bộ phận sản xuất: Là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm, với chức năng chính là tiếp xúc trực tiếp với sản xuất, giải quyết và thực hiện các đơn đặt hàng, nắm bắt cụ thể tình hình để đưa ra các đề xuất với lãnh đạo Công ty về điều kiện, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm về lao động
Quy mô về lao động của Công ty được mở rộng, đội ngũ lao động được nâng cao về trình độ và tay nghề để phù hợp với yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Với số lao động ban đầu vào năm 2002 là 10 đến năm 2007 tăng lên 68 lao động. Lao động của Công ty khi mới tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có kinh nghiệm về in, photo, nên khi tuyển vào làm việc, Công ty phải tiến hành đào tạo, tạo điều kiện để lao động tiếp cận và học hỏi thực tế ngay trong công việc. Vì vậy, sau một thời gian, lao động đều đáp ứng tốt những nhiệm vụ được phân công. Chính vì thế, dù thù lao mà lao động nhận được từ Công ty mới ở mức trung bình của xã hội, nhưng do có tính gắn kết giữa lao động và công việc, nên số lao động bỏ việc trong những năm qua là rất ít.
Bảng 1. Số lượng lao động của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số lao động (người)
10
12
20
25
50
68
Tỷ lệ lao động tăng (%)
-
16,7
40
20
50
26,5
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Số lao động tăng qua các năm, đặc biệt đến năm 2006 số lao động tăng 50%. Đó là vì việc chuẩn bị chuyển đổi sang Công ty cổ phần, đồng thời việc mở rộng thêm chi nhánh ở Thái Nguyên và hai cửa hàng phụ thuộc trên địa bàn. Dự kiến trong năm 2008, Công ty xây dựng và đi vào hoạt động kho dự trữ tại Hà Tây. Do đó, số lao động dự kiến sẽ tăng thêm đến hơn 80 lao động vào năm 2008.
Về độ tuổi lao động: tương đối trẻ, rất nhiều lao động đã gắn bó với doanh nghiệp từ năm 2002, lao động chủ yếu từ 20 - 35 tuổi, do đặc trưng của công việc cần đi nhiều, giao tiếp với khách hàng trẻ, cần sự sáng tạo về màu sắc, phục vụ chủ yếu cho lứa tuổi thanh niên, do đó, cũng tác động đến cơ cấu về giới tính.
Bảng 2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nam (người)
8
9
15
20
42
50
Nữ (người)
2
3
5
5
8
18
Tổng (người)
10
12
20
25
50
68
Tỷ lệ nữ so với tổng lao động (%)
20
40
25
20
16
25
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động nữ có tăng qua các năm nhưng so với lao động nam trong mỗi năm vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ lao động nữ năm 2002 là 20% đã tăng lên 25% năm 2004 nhưng đến năm 2006 giảm xuống còn 16% và đến năm 2007 là 25%.
Nguyên nhân trên là do Công ty chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật photo, các loại máy móc, việc đi lại phục vụ cho giao hàng nên nhu cầu về lao động nam là rất lớn. Còn lao động nữ chủ yếu làm tại các phòng, ban như: kế toán, thiết kế, thư ký… nên nhu cầu là không cao.
Cơ cấu về độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng bên cạnh đó trình độ lao động cũng đang là mối quan tâm của Công ty, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn sâu, tuy nhiên lãnh đạo Công ty vẫn rất chú trọng đến tay nghề của người lao động trong mỗi vị trí và môi trường làm việc. Hiện nay, Công ty đã thu hút được những lao động có trình độ, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật, vị trí đòi hỏi phải có kiến thức vì thường xuyên thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng và phân phối sản phẩm cho khách hàng và cho chính Công ty. Do đó, nhân viên Phòng Kỹ thuật khi được tuyển vào Công ty sẽ được ưu tiên hơn khi có trình độ cao đẳng hoặc cao hơn và có kinh nghiệm làm việc từ một năm trở lên.
Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất thì việc tuyển dụng và đào tạo lao động cũng có những thay đổi so với trước đây.
Đối với những công việc đòi hỏi phải làm việc thường xuyên bên máy như đứng in, photo, đóng gáy tài liệu, làm những tài liệu có sẵn theo yêu cầu, hay cóp file trong máy thì chỉ cần tuyển những công nhân phổ thông sau đó sẽ đào tạo cho phù hợp chuyên môn.
Đối với các nhân viên tại các phòng, ban đòi hỏi tính chuyên môn cao, tính linh hoạt và sáng tạo như Phòng Kỹ thuât, Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Kế toán thì Công ty tuyển dụng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.
Bảng 3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp (người)
8
11
15
18
38
53
Lao động có trình độ trung cấp (người)
1
2
3
5
8
10
Lao động có trình độ cao đẳng trở lên (người)
1
1
2
2
4
5
Tổng số lao động (người)
10
12
20
25
50
68
Tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp trở lên (%)
20
25
25
28
24
22,1
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Như vậy, số lao động có trình độ tăng qua các năm nhưng đáng chú ý
nhất là năm 2006 và 2007 số lao động có trình độ tăng cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Sự gia tăng này đưa số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên của Công ty chiếm tỷ lệ đáng kể 20% năm 2006 và 22,1% năm 2007. Điều này thể hiện ý tưởng chú trọng đến lực lượng lao động được đào tạo của Ban Giám đốc Công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, sự gia tăng về lao động có tay nghề như những năm qua vẫn chưa đáp ứng được sự thay đổi về kỹ thuật và thị hiếu của khách hàng. Do đó, sang năm 2008, Ban Giám đốc đã có kế hoạch tuyển dụng thêm những lao động có trình độ, kinh nghiệm và có khả năng khai thác triệt để được trên cả hai lĩnh vực dịch vụ in, photo và việc phân phối sản phẩm máy móc, trang thiết bị về in và photo.
1.1.4. Đặc điểm về trang thiết bị
Trang thiết bị kỹ thuật của Công ty không ngừng được cải tiến để ngày càng đáp ứng với thị hiếu của khách hàng.
Với sự tăng lên của chi nhánh Thái Nguyên và hai cửa hàng phụ thuộc tại Số 20 và Số 28 Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội, trang thiết bị, nhà xưởng của Công ty không ngừng được đầu tư và mở rộng.
Trang thiết bị của Công ty ngày càng được chú trọng đầu tư, cụ thể là từ năm 2002 đến năm 2005, lượng tài sản của Công ty mới chỉ đủ về chủng loại nhưng số lượng tài sản có chất lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng tình hình hoạt động của Công ty. Đến năm 2006 và năm 2007, Công ty đã đầu tư thêm ba máy photo và hai máy in khổ nhỏ, hai máy in khổ lớn.
Bảng 4. Tình hình tài sản cố định của Công ty
Năm
Tài sản
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Máy photo
Cái
1
1
1
2
5
5
Máy in khổ lớn
Cái
1
1
1
1
1
3
Máy mạ chữ
Cái
0
0
1
1
1
1
Máy in khổ nhỏ
Cái
1
1
1
1
3
3
Máy cắt giấy
Cái
0
1
1
1
1
1
Giấy và phụ kiện
1.000 đồng
300.786
918.647
1.273.213
4.141.986
5.203.192
7.299.732
Nguồn: Phòng Kế toán
Những máy mới được trang bị đều có chất lượng và công nghệ hiện đại giúp thực hiện công việc nhanh, chính xác và thực hiện được những chức năng phức tạp hơn, phục vụ ngày càng tốt cho hoạt động của Công ty và các chi nhánh. Việc đầu tư vào công nghệ tác động đến đội ngũ lao động, số lao động cần thiết để làm một công việc đã giảm xuống. Trong quá trình tuyển dụng lao động Công ty không chỉ cần số lượng lao động để đáp ứng quy mô ngày càng tăng mà đòi hỏi phải tuyển được lao động có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để phù hợp với tính năng ngày càng hiện đại của máy móc thiết bị.
Ngoài ra, Công ty còn trang bị các máy vi tính được nối mạng để luôn cập nhật thông tin về thị trường, giải đáp và tạo các mối quan hệ với bạn hàng. Mạng nội bộ cũng được kết nối nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc. Hiện nay, Công ty đang có 6 máy tại bộ phận sản xuất, 12 máy còn lại được phân theo các phòng ban của Công ty, với 8 máy tính để bàn và 4 laptop. Bên cạnh đó, hệ thống máy quay theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn Công ty cũng được thiết lập và nối trực tiếp với Phòng Giám đốc.
Máy điện thoại cũng được trang bị đến từng bàn làm việc để tiện thực hiện các cuộc gọi khi cần thiết, những nhân viên thường xuyên phải giao hàng thì được trang bị điện thoại di động.
Mặc dù, Công ty còn hạn chế về tài chính, nhưng Ban Giám đốc luôn quan tâm tạo điều kiện về trang thiết bị để tiết kiệm đến mức thấp nhất về thời gian và chi phí trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Bên cạnh đó thì giấy, mực là yếu tố đầu vào không thể thiếu của Công ty. Tình hình phát triển sản xuất và các dịch vụ in, photo chủ yếu được phản ánh qua sản lượng giấy, mực mà Công ty nhập và đưa vào sử dụng. Từ giá trị giấy và các phụ kiện là 300.786.000 đồng được sử dụng vào năm 2002 thì đến năm 2007 giá trị giấy và các phụ kiện mà Công ty sử dụng đã lên tới 7.299.732.000 đồng, trong đó, giá trị giấy được dùng trong Công ty là 5.870.356.458 đồng, giá trị giấy bán ra là 1.071.402.366 đồng.
1.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY
1.2.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh
Từ năm 2002, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động với hoạt động chính là trong lĩnh vực dịch vụ in và photo. Đến năm 2004, sau khi trang bị máy mạ chữ thì đã có sự chuyển biến mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty về lĩnh vực in offset. Và cũng bắt đầu từ năm 2004, Công ty thực hiện việc phân phối sản phẩm về in, photo, cho đến nay, đây là lĩnh vực góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Hàng năm, số lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng được nâng cao trên nền tảng của hai lĩnh vực chủ yếu mà Công ty đã lựa chọn. Trong đó, Công ty ngày càng chú trọng đến lĩnh vực phân phối, là nhà phân phối chủ yếu các máy bán lẻ và phát triển rộng hơn trên in và photo, in offset. Đến nay, sản phẩm chủ yếu của Công ty trong lĩnh vực sản xuất là:
- Các dịch vụ in và photo theo yêu cầu của cả khách lẻ và khách ký hợp đồng với lượng lớn. Các dịch vụ theo yêu cầu, các mẫu đã có sẵn sẽ được làm trực tiếp, các văn bản, bảng biểu, hay các tài liệu cần chỉnh sửa thì được đội ngũ nhân viên chỉnh sửa hoặc tư vấn để chỉnh sửa theo ý của khách hàng. Có rất nhiều kích cỡ chủng loại để khách có thể lựa chọn với các máy in và photo khổ lớn và khổ nhỏ tuỳ theo yêu cầu.
- In offset là các hoạt động yêu cầu có kỹ thuật và có đặc trưng riêng, sự sáng tạo của toàn Công ty. Với các mẫu theo yêu cầu của khách hoặc mẫu thiết kế do Công ty đưa ra để giới thiệu với khách:
In offset công nghiệp;
Mẫu thiệp cưới, mẫu tờ rơi;
Biểu mẫu văn phòng;
Thiết kế quảng cáo;
Thiết kế logo;
Máy chấm thi trắc nghiệm…
Tất cả đều được làm bằng các loại chất liệu đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu, mong muốn của khách hàng.
Các sản phẩm về dịch vụ in và photo, in offset được thực hiện theo quy trình sau:
Yêu cầu của khách hàng
Phòng Thiết kế - kinh doanh
Khách hàng lựa chọn
Tiến hành chỉnh sửa
Thực hiện sản xuất
Giao hàng và nhận tiền
Sơ đồ 2. Quy trình thực hiện các dịch vụ in, photo và in offset
Quy trình trên bao gồm 06 bước, bắt đầu từ việc tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, kết thúc là việc giao hàng và nhận tiền. Đây là một quy trình khoa học và được theo dõi qua hệ thống máy tính của Công ty. Vì vậy, lãnh đạo Công ty có thể theo dõi chu trình sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi để các phòng ban phối kết hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ chung.
Các sản phẩm về máy: là các loại sản phẩm về máy in và photo được Công ty phân phối từ trực tiếp nhà sản xuất đến tận tay khách hàng với dịch vụ bảo hành từ trực tiếp Công ty hoặc từ nhà sản xuất, với các nhà sản xuất nổi tiếng, uy tín như: Canon, HP, Ricoh, Lidar… như:
Máy in khổ lớn: Canon 8400, HP Desiginjit 500…
Máy in khổ nhỏ: Canon 5200, Canon LBP 5000…
Máy photo cũ, máy photo mới của Ricoh…
Máy mạ chữ: Lidar LD 700, Lidar 800…
Bộ dẫn mực tự động: Stylus C67, Stylus photo R230…
Ngoài ra, Công ty còn bán buôn, bán lẻ các loại giấy, mực, linh kiện máy trong lĩnh vực in và photo. Do Công ty chưa xây dựng được nhà xưởng và lượng vốn chưa đủ lớn để dự trữ máy móc thiết bị nên việc phân phối chủ yếu được thực hiện trực tiếp từ các hãng đến khách hàng có nhu cầu.
Bảng 5. Lượng máy bán được qua các năm
Đơn vị: cái
Năm
Máy bán
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Máy in
0
0
0
1
1
2
Máy pho to
0
0
1
0
2
3
Máy mạ chữ
0
0
0
1
0
1
Nguồn: Phòng Kế toán
Năm 2002, 2003, không có hoạt động phân phối máy, đến năm 2004 thì Công ty mới phân phối được một máy photo, năm 2005 tăng thêm một máy in và một máy mạ chữ. Và khi hoạt động phân phối được chú trọng thì lượng máy mà Công ty phân phối tăng lên.
Năm 2007, số máy photo và máy in được phân phối tăng lên với 03 máy photo, 02 máy in và 01 máy mạ chữ. Lĩnh vực phân phối từ chỗ không phải là sự quan tâm của đơn vị nhưng hiện nay nó càng được trú trọng hơn và trong tương lai sẽ là lĩnh vực cùng tồn tại và có vai trò ngang bằng và dần chiếm ưu thế so với dịch vụ in và photo.
Mặt khác, phân phối không chỉ dừng lại ở các sản phẩm nguyên chiếc mà Công ty còn phân phối cả phụ kiện, các thiết bị phụ tùng và cả giấy, mực photo.
1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm có sự tăng lên về quy mô và chất lượng.
Bảng 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu (1)
221.426.476
1.239.988.266
1.408.254.673
1.830.731.075
2.196.877.290
2.416.565.019
Gía vốn hàng bán (2)
162.578.573
910.400.009
100.148.010
1.201.780.812
1.622.404.096
1.817.092.587
Chí phí quản lý (3)
54.827.650
219.310.600
243.434.766
267.788.423
358.821.845
394.705.130
Chi phí tài chính (4)
25.065.546
100.262.184
110.288.402
121.317.243
206.239.312
247.487.175
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (5)=(1)-(2)-(3)-(4)
-21.045.293
9.975.473
53.047.495
239.854.778
9.411.037
-42.719.872
Lãi khác(6)
2.105.776
1.689.675
-
-
2.872.675
41.973
Lỗ khác(7)
-
-
15.019.873
2.912.072
-
10.616
Lợi nhuận chịu thuế (8)=(5)+(6)-(7)
-23.151.069
11.665.148
38.027.622
236.942.706
12.283.712
-42.751.229
Thuế thu nhập doanh nghiệp (9)=(7)*0,28
0
3.266.241
10.647.734
66.343.958
3.439.439
0
Lợi nhuận sau thuế(10)=(8)-(9)
-23.151.069
8.398.906
27.379.888
170.598.749
8.844.273
-42.751.229
Nguồn: Phòng Kế toán
Như vậy, qua bảng trên ta thấy được tình hình hoạt động của Công ty Việt Long từ năm 2002 đến hết năm 2007. Hai năm 2002 và 2007 là Công ty lỗ, năm 2003 có lợi nhuận nhưng không đáng kể. Nguyên nhân năm 2002 lỗ là do Công ty mới thành lập nên gặp một số khó khăn về thị trường hơn nữa lại phải đầu tư rất nhiều tài sản cố định, thị trường mới chưa có mối quan hệ lâu dài với khách hàng và chưa được khách hàng biết đến.
Lợi nhuận tăng liên tục qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006 chứng tỏ hoạt động của Công ty đã đi vào quỹ đạo của quá trình phát triển, từng bước tạo ra lợi nhuận và được thể hiện ở việc mở rộng quy mô vào năm 2007. Nhưng đến năm 2007, doanh nghiệp thực hiện việc mở rộng và cổ phần hoá nên phải đầu tư nhiều, phần đầu tư tăng nhiều hơn phần tăng của doanh thu nên lợi nhuận của doanh nghiệp là âm.
1.2.3. Tình hình nộp thuế của Công ty
Năm 2002 doanh nghiệp chưa có lãi và được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước với Công ty mới thành lập, Công ty được nợ thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn các năm tiếp theo doanh nghiệp kinh doanh có lãi việc nộp thuế luôn đầy đủ và đúng theo quy định của Nhà nước.
Không chỉ có riêng thuế thu nhập doanh nghiệp mà các loại thuế khác như thuế xuất hoá đơn của việc thanh toán hàng hoá dịch vụ cũng như việc phân phối các sản phẩm máy móc luôn được Công ty thu hộ đủ và đúng để nộp ngân sách Nhà nước.
1.2.4. Tình hình sử dụng vốn của Công ty
Việc sử dụng vốn của Công ty được các thành viên trong Ban quản trị thống nhất và đưa vào thực hiện một cách có hiệu quả nhất, khai thác tối đa nguồn vốn có thể huy động được. Vốn của Công ty được chia làm hai loại chính là vốn tự có và vốn đi vay.
Vốn tự có, từ năm 2002, Công ty được thành lập với số vốn ban đầu là 1.000.000.000 đồng với quy mô nhỏ sau quá trình hoạt động thì vốn tự có đã tăng lên đặc biệt là năm 2006 với vốn tự có đã tăng lên gấp ba so với năm 2005 vì có vốn góp cổ phần của các cổ đông và được chuyển đổi chính thức vào tháng 8 năm 2007.
Bảng 7. Tình hình tăng vốn tự có của Công ty qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Vốn tự có (đồng)
997.499
997.499
1.980.986
4.796.897
9.786.234
15.054.103
Tỷ lệ tăng vốn (%)
-
0
50
59
51
35
Nguồn: PhòngKế toán
Về vốn đi vay, năm 2002 sử dụng ít vốn đi vay chủ yếu là vốn tự có đến năm 2005 và 2006 Công ty cũng đã huy động vốn tự có bên ngoài Công ty để đầu tư và mở rộng sản xuất và mua sắm máy móc thiết bị cho Công ty. Đến năm 2008, Công ty dự định vay thêm vốn để đầu tư vào xây dựng nhà kho chứa vật liệu.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn kinh doanh được sử dụng vào công việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản của Công ty, vào việc mở rộng quỹ tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, trả lương cho người lao động hay để đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nên lượng vốn tăng chủ yếu tập trung ở tài sản cố định và lượng giấy, mực của Công ty.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
* Các nhân tố bên ngoài Công ty
Các Công ty cùng trong lĩnh vực in và photo trên địa bàn
Hiện nay các công ty trong cùng lĩnh vực mọc lên rất nhiều tại đường Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt… tuy đa phần còn ở quy mô nhỏ nhưng cũng góp phần làm giảm thị phần của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên, Việt Long có ưu thế là đã tích lũy được kinh nghiệm, tiến hành sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nên giá cả có thể cạnh tranh.
Giá cả thị trường: Hiện nay giá cả đang leo thang, tình hình lạm phát ở mức khoảng hai con số dẫn đến giá của nguyên liệu đầu vào như: giấy, mực trở nên đắt hơn. Đồng thời, việc xây dựng nhà xưởng chưa đi vào hoạt động cũng làm tăng chi phí mua vào do Công ty không dự trữ được nguyên liệu. Vì vậy, việc nâng giá của sản phẩm, dịch vụ là không thể tránh khỏi, điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của Công ty.
Ngoài ra, do đa phần khách hàng với nhu cầu về các dịch vụ in, photo và in offset là khách hàng trẻ, do đó sự thay đổi về nhu cầu, sở thích hoặc địa điểm lựa chọn hoặc sự tiện lợi cho họ là không thể tránh khỏi. Do đó, sẽ tạo ra những khó khăn cho Công ty, vì sẽ bị mất một lượng khách hàng không nhỏ khi có nhiều Công ty với công nghệ mới hoặc chất lượng thấp nhưng giá hấp dẫn thu hút họ. Làm cho bộ phận kinh doanh của Việt Long luôn phải tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Tuy vậy, khách hàng chủ yếu của Công ty vẫn là những khách hàng cũ, đã quen và có mối quan hệ tốt với Công ty.
Vị trí địa lý: Tuy có nhiều Công ty cùng hoạt động trong cùng khu vực nhưng đường Nguyễn Phong Sắc tập trung và có tiếng về tên tuổi các dịch vụ in và photo đã được tạo lập từ trước đó, nên khách hàng đến với Công ty cũng đã mang một tâm lý yên tâm hơn, tin tưởng hơn tạo điều kiện thuận lợi khi làm việc và tìm đối tác khách hàng.
Thị trường về lao động: Nhân lực là một yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công ty, dù công ty có tiềm lực vốn lớn nhưng không tuyển được đội ngũ lao động mà mình mong muốn thì cũng không thể có sức cạnh tranh và lớn mạnh được, mà Việt Long là một Công ty chưa thực sự lớn trong ngành nên việc tuyển dụng lại càng khó khăn thêm. Trên thị trường, lao động thì rất nhiều nhưng để tìm được lao động vừa có trình độ chuyên môn, vừa chấp nhận được mức lương Công ty trả thì không phải là dễ. Trong cơ chế thị trường hội nhập lao động có trình độ ngày càng bị các công ty lớn hấp dẫn, vì vậy, gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong việc tuyển dụng, trả lương và giữ lao động có kinh nghiệm.
* Các nhân tố bên trong Công ty
Đội ngũ lao động: Do là những người lao động nhiệt tình, gắn bó với Công ty nên có thuận lợi trong vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10264.doc