Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu đạt được đó là nhờ những đóng góp to lớn của ngành xây dựng cơ bản. Đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý nguồn vốn, quản lý chi phí tốt và hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là điều mà mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đều quan tâm, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phải tự vận động để tồn tại và đi lên bằng chính năng lực thực sự của mình.

Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp sản xuất phải coi hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết, đồng thời đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng là “công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán. Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nhận thức được những vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và cán bộ phòng Tài chính- Kế toán của công ty, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT NKC : Nhật ký chung CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công CPSXC : Chi phí sản xuất chung CCDC : Công cụ dụng cụ TSCĐ : Tài sản cố định KH : Khấu hao CT : Công trình HMCT : Hạng mục công trình SPXL : Sản phẩm xây lắp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp SPDD : Sản phẩm dở dang XDCB : Xây dựng cơ bản TL : Tiền lương LĐTT : Lao động trực tiếp LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu đạt được đó là nhờ những đóng góp to lớn của ngành xây dựng cơ bản. Đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý nguồn vốn, quản lý chi phí tốt và hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là điều mà mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đều quan tâm, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp phải tự vận động để tồn tại và đi lên bằng chính năng lực thực sự của mình. Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp sản xuất phải coi hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết, đồng thời đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng là “công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán. Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhận thức được những vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và cán bộ phòng Tài chính- Kế toán của công ty, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nông thôn 658. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 658. 1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển nông thôn 658 (CIRDJCO 658). 1.1.1. Giới thiệu danh mục sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty CP ĐTXD & PTNT 658. Công ty CIRDJCO 658 là một công ty xây dựng, có những hoạt động chính như tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án, xây dựng dân dụng công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp chế xuất, khu công nghệ cao, xây dựng giao thông thủy lợi, kênh mương, đê đập, hồ chứa nước,…Qua hơn 5 năm hoạt động công ty đã tham gia tư vấn thiết kế và thi công rất nhiều công trình về giao thông như: cầu, đường ở các tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Quảng Ninh, đường Hồ Chí Minh, một số công trình giao thông thủy lợi tiêu biểu như cầu thủy lợi Dầu Tiếng, công trình cầu đường Thới Lai – Cần Thơ, công trình Ngã Năm – Sóc Trăng, công trình đường Thuận Hòa- Phú Tâm- Sóc Trăng, công trình cầu Ván, cầu Suối Mây, cầu Kênh thuộc tỉnh Tây Ninh, cầu sông Quao – Bình Thuận,… Công ty còn tham gia thiết kế thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp điển hình như cụm công trình công ty liên doanh VINASIAM, Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin Cục Hải quan Đồng Nai, nhà máy dệt nhuộm may công nghiệp ENZO Việt – Ninh Bình,…Ngoài ra công ty còn tham gia nhiều công trình mang tính đặc thù trong ngành cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy và điện công nghiệp như: công trình lắp đặt đường dây và trạm biến áp tại tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, thiết kế thi công và lắp đặt hệ thống cấp nước thị trấn Nà Phặc, hệ thống cấp nước sạch Thái Học – Hải Dương, Gia Trấn- Gia Viễn-Ninh Bình,… Các công trình mà công ty đã thi công đều có chất lượng cao, đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật- mỹ thuật, để có được kết quả này, trong quá trình thi công ở từng giai đoạn công ty đều tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về việc giám sát, kiểm tra, để đảm bảo thi công đúng thiết kế đã được phê duyệt, đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và cam kết kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu. Ví dụ: đối với công tác thi công móng và tường vây, đây là một khâu rất quan trọng có tính chất quyết định đến sự ổn định và bền vững của công trình sau này. Do đặc thù của công tác thi công móng và tường vây là các công tác khuất, không thể kiểm soát chất lượng bằng trực quan mà phải kiểm soát thông qua từng công đoạn của quá trình thi công như: kiểm tra thiết bị, công cụ, phụ kiện,…phục vụ thi công cọc, các thiết bị này đều phải qua đăng kiểm, xác định thứ tự thi công từng móng, từng penel của tường vây trên mặt bằng cho hợp lý để bố trí sơ đồ di chuyển máy thi công trên công trường. Kiểm tra công tác trắc đạc, hệ thống hào dẫn, về độ thẳng đứng, về cao độ. Kiểm tra hệ thống cung cấp tuần hoàn và chất lượng của dung dịch khoan trước và trong khi thi công (tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng cát,…), cao độ dung dịch trong hố khoan, nhằm đảm bảo cho thành hố khoan không bị sụt lở, chất lượng bê tông được tốt, độ sâu hố khoan đảm bảo cho cọc được ngàm chắc vào tầng đá cứng dưới sâu, đúng như trong thiết kế, các hố khoan được làm sạch đảm bảo không có cát bùn lắng đọng trước khi đổ bê tông. Lồng thép và con kê đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, lắp đặt các joint ngăn nước trong tường vây. Trong quá trình đổ bê tông các yếu tố về thời gian vận chuyển, thiết bị vận chuyển, bơm bê tông, cường độ bê tông, thành phần, độ sụt,… đều đã được tính đến và đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với công tác thi công tầng hầm và chống thấm: tiến hành lắp đặt hệ thống khung giằng chống chỏi gia cố khi thi công các sàn tầng hầm, lắp đặt các thép cấu tạo, gioăng chống thấm, các thép chống phình để tránh tình trạng nước thấm sau khi đổ bê tông, lắp đặt hệ thống thoát nước ngầm và nước mặt để đảm bảo hầm cáp luôn khô ráo. Công tác ván khuôn và hệ thống chống đỡ ván khuôn luôn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, hình dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván khuôn, độ kín khít. Cốt thép được lắp đặt căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật về số lượng, chủng loại cốt thép, mối nối, uốn, neo, bề dày lớp bảo vệ,…Các yếu tố liên quan đến các phần việc khác theo bản vẽ quy định như: chừa lỗ, đặt bu lông, bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định,…cũng đã được tính đến một cách chi tiết. Qúa trình lắp dựng kết cấu thép đảm bảo được độ ổn định và an toàn thi công, các mối nối mối hàn được kiểm tra chặt chẽ đến từng chi tiết, công tác sơn lót, sơn phủ và làm sạch trước khi sơn đối với từng kết cấu được tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật đặt ra để đảm bảo độ dầy các lớp sơn và độ bám dính của sơn. Đối với công tác xây trát và công tác hoàn thiện: Các vật liệu dùng trong xây trát và hoàn thiện như xi măng, cát, đá, gỗ và kim loại, sơn phủ, vật liệu bao che,…đều có nguồn gốc xác định, các chỉ tiêu cơ, lý, hóa, độ bền luôn được đảm bảo. Trong khi thi công, đối với công tác xây trát luôn đảm bảo đúng vị trí, kích thước, độ phẳng nhẵn, độ vững chắc, đối với công tác hoàn thiện luôn đạt yêu cầu về chủng loại vật liệu, màu sắc,… 1.1.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty CP ĐTXD & PTNT 658. Công ty CIRDJCO 658 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nên đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty mang những nét đặc thù của ngành xây dựng. Khác với những ngành công nghiệp thông thường khác, sản phẩm xây lắp có tính liên ngành, những lực lượng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm: chủ đầu tư, doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, doanh nghiệp tư vấn thiết kế, doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào như vật tư, thiết bị, công nghệ thực hiện, và các tổ chức tài chính- ngân hàng hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất…Còn quá trình sản xuất sản phẩm ở các ngành công nghiệp thông thường khác, thường do một tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện. Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, phức tạp, mang tính chất đơn chiếc (vì sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư), chi phí hình thành nên SPXL có giá trị lớn, nên trong quá trình thi công thường đòi hỏi chế độ tạm ứng vốn. SPXL có thời gian xây dựng kéo dài, đặc điểm này gây nên những tác động như: Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của đơn vị thi công thường bị ứ đọng lâu dài tại công trình, chịu sự biến động của giá cả, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ nhanh của khoa học công nghệ. Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, do đó nếu có sai lầm trong quá trình xây dựng dẫn đến phải phá đi làm lại, có thể gây nên lãng phí rất lớn và khó sửa chữa. Nên công tác tổ chức, quản lý, hạch toán kế toán phải bắt đầu từ việc xây dựng dự toán (dự toán thi công, dự toán chi phí,…). Và trong quá trình thực hiện thi công xây lắp phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo, làm tiêu chuẩn. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đòi hỏi phải có bước kiểm tra chất lượng để có thể kịp thời sửa chữa, khắc phục. Quá trình thi công chủ yếu diễn ra ở ngoài trời hoặc trong lòng đất nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết, khi xây dựng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như trong thiết kế và dự toán. Ngoài ra, khi có sự cố xảy ra, đơn vị xây lắp cũng phải tiến hành bảo hành công trình. SPXL cố định ở nơi sản xuất trong khi các điều kiện sản xuất (máy thi công, thiết bị thi công và người lao động,…) phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, dễ xảy ra mất mát hư hỏng. SPXL là các công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho việc sản xuất có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định. SPXL liên quan mật thiết đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng, đặc biệt là đối với dân cư của địa phương nơi đặt công trình xây dựng. Mặt khác, SPXL liên quan đến nhiều ngành về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế, chế tạo sản phẩm, và tiêu thụ sản phẩm. SPXL mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật- mỹ thuật, kinh tế- xã hội, văn hóa, quốc phòng. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty CP ĐTXD & PTNT 658. Xuất phát từ tính chất và đặc điểm của sản phẩm xây lắp, ta có thể thấy đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất sản phẩm của công ty như sau: Loại hình sản xuất sản phẩm của đơn vị mang tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có dự toán, thiết kế, quy trình thi công xây dựng trải qua nhiều công đoạn, bao gồm những công đoạn chính sau: - Định vị công trình nhằm xác định vị trí trục tim, móng công trình, kích thước móng. - Chuẩn bị mặt bằng thi công: san dọn, thoát nước mặt bằng, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công. - Xử lý nền móng: tiếp nhận vật tư, tập kết thiết bị, tiến hành ép cọc thử, ép cọc đại trà, làm sạch các hố khoan không cho cát bùn lắng đọng trước khi đổ bê tông. - Thi công phần móng: Đây được xem là giai đoạn thi công quan trọng nhất vì nó quyết định đến độ ổn định, bền vững của công trình. Ở giai đoạn này, các công việc cần phải làm như: đào đất móng, chống lún, sạt lở, lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông lót, gia công lắp đặt cốt thép, cốp pha móng, đổ bê tông móng, tháo dỡ ván khuôn, định vị tim trục, cột tường, xây tường móng, đổ bê tông giằng, thi công hạng mục bộ phận dưới cốt (bể ngầm, hệ thống cấp thoát nước,…) và hoàn thiện mặt bằng. - Thi công phần thân: các bước thi công ở các tầng giống nhau bao gồm: thi công cột bê tông cốt thép, thi công sàn, xây tường, thi công các cấu kiện liên quan như lanh tô, ô văng, cầu thang, nghiệm thu. - Thi công phần mái: Thi công lớp cách nhiệt và tạo độ dốc, đổ bê tông chống thấm, thi công lớp gạch lá, thi công hệ thống chống sét, hệ thống thoát nước mái. - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điện, lan can, tay vịn, chống thấm,… - Hoàn thiện: trát trần, trát tường, lát láng nền sàn, ốp tường, làm trần, đắp nối các chi tiết, sơn phủ bề mặt, lắp chỉnh các cửa,… - Nghiệm thu công trình hoàn thành. Hoạt động sản xuất của đơn vị thường thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao vì trong xây lắp, khác với nhiều ngành khác, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn SPXL thì được hình thành và đứng yên tại chỗ. Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động như: Sau khi ký hợp đồng nhận thầu công trình, công ty phải lập các phương án tổ chức một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng và các phương án này phải có tính chất linh hoạt, có thể biến đổi phù hợp với điều kiện thi công. Mặt khác, do hoạt động thi công có tính lưu động cao nên phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất như chi phí vận chuyển vật tư, máy móc, thiết bị đến chân công trình, chi phí vận chuyển các công trình tạm phục vụ cho thi công xây dựng (như công trình làm lán trại, mạng kỹ thuật điện nước toàn công trình,…) Việc thống nhất, điển hình hóa các mẫu mã sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm có thể nói là không thực hiện được đối với hoạt động xây dựng. Vì mỗi một công trình mà đơn vị thi công xây dựng đều phải theo các thiết kế riêng, là sản phẩm đặt hàng của chủ đầu tư được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Điều này làm cho sản phẩm của đơn vị có tính cá biệt cao, không áp dụng theo hình thức sản xuất hàng loạt để bán như các sản phẩm công nghiệp thông thường khác. Để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xây dựng thì tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658 bên cạnh việc tổ chức dự trữ vật tư, bố trí máy móc thi công, lực lượng lao động hợp lý, trong quá trình thi công đơn vị luôn bám sát theo đúng thiết kế, dự toán đã lập, tránh được tình trạng phá đi làm lại, các công trình do công ty xây dựng luôn đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật. Hoạt động sản xuất xây lắp thường được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. Do đó khi lập kế hoạch xây dựng, đơn vị đã tính đến yếu tố thời tiết, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa bão, bên cạnh đó có các biện pháp khắc phục tối đa ảnh hưởng của thời tiết, cố gắng đảm bảo sử dụng năng lực sản xuất điều hòa theo các quý, áp dụng các loại kết cấu lắp ghép được chế tạo sẵn một cách hợp lý để giảm thời gian thi công, nâng cao trình độ cơ giới hóa trong xây lắp,…Nhận thức được tác dụng của việc áp dụng máy móc thiết bị vào quá trình thi công vừa cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, vừa đảm bảo độ bền chắc của công trình xây dựng, do đó đơn vị đã tiến hành mua sắm một số loại máy thi công như máy ủi, máy đào, xe lu, máy trộn bê tông, máy đầm cóc, máy uốn sắt,…ngoài ra tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng huy động máy của đơn vị mà các đội trong quá trình thi công có thể chủ động đề nghị thuê ngoài. Bên cạnh đó đơn vị xây lắp thường xuyên tiến hành bảo trì, sửa chữa máy móc thi công để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xây lắp của các Ban, đội xây dựng và tránh được tình trạng gián đoạn trong khi thi công do máy hỏng. Hoạt động sản xuất xây lắp của đơn vị chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch theo địa điểm xây dựng. Do hoạt động thi công được tiến hành dàn trải tại các tỉnh thành trên đất nước, nên cùng một loại công trình nhưng nếu được xây dựng ở những nơi có sẵn nguồn vật liệu và nhân công cần thiết phục vụ cho quá trình thi công thì trong trường hợp này đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, điều này góp phần tạo cơ hội cho đơn vị thu được lợi nhuận cao hơn so với các địa điểm xây dựng khác. 1.3. Đặc điểm của quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp tại công ty CP ĐTXD & PTNT 658. Khác với quá trình tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp khác, quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty thường xảy ra trước khi công trình xây dựng hoàn thành bàn giao. Quá trình này bắt đầu từ khi chủ đầu tư công bố đấu thầu xây dựng, trải qua quá trình thanh toán trung gian cho đến khi thanh quyết toán công trình cuối cùng. Và do sản phẩm xây lắp là sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư, nên khi các đội hoàn thành công việc thi công, công ty tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư, sản phẩm sẽ được sử dụng ngay, mà không có khâu lưu kho chờ bán như các sản phẩm công nghiệp khác. Quá trình mua bán thường xảy ra trực tiếp giữa chủ đầu tư và công ty thông qua đấu thầu. Khi nhận thầu những công trình thi công có quy mô nhỏ, thời gian thi công dưới 1 năm, dự toán chi phí để thực hiện công trình không quá lớn hoặc đối với những công trình mang tính chất sửa chữa, tu bổ, cải tạo, nâng cấp, công ty thường tạm ứng vốn của mình ra trước (ví dụ như trong năm 2010 công ty có thực hiện những công trình quy mô nhỏ như công trình kho muối Phú Thọ, CT kênh mương Gia Hòa, CT san lấp ao Bình Xuyên, CT san ủi Pá Sang,…). Còn đối với những công trình có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài trên 1 năm, dự toán chi phí để thực hiện công trình lớn thì tùy vào khả năng huy động vốn tự có của công ty, công ty có thể yêu cầu chủ đầu tư tạm ứng một phần tiền. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm xây lắp cũng có tính cá biệt cao vì nó phụ thuộc vào điều kiện địa phương nơi có công trình xây dựng, vào phương án tổ chức xây dựng của từng công trình, vào thời điểm và thời gian cũng như ý muốn của chủ đầu tư. Ngay từ đầu các bên không thể định giá sẵn cho công trình xây lắp hoàn thành cuối cùng mà chỉ có thể định sẵn phương pháp tính giá, định mức và đơn giá để tính nên giá của toàn công trình. Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều loại giá như giá xét thầu, giá tranh thầu, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán công trình, giá trần, giá sàn, giá bắt buộc, giá thỏa thuận,… Giá công trình xây dựng phụ thuộc vào giai đoạn đầu tư và ý định quản lý giá nên có nhiều tên gọi khác nhau và có các cách tính khác nhau như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá trị dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình và các loại công việc xây lắp, giá hợp đồng, giá thanh quyết toán. Mức giá này được hình thành chủ yếu thông qua đấu thầu và đàm phán, bên chủ đầu tư giữ vai trò quyết định đối với mức giá công trình thông qua việc xác định bên thắng thầu hay chỉ định thầu. Ngoài ra, Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả đối với các công trình xây dựng do vốn Nhà nước cấp hoặc do vốn của các Doanh nghiệp Nhà nước bỏ ra thông qua các định mức, đơn giá, phương pháp tính toán chi phí xây dựng và các định hướng về giải pháp xây dựng. Ngoài ra khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư thì nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình. Bảo hành công trình là công việc khắc phục,sửa chữa, thay thế đối với những hư hỏng, khiếm khuyết của công trình khi vận hành, sử dụng không đúng như thiết kế do lỗi của nhà thầu xây dựng gây ra trong một khoảng thời gian quy định. Phải có quy định về bảo hành công trình xây dựng là vì: thứ nhất, công trình đã nghiệm thu nhưng chỉ khi sử dụng mới tạo hết được hết được các yếu tố tác động và xuất hiện những khiếm khuyết. Thứ hai, bảo hành công trình có tác dụng gắn trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình với sản phẩm do mình làm ra, theo đó chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp. 1.4. Đặc điểm quá trình cấp phát vốn của công ty cho các đơn vị thi công. Để phát huy tính chủ động cho các Ban, đội xây dựng trong quá trình thi công, Công ty áp dụng hình thức khoán chi phí các công trình, hạng mục công trình cho các đội. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức khoán trắng, mà trên thực tế công ty vẫn tiến hành giám sát các hoạt động thi công và kiểm tra chất lượng công trình. Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng có nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác thị trường, tổ chức đấu thầu. Khi công ty trúng thầu một công trình xây dựng, căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu, phòng kỹ thuật công nghệ kết hợp với trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng sẽ tiến hành lập thiết kế thi công, bóc tách khối lượng để từ đó lập dự toán, phương án thi công và tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc. Các dự toán này sẽ được chuyển sang phòng Tài chính – Kế toán để lập kế hoạch chi tiền và theo dõi (dự toán chi phí). Kế hoạch thi công sau khi được duyệt sẽ được chuyển cho Ban quản lý xây dựng, Ban này sẽ giao cho một đội thi công thực hiện, trong quá trình thực hiện sẽ phải tuân thủ chăt chẽ các dự toán đã được lập, phòng Tài chính – Kế toán của đơn vị sẽ thường xuyên theo dõi việc thi công về mặt tài chính, thông qua việc đối chiếu khối lượng thực tế thi công với khối lượng đã được bóc tách theo dự toán, phòng cũng tiến hành thực hiện cấp phát vốn cho các đội theo cơ chế tạm ứng, và chỉ cấp phát số tạm ứng không vượt quá tỷ lệ giao khoán đã thống nhất, tiền tạm ứng được trải ra thành nhiều lần theo nguyên tắc tạm ứng không quá 20% tổng giá thành dự toán của toàn bộ công trình. Đội thi công lập bản dự trù khối lượng thi công và giấy đề nghị tạm ứng có đầy đủ chữ ký phê duyệt của đội trưởng công trình để xin tạm ứng, tạm ứng chỉ được duyệt khi đội thi công đã hoàn hết chứng từ thanh toán cho lần tạm ứng trước. Giấy đề nghị tạm ứng cũng như các chứng từ liên quan khác được chuyển về phòng Tài chính – Kế toán để làm thủ tục nhận tiền, có thể đội thi công sẽ được nhận tiền mặt từ quỹ của công ty hoặc công ty sẽ chuyển khoản vào ngân hàng để thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư mà đội thi công đã mua để phục vụ cho quá trình xây dựng công trình. Định kỳ, các chứng từ liên quan đến công trình thi công sẽ được kế toán đội tập hợp và nộp về phòng Tài chính- Kế toán của đơn vị để làm thủ tục hoàn chứng từ và hạch toán chi phí xây dựng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 658 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP ĐTXD & PTNT 658. Từ những đặc điểm về sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trong đơn vị, thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là: Đối tượng hạch toán chi phí có thể là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của HMCT, hoặc nhóm các HMCT. Đối tượng tính giá thành là các CT, HMCT hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, để tiến hành các hoạt động thi công xây lắp, Công ty cần phải bỏ ra những yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công,và các nguồn lực khác…Đó chính là chi phí sản xuất của Công ty. Để quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, Công ty phân loại chi phí phát sinh theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí này được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp. Hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào, kế toán tập hợp chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình chính là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Kỳ tập hợp chi phí của công ty là theo tháng, kỳ tính giá thành sản phẩm là 1 năm (thường là vào thời điểm cuối năm). Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty thường được thực hiện theo phương thức hoàn chứng từ. Sau khi nhận thầu xây dựng công trình, Công ty sẽ giao cho một đội xây dựng của mình tiến hành thi công. Căn cứ vào nhu cầu thi công thực tế, các đội sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng, phòng Tài chính – Kế toán của công ty sẽ xem xét và nếu duyệt giấy xin tạm ứng thì sẽ thực hiện ghi sổ theo nghiệp vụ: Nợ TK 1413 – Chi tiết đội xây dựng, công trình thực hiện Có TK 111, 112 Định kỳ, kế toán đội tập hợp chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112561.doc
Tài liệu liên quan