Sau gần 4 năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, chúng em được nhà trường tạo điều kiện tham gia thực tập tại các công ty với mục đích giúp hoàn thiện kiến thức, đặc biệt là kiến thức thực tế để có cái nhìn chuyên sâu và vững vàng khi ra trường làm việc. Bản thân em được tham gia thực tập tại công ty Cổ Phần Hàng Kênh, là một doanh nghiệp có bề dày hoạt động và cống hiến. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã có được nhiều hiểu biết quý báu để bổ xung và hoàn thiện thêm kiến thức kế toán của mình. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông và sự chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phòng Thống kê- Kế toán nói riêng trong tập thể công ty nói chung, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí và tính gía thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hàng Kênh”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về CTCP Hàng Kênh
Chương 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh
Chương 3: Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí và tính gía thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hàng Kênh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………. . 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG
TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH…………………………… . . 2
Hình thức pháp lý và lịch sử hình thành của CTCP Hàng Kênh……… 2
Đặc điểm kinh doanh của CTCP Hàng Kênh………………………… . 3
Các loại hàng hoá của CTCP Hàng Kênh…………………………… … 3
Thị trường kinh doanh các mặt hàng…………………………………… 6
Công nghệ sản xuất của CTCP Hàng Kênh…………………………… 6
Đặc điểm quản lý và bộ máy quản lý của CTCP Hàng Kênh……........... 8
Bộ máy quản lý của CTCP Hàng Kênh……………………………….. 8
Chính sách quản lý của CTCP Hàng Kênh…………………………….. 11
Chính sách quản lý nhân sự………………………………………… 11
Chính sách quản lý tài chính………………………………………. 15
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại CTCP Hàng Kênh… 15
Bộ máy kế toán……………………………………………………….. 15
Lao động kế toán trong bộ máy kế toán tại CTCP Hàng Kênh 15
Mô hình bộ máy kế toán………………………………………… 16
Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại CTCP Hàng Kênh…………… 18
Các chính sách kế toán chung……………………………………… 18
Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán………………………………… 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH………………… 25
2.1 Thực trạng hạch toán kế toán CPSX tại CTCP Hàng Kênh…………… 25
2.1.1 Đặc điểm CPSX của CTCP Hàng Kênh………………………………… 25
2.1.2 Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất tại CTCP HàngKênh. 27
2.1.2.1 Đối tượng hạch toán kế toán chi phí sản xuất………………… 27
2.1.2.2 Hạch toán kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp……………… 27
2.1.2.3 Hạch toán kế toán chi phí Nhân công trực tiếp……………………… 34
2.1.2.4 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất chung…………………………… 45
2.1.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất ……………………………………………… 53
2.2 Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh………… 53
2.2.1 Xác định chi phí dở dang cuối kì tại CTCP Hàng Kênh………… 53
2.2.2 Tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh……………………… 54
2.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm……………………………… 55
2.3 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............ 56
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH……………… 61
3.1 Đánh gía thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh…………………………………………… 61
3.1.1 Ưu điểm……………………………………………………………………….. 61
3.1.2 Nhược điểm…………………………………………………………………. . 62
3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh………………………… 64
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán kế toán…………………… 64
3.2.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện………………………………… 65
3.3 Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh…………………………………………………………… 68
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 70
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 Doanh thu các mặt hàng qua 3 năm liên tiếp…………………5
Bảng 1.1 Doanh thu các mặt hàng qua 3 năm liên tiếp……………… 5
Sơ đồ 1.1. Công nghệ sản xuất thảm…………………………………… 7
Sơ đồ 1.2: Công nghệ sản xuất Giấy vàng…………………………… 7
Sơ đồ 1.3: Công nghệ sản xuất Giầy…………………………………… 8
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp Thảm Hàng Kênh…………… 11
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ lao động từng lĩnh vực của CTCP Hàng Kênh…………12
Sơ đồ 1.5: Hệ thống tổ chức của công ty cổ phần Hàng Kênh………….. 13
Bảng 1.2: Chất lượng bộ máy kế toán của CTCP Hàng Kênh ………….16
Sơ đồ 1.6 Bộ máy kế toán tại CTCP Hàng Kênh……………………….. 17
Bảng 1.3 Giá trị HTK tại thời điểm cuối năm 2007, 2008……………. 17
Bảng 1.4: Tình hình khấu hao TSCĐ của CTCP Hàng Kênh năm 2008.. 19
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức NK-CT ………………… 22
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính..23
Bảng 2.1: Tỷ trọng mỗi loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất……… 26
Biểu số 2.1 PHIẾU LĨNH VẬT TƯ ………………………………… 30
Biểu số 2.2 PHIẾU XUẤT KHO…………………………………… 31
Biểu số 2.3 BẢNG PHÂN BỔ NVL - CC – DC……………………. 32
Biểu số 2.4 BẢNG KÊ SỐ 4 (NVLTT)…………………………. 33
Biểu số 2.5: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (NVLTT)…………………….33
Biểu số 2.6 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211………………………………….34
Biểu số 2.7 BẢNG PHÂN NHÓM SỐ 03 – 2009…………………… 36
Biểu số 2.8 ĐƠN GIÁ LƯƠNG TỈA………………………………. 37
Biểu số 2.9 BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG ……………. 41
Biểu số 2.10 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG……………………………42
Biểu số 2.11 BẢNG KÊ 4 ( NCTT)………………………………………. 43
Biểu số 2.12 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (NCTT)………………………44
Biểu số 2.13 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6221…………………………………..45
Biểu số 2.14 BẢNG KÊ TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ……………… ……49
Biểu số 2.15 BẢNG PHÂN BỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH………………… …51
Biểu số 2.16 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (CPSXC)…………………….52
Biểu số 2.17 SỔ CÁI Tài khoản 627.1 - Chi phí SXC xí nghiệp Thảm .. 53
Biểu số 2.18 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7……………………………… .55
Biểu số 2.19 BIÊN BẢN KIỂM KÊ PHÂN XƯỞNG DỆT………………. 57
Biểu số 2.20 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM…………………….. 59
Phụ lục 2.1 BẢNG KÊ SỐ 4(CPSXC)
Phụ lục 2.2 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Phụ lục 2.3 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 4 năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, chúng em được nhà trường tạo điều kiện tham gia thực tập tại các công ty với mục đích giúp hoàn thiện kiến thức, đặc biệt là kiến thức thực tế để có cái nhìn chuyên sâu và vững vàng khi ra trường làm việc. Bản thân em được tham gia thực tập tại công ty Cổ Phần Hàng Kênh, là một doanh nghiệp có bề dày hoạt động và cống hiến. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã có được nhiều hiểu biết quý báu để bổ xung và hoàn thiện thêm kiến thức kế toán của mình. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông và sự chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phòng Thống kê- Kế toán nói riêng trong tập thể công ty nói chung, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí và tính gía thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hàng Kênh”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về CTCP Hàng Kênh
Chương 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh
Chương 3: Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Hàng Kênh
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH
Hình thức pháp lý và lịch sử hình thành của CTCP Hàng Kênh.
CTCP Hàng Kênh có tên giao dịch quốc tế: TAPIS HANG KENH
Trụ sở chính của công ty đặt tại: 124 Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân - Hải Phòng
Số điện thoại: +84-31-3700509
Fax: +84-31-3700440
Email: tapishangkenh@hn.vnn.vn
Mã số thuế: 0200102626
Vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại: 25.856.000.000VNĐ
Công ty cổ phần Hàng Kênh có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua nhiều sóng gió thăng trầm, đồng hành cùng lịch sử dân tộc hơn 80 năm. Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, trở thành mái nhà chung gắn bó máu thịt qua nhiều thế hệ giai cấp công nhân. Công ty có các mốc phát triển quan trọng sau đây:
Năm 1929: Hai nhà tư sản Pháp là Fenies và Guilloie đã cùng nhau xây dựng một xưởng dệt thảm len thủ công, lấy tên là Nhà máy thảm len Tapis Hàng Kênh, chính là tiền thân của CTCP Hàng Kênh ngày nay
Từ năm 1931-1945: Sản phẩm của Nhà máy thảm len Tapis Hàng Kênh đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Đội ngũ công nhân của Nhà máy không chỉ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm mà còn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thành phố Hải Phòng.
Năm 1961, sau khi hoà bình lập lại, Xí nghiệp thảm len Hàng Kênh được thành lập, ngành nghề thảm len thủ công này vẫn phát triển. Trong suốt quá trình hoạt động, ngành thảm len đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Ngày 27/09/1976, để đáp ứng nhu cầu quản lý, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành quyết định số 317/TCCQ về việc thành lập Công ty Thảm Hàng Kênh
Ngày 12/12/1992, Công ty Thảm Hàng Kênh được thành lập lại theo Quyết định số 1466/QĐ-TCCQ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. TAPIS HANG KENH đã trở thành thương hiệu quen thuộc trên thế giới.
Ngày 12/12/2005, HĐND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng có quyết định số : 2865/QĐ về việc: chuyển công ty Thảm Hàng Kênh thành Công ty cổ phần Hàng Kênh. Đây là một mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của công ty không chỉ về lượng mà còn về chất. Quy mô hoạt động rộng hơn, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn. Riêng bộ máy kế toán từ chỗ có tới 50 người đã tinh giảm còn lại 6 người do sử dụng hình thức kế toán máy, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, chính xác mọi thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Tại thời điểm cổ phần hoá , vốn điều lệ của công ty là 15,54 tỷ VNĐ
Đầu năm2008, công ty tổ chức huy động vốn của mọi tầng lớp nhân dân, các nhà đầu tư, các tổ chức doanh nghiệp. Số vốn huy động được lên tới hơn 10 tỷ VNĐ, bằng 2/3 vốn điều lệ ban đầu. Với sức huy động lớn như vậy, khẳng định tầm ảnh hưởng, uy tín của CTCP Hàng Kênh đối với các nhà đầu tư.
1.2 Đặc điểm kinh doanh của CTCP Hàng Kênh
1.2.1 Các loại hàng hóa của CTCP Hàng Kênh
Công ty hoạt động sản xuất với 4 mặt hàng chính: Giầy, Giấy, Thảm, Xây dựng. Với mỗi mặt hàng, chủng loại đều rất đa dạng:
- Mặt hàng thảm: Có thảm dệt máy và thảm dệt thủ công cao cấp bao gồm: thảm trải sàn, thảm trang trí trong gia đình, văn phòng, hội trường. Thảm Hàng Kênh có mẫu mã phong phú, màu sắc đẹp, hài hoà, kích thước đa dạng được thiết kế trên máy vi tính có thể đáp ứng được mọi yêu cầu đặt hàng. Đặc biệt, thảm tẩy bóng được tạo ra bởi công nghệ duy nhất có tại Việt Nam. Mặt hàng thảm len nguyên liệu sản xuất là sợi len lông cừu 100% nhập từ nước ngoài, do được đầu tư nhiều về mẫu mã, sản xuất theo phương pháp thủ công nên giá 1 m2 thảm bao giờ cũng đắt hơn thảm máy hàng ngoại nhập. Trong những năm gần đây, chất lượng đời sống của người dân ngày đựơc nâng cao, bên cạnh thảm len dệt tay, công ty còn có những loại thảm khác đa dạng và phong phú với hai nguồn hàng nhập từ các nước: Inđonexia, Malaysia, Bỉ, Đài loan, Mỹ, Hà Lan…và hàng sản xuất trong nước, không chỉ đơn thuần là vật trải sàn mà còn được dùng như một vật trang trí trong nhà.
- Mặt hàng Giầy: Có hai mặt hàng chính là giầy thể thao và giầy vải. Đây là hai mặt hàng được ưa chuộng, chủ yếu xuất ra thị trường nước ngoài. Công ty có 2 xí nghiệp sản xuất giầy với sản lượng 1,1 triệu đôi giầy xuất khẩu 1 năm. Dự kiến trong tương lai sẽ đầu tư thêm kỹ thuật, triệt để khai thác công suất máy móc đạt sản lượng 1,5 triệu đôi 1 năm.
- Mặt hàng giấy đế: Cuối năm 2004, xí nghiệp Giấy đế mới được đưa vào hoạt động. Đây là xí nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng giấy vàng mã xuất khẩu cho thì trường Đài Loan. Xí nghiệp đã đạt được hiệu quả , đem lại lợi nhuận, khẳng định chủ trương chỉ đạo đầu tư đúng hướng của ban lãnh đạo công ty. Sản lượng mặt hàng này tăng đều qua các năm.
- Xí nghiệp xây dựng: Được đưa vào hoạt động đầu năm 2008, bước đầu cho kết quả tốt. Tổng giá trị hợp đồng năm 2008 là 17 tỷ, công ty đã thực hiện được 10 tỷ.
Những năm trước, hai lĩnh vực kinh doanh là sản xuất thảm len để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sản xuất giầy thể thao để xuất khẩu đóng góp 50% trong tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, lĩnh vực giầy thể thao xuất khẩu đang vươn lên và cùng với sự chú trọng đầu tư của công ty trong xây dựng nhà xưởng sản xuất, mua sắm thiết bị, sản xuất giầy thể thao xuất khẩu đã vươn lên chiếm tới 30% trong tổng doanh thu.
Biểu đồ 1.1: Doanh thu các mặt hàng qua 3 năm liên tiếp
Bảng 1.1: Doanh thu các mặt hàng qua 3 năm liên tiếp
Đơn vị: nghìn USD
Mặt hàng
2006
2007
2008
Thảm
410
430
461
Giầy
8955
9217
10170
Giấy
720
1383
1742
1.2.2 Thị trường kinh doanh các mặt hàng
Mặt hàng thảm len dệt tay là sản phẩm truyền thống của Công ty, có thương hiệu và có uy tín trên thị trường. Về lĩnh vực sản xuất mặt hàng này Công ty thực hiện hai mảng kinh doanh là tự kinh doanh và gia công cho đối tác Đức. Đối với hoạt động tự kinh doanh, sản phẩm len dệt tay của công ty chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường Pháp, Ucraina…và một bộ phận nhỏ phục vụ thị trường nội địa
-Trong những năm gần đây, để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để đổi mới một bước là đưa công nghệ sản xuất trong sáng tác mẫu mã, rút ngắn thời gian sản xuất bình quân 2 tháng so với trước đây. Ngoài thị trường xuất khẩu ổn định như Mỹ, Đức, Nhật, pháp, gần đây đã mở thêm thị trường là Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina…
- Tại thị trường trong nước, Công ty có các cơ sở kinh doanh tại các thành phố lớn, trọng điểm như: Hải Phòng, Hà Nội (An Dương home centre-đường Phạm Hùng, Mê Linh Plaza ), Hồ Chí Minh (Số 1 Nguyễn Huệ-quận 1)….
Mặt hàng Giấy chủ yếu xuất sang thị trường Đài Loan
Mặt hàng Giầy chủ yếu xuất sang 15 nước thuộc liên minh Châu Âu.
1.2.3. Công nghệ sản xuất của CTCP Hàng Kênh
Mặt hàng thảm len của công ty được sản xuất tại xí nghiệp Thảm len Hàng Kênh, địa chỉ số 9- đường Cát Bi, Hải Phòng. Đây là mặt hàng thủ công
lâu đời. Công nhân dệt là những người đã gắn bó rất lâu với công ty, trên dưới 20 năm. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn và tâm huyết
Quy trình sản xuất thảm (sơ đồ 1.1) diễn ra qua 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn dệt thảm tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Để dệt đúng theo mẫu thiết kế và đảm bảo kĩ thuật, độ dầy, mức độ tinh xảo của hoa văn, của sợi len, một công nhân trong tháng trung bình dệt được 1,2m2 thảm. Công
Sơ đồ 1.1. Công nghệ sản xuất thảm
Thiết kế mẫu thảm
Tẩy bóng
Tỉa thảm
Sắp len thành cuộn
Nhuộm len
Dệt thành thảm
Đóng gói
đoạn thiết kế mẫu thảm do phòng Thiết kế đảm nhiệm, việc thiết kế được thực hiện trên máy vi tính nên có thể làm được mọi kích thước theo yêu cầu của khách hàng. Mẫu thiết kế được in màu ra giấy với đúng kích cỡ thực của nó, phục vụ trực tiếp cho giai đoạn dệt. Toàn bộ quá trình sản xuất thảm sử dụng rất nhiều nước sạch, tập trung vào hai giai đoạn: nhuộm len và tẩy thảm, giúp cho tấm thảm sạch, bóng, hoa văn sắc nét, màu sắc tươi mới và tự nhiên.
Mặt hàng Giấy vàng Đài Loan có qui trình sản xuất đơn giản hơn, hàm lượng kĩ thuật đòi hỏi không cao nhưng lại cần nhiều lao động .
Sơ đồ 1.2: Công nghệ sản xuất Giấy vàng
In mẫu
Cắt 2
xếp buộc
Đóng gói
Cắt 1
Mặt hàng Giầy có hai cơ sở sản xuất: xí nghiệp giầy 1 và xí nghiệp giầy 2 Hàng Kênh. Đây là mặt hàng chiếm tỷ lệ lao động cao nhất trong toàn công ty. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép kín,liền mạch.
Sơ đồ 1.3: Công nghệ sản xuất Giầy
Chặt
Đóng gói
Hoàn chỉnh
May
Chuẩn bị
1.3 Đặc điểm quản lý và bộ máy quản lý của CTCP Hàng Kênh.
1.3.1 Bộ máy quản lý của CTCP Hàng Kênh
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn cả về cơ sở vật chất kĩ thuật, kho bãi, nhà cửa, công nhân viên, CTCP Hàng Kênh áp dụng mô hình quản lý trực tuyến-chức năng. Quy chế quản lý này giúp thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với một người cụ thể, cung cấp và truyền đạt thông tin rõ ràng, có hiệu quả trong tổ chức, đạt kết quả cao trong các công việc.
Cơ quan có quyền hành cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng trong công ty. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập ít nhất mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập hoặc do Ban kiểm soát triệu tập
Bên dưới là Hội đồng quản trị bao gồm 4 thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Hoàng Mạnh Thế kiêm Tổng giám đốc công ty, Phó Chủ tịch là bà: Nguyễn Thị Đô kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách ngành Giầy. Hai thành viên còn lại là ông Vũ Quốc Uy và bà Nguyễn Thị Ngân. Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có vai trò thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, hoạch định các chính sách kinh doanh, các hoạt động quan trọng khác của công ty cũng như chiến lược phát triển con người…để lãnh đạo công ty phát triển.
Bên cạnh Hội đồng quản trị, công ty còn thành lập Ban kiểm soát, bà Phạm Thị Thu Vân trưởng ban kiểm soát – kiêm Phó phòng kế toán, nhằm kiểm tra giám sát những hoạt động của Hội đồng quản trị cũng như Tổng giám đốc có phù hợp với mục tiêu và lợi ích của công ty hay không? Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính của công ty, sau đó thông báo với Hội đồng cổ đông về kết quả kiểm tra và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm với Nhà nước và tập thể lao động về kết quả và hiệu quả hoạt động của của công ty. Tổng giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo đến các phòng ban, xí nghiệp. Dưới Tổng giám đốc là Phó Tổng giám đốc phụ trách ngành Giầy và Phó Tổng giám đốc phụ trách ngành Thảm. Ngoài phụ trách chỉ đạo chung, Tổng giám đốc còn quản lý trực tiếp ngành Giấy.
Phòng Thống kê - Kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kì, thống kê, lưu trữ, cung cấp các số liệu, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn của công ty trong mọi thời điểm cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành. Thông qua đó giúp ban quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, hợp lý.
Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Công việc của phòng là tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, giữ vững và hoàn chỉnh, phát triển thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu. Xây dựng các chương trình nghiên cứu, thăm dò thị trường, khuyếch trương quảng cáo nhằm tìm thị trường mới. Từ đó đưa ra các quyết định về sản xuất, cung ứng, giá cả….Do đặc trưng của công ty luôn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài về và bán sản phẩm ra các nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Đài Loan… phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục Hải quan, đảm bảo luồng hàng được thông suốt, quá trình sản xuất được liền mạch, sản phẩm của công ty đến tay khách hàng nhanh chóng, tiện lợi….Trưởng phòng là anh Đỗ Hoài Bắc, phụ trách chính lĩnh vực kinh doanh kiêm cửa hàng trưởng, Phó phòng là anh Nguyễn Ngọc Long phụ trách lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn 7 thành viên khác.
Ban quản lý công trình: Đứng đầu là ông Dương Văn Phu. Ban quản lý có trách nhiệm liên hệ, tìm kiếm đối tác, công trình, dự án trong lĩnh vưc xây dựng, đồng thời lập kế hoạch, kiểm tra kiểm soát quá trình thi công đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho khách hàng.
Phòng bảo vệ: Trưởng phòng là ông Nguyễn Xuân Đảng. Phòng bảo vệ phụ trách bảo vệ mọi tài sản thuộc phạm vi quản lý của công ty, kiểm soát số lượng người ra vào đề phòng kẻ gian đột nhập, kiểm tra hàng hoá - vật tư xuất ra mua vào có đầy đủ giấy tờ theo quy định hay không, đảm bảo an ninh trật tự trong toàn công ty.
Toàn công ty có tất cả 5 xí nghiệp thành viên: 2 xí nghiệp Giầy, 1 xí nghiệp Thảm, 1 xí nghiệp Giấy, 1 xí nghiệp Xây dựng. Các xí nghiệp này được tổ chức bố trí theo hình thái là trung tâm chi phí. Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc, tiếp theo là phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Giám đốc có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở kế hoạch từ cấp trên đưa ra dưới sự giúp sức của các phó giám đốc, trợ lý…Giám đốc chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó tổng giám đốc phụ trách ngành của mình và Tổng giám đốc.
Ví dụ, cụ thể ở xí nghiệp thảm: dưới phó giám đốc có ba phòng ban là Phòng Thiết kế, Phòng Điều hành sản xuất và Phòng bảo vệ.
-Phòng thiết kế đảm nhiệm thiết kế các mẫu thảm, yêu cầu mỹ thuật cao, hài hoà, toát lên sự sang trọng của tấm thảm. Làm việc tại đây là các mỹ thuật
viên trình độ cao, tâm huyết với nghề.
-Phòng Điều hành sản xuất là trung tâm điều phối, lập kế hoạch sản xuất, dự trù lượng nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu. Trực tiếp chịu sự quản lý của phòng điều hành là Phân xưởng tơ nhuộm, Phân xưởng dệt tỉa và Kho nguyên vật liệu. Đứng đầu hai phân xưởng là các quản đốc, trực tiếp đôn đốc, kiểm tra công nhân hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Các phân xưởng được tổ chức thành các tổ lao động để dễ quản lý, kiểm soát, ghi nhận công lao động. Thủ kho là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản nguyên liệu trong kho, phân loại nguyên liệu (chủ yếu là len, sợi) sau khi được nhuộm để cấp cho các đối tượng, phân xưởng trên cơ sở đã tính toán định mức về mặt khối lượng, nhu cầu.
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp Thảm Hàng Kênh
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Thiết kế
Phòng
Bảo vệ
Phòng
Điều hành sản xuất
PX
Tơ-Nhuộm
Kho
PX
Dệt-Tỉa
1.3.2 Chính sách quản lý của CTCP Hàng Kênh.
1.3.2.1 Chính sách quản lý nhân sự của CTCP Hàng Kênh
Chính sách nhân sự được hiểu là những quy định và thủ tục mà người lao động và người sử dụng lao động cần biết và tuân thủ. Chính sách này được ghi nhận cụ thể bằng văn bản. Các chính sách rõ ràng sẽ giúp công ty xác định được và ngăn chặn những rủi ro xảy đến đối với người lao động và đảm bảo rằng công ty đang tuân theo đúng pháp luật. Chúng sẽ giúp tạo lập văn hoá công ty khi mà tất cả mọi vấn đề được giải quyết công bằng và nhất quán.
Là một công ty cổ phần tham gia sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, công ty có một lực lượng lao động đông đảo, đa dạng, phức tạp, đặc trưng riêng cho từng ngành.Ví dụ: ngành thảm, công nhân chủ yếu là nữ ở độ tuổi trung niên, theo khảo sát, họ là những người gắn bó rất lâu với công ty, ít nhất là 17 năm. Ngành giầy, chủ yếu là các nữ công nhân trẻ, ở độ tuổi từ 18 đến 30. Riêng ngành xây dựng, nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo. Hiện tại công ty có trên 1500 công nhân viên. Coi tổng số công nhân viên trong công ty là 100%, ta có biểu đồ (1.2) thể hiện tỷ trọng lao động trong từng ngành
Biểu đồ1.2: tỷ lệ lao động từng lĩnh vực của CTCP Hàng Kênh
Sơ đồ1.5: Hệ thống tổ chức của công ty cổ phần Hàng Kênh
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
P.TGĐ.Giầy&Giấy
P.TGĐ.Thảm&XDựng
XN
Giầy1
P.Tổ chức hành chính
P.Kinh doanh-XNK
P.TKê - Kế
toán
Ban quản lý công trình
P. Bảo
Vệ
XN
Giầy2
XN
Giấy
XN
Thảm
XN
Xây
Dựng
.
Mặc dù số lượng công nhân viên đông và phân hoá phức tạp như vậy, công ty luôn nỗ lực hết mình đem lại môi trường lao động công bằng, thân thiện, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Phòng tổ chức hành chính là nơi quản lý chính. Hồ sơ của công nhân viên được lưu giữ tại phòng, mọi thông tin về trình độ, hoàn cảnh, tuổi tác, nguyện vọng…của người lao động được cán bộ thường xuyên quan tâm. Công nhân viên được tham gia đóng bảo hiểm, đảm bảo tương lai vững chắc sau này, người lao động vì thế yên tâm và hăng say cống hiến hết mình cho công việc, cho sự phát triển của công ty. Công ty cũng đề ra các quy định cụ thể về:
Chế độ thai sản, nghỉ ốm, nuôi con
Nghỉ phép và vắng mặt
Cơ hội bình đẳng
Giờ làm việc và làm thêm giờ
Chính sách lương
Chế độ lương thưởng, phúc lợi xã hội và các khoản đóng góp
Điều hành và xử lý vi phạm
Sử dụng các thiết bị của công ty như:máy tính, điện thoại
Thông tin bảo mật
Qui định an toàn trong lao động.
Hiện nay, công nhân viên trong công ty được tuyển dụng theo nhu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, với xu hướng ngày càng nâng cao tay nghề, trình độ và trẻ hoá. Chính sách này đem lại cho công ty một luồng gió mới, một tầm nhìn mới, với những ý tưởng táo bạo, mạnh mẽ, đổi mới hơn trong lao động.
Với sự nỗ lực của toàn công ty, đặc biệt là phòng tổ chức hành chính, những chính sách nhân sự rõ ràng, luôn lấy lợi ích của người lao động làm mục đích, đã thực sự tạo nên một hình ảnh tích cực cho công ty trong mắt khách hàng, chính quyền địa phương, nâng cao uy tín công ty và góp phần thu hút thêm nhiều người lao động mới.
1.3.2.2 Chính sách quản lý tài chính của CTCP Hàng Kênh
Mọi thông tin liên quan tới tình hình tài chính của công ty được thống kê, theo dõi tập trung tại phòng kế toán, các khoản mục được theo dõi chi tiết và riêng biệt
Công ty cổ phần hoá từ năm 2005, công ty luôn đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu không giảm mà tăng theo thời gian.
Với đặc thù kinh doanh, sản xuất trên nhiều mặt hàng, lĩnh vực khác nhau, công ty chủ trương xây dựng các chính sách về nguồn vốn lưu động, hàng tồn kho tới từng xí nghiệp theo sự tương tác đa chiều, để vừa đảm bảo không ứ đọng vốn, vốn được quay vòng với tần suất lớn và vừa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất.
Để xây dựng và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, công ty luôn có chính sách ưu tiên, đảm bảo trả cổ tức đúng thời hạn với giá trị ngày càng tăng.
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty cổ phần Hàng Kênh
1.4.1 Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Hàng Kênh
1.4.1.1 Lao động kế toán trong bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm các kế toán viên có trình độ cao, đồng đều, trình độ đại học chiếm tới 83% và không có trung cấp. Lao động kế toán phân hoá thành 2 thế hệ rõ rệt: Thế hệ trẻ có tuổi đời 25-26 và 3 năm gắn bó với công ty, là những người có tư duy đổi mới, nhanh nhẹn trong việc cập nhật thông tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111405.doc