Trong những năm qua ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy lượng sữa sản xuất ra cho tới nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xuất phát từ nhu cầu trên, Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển sữa quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010. Trong đó tỉnh Hà Tây là một vùng trọng điểm, tập trung phát triển với số lượng 20000-25000 con bò sữa đến năm 2010. Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây. Bước đầu tiếp xúc, đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất đối với lĩnh vực chăn nuôi bò sữa từng bước gắn với tìm hiểu tình hình phát triển sản xuất đàn bò ở Hà Tây trong thời gian qua em nhận thấy: Chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây là một nghề mới, tuy với số lượng còn ít, qui mô nhỏ nhưng đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của nó trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tận dụng tối đa diện tích đất đồi gò, bãi sông.
Vì vậy, xem xét và nghiên cứu tìm ra những ưu điểm và hạn chế để phát triển ngành chăn nuôi ở Hà Tây là cần thiết, do đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy lượng sữa sản xuất ra cho tới nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xuất phát từ nhu cầu trên, Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển sữa quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010. Trong đó tỉnh Hà Tây là một vùng trọng điểm, tập trung phát triển với số lượng 20000-25000 con bò sữa đến năm 2010. Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây. Bước đầu tiếp xúc, đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất đối với lĩnh vực chăn nuôi bò sữa từng bước gắn với tìm hiểu tình hình phát triển sản xuất đàn bò ở Hà Tây trong thời gian qua em nhận thấy: Chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây là một nghề mới, tuy với số lượng còn ít, qui mô nhỏ nhưng đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của nó trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tận dụng tối đa diện tích đất đồi gò, bãi sông.
Vì vậy, xem xét và nghiên cứu tìm ra những ưu điểm và hạn chế để phát triển ngành chăn nuôi ở Hà Tây là cần thiết, do đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Tây ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
-Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của chăn nuôi bò sữa.
-Đánh giá những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển nghề chăn nuôi bò sữa.
-Phân tích thực trạng phát triển nghề chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây.
-Chỉ ra phương hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển nghề chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, đề tài ngoài sử dụng các phương pháp chung, còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh… cần đặc biệt chú ý các phương pháp sau:
a.Nghiên cứu lý luận phải gắn với nghiên cứu và tổng kết thực tiễn.
b.Kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm địa phương và kinh nghiệm địa phương khác.
4.Phạm vi nghiên cứu: Toàn tỉnh Hà Tây.
nội dung
Phần I: Cơ sở lý luận về chăn nuôi bò sữa
I. Vai trò của chăn nuôi bò sữa
1. Giá trị dinh dưỡng của sữa bò
ý nghĩa to lớn của sữa đối với cơ thể con người đã được xác định trong y học, cũng như trong thực tế đời sống từ lâu đời. Từ thời Hy Lạp cổ xưa người ta đã dùng sữa như một loại thuốc quý để chữa bệnh và xem sữa như là loại thuốc bổ.
Theo các nghiên cứu khoa học thì sữa có 100 chất khác nhau trong đó có đường, đạm, mỡ, vitamin, muối khoáng, men…Sữa có đủ 20 loại axit amin, trong đó 11-12 axít amin không thay thế, 18 loại axit béo, 25 loại muối khoáng, 12 loại vitamin, 10 loại men, 4 loại đường…
Sữa là một thức ăn giàu giá trị dinh dưỡng, chứa phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống: nước, protein, các chất đường, các chất béo, nhiều loại muối khoáng và vitamin. Các chất dinh dưỡng này, sau khi bị phân rã và tiêu tiêu hoá, chuyển vào máu. Cơ thể con người tận dụng chúng: Nước bổ sung cho cơ thể, các protein và chất khoáng “xây dựng”, các glucid và chất béo cung cấp năng lượng, các vitamin đảm bảo sự vận hành và miễn dịch của cơ thể.
Các hydrat cacbon có mặt trong sữa. Lactose được biến đổi thành acidlactic, nó giúp duy trì một hệ thực vật đường ruột có lợi cho cơ thể cho phép hấp thụ canxi ở khúc ruột tốt hơn.
Mặc dù lactose là chất đường, nó không có vị ngọt. Hàm luợng chất béo trong sữa, lượng lactose không dễ dàng thay đổi bằng cách ăn uống và không thay đổi ít từ giống bò này sang giống bò khác. Glucose và galactose, mà từ đó lactose được hình thành, có hàm lượng nhỏ trong sữa: lần lượt từ 14mg/100g và 12 mg/100g.
Không có chất đạm thì không có sự sống. Đó là những chất cơ bản của các mô sống. Để thoả mãn nhu cầu của mình hàng ngày về protein, một người lớn trung bình phải ăn 1g protein cho mỗi kg cân nặng. Các sản phẩm sữa là một nguồn quan trọng protein có chất lượng cao.
Phần lớn chất dinh dưỡng trong sữa là dưới dạng protein. Các protein được hình thành bằng các acid amin. Có 20 acid amin có mặt trong các protein. Thứ tự các acid amin được xác định bởi mã di truyền và cho mỗi protein một cấu trúc duy nhất. Cấu trúc không gian này đến lượt nó làm cho protein có một chức năng riêng biệt. Hàm lượng protein trong sữa thay đổi từ 3%- 4% (3-4g/100g). Tỷ lệ này thay đổi theo giống bò và theo hàm lượng chất béo trong sữa.
Có một mối liên quan chặt chẽ giữa chất béo và lượng protein trong sữa: thông thường có nhiều chất béo thì có nhiều protein. Các protein chia làm 2 nhánh chính: các casein (80%) và các protein của sữa (20%). Cách phân loại này đến từ các nhà máy pho mát ở đo người ta sản xuất pho mát bằng cách tách 2 loại protein ra sau khi đã làm vón cục các casein bằng chất rennine ( một men tiêu hoá có trong dạ dày bê).
Phản ứng của các loại casein khác nhau dưới dạng các xử lý (sức nóng, độ acid, thêm muối..) được dùng khi chế tạo các sản phẩm sữa, sẽ xác định các đặc trưng của chúng. Đôi khi trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa vì cơ thể của chúng phản ứng với các protein của sữa. Dị ứng gây ra ngứa, hen và những rối loạn đường ruột (đau bụng, ỉa chảy…) Trong trường hợp dị ứng, người ta có thể thay thế sữa bò bằng sữa dê hay một thứ sữa chứa một casein đã bị phân huỷ.
Vai trò chính của chất béo là mang lại năng lượng, cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể và đóng góp vào thành phần tế bào. Chúng cũng tham gia vào việc hình thành hệ thần kinh và thu hút những hương thơm tế nhị. Hàm lượng các chất béo thay đổi theo sản phẩm sữa.
Thông thường, chất béo chiếm 3.5-6g/100g. Chất béo có mặt trong sữa dưới dạng lơ lửng trong nước. Mỗi giọt được bao trong một lớp vỏ phospholipid ngăn không cho chúng nhập vào với nhau. Chừng nào cấu trúc này được giữ nguyên, chất béo vẫn ở dạng nhũ tương. Tuy nhiên, sự phá huỷ các cấu trúc này gây nên vón cục các giọt chất béo, làm cho chúng nổi lên mặt sữa để hình thành một lớp kem.
Sữa là nguồn các khoáng chất cần thiết cho sự hình thành của trẻ nhỏ. Canxi tạo thành, củng cố và bảo toàn bộ xương tác động lên việc không chế nhịp tim, co cơ và sự đông máu.
Sữa là nguồn cung cấp Vitamin A đóng góp vào các cơ chế của thị giác, sự tăng trưởng, bảo vệ da và sự đề kháng chống viêm nhiễm. Người ta thấy nó kết hợp với chất béo nhiều nhất trong các sản phẩm không bị lấy kem. Các vitamin B giúp hấp thụ Glucid, lipit và protein.
2. Lợi ích kinh tế xã hội của việc chăn nuôi bò sữa trong gia đình nông dân
Sữa là loại thực phẩm cao cấp rất cần cho trẻ em thiếu sữa, người bệnh, người già yếu và những người lao động nặng nhọc, người phụ nữ bị loãng xương. Hiện nay, ở nước ta, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Hà Tây, Đà Lạt, Long An, … có rất nhiều gia đình đã và đang chăn nuôi bò sữa.
Đảng và Nhà nước ta đã thấy được lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội của việc chăn nuôi bò sữa, không những đối với gia đình chăn nuôi mà đối với toàn xã hội. Quyết định 167/TTg của Thủ tướng chính phủ “ Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010 “ ký ngày 26/10/2001 đã chỉ rõ:
Điều 1: Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ững nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước thay thế sữa nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Đến năm 2005 đạt100 nghìn bò sữa, đáp ứng 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước, đến năm 2010 đáp ứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng. Sau những năm 2010 đạt 1, 0 triệu tấn sữa.
Điều 2: Phát triển chăn nuôi bò sữa phải gắn với cơ sở chế biến sữa với vùng chuyên canh tập trung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến được tổ chức chặt chẽ như: Mía đường, dứa, cao su, cà phê, chè…Và phát triển đồng cỏ ở nơi có điều kiện về đất đai, lao động, khí hậu phù hợp, đảm bảo môi trường sinh thái và vệ sinh môi trường. Cụ thể là: các tỉnh phía Bắc: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La và các huyện ngoại thành Hà Nội.
Các huyện trung du thuộc vùng duyên hải miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên…
Các tỉnh phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, An Giang và các huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh
Các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắc Lăk, Gia Lai, Kon Tum
Chăn nuôi bò sữa ở gia đình thông qua việc xây dựng hợp tác xã sản xuất sữa ở nông thôn thường đem lại những lợi ích sau:
- Nhà nước không phải đầu tư nhiều vốn như đối với chăn nuôi tập trung. Ví dụ đầu tư cho những nông trường chăn nuôi hàng ngàn bò sữa.
- Gia đình sử dụng được sức lao động phụ và tận dụng được phụ phế phẩm trong nông nghiệp.
- Động viên được các thành phần kinh tế ( còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên XHCN ) như kinh tế tập thể trong đó có nòng cốt là HTX, kinh tế cá thể, tiểu thủ ở nông thôn.
- Chăn nuôi bò sữa tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước tiến tới không dùng ngoại tệ để nhập sữa từ nước ngoài.
II. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của bò sữa
1. Đặc điểm chung:
Con bò sữa ví như một cái máy sinh vật để sản xuất ra sữa. Nó dùng nguyên liệu (thức ăn, uống nước…) để chế biến thành sữa thông qua các hệ thống rất tinh xảo. Đã là máy thì các bộ phận phải tốt và thích hợp cho việc sản xuất sữa, các bộ phận này lộ ra ngoài (ngoại hình) để phản ánh lên những bộ phận bên trong (thể chất). Vậy con bò sữa tốt phải có những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Nhìn toàn thể: Là một hình thể cân đối (đầu, cổ, thân và 4 chân) theo một tỷ lệ nhất định. Kết hợp các bộ phận chặt chẽ, khoẻ mạnh, có hướng thiên về ngoại hình bò hướng sữa (hình nêm).
- Nhìn chi tiết từng bộ phận: Đầu cổ kết hợp chặt chẽ, ngực sâu rộng, lưng thẳng, 4 chân thẳng, cân đối, mông úp, bụng to vừa phải, mông hông rộng, khấu đuôi to, đuôi dài, bầu vú to, 4 vú đều, khoảng cách 4 vú rộng. Bầu vú nhìn phía sau của bò tơ nhiều nếp nhăn, tĩnh mạch vú nổi rõ, ngoằn nghoèo, không có lông ở vú, khoáy thông thường ở vào 1/3 từ u vai tới hông là tốt nhất. Khoáy càng tụt về phía sau bò càng thưa đẻ.
Phân biệt, chọn lọc con F1, F2:
+ Con lai F1: Nếu bò mẹ là lai Sind hoặc Sind thuần, bố là HF (giống Hà Lan thuần), con sinh ra thường có ngoại hình: tai nhỏ, trán dô, mõm dài, sừng hơi cong, có chấm trắng ở trán, đốm trắng ở đuôi chân hoặc bụng, vai phẳng ( không có u vai ), mông dốc, có rốn. Nếu con bò mẹ dùng để lai là con bò vàng Việt Nam thì con sinh ra khác với con mẹ lai Sind là: Toàn thân mình tròn, chân nhỏ, đầu thanh, mặt lõm, mồm ngắn.
+ Con lai F2 3/4 thường có màu lông loang màu đen trắng hoặc lang trắng vàng, toàn thân thô kệch hơn con F1, đầu thô, mông ít dốc, không có rốn, tai nhỏ, thân hình gần giống như bò HF thuần nhưng tầm vóc nhỏ hơn.
+ Con lai F2 5/8: Toàn thân đen, ít loang như bò F2 3/4 đầu thanh, thân hình là trung gian giữa con F1 và F2 3/4.
2. Đặc điểm nguồn gốc các giống bò sữa ở Việt Nam
- Bò lai Sind:
Đây là kết quả của quá trình lai giữa bò đực Red sindhi của ấn Độ với các giống bò vàng Việt Nam tạo thành quần thể bò lai Sind với tỷ lệ máu bò Red Sind được nhập vào Việt Nam từ những năm 1920-1924 song nó được nhân rộng vào thập kỷ 90. hiện nay đàn bò lai Sind chiếm khoảng 40% trong tổng đàn bò nội và được phân bố hầu hết các tỉnh trong cả nước. Đa số bò lai Sind đều khoẻ mạnh có màu lông vàng hoặc đỏ thẫm. Trọng lượng bò lai Sind con cái 280-320 kg, con đực 400-500 kg. Trọng lượng sơ sinh của bê 20-28 kg, sản lượng sữa bình quân đạt 800-1200kg. Tuổi phối giống lần đầu 15-18 tháng. Bò lai Sind thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật, chính vì vậy ta đã dùng bò cái lai Sind làm nền để tạo ra giống bò sữa bằng cách phối với tinh bò đực Holstein Friensian và nhiều giống bò sữa khác. Từ đó tạo ra giống bò lai dễ nuôi, sinh sản tốt và khả năng cho sữa cao.
- Bò thuần Holstein Friensian (HF):
Là giống bò nổi tiếng nhất thế giới do Hà Lan tạo ra từ thế kỷ thứ 17. Bò cái có hình dạng đặc trưng cho giống bò sữa: Thân hình tam giác, đầu dài, thanh nhẹ, trán phẳng, sừng thanh và cong. Cổ dài, khoẻ, cự ly chân rộng. Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ. Da mỏng, đàn hồi tốt, lông mịn. Màu sắc lang trắng đen và lang trắng đỏ. Tuổi động dục lần đầu 12-15 tháng. Khối lượng cơ thể: Con cái 550-750 kg; bê sơ sinh 35-40kg.Sản lượng sữa bình quân 3800-4200kg ( nuôi tại Việt Nam ) cá biệt có con 8000kg. Tỷ lệ mỡ thấp, bình quân 3.42.
- Bò lai hướng sữa:
+ Bò sữa F1 ( 1/2 máu HF)
Bò lai F1 là kết quả lai đồi 1 giữa bò đực Holstein Friensian với bò cái lai Sind. Bò lai F1 chịu đựng tương đối tốt điều kiện nóng ẩm, ít bệnh tật, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Hầu hết bò lai F1 có màu lông đen, có con có vết lang trắng rất nhỏ ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi, lưng hoặc sướn hoặc trán.
Động đực lúc 17-18 tháng tuổi, khối lượng cơ thể con cái 380-450kg, bê sơ sinh 25-30kg, sản lượng sữa 2500-3000kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa 3.8-4.2%.
+Bò sữa F2 (3/4 máu HF):
Bò lai F2 được tạo ra bằng cách cho lai tiếp bo lai F1 với bò đực Holstein Friensian
Bò lai F2 có màu lông lang trắng đen (gần giống bò HF), động dục lần đầu lúc 13-18 tháng tuổi.
Khối lượng cơ thể khi trưởng thành con cái 400-500kg, bê sơ sinh 30-35kg. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, sản lượng sữa đạt trên 3000kg, tỷ lệ mỡ sữa 3.2-3.8%.
+ Bò sữa F3 (7/8 máu HF ):
Được tạo ra bằng cách cho lai bò F2 với bò đực ( HF ).Bó F3 có màu lông lang trắng đen. Bê sơ sinh có trọng lượng khoảng 30-35kg, bò cái trưởng thành có trọng lượng trung bình là 360-380kg. Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt năng suất sữa đạt 3000-4500kg/chu kỳ ( 300-350 ngay ), tỷ lệ mỡ đạt 3.2-3.8%.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển:
- Nhân tố di truyền: Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản suất cao hay thấp, chuyên môn hoá hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát dục.
Trong phát triển chăn nuôi nói chung khi xét về yếu tố di truyền trên thực tế cho thấy các giống bò khác nhau thì khả năng sinh trưởng khác nhau.Ví dụ: Bò giống thịt như; HereFord, Shanta Getrudis… có tốc độ sinh trưởng nhanh 1000-1500 gam/ngày, nhưng ở bò kiêm dụng như: Red Sinhdhy… sinh trưởng đạt 600-800 gam/ngày.
Để tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn lọc những cá thể đực, cái có những đặc tính di truyền mong muốn cho giao phối, trong quá trình đó phải chọn lọc những cá thể có đặc tính tốt để củng cố tính di truyền.
- Nhân tố ngoại cảnh:
Điều kiện ngoại cảnh tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của gia súc.
+ Yếu tố thiên nhiên: bò sữa là loại động vật sống và thích nghi với điều kiện khí hậu vùng ôn đới mát mẻ. Vì vậy khi chúng sống ở vùng khí hậu nóng quá làm cho bò mệt mỏi, tiêu phí năng lượng nhiều và khả năng thu nhập thức ăn giảm, do vậy làm giảm tốc độ phát triển của bò. Khi thời tiết lạnh ít ảnh hưởng đến bò sữa.
+ Yếu tố nuôi dưỡng: Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc. Cho gia súc ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của gia súc. Đố với trâu, bò thức ăn đồng hoá trực tiếp, ngấm vào mô hoặc các chất lỏng trong cơ thể. Chúng bao gồm Hydrat cacbon, chất béo, chất đạm, chất khoáng, nước.
Chế độ vận động thích hợp, chuồng trại sạch sẽ đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng của gia súc.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò sữa:
- Giống: Tính thành thục sớm, tính mắn đẻ của từng giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản của đàn. Bò lai Sind tuổi đẻ lứa đầu bình quân là 35 tháng, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 417 ngày, bò lang trắng đen Trung Quốc tuổi đẻ lứa đầu là 33 tháng, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 367-377 ngày.
Đối với bò sữa lai F1, F2 và F3 tuổi đẻ lứa đầu là 26, 27, 26 tháng.
- Dinh dưỡng:
+ Quá trình sinh sản ở con cái bao gồm một loạt hiện tượng sinh lý phức tạp có thể bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau tới khả năng thụ thai chung. Mặc dầu nhiều cơ chế làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản song dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên gây ảnh hưởng tới sinh sản của bò cái. ở Mỹ những ảnh hưởng trao đổi chất lên thành tích sinh sản được phản ánh bằng giảm tỷ kệ có chửa ( 66% xuống 40% ).
+ Mức độ dinh dưỡng: Nếu con vật cùng một giống được nuôi ở cùng một điều kiện như nhau nhưng mức độ dinh dưỡng khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau. Nêu bò tơ lỡ được nuôi dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh và tuổi thành thục về tính đến sớm. Thí nghiệm của Sorensen Hansel ( 1959 ) ở bò Holstein Friensian theo hai mức dinh dưỡng ( 140 và 60% so với tiêu chuẩn) thì thấy kết quả tuổi động dục lần đầu tương ứng là 8.5 và 16.6 tháng
+ Nếu bò cái trưởng thành được nuôi theo mức dinh dưỡng thấp bị thiếu Protein, vitamin, khoáng dẫn đến chu kỳ tính kéo dài do bao noãn thành thục chậm. Ngược lại nếu được nuôi dưỡng ở mức độ dinh dưỡng ở mức độ dinh dưỡng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự tích mỡ trong cơ thể, mỡ bao bọc buồng trứng làm cho FSH không thấm vào được các tế bào hạt của bao noãn dẫn đến không có khả năng kích thích noãn phát triển. Nếu gia súc cái được nuôi dưỡng ở môi trường dinh dưỡng đầy đủ thì chu kỳ tính của con vật ổn định, con vật có biểu hiện động dục đều đặn. ở mức độ dinh dưỡng cao tuổi thành thục về tính đối với bò sữa là 234-808 ngày. ở mức dinh dưỡng thấp thành thục về tính là 256-1045 ngày.
+ Loại hình thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của gia súc. Do vậy để phù hợp với từng con giống thì người ta chia thức ăn ra làm hai loại: Thức ăn toan tính, thức ăn kiềm tính sinh lý, loại thức ăn có tác dụng tốt đến chức năng sinh sản của bò cái là loại hình thức ăn kiềm tính sinh lý. Nếu bò cái dùng thức ăn toan chứa nhiều Photpho (P) vựot qua nhu cầu của con cái sẽ được thải ra ngoài dưới dạng muối canxi, Kali, Natri…đồng thời làm giảm sự dự trữ kiềm trong máu gây ra toan huyết, tạo ra môi trường bất lợi cho sự tạo trứng và hợp tử.
Trong khẩu phần ăn của bò thì P chiếm vị trí rất quan trọng đối với sinh sản, ngoài ra kẽm (Zn) iot, đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn) cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò.
- ảnh hưởng của ngoại cảnh:
Trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản. Nhiệt độ môi trường cao có thể gây nên giảm thấp hiệu quả sinh sản ở cả con đực và con cái. thể hiện ở chỗ giảm chất lượng tinh dịch ở gia súc đực, còn ở gia súc cái thì động dục thất thường, chất lượng của hợp tử giảm, giảm khả năng làm mẹ của con cái đồng thời tăng những trường hợp bất thường khi sinh đẻ (Medoweell- 1972).
Trong các vùng nóng và khô ở Tây Nam Mỹ việc chống nóng cho bò khoảng trên 100 giờ trước khi phối giống tỷ lệ thụ thai tăng lên từ 2% đến 7%…
- Bệnh đường sinh dục:
Bệnh đường sinh dục ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của bò sữa. Nếu như gia súc bị mắc các bệnh đường sinh dục thì rất khó có khả năng mang thai. Gia súc bị mắc bệnh sảy thai truyền nhiễm thì khả năng thụ thai rất khó hoặc một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng…thì quá trình thực hiện việc thụ thai ở gia súc cái rất khó. Quá trình thụ tinh cho gia súc chỉ có thể thực hiện được khi cơ quan sinh dục của gia súc đã hoàn toàn bình phục có như vậy mới đảm bảo cho bào thai phát triển bình thường khi mang thai.
Sự phối giống:
Sự phối giống ảnh hưởng lớn đến thành quả chăn nuôi, nó có ý nghĩa bảo tồn giống, tái sản xuất mở rộng đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản do vậy để nâng cao năng suất sinh sản cần phải theo dõi phát hiện động dục và phối giống đúng kỹ thuật hiện nay đối với bò sữa việc thụ tinh nhân tạo là biện pháp nhân giống tiên tiến, hiệu quả nhất bên cạnh đó việc cấy truyền phôi cũng đã được sử dụng song chưa được phổ biến.
Trong quá trình phối giống việc phát hiện theo dõi động dục chưa tốt, phối giống việc phát hiện theo dõi động dục chưa tốt, phối giống không đúng thời điểm, kỹ thuật dẫn tinh không đúng hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu sử lý các trường hợp chậm sinh đã co thai mà vẫn tiến hành phối giống sẽ gây ra hiện tượng kích thích sự co bóp của tử cung dễ làm cho gia súc bị sảy thai.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa
- yếu tố di truyền và giống:
Năng suất sữa là chỉ tiêu di truyền về số lượng, trước hết nó bị chi phối bởi di truyền bố mẹ. Hệ số di truyền về năng suất sữa biến động trong phạm vi 0.27-0.36. Tỷ lệ mỡ trong sữa là 0.31-0.37, tỷ lệ protein trong sữa là 0.28-0.36.
Như vậy năng suất sữa đạt được của bò cái, chịu sự khống chế bởi khả năng di truyền của thế hệ trước ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và từng cá thể trong toàn đoàn
- ảnh hưởng của tuổi có thai lần đầu và ảnh hưởng về tuổi bò.
Sự còi cọc về thể vóc thường kèm theo chậm thành thục về tính, bầu vú phát triển kém năng suất thấp. Nuôi dưỡng bê cái hậu bị tốt để đạt tiêu chuẩn phối giống lần đầu vào 16-18 tháng tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bò cái, đồng thời trọng lượng của bò cái khi phối giống lần đầu phải đạt 65-70%trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành. Nếu phối cho con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của các nang tuyến, của tuyến sữa dẫn đến khả năng sản xuất sữa của bò kém.
- Nhân tố dinh dưỡng:
Sữa là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng. Nếu mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa, nhưng cho ăn quá dư thừa so với tiềm năng di truyền của giống sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến kìm hãm khả năng tạo sữa của bò cái. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cho gia súc tiết sữa đòi hỏi phải đảm bảo cân bằng trong khẩu phần ( protein, năng lượng, khoáng…).Đặc biệt là tỷ lệ P/e thích hợp sẽ làm tăng tối đa lượng axit hấp thụ, liên quan tới năng suất, sản phẩm của gia súc.
- Trọng lượng cơ thể bò cái
Trong cùng một giống bò những con có trọng lượng lớn hơn thì khả năng cho sữa cao hơn.Giống bò Hà Lan có thể trọng trung bình ở đàn cái là 500-600kg, sản lượng sữa trong một chu kỳ là: 3800-4200kg sữa.Giống bò Jorsey trọng lượng cơ thể bé 300-350kg, sản lượng sữa một chu kỳ bình quân là 3000-3500kg.
- ảnh hưởng của môi trường đến sức sản xuất sữa và phẩm chất sữa:
Sức sản xuất của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, không khí, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển…song sản lượng sữa không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 5-210C. Nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc cao hơn 210C sản lượng sữa giảm từ từ. Nếu nhiệt độ lên quá 270C thì khả năng sản xuất sữa sẽ giảm rõ rệt. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp tối đa và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò có khác nhau, sản lượng sữa của bò Holstein Friensian giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ cao hơn 210C, ở bò Jersey khoảng 26-270C. Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò Jersey khoảng 20C còn ở bò Holstein Friensian không bị ảnh hưởng thậm chí là 00C.
- Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lặp lại:
Khi có thai, lượng sữa ở bò giảm 15 – 20% và lượng sữa của giảm nhiều hơn khi bò mang thai từ tháng thứ 5 trở đi. Nghiên cứu của E.N.Novikov cho thấy trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, nếu lấy khối sữa trung bình trong một chu kỳ 300 ngày ( là 100% ), nếu kéo dài chu kỳ sữa lên 450 ngày thì năng suất sữa bình quân trong ngày chỉ bằng 85%. Do vậy dù có kéo dài thời gian của chu kỳ không thể bù được 15% lượng sữa giảm thấp. Chính vì vậy các nhà chăn nuôi đã thống nhất về thời gian của chu kỳ cho sữa tốt nhất là 300-305 ngày.
Bò cái khoẻ mạnh sẽ hồi phục sức khỏe và động dục sau khi đẻ 30-45 ngày, bình thường là 60-80 ngày. Ta có thể phối cho bò sữa trong khoảng60-90 ngày là tối ưu nhất, nhằm khai thác hợp lý cả 2 tiềm năng sinh sản và sinh sữa của bò cái.
- Kỹ thuật vắt sữa:
Vắt sữa bò đúng kỹ thuật sẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa sữa cặn tồn tại trong tuyến bào, tránh viêm vú đồng thời kích thích quá trình sinh tổng hợp sữa trong tuyến sữa. Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hưởng đến năng suất sữa của bò, nếu số lần vắt trong một ngày quá ít ở bò cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầu vú và ức chế quá trình tạo sữa.
- Bệnh ở bò sữa:
Bò cái có thể mắc các bệnh khác nhau trong thời gian tiết sữa. Bệnh viêm vú bò thường rất phổ biến. Người ta cho rằng riêng bệnh viêm vú đã làm thiệt hại 3.5% sản lượng sữa cả đàn. Tuy vậy trong khi đang khai thác sữa nếu bò bị bệnh chúng ta vẫn phải hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh để đảm bảo sản lượng và chất lượng sữa.
IV. Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.
1. Quá trình phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta:
ở Việt Nam, nghề nuôi bò sữa chưa phải là nghề chăn nuôi truyền thống. Song ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta được hình thành khá sớm so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên so với các nước Châu âu thì việc chăn nuôi bò sữa ở nước ta còn khá mới mẻ. Năm 1923 một số giống bò Châu Âu được nhập vào nước ta để nuôi lấy sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Pháp là chủ yếu.
Với tầm nhìn chiến lược, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đảng và nhà nước ta đã nghĩ đến phát triển bò sữa để có sữa cung cấp cho trẻ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1047.doc