Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN

Hiện nay các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên cấp bách hơn và gây ra nhiều ảnh hưởng có tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Các vấn đề môi trường đó đã được nhiều người quan tâm đến, tuy nhiên để hiểu và cùng thực hiện hành động vì môi trường thì không hẳn ai cũng tự làm được. Nhận thấy điều đó, trong khuôn khổ của dự án 3R_HN, để thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn hiệu quả thì một chương trình truyền thông, giáo dục môi trường đã được thực hiện với mục tiêu như trên.

Chương trình truyền thông và giáo dục môi trường đã được thực hiện tại cộng đồng và các trường tiểu học trên các địa bàn thí điểm phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội.

Là một trong những thành viên tham gia trực tiếp vào mô hình 3R-HN tại Hà Nội và đặc biệt với mô hình giáo dục môi trường cho trường tiểu học, tôi mong muốn đánh giá hiệu quả của mô hình giáo dục môi trường tiểu học đã thực hiện tại 4 phường thí điểm của dự án với việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tôi lựa chọn chuyên đề “Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN”.

 

doc71 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 3R Reduce - Reuse – Recycle Giảm thiểu - Tái chế - Tái sử dụng 2 AIDMA Attention, Interest, Desire, Memory and Action 3 B/C Tỷ suất lợi ích – chi phí 4 CTR Chất thải rắn 5 GDMT Giáo dục môi trường 6 MONRE Bộ tài nguyên và môi trường 7 NPV Giá trị hiện tại ròng 8 PDM Project Design Matrix Ma trận thiết kế dự án 9 PLCTTN Phân loại chất thải tại nguồn 10 PLRTN Phân loại rác tại nguồn. 11 UNEP Chương trình môi trường của liên hợp quốc 12 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC HÌNH Hình 1: Vòng tuần hoàn vật chất trên thế giới và việc áp dụng 3R 13 Hình 2: Tái sử dụng lại các loại chai 15 Hình 3: Minh họa về tái tạo lại giá trị 16 Hình 4: Đường đi của các nguồn phát sinh rác thải 19 Hình 6: Qui trình mở rộng Khái niệm 3R và PLCTTN 33 Hình 7: Đường đi của rác thải Hà Nội 34 Hình 8: Quy trình sản xuất phân hữu cơ Compost từ rác hữu cơ 60 Hình 9: Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân 63 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mô hình đánh giá dự án theo ma trận thiết kế dự án (PDM) 23 Bảng 2 “Công thức AIDMA” 40 Bảng 3: Đầu vào cho giáo dục môi trường tiểu học 41 Bảng 4: Số Lớp và Học sinh ở các Trường tiểu học 42 Bảng 5: Đánh giá dự án thí điểm giáo dục môi trường 49 Bảng 6: Chi phí của hoạt động giáo dục môi trường 55 Bảng 7: Định mức các công cụ cần dùng để xử lý chôn lấp 1 tấn rác thải 58 Bảng 8: Chi phí của mô hình truyền thông và GDMT 64 Bảng 9: Tỷ lệ các loại rác được phân loại 65 Bảng 10: Lợi ích của mô hình truyền thông và GDMT 65 Bảng 11: Kết quả phân tích độ nhậy với các mức học sinh khác nhau. 66 Bảng 12: Kết quả phân tích độ nhạy khi lãi suất thay đổi 67 Lý do chọn đề tài Hiện nay các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên cấp bách hơn và gây ra nhiều ảnh hưởng có tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Các vấn đề môi trường đó đã được nhiều người quan tâm đến, tuy nhiên để hiểu và cùng thực hiện hành động vì môi trường thì không hẳn ai cũng tự làm được. Nhận thấy điều đó, trong khuôn khổ của dự án 3R_HN, để thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn hiệu quả thì một chương trình truyền thông, giáo dục môi trường đã được thực hiện với mục tiêu như trên. Chương trình truyền thông và giáo dục môi trường đã được thực hiện tại cộng đồng và các trường tiểu học trên các địa bàn thí điểm phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội. Là một trong những thành viên tham gia trực tiếp vào mô hình 3R-HN tại Hà Nội và đặc biệt với mô hình giáo dục môi trường cho trường tiểu học, tôi mong muốn đánh giá hiệu quả của mô hình giáo dục môi trường tiểu học đã thực hiện tại 4 phường thí điểm của dự án với việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tôi lựa chọn chuyên đề “Đánh giá hiệu quả của mô hinh giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN”. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông, giáo dục môi trường cho các trường tiểu học đã thực hiện trong khuôn khổ dự án 3R-HN. Đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục nhân rộng mô hình giáo dục môi trường ra các địa phương thành phố khác không chỉ ở Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính là các em học sinh tiểu học, những thành viên nhỏ nhất được hướng tới vì dễ tác động đế tâm lý và thay đổi hành vi của các em ngay từ bé – một thế hệ tương lai của đất nước. Phạm vi nghiên cứu Về mặt khoa học: Đề tài là phương pháp đánh giá mới, áp dụng cả những lĩnh vực về quản lý và phân tích kinh tế với một dự án giáo dục và môi trường được thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội do một tổ chức nước ngoài thực hiện. Về mặt không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về mặt thời gian: Các tài liệu liên quan trong năm 2009 – 2010. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Sử dụng cả phân tích tài chính và phân tích kinh tế để tính ra hiệu quả xã hội của mỗi phương án, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định chính xác trong việc lựa chọn một trong nhiều phương án đó là hiệu quả nhất đối với xã hội. Thu thập số liệu, dữ liệu liên quan tại các cơ quan, tài liệu báo trí, sách vở, xử lý số liệu trên các phần mềm chuyên dụng như Execl, Mfit 4 để tính toán. Phương pháp chuyên gia: Tư vấn góp ý của các chuyên gia (thầy cô giáo và các chuyên gia thực hiện dự án, các thành viên tham gia dự án 3R-HN). Kết cấu chuyên đề Với những nội dung trên, chuyên đề bao gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Sáng kiến 3R trên Thế Giới và Việt Nam, phương pháp đánh giá hiệu quả đối với mô hình truyền thông và giáo dục môi trường. CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động mô hình truyền thông, giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN. CHƯƠNG III: Đánh giá các ưu điểm và hạn chế của mô hình truyền thông và giáo dục môi trường trong các trường tiểu học thuộc dự án 3R-HN. CHƯƠNG I: SÁNG KIẾN 3R TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. Sáng kiến 3R trên thế giới và việc áp dụng vào Việt Nam. Sáng kiến 3R trên thế giới Mục tiêu của phát triển kinh tế luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Có rất nhiều cách để có thể tối đa hóa lợi nhuận các nhà sản xuất có thể giảm chi phí đầu vào, tìm ra các nguyên liệu rẻ hơn, kích thích người tiêu dùng, giảm giá sản phẩm, giảm thiểu hoặc tái sử dụng lại các vật liệu còn thừa sau quá trình sản xuất.Và thực tế từ rất lâu rồi con người đã áp dụng rất nhiều các biện pháp để giảm thiểu nguyên vật liệu, tái chế và tái sử dụng lại trong các quy trình sản xuất và đạt được các thành tựu nhất định. Nhật bản từ những năm 1990 tái chế lại thủy tinh vụn, tỷ lệ tái chế này đã và đang tăng mỗi năm từ năm 1990 và đạt tới 90,3% vào năm 2003, vượt mức mong đợi là 85% vào năm 2005, tại Mỹ đã tái chế và sản xuất compost từ những năm 1999 đã giảm thiểu khoảng 64 triệu tấn nguyên liệu sẽ đáng ra sẽ được đem đi chôn lấp hoặc cho vào lò thiêu. Mỹ đã tái chế 28% rác thải, đây là một con số đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua, Bottom of Form 3. 42 percent of paper, 40 percent of plastic soft drink bottles, 55 percent of aluminum beer and soft drink cans, 57 percent of steel packaging, and 52 percent of major appliances are now recycled . 42 phần trăm giấy, 40 phần trăm chai nước mềm, 55 phần trăm những hộp nước ngọt và bia nhôm, 57 phần trăm việc đóng gói thép, và 52 phần trăm những thiết bị đã đang được tái chế. Tại Đức năm 1998 đã đưa ra lời kêu gọi giảm thiểu tối đa và tái sinh lại những bao gói để tránh hoặc giảm tác động đến môi trường. Vào tháng 6 năm 2001, phần bao gói được phục hồi là 65% trọng lượng và phần bao gói tái chế là 45% trọng lượng. Công nghệ này đã được Nhật Bản tìm hiểu và đưa ra “Sáng kiến 3R” áp dụng vào đời sống hàng ngày và vào các hoạt động sản xuất rất thành công đem lại nhiều hiệu quả lớn. Tháng 6 năm 2004, hội nghị cấp bộ trưởng các nước G8 được tổ chức tại Mỹ đã chấp thuận kế hoạch hành động về khoa học và công nghệ phát triển bền vững (kế hoạch hành động 3R) và xúc tiến việc thực thi. Từ ngày 28 – 30/4/2005 tại thành phố Tokyo của Nhật Bản, Hội nghị bộ trưởng về sáng kiến 3R được tổ chức với sự tham gia của 20 quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Singapore,Thái lan, Việt Nam, Cộng đồng châu Âu....) và 4 tổ chức quốc tế (UNEP, OECD, nhóm thư ký của công ước Basel và cộng đồng các nước Ả rập ....) để chính thức triển khai thực hiện “Sáng kiến 3R” và kết hợp giữa các nước, các tổ chức. Hội nghị đã đưa ra 5 vấn đề: Củng cố vững mạnh lại các nội dung trong công cụ 3R. Chia sẻ về tinh thần Mottainai (Tiếc quá, Thật lãng phí!) , Hình thành chiến lược 3R tại các quốc gia. Họp bàn và chia sẻ thông tin. Giảm thiểu rào cản thương mại Giảm thiểu các rào cản thương mại quốc tế cho các hàng hóa, nguyên vật liệu được thực hiện theo đúng quy trình của 3R. Giảm đến mức tối thiểu lượng chất thải trong phạm vi một nước. Kiểm tra sự vận chuyển xuyên quốc gia. Sự hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Liên kết với các nhóm. Liêt kết với các vấn đề biến đổi khí hậu khi áp dụng 3R. Hợp tác giữa các bên liên quan Các bên liên quan có thể cùng nhau trao đổi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trong các hoạt động trực tiếp liên quan đến 3R Đẩy mạnh khoa học và công nghệ Tìm ra các biện pháp khoa học công nghệ mới áp dụng sáng tạo công nghệ 3R trong từng ngành nghề từng lĩnh vực khác nhau. Định nghĩa về 3R 3R là viết tắt của 3 từ tiếng anh Reduce, Reuse và Recycle với nghĩa là giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. 3R được áp dụng vào các ngành công nghiệp, trong hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý chất thải rắn là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ đề cập chủ yếu đến việc áp dụng 3R trong công tác quản lý chất thải rắn. Hình 1: Vòng tuần hoàn vật chất trên thế giới và việc áp dụng 3R (Nguồn: ) Các nội dung cơ bản về 3R gồm: Giảm thiểu: trong thực hiện 3R, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn đô thị là một trong những vấn đề cần thiết cần phải ưu tiên. Ví dụ trong quá trình thay đổi cách sống trong quá trình đô thị hóa thì rất cần thúc đẩy giảm lượng chất thải thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng và người bán lẻ và khuyến khích sự nỗ lực của ngành công nghiệp thực phẩm để xem xét lại thành phần bao bì và quá trình sản xuất để giảm thải. Mặt khác, do thành phần của CTR đô thị rất phong phú, vì vậy nên việc phân loại chất thải phải được thực hiện. Khi thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, rác sẽ được phân ra làm 3 loại là rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Điều này sẽ kép theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thái tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn công nghiệp tập trung chủ yếu vào áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Theo định nghĩa của UNEP: “ Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”. Giảm thiểu chất rắn ngay tại nguồn được thực hiện bằng việc áp dụng các giảo pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thay đổi công thức sản phẩm, giảm các vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng. Tái sử dụng: Tái sử dụng lại là một dạng của việc làm giảm chất thải – mở rộng các nguồn cung cấp nguyên liệu, giảm năng lượng sử dụng và giảm ô nhiễm thậm chí hơn cả tái chế. Hoạt động tái sử dụng chất thải rắn có thể được thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác. Hoạt động tái sử dụng tập trung vào thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác. Trong tái sử dụng, sản phẩm được giữ nguyên về chất liệu kết cấu và hình dáng cũng như chức năng ban đầu và được đưa vào quá trình chuyển hóa (ví dụ như: bao bì đóng gói nhiều lần). Thông lệ thì những sản phẩm như vậy không phải là chất thải, do đó trong nghĩa rộng có thể được hiểu là tái sinh, nhưng số lượt của chu trình tái sử dụng bị hạn chế. Ví dụ chai được sử dụng nhiều lần bị mất đi tính năng sử dụng đặc trưng. Người ta tính trung bình một chai có thể tái sử dụng được khoảng 20 lượt (hình 2). Hình 2: Tái sử dụng lại các loại chai (Nguồn: Tác giả tự xử lý) Đôi khi cũng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm được nếu như sản phẩm với kết cấu chất liệu, hình dáng ban đầu được sử dụng theo một chức năng khác. Ví dụ, cốc đựng mỳ ăn liền làm cốc uống nước, bình nhựa làm thùng chứa nước mưa, lốp ô tô làm ghế xích đu hay đài hoa. Tái chế có thể ở dạng tái sinh hoặc tái tạo lại giá trị hoặc tiếp tục tận dụng giá trị. Tái sinh là một khái niệm thời sự thông qua hình thức sử dụng lại hay tận dụng lại giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, khái niệm này liên quan đến chất thải của sản xuất và tiêu dùng, những vật mà trước khi đưa vào quá trình tái sinh đã được chủ của nó coi là những thứ muốn vứt bỏ đi. Tái sinh là sự kéo dài thêm một khoảng ngắn thời gian lưu của nguyên liệu và năng lượng trong quá trình chuyển hóa. Vì thế, công nghệ có tính đến giảm thiể và công nghệ có tính đến phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Việc tiếp tục sử dụng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, song tất cả các quá trình cũng chỉ là nhữung việc sử dụng lại nhiều lần, do đó vật chất và năng lượng đã có thể được giữ trong một thời gian có hạn và riêng biệt trong phạm vi của quá trình chuyển hóa kế tiếp nhau và sau đó được đưa vào chu trình. Tái tạo giá trị là quá trình trong đó chất liệu kết cấu ban đầu được tái tạo lại thông qua một quá trình xử lý. Hình thái ban đầu và chủ đích sử dụng ban đầu có thể tái tạo. Ví dụ, sử dụng sắt vụn trong công nghiệp luyện thép, nấu chảy mảnh kính trong công nghiệp thủy tinh, giấy vụn trong công nghiệp giấy... (hình3). Hình 3: Minh họa về tái tạo lại giá trị Đã qua sử dụng Phế liệu Nấu chảy Sản phẩm tiêu dùng mới (Nguồn: Tác giả tự xử lý) Tiếp tục tận dụng giá trị: Có thể áp dụng với cả hình thức vật chất và năng lượng. Đặc tính của việc tiếp tục tận dụng giá trị vật chất là sự chuyển hóa vật chất thông qua một quá trình xử lý và làm thay đổi chức năng của sản phẩm mới hình thành. Ví dụ, ủ các chất hữu cơ, sản xuất ván ép từ mùn cưa, sản xuất vật liệu cách âm từ giấy phế thải, vật liệu xây dựng từ chất dẻo cũ. Một hình thức nữa của việc tận dụng giá trị là tận dụng năng lượng. Sự chuyển hóa vật chất sang năng lượng là một quá trình không đảo ngược được. Do bản thân năng lượng sau khi được sử dụng vào qúa trình chuyển hóa thì chỉ có thể thu hồi lại được rất ít, nên quá trình này là mắt xích cuối cùng trong chuỗi chu trình có khả dĩ. Tái tạo lại năng lượng ngoài việc thể hiện tái sử dụng vào chức năng ban đầu của nó còn thể hiện việc tiếp tục sử dụng vào chức năng khác. Ví dụ, qua việc sử dụng điện năng để sản xuất, nhiệt năng sinh ra trong quá trình sản xuất này được tận dụng để sưởi ấm. Top of Form Bottom of Form 2. (ii) the reduction of barriers to the international flow of goods and materials (giảm thiểu chướng ngại cho đường đi của thực phẩm và kim loại ra quôc tế), . Thực trạng quản lý CTR ở Việt Nam và việc áp dụng sáng kiến 3R Thực trạng quản lý CTR ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam, trong đó có khoảng 80% (12 triệu tấn) là CTR đô thị. Hơn nữa hơn một nửa lượng CTR đô thị (ít nhất là 6 triệu tấn) lại được phát tán tại các trung tâm đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh.... Việc ngày càng gia tăng lượng CTR đã gây ra một vấn đề quan ngại lớn đối với việc xử lý, các bãi chôn lấp và công tác quản lý chất thải rắn. Phương thức xử lỷ CTR sinh hoạt chủ yếu hiện nay là chôn lấp nhưng hầu hết các bãi chôn lấp rác hiện nay đều không hợp vệ sinh. Theo thống kê, trong toàn quốc hiện nay chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có bãi chôn lấp hợp về sinh, còn lại đều là các bãi chôn lấp không hợp về sinh hoặc được xây dựng hợp vệ sinh nhưng hoạt động không có hiệu quả. Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý triệt để để theo quyết định 64/2003 của thủ tướng Chính Phủ có 52 bãi rác cần cải tạo, xử lý ô nhiễm hoặc di chuyển địa điểm. Đối với CTR công nghiệp, do chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ nên hiện tượng CTR công nghiệp kể cả chất thải rắn nguy hại cũng đem đi chôn lấp cùng CTR sinh hoạt diễn ra khá phổ biến ở các đô thị trong cả nước. Ngoài ra các doanh nghiệp, các khu công nghiệp tự xử lý hoặc lưu trữ xử lý các bao bì thải, dung môi hữu cơ và các sản phẩm quá hạn không đạt yêu cầu bằng các biện pháp đốt trong lò đốt nhiệt độ cao là những công nghệ chưa hiện đại nên chưa đáp ứng yêu cầu về công suất và tiêu chuẩn môi trường. Theo Nghị quyết của Quốc hội từ ngày 01/8/2008 địa giới hành chính Thành phố Hà nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha, dân số hiện tại là 6.232.940 người bao gồm diện tích tự nhiên và dân số 29 quận huyện; Thành phố Hà nội hiện nay chưa quy hoạch đồng bộ các khu xử lý chất thải sinh hoạt. Hiện có 5 khu vực xử lý chất thải sinh hoạt, trong đó khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn hiện là khu xử lý với diện tích lớn và tiếp nhận rác chủ yếu tại khu vực Hà nội cũ. Hiện tại, Khối lượng rác phát sinh rác sinh hoạt tại khu vực Hà Nội là 4000 tấn trong đó lượng rác phát sinh nhiều tập trung tại các Quận nội thành trung tâm. hiện trạng thu gom chuyển tại từng khu vực khác nhau Hình 4: Đường đi của các nguồn phát sinh rác thải (Nguồn: Dự án đầu tư thí điểm Lắp đặt thùng thu chứa rác trên địa bàn 4 quận nội thành – TP hà nội) Lượng rác sinh hoạt được thu gom và vận chuyển hàng ngày trong các quận trung tâm là 1.134 tấn/ngày, trong khi đó lượng rác ở các quận xa trung tâm Hà Nội không lớn lắm. Lượng rác thu gom và vận chuyển hàng ngày của vùng ngoại ô Thanh Trì là 170 tấn/ngày và ở vùng nông thôn Gia Lâm là 140 tấn/ngày. Áp dụng sáng kiến 3R vào Việt Nam Quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng, đã và đang dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam xem xét và bổ sung cho luật Bảo vệ môi trường ban hành vào tháng 1/1994 nhằm thúc đấy sự phát triển bền vững của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong tương lai. Cùng lúc đó, chính phủ Việt Nam đã thông qua chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (Vietnamese Agenda 21_tháng 8 năm 2004) với mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của đất nước. Hơn thế nữa, Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị ra ngày 15/11/2005 cũng bộc lộ quyết tâm siết chặt mạnh hơn các chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền vững về mọi mặt, trong đó bền vững về môi trường là một phần không thể tách rời. Trong khuôn khổ các chính sách bảo vệ môi trường, “Sáng kiến 3R”, giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế được đưa ra là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) được thành lập, các chính sách về môi trường có liên quan đến các vấn đề về chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng thải rắn được thúc đẩy tại các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý còn hạn chế là những yếu tố chính cản trở việc thực thi một cách hiệu quả các chính sách này. Để ngăn ngừa các vấn đề về môi trường trước khi quá muộn, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, tiếp kiện diện tích chôn lấp rác và thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với việc bảo tồn môi trường thế giới và trái đất, việc áp dụng sáng kiến 3R ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Việc xúc tiến sáng kiến 3R nhằm tuyên truyền nhân rộng tinh thần chống lãng phí tài nguyên (tiếng nhật Mottainai tức là “Tiếc quá, thật lãng phí!”) sẽ đóng vài trò rất quan trọng trong việc tạo ra một xã hội thân thiện hơn với môi trường tại Việt Nam cho dù vẫn còn những tồn tại nói trên. Thực hiện tốt 3R là cần thiết vì có thể: Ngăn ngừa các vấn đề về môi trường. Tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tiết kiệm diện tích chôn lấp rác thải. Nâng cao trách nhiệm của Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường trái đất. Giáo dục môi trường và hiệu quả của nó Sự nghiệp bảo vệ môi trường thiên nhiên lâu dài chỉ có thể thực hiện được với mọi cá nhân đều có trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường. Để có thể thay đổi hành vi và tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân cần có ba điều: Thứ nhất, họ cần phải thấy rõ và hiểu rõ những vấn đề mà con người và môi trường đang phải đối mặt. Thứ hai, họ cần biết chắc rằng họ sẽ được lợi gì nếu thay đổi và sẽ phải gánh chịu những hậu quả gì nếu không thay đổi. Và cuối cùng họ cần có những giải pháp thay thế cho lối sống ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như hiện nay mà lợi ích của họ vẫn được đảm bảo. Giáo dục môi trường (GDMT) là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tích cực đối với môi trường, đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử của mình đối với môi trường. Với những kỹ năng này, mọi người đều có thể tham gia và đóng vai trò tích cực trong công việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trên Trái Đất và cao hơn là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Theo Hiến chương của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc (UNESCO) vể GDMT công bố tại Tibilisi, Grudia năm 1977, “ Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường, sao cho mọi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh trong tương lai”. Việt Nam hiện nay cũng đã có rất nhiều các chương trình giáo dục môi trường được thực hiện tại các trung tâm bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia, các trường học cũng có những tiết học về môi trường được lồng ghép vào các môn học. Và vẫn đề GDMT thực sự đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Phương pháp đánh giá hiệu quả đối với mô hình truyền thông và GDMT. Phương pháp đánh giá các mô hình dự án Đánh giá là một phần tích hợp của bất kỳ dự án nào, là cơ sở để xem xét một dự án có thành công hay không trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Những thông tin thu nhập sẽ được phân tích nhằm đề xuất những điều chỉnh phù hợp hoạt động tiếp theo của dự án, đảm bảo dự án vận hành dúng tiến độ và có hiệu quả theo kế hoạch đề ra. Giáo dục môi trường (GDMT) là một công cụ nhằm tăng cường hiểu biết của con người về môi trường, thúc đẩy thái độ tích cực đối với môi trường và cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích và đưa ra nhưng quyết định sáng suốt về cách ứng xử của mình đối với môi trường, và cuối cùng tham gia hoạt động để bảo vệ môi trường. Một hệ thống đánh giá GDMT được xem là thích hợp khi nó trả lời được ba câu hỏi cơ bản như sau: có thay đổi nào trong sự hiểu biết, thái độ và hành vi tác động tiêu cực đến môi trường không? Hiện trạng đa dạng sinh học và tài nguyên đã được cải thiện như thế nào? Và có phải các hoạt động dự án tạo ra sự thay đổi này hay không? Nhằm đánh giá hiệu quả các chương trình GDMT, và để trả lời các câu hỏi trên, vấn đề cơ bản của chúng ta phải đo đếm được: mức độ hiểu biết của người dân về môi trường và thái độ của người dân đối với vấn đề môi trường, sự thay đổi hành vi của họ trong cách ứng xử với môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ba tiêu chí nói trên, tiêu chí thứ tư cũng cần được đánh giá: đó là khả năng quản lý môi trường ở tầm vĩ mô và nhận thức của những người tham gia thực hiện dự án. Cũng dựa trên những mục đích và tiêu chí như trên, dự án 3R-HN đã đưa ra một mô hình đánh giá dự án cho riêng mình, đó là mô hình ma trận thiết kế dự án dựa trên các chỉ số tường minh. Mỗi một mô hình dự án sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chí, mức độ thành công của mỗi mô hình dự án sẽ được đánh giá trên cơ sở các chỉ số tường minh của ma trận thiết kế dự án ( PDM) nêu trong bảng dưới đây. Cần xác định rõ việc đánh giá các mô hình thí điểm tập trung chủ yêu vào tác động của các mô hình thí điểm tới các bên liên quan hơn là việc triển khai thực hiện như thế nào. Mục tiêu là xác định các tác động và kết quả của mô hình, kiến nghị các hoạt động trong tương lai và đề xuất các giải pháp lựa chọn cho các hoạt động khác. Bảng 1: Mô hình đánh giá dự án theo ma trận thiết kế dự án (PDM) Tiêu chí đánh giá Các điều kiện xem xét Hiệu suất Khối lượng “các hoạt động” có thể được lược giảm như thế nào để vãn tạo ra các đầu ra tương tự? Các “đầu vào” được sử dụng hợp lý không để tạo ra được “đầu ra” Hiệu quả Dự án đã đạt được “mục đích dự án” ở mức nào? Liệu dự án có thể đạt được “mục đích dự án” vào cuối kỳ của dự án? Dự án có còn “đẩu ra” nào cần phải gấp rút triển khai để đạt được “mục đích dự án” không? Ngược lại, liệu “ các đầu ra” có thể được lược giảm mà không ảnh hưởng tới việc đạt được “mục đích dự án” không? Tác động Dự án có tạo ra tác động xấu nào không? Nếu có thì dự án đã làm gì để hạn chế tác động này? Tính thích hợp “Mục đích dự án” và “mục tiêu tổng thể” có phù hợp với nhu cầu của đối tưởng hưởng lợi, các vấn đề cấp thiết của nước hưởng lợi và môi trường xã hội của nước đó không? Nếu có các vấn đề nảy sinh, dự án có thể điều chỉnh cho phù hợp không? Tính bền vững Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án của nước hưởng lợi có phát triển được các kỹ năng , chuyên môn, năng lực quản lý và tài chính để triển khai thực hiện dự án một cách độc lập sau khi thời gian hợp tác của dự án kết thúc? Để đảm bảo sự chủ động của đối tác, các vấn đề gì cần phải đẩy mạnh trong thời gian thực hiện dự án còn lại? Phải đầy mạnh như thế nào? (Nguồn: Hướng dẫn của J

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111283.doc
Tài liệu liên quan