Đằng sau sự tăng trưởng với tốc độ cao của nền kinh tế Viêt Nam trong thời gian qua không thể không kể đến sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống các Ngân hàng thương mại. Sự hiệu quả đó có được một phần là nhờ việc sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện quá trình điều hòa và chu chuyển vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Cho vay là một hoạt động cơ bản của NHTM, trong đó cho vay tài trợ dự án là một bộ phận quan trọng. Trong thời gian qua hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó xu hướng cho vay theo dự án đang ngày càng gia tăng. Cho vay dự án không chỉ mang lại một nguồn lợi cho các NHTM mà còn giúp các chủ đầu tư có cơ hội, nhiều dự án được hình thành mang lại hiểu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho vay theo dự án cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao dẫn đến khả năng vỡ nợ của chủ đầu tư và mất vốn của ngân hàng thương mại. Một trong những chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ rủi ro trên là chú trọng đến công tác thẩm định dự án đầu tư.
Do đó sau một quá trình thực tập em đã quyết định lựa chọn chuyên đề thực tập với đề tài “Công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng TMCP An Bình – Thực trạng và giải pháp”.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương chính:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng TMCP An Bình
- Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại Ngân hàng TMCP An Bình
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
3.1. Thẩm định uy tín và năng lực quản trị khách hàng 33
3.1.2. Tổ chức và năng lực quản trị doanh nghiệp: 35
3.1.3. Lịch sử quan hệ tín dụng của công ty Điện lực Hà Nội (PCHN) 36
3.2. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh : 38
3.2.1. Sản phẩm/ Nhóm sản phẩm: 38
3.2.2. Thị trường tiêu thụ/ Hệ thống phân phối: 39
3.2.4. Tình hình tài chính: 40
3.2.5. Môi trường kinh doanh- rủi ro và biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro: 46
3.3. Thẩm định về phương án sử dụng vốn vay: 48
3.3.1. Tính pháp lý của 04 dự án: 48
3.3.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án công trình viễn thông: 49
3.3.3. Phân tích tài chính các dự án đầu tư: 50
3.3.3.1. Các căn cứ trong tính toán về mặt tài chính của các dự án được ABBank áp dụng như sau: 50
3.3.3.2. Phân tích tài chính các dự án đầu tư: 54
3.3.4. Thẩm định tài sản đảm bảo: 58
2.1. Hạn chế 63
2.2. Một số nguyên nhân 66
2.2.1. Nguyên nhân khách quan 66
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 69
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại ABBank 71
I. Định hướng chung 71
1. Định hướng của ngân hàng trong thời gian tới 71
2. Định hướng về công tác thẩm định dự án đầu tư 71
3. Định hướng phát triển ngành điện trong thời gian tới 72
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại ABBank 74
1. Giải pháp 75
1.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định tại Ngân hàng 75
1.2. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định 75
1.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định 77
1.4. Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ thẩm định 78
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng 80
2.1. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan 80
2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 81
KẾT LUẬN 83
Tài liệu tham khảo 84
MỞ ĐẦU
Đằng sau sự tăng trưởng với tốc độ cao của nền kinh tế Viêt Nam trong thời gian qua không thể không kể đến sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống các Ngân hàng thương mại. Sự hiệu quả đó có được một phần là nhờ việc sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện quá trình điều hòa và chu chuyển vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Cho vay là một hoạt động cơ bản của NHTM, trong đó cho vay tài trợ dự án là một bộ phận quan trọng. Trong thời gian qua hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó xu hướng cho vay theo dự án đang ngày càng gia tăng. Cho vay dự án không chỉ mang lại một nguồn lợi cho các NHTM mà còn giúp các chủ đầu tư có cơ hội, nhiều dự án được hình thành mang lại hiểu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho vay theo dự án cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao dẫn đến khả năng vỡ nợ của chủ đầu tư và mất vốn của ngân hàng thương mại. Một trong những chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ rủi ro trên là chú trọng đến công tác thẩm định dự án đầu tư.
Do đó sau một quá trình thực tập em đã quyết định lựa chọn chuyên đề thực tập với đề tài “Công tác thẩm định dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng TMCP An Bình – Thực trạng và giải pháp”.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương chính:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại Ngân hàng TMCP An Bình
- Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông nói riêng tại Ngân hàng TMCP An Bình
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN VÀ VIỄN THÔNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
I. Khái quát về Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ABBank
Được thành lập theo giấp phép số 535/GP-UB ngày 13/05/1993 của UBND thành phố Hồ Chí Minh và giấp phép hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp.Với những năm đầu thành lập ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần nông thôn thì đến cuối năm 2005 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã cấp phép cho ABBank chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị với đầy đủ các chức năng hoạt động .Và hiện nay theo đánh giá của các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài thì Ngân hàng An Bình được đánh giá là một trong 10 ngân hàng thương mại mạnh nhất tại Việt Nam. Điều này đã giúp cho ngân hàng khẳnh định được vai trò vị trí của mình trong ngành ngân hàng và các giúp cho thương hiệu ABBank phát triển mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, thực hiện các định hướng phát triển chiến lược dài hạn cùng với các điều chỉnh linh hoạt kịp thời phù hợp với tình hình thị trường, ABBank phối hợp với các thành viện khác của tập đoàn tài chính An Bình (công ty chứng khoán An Bình và công ty quản lý quỹ An Bình), đã tiếp tục khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, tăng vốn điều lệ 586% từ 165 tỉ đồng lên 1.131,951 tỉ đồng, phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong các ngân hàng cổ phần hang đầu, trở thành một trong mười ngân hang có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tỉ lệ góp vốn điều lệ là 30%; Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC), Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (geleximco), ABBank đã và sẽ có tiếp tục có các sự phát triển vượt bậc về mạng lưới, quy mô, đội ngũ nhân sự và thể chế.
Các mốc son của Ngân hàng
Ngân hàng An Bình được thành lập vào năm 1993 với số vốn điều lệ là 01 tỷ đồng. Có thể nói đây là một con số khá nhỏ bé trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Những thời gian đầu tiên khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động cũng không tránh khỏi gặp rất nhiều khó khăn trên thương trường “cá lớn nuốt cá bé” nhưng với sự quyết tâm xây dựng của ban lãnh đạo ngân hàng và các thành viên, ngân hàng đã khắc phục những khó khăn của mình và bước đầu đã tạo dựng một số thành công nhất định.
- Năm 1993 : đăng ký kinh doanh lần thứ nhất với số vốn điều lệ là 01 tỉ đồng.
- Năm 2002 : tăng vốn điều lệ lên 05 tỉ đồng.
- Năm 2003 : tăng vốn điều lệ lên 30,1 tỉ đồng.
- Năm 2004 : tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỉ đồng.
- Năm 2005 là năm đánh dấu những bước ngoặt lớn đối với ngân hàng như :
+ ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên đến 165 tỷ đồng.
+ được cấp phép chuyển đổi từ mô hình Ngân hang Thương mại Cổ phần Nông thôn sang mô hình Ngân hang Thương mại Cổ phần Đô thị.
+ sự tham gia với tư cách cổ đông chiến lược của EVN và PVFC mang lại thế và lực mới cho sự phát triển của ABBank.
+ hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển ABBank và bắt đầu thực hiện điều hành, quản lý ABBank theo chiến lược đã hoạch định. Trong đó, nổi bật là việc định hướng phát triển ABBank trở thành một ngân hang hiện đại, hoạt động theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
+ ban hành sổ tay tín dụng trong tháng 9 năm 2005, tạo tiền đề áp dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng vào năm 2006.
+ mô hình hoạt động của ABBank được nâng cấp thêm một bước thông qua việc tăng cường thành viên của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, thành lập các phòng ban mới, mở rộng mạng lưới…. Đây là những bước đi đầu tiên để ABBank đạt đến mô hình Ngân hang Thương mại hoàn thiện vào năm 2008.
- Năm 2006 - một năm của nhiều thành công và tăng trưởng vượt bậc:
+ 01/2006: khai trưong ABBank Lê Văn Sỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ 03/2006: khai trương ABBank Cần Thơ và ABBank An nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
+ 06/2006: tăng vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng
+ 07/2006: khai trương ABBank Vũng Tàu tại thành phố Vũng Tàu
+ 09/2006: tăng vốn điều lệ lên 990 tỉ đồng; Khai trương ABBank Bình Dương tại tỉnh Bình Dương.
+ 10/2006: khai trương ABBank Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng; Tham gia góp vốn vào Công ty Quản lý quỹ An Bình (ABF) với mức vốn góp là 800 triệu đồng, tương đương 10% vốn điều lệ.
+ 11/2006: khai trương ABBank Đinh Tiên Hoàng và ABBank Trần Khát Chân; phát hành thành công 1000 tỉ đồng trái phiếu của EVN cùng ngân hàng Deustche Bank và quỹ đầu tư Vina Capital; tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) với mức góp vốn là 54 tỉ đồng, tương đương 10% vốn điều lệ.
+12/2006: ký hợp đồng triển khai ngân hàng lõi (core banking solution) với Temenos và khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
- Năm 2007:
+ 01/2007: tạp chí Asia Money bình chọn ABBank là “nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á năm 2006”
+ tăng vốn điều lệ lên 2300 tỉ đồng vào cuối năm 2007
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại ngân hang
Phòng kế hoạch phát triển
Phòng nguồn vốn
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng kế toán kho quỹ
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng quản lý rủi ro
Hội sở, chi nhánh và các phòng giao dịch
Phòng kiểm toán nội bộ
Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Phòng nhân sự
Phòng hành chính
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng:
Phòng hành chính: Quản lý các điều kiện giao dịch như thuê địa điểm, bảo vệ, an ninh, điều hành xe, cung cấp các văn phòng phẩm, lễ tân..
Phòng nhân sự: Quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, tiền lương, thưởng, đề bạt, tạo động lực trong lao động, đánh giá việc thực hiện công việc….
Phòng kế hoạch phát triển: lập các kế hoạch năm, các chiến lược phát triển mạng lưới, các biện pháp phối hợp các bộ phận với nhau.
Phòng nguồn vốn: quản lý nguồn vốn lưu động của ngân hàng (quyết định cho vay bao nhiêu, giữ lại bao nhiêu), quyết định lãi suất.
Phòng quan hệ khách hàng: trực tiếp giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn hồ sơ vay cho khách hàng, thẩm định hồ sơ vay và lập báo cáo thẩm định, bảo đảm các thủ tục mua dịch vụ cho khách hàng.
Phòng kế toán kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán và hướng dẫn các thủ tục hạch toán cho khách hàng. Tạo các mã số cho sản phẩm, kiểm soát việc hạch toán đúng mã sản phẩm
Phòng quản lý rủi ro: Tái thẩm định và phê duyệt hồ sơ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp có đủ điều kiện hay không.
Phòng kiểm soát nội bộ: quản lý việc tuân thủ các quy trình cung cấp dịch vụ, các quy định, quy chế của ngân hàng.
3. Một số hoạt động chủ yếu của ABBank
Ngân hàng thương mại cổ phần An bình hoạt động kinh doanh theo Luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi năm 2003 và luật Ngân hàng nhà nước ban hành 1997, sửa đổi năm 2004 với các hoat động chính như sau :
Hoạt động nguồn vốn:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức: Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ (USD), tiền gửi thanh toán của các cá nhân, doanh nghiệp.
Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, nguồn vốn vy từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng…
Nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triên của các tổ chức.
Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động tín dụng: Cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ dự án, cho vay phục vụ quá trình mua bán hàng hoá, bổ sung vốn lưu động… chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động bảo lãnh…
Đầu tư góp vốn liên doanh liên kết….
Các hoạt động trung gian tài chính khác:
Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
Dịch vụ tư vần tài chính
Dịch vụ uỷ thác
Quản lý danh mục đầu tư..
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Ngoài Hội sở ABBank có các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, 7 phòng giao dịch tại các tỉnh trên và một trung tâm thẻ tại Hà Nội…
Hiện nay, toàn bộ hệ thống ABBank đã được nối mạng Internet, và trang bị máy vi tính có nối mạng cho tất cả các nhân viên, ABBank cũng trang bị nhiều máy in, máy Fax, máy photocopy ở các phòng khác nhau trong hệ thống….
Ngoài ra còn có hệ thống các xe tải đặc chủng vận chuyển tiền bao gồm 50 chiếc. Hiện nay ABBank đang xúc tiến việc tăng cường thêm hệ thống các xe chở tiền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mình trong thời gian tới.
Trước mắt là đạt 100 chiếc vào cuối năm 2007.
Toàn bộ hệ thống ABBank sẽ được nối mạng trực tuyến với phần mềm T24 của Temenos vào tháng 8.2007.
Đội ngũ nhân sự
Tổng số nhân viên: 1200 người
Cơ cấu : Cán bộ quản lý chiếm 10%
Nhân viên chiếm 90 %
Cơ cấu về trình độ: 90% là tốt nghiệp đại học và trên đại học, còn lại 10% là cao đẳng và trung cấp.
Hoạt động kinh doanh
- Hoạt động huy động vốn
Từ năm 2005, hoạt động nguồn vốn của ABBank luôn tăng trưởng hơn 300% mỗi năm. Trong năm 2006 thông qua việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo sát các biến dộng của lãi suất VNĐ trong nước và lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ, ABBank đã đạt được kết quả cao trong hoạt động huy động vốn. Cụ thể năm 2006 tổng huy động của ABBank tăng 288% từ 485541 tỉ đồng lên 1888.002 tỉ đồng. Trong đó huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế tăng 649% từ 209.317 tỷ đồng lên 1567.350 tỷ, chiếm 83.01% tổng huy động. Đến năm 2007 con số này là 6700 tỷ, tăng 425% so với năm 2006.
Bảng 1.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động
(đv : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
vốn
2005
2006
2007
Tổng vốn huy động
485,541
1.888,002
6700
1. Tiết kiệm cá nhân
41,106
197,994
2. Tiền gửi thanh toán TCKT
141,687
1369,356
Nguồn: ABBank - báo cáo thường niên 2006
- Hoạt động tín dụng
Để đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng cao cho nền kinh tế của một nước đang phát triển, ABBank đã từng bước phát triển và hoàn thiện, đáp ứng được các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng của mình. Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2006 đạt 1130,93 Tỷ đồng tăng 178,2% so với năm 2005. Con số này của năm 2007 là 6300 tỷ đồng, tăng 557,2% tương đương với 5169.07 tỉ đồng.
Biểu đồ 1.1: Tổng dư nợ tín dụng
(đv : tỷ đồng)
Nguồn : ABBank – báo cáo thường niên 2006
Biểu đồ 1.2 : Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn năm 2006
Nguồn : ABBank – báo cáo thường niên 2006
- Kết quả kinh doanh:
Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt và những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập, năm 2006 đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ABBank bằng những kết quả kinh doanh mà ABBank đã đạt được:
Bảng 1.2 : Báo cáo kết quả kinh doanh
(đv : Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
I. Doanh thu
1. Thu lãi
19.768
35.053
139.756
2. Thu phí và dịch vụ
417
9.758
3. Lãi thuần từ KDNT
193
245
4. Lãi thuần từ KDCK
168
212
5. Lãi từ ĐTCK
1.884
10.515
6. Thu nhập khác
0
45.473
7. Hoà nhập dự phòng
190
0
II. Chi phí
1. Chi lãi
5.567
16.420
73.096
2. Chi trả phí và dịch vụ
774
150
3. Chi phí hoạt động
8.57
38.480
4. Dự phòng rủi ro TD
0
1.123
13.473
III. LNTT
3.236
11.430
80.760
IV.TTNDN
906
3.200
22.613
V . LNST
2.330
8.22
58.147
Nguồn : ABBank – báo cáo thường niên 2006
II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank
1. Tổng quan về các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ điện và viễn thông tại ABBank
1.1. Đặc điểm của ngành điện và các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện
Xét về các dự án đầu tư xin vay vốn thuộc lĩnh vực điện thì khách hàng lớn chủ yếu của ABBank là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và công ty con trực thuộc. Dầu khí và điện lực là những ngành công nghiệp năng lượng quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, bởi nó là nguyên liệu đầu vào cho mọi ngành sản xuất vật chất và cả phi vật chất. Chính vì lý do này, tại Việt Nam, điện là một ngành công nghiệp mang tính độc quyền Nhà nước rất cao, do Nhà nước trực tiếp kiểm soát và điều hành. Cũng do đặc tính này mà các dự án điện xin vay vốn tại ABBank mang nhiều đặc điểm riêng có của nó so với các nhóm dự án khác:
- Các dự án thuộc lĩnh vực điện thường đầu tư vào cơ sở vật chất, như là: lắp đặt các trạm biến áp, cải tạo hoặc lắp đặt mới các đường dây truyền tải điện, xây dựng hoặc nâng cấp các nhà máy điện, xây dựng các công trình cung cấp dịch vụ điện và viễn thông… Do vậy, nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn và thời gian đầu tư cũng rất dài.
- Việc lập kế hoạch đầu tư là do bên chủ đầu tư tiến hành, tuy nhiên thời gian từ khi bắt đầu tiến hành đầu tư xây dựng cho đến việc vận hành chạy thử, sau đó phải được nghiệm thu mới đưa vào hoạt động sản xuất – kinh doanh là rất dài, thường từ 10 năm trở lên. Do vậy, những dự án này cũng mang lại rủi ro rất lớn khi giá cả nguyên liệu đầu vào có biến động hay chính sách về thuế, giá của Nhà nước có sự thay đổi.
- Tuy các dự án này yêu cầu tổng vốn đầu tư rất lớn và thời gian đầu tư cũng như để thu hồi vốn là dài nhưng rủi ro của những dự án này được giảm thiểu khá nhiều nhờ nhu cầu về sản phầm của ngành là ổn định, luôn luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung, bên cạnh đó là sự bảo hộ đặc biệt từ phía Nhà nước.
Như đã đề cập ở trên, hiện nay ở Việt Nam việc kinh doanh và cung cấp điện cũng như các dịch vụ về điện là do tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) độc quyền nắm giữ. Do vậy tìm hiểu về đặc điểm ngành Điện tại Việt Nam nói chung cũng có nghĩa là tìm hiểu về EVN nói riêng.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động của EVN năm 2006 vừa qua, có thể đưa ra được những khái quát chung về EVN như sau:
Bộ máy quản lý:
- Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại EVN, có tối đa 9 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
- Ban kiểm soát EVN do Hội động quản trị bổ nhiệm, có tối đa 5 thành viên, trong đó trưởng ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị.
- Tổng Giám đốc EVN do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
- Giúp việc Tổng Giám đốc có các phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc
- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc EVN có văn phòng và các ban chức năng tham mưu.
Mô hình tổ chức của Công ty mẹ - EVN tại thời điểm thành lập bao gồm:
Công ty thuỷ điện Hoà Bình
Công ty thuỷ điện Yaly
Công ty thuỷ điện Trị An
Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia
Trung tâm thông tin điện lực
Các ban quản lý dự án nguồn điện
Ban quản lý dự án Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông ngành Điện lực
Việc tìm kiếm thị trường, quy định giá mua, bán điện do Công ty mẹ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và định hướng, kế hoạch phát triển của ngành. Công ty mẹ chịu trách nhiệm thu xếp, điều chuyển vốn cho các đơn vị phụ thuộc để thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, quản lý khấu hao, lợi nhuận và chịu trách nhiệm trả nợ vay.
Số lượng lao động: 80.000 người.
Đánh giá hoạt động của EVN:
Bước sang năm 2006, EVN hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con với tổng vốn điều lệ là 48.379.526.000.000 đồng. Theo đó, Công ty mẹ sẽ đầu tư vốn và các công ty con. Công ty con gồm các loại hình: Công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ (như: Công ty Nhiệt điện Cần Thơ, Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Công ty truyền tải điện…), Công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (như: Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà…), các công ty liên kết (như: Công ty cổ phần phát triển điện Việt Nam, Ngân hang thương mại cổ phẩn An Bình…) và các đơn vị sự nghiệp khác.
Hoạt động theo mô hình này có nhiều lợi thế:
Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề. Ngoài ngành chính là sản xuất, kinh doanh điện, tập đoàn còn phát triển sang các lĩnh vực mới như tài chính, ngân hang, viễn thông. Các hoạt động này tạo cho tập đoàn có khả năng tận dụng nguồn lực, chủ động trong kinh doanh để phát triển bền vững.
Việc cổ phần hoá các công ty, các nhà máy điện sẽ thu hút được vốn đầu tư của xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, đồng thời giảm áp lực quản lý về tài chính đối với Công ty mẹ. Tiền thu được từ cổ phần hoá các đơn vị thành viên, các Công ty con sẽ được Công ty mẹ chủ động quản lý, sử dụng để đầu tư các dự án có hiệu quả, các dự án có tính chính trị - xã hội lớn.
Các công ty con hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình nên chủ động trong hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất – kinh doanh điện. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên bên cạnh chức năng kinh doanh đơn thuần, EVN còn phải thực hiện chức năng quản lý, điều phối ngành theo chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, hoạt động sản xuất – kinh doanh và tài chính của Tập đoàn có những nét đặc thù riêng, có tính độc quyền cao.
Bảng1.3 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
giai đoạn 2004 – 2006
(đv : triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
9 tháng năm 2006
1
Doanh thu thuần
32.848.390
38.673.400
32.381.903
2
Giá vốn hang bán
25.987.182
32.942.269
27.256.870
3
Lợi nhuận gộp
6.861.208
5.731.131
5.125.033
4
Lợi nhuận trước thuế
1.501.400
3.200.869
2.210.048
5
Lợi nhuận sau thuế
2.159.690
2.327.253
2.050.821
Nguồn : www.evn.com.vn
Doanh thu thuần năm 2005 tăng 17% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế tăng 14%. Năm 2005 là một năm có nhiều sự kiện với Tổng Công ty, với tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1995, hệ thống điện có tổng công suất đặt nguồn điện là 11.286MW, công suất khả dụng là 11.060MW, trong đó nguồn thuộc EVN là 8.847MW (chiếm 78,4%) và các nguồn ngoài EVN là 2.439MW (21,6%).
Năm 2006, có thêm 1.085MW nguồn nhà máy điện vào vận hành trong đó tổng công suất ở miền Bắc sẽ vào khoảng 416MW (Nhiệt điện Cao ngạn 100MW, Nhiệt điện Uông bí II 300MW và thuỷ điện nhỏ). Miền Trung và Nam sẽ có khoảng 670MW nguồn vào, gồm đuôi hơi Phú Mỹ mở rộng 150MW, thuỷ điện Sê san 260MW, 3A 108MW, Srok Phumiêng 51 MW. Nhờ vậy mà 9 tháng đầu năm 2006, doanh thu đạt 32.381 tỷ đồng (so với kế hoạch và 119% so với cùng kỳ năm 2005), lợi nhuận đạt 2.050.821 triệu đồng (đạt 26% so với kế hoạch và 113% so với cùng kỳ năm 2005). Năm 2006 ước doanh thu đạt 35.832 tỷ đồng, lợi nhuận đat 2.250 tỷ đồng.
Qua phân tích Báo cáo, ta thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tăng trưởng cả về quy mô và hiệu quả qua các năm, với mức tăng trưởng tương đối ổn định
Mặc dù ngành sản xuất và kinh doanh điện như vậy đã bộc lộ rất nhiều ưu thế và đặc điểm thuận lợi, song những dự án đầu tư được thực hiện trong lĩnh vực này không hẳn là không có những rủi ro nhất định.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù ngành đã từng bước xã hội hoá, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhưng hoạt động của Tập đoàn – Công ty mẹ vẫn có tính độc quyền và đặc thù cao, mang tính quản lý, điều tiết của Chính phủ, Nhà nước. Các dự án của Tập đoàn đều mang tầm quốc gia và được các ban ngành, Chính phủ phê duyệt, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội cao. Vì vậy, trong tương lai gần, hoạt động của Tập đoàn – Công ty mẹ ít rủi ro, có nhiều thuận lợi trong việc huy động nguồn tài trợ cho các dự án.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh điện, Tập đoàn cũng phải đối mặt với một số rủi ro, chủ yếu là hai vấn đề: Nguyên liệu đầu vào sản xuất điện (như giá than chạy nhiệt điện, giá dầu…) và tình hình thời tiết. Tập đoàn cần có các phương án chủ động về nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu những tác động bất lợi do do biến động về giá tới hoạt động sản xuất. Rủi ro về thời tiết là khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện năng. Để khắc phục rủi ro này, Tập đoàn dựa trên cơ sở các dự báo, xây dựng hệ thống biện pháp chủ động đối phó những biến động, đảm bảo nguồn nước phục vụ thuỷ điện và thường xuyên bảo dưỡng công trình.
Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh doanh đa ngành nghề (viễn thông, tài chính, ngân hang…) nhằm tăng cường năng lực hoạt động và khả năng tự chủ trong kinh doanh cũng có khả năng rủi ro do đều là các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có tính cạnh tranh gay gắt.
- Rủi ro hoàn trả vốn vay:
Khả năng rủi ro trong hoàn trả vốn vay là rất thấp do:
Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tài chính của Tập đoàn, ổn định, hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Những khó khăn trong hoạt động do phải thực hiện chính sách kinh tế - chính trị - xã hội sẽ được Chính phủ, Nhà nước giải quyết tháo gỡ.
Cơ chế quản lý tài chính tập trung. Công ty mẹ quản lý toàn bộ doanh thu, nguồn khấu hao, vay trả nợ nên có thể chủ động thu xếp nguồn tiền trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có nguồn tiền gửi dồi dào từ nguồn khấu hao của các dự án, vay vốn ODA, vay nước ngoài có thời gian ân hạn dài, chưa đến hạn trả nên không bị sức ép mạnh về tài chính khi trả nợ các dự án vay trong nước.
Chi nhánh cho vay các dự án đầu tư xây dựng đường dây truyền tải điện 110 – 500kV. Đây là lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ sẽ không cổ phần hoá mà vẫn nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Trong tương lai gần, sẽ thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện, trực thuộc tập đoàn, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, quản lý dây truyền tải này. Vì vậy, khả năng an toàn vốn vay cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo vốn vay an toàn, cán bộ tín dụng đề xuất EVN phải cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu về doanh thu, nguồn vốn, sử dụng vốn và các nguồn trả nợ để ngân hang nắm bắt kịp thời tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hang.
1.2 Vai trò và yêu cầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3630.doc