Chức năng của GVCN:
a. Chức năng giáo dục là: Nhà GD,GD trực tiếp
với tập thể và từng học sinh trong lớp.
b.Chức năng quản lý là: Nhà quản lý với lớp
chủ nhiệm.
c. Chức năng tư vấn
61 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác giáo viên chủ nhiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NINH XÁ
TRƯỜNG THCS NINH XÁ
Nội dung 1:
Chức năng và nhiệm vụ
của GVCN lớp.
* Chức năng:
* Nhiệm vụ:
TRƯỜNG THCS NINH XÁ
1. Chức năng của GVCN:
a. Chức năng giáo dục là: Nhà GD,GD trực tiếp
với tập thể và từng học sinh trong lớp.
b.Chức năng quản lý là: Nhà quản lý với lớp
chủ nhiệm.
c. Chức năng tư vấn:
Giáo viên chủ nhiệm là người QUYẾT
ĐỊNH đến thành công hay thất bại
trong công tác giáo dục trong nhà
trường
Giáo viên chủ nhiệm thay
mặt hiệu trưởng
Làm công tác quản lí
TOÀN DIỆN lớp học
Công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm
- Hồ sơ, sổ điểm,học bạ - Các phương tiện dạy học trong
lớp chủ nhiệm
- Theo dõi những biến đổi trong tâm tư, nguyện vọng
và tình cảm của mỗi HS.
GVCN là người đại diện
cho quyền lợi và nghĩa vụ
của tập thể học sinh
Phản ánh với Hiệu
trưởng
Phản ánh giáo viên bộ
môn
Phản ánh lực lượng
giáo dục trong và
ngoài nhà trường
Đề nghị khen thưởng
hay kỉ luật HS lớp mình
Biểu quyết trong hội
đồng khen thưởng và
hội đồng kỉ luật
2. Nhiệm vụ của GVCN.
*.Ngoài 7 nhiệm vụ của GVBM, GVCN còn có thêm 5 nhiệm
vụ theo quy định của Điều lệ trường THCS do Bộ Giáo Dục
ban hành
*Trong năm học GVCN thực hiện chủ yếu những nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu, phân loại nắm vững học sinh.
- Nắm vững chỉ đạo của ngành,KH của nhà trường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
- Tổ chức các hoạt động học tập.
- Tổ chức các hoạt động GD toàn diện.
- Phối hợp với gia đình,GVBM,các đoàn thể.
- Theo dõi, đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS.
Nội dung 2:
Tìm hiểu và phân loại
học sinh.
Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn
cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động,
ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối
sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên
giúp GVCN biết được nguyên nhân, những
yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi,
khó khăn tác động đến hs để tư vấn, phối hợp
với cha mẹ giáo dục hs
Những đặc điểm về thể chất sinh lý của
từng học sinh: thể lực, chiều cao cân
nặngkhuyết tật, bệnh tậttừ đó có những
biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ
ngồi
GVCN cần tìm hiểu những gì ở hs?
1.Tìm hiểu, phân loại học sinh.
Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi hs:
Khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em( thông minh,
nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp.
Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở
thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em( thích giao
tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư), tính cẩn thận, chín
chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu
hay nóng nảy.
Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh như
chăm hay lười học, sở thích khiêm tốn hay ba hoa, mạnh
dạn hay nhút nhát, nhân hâu vị tha hay ích kỷ với mọi
người, có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây
dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức,
vô kỷ luật; biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi
người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng
xử của hs
GVCN tìm hiểu HS bằng cách nào?
Nghiên cứu tư liệu, hồ sơ của học sinh đã có từ những
năm trước. GVCN nghiên cứu học bạ, GVCN tìm hiểu
thông qua GVCN,GVBM cũ.
Phiếu trưng cầu ý kiến do GVCN tự soạn.
Bản thân của GV sẽ tham vấn cho HS, trò chuyện với
hs trước và sau buổi học.
Cùng tham gia vào các hoạt động của hs
Tìm hiểu hs thông qua đối tượng khác: cha mẹ, bạn
bè
b. Phân loại: Theo trình độ; đặc điểm
tính cách; quan hệ; các đối tượng cần
quan tâm đặc biệt.
Nội dung 3:
Lập kế hoạch công tác CN
*Để có một Kế hoạch khả thi GVCN cần dựa vào:
Mục tiêu, nhiệm vụ năm học
Kế hoạch GD trong năm của nhà trường.
Kế hoạch của Đoàn, Đội.
Điều kiện thực tế của nhà trường về GD, cơ sở vật
chất
Đặc điểm, đội ngũ nhân sự của lớp
LÝ DO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM:
- Cũng như Hiệu trưởng đối với nhà trường,
GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
chủ nhiệm lớp.
- Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm
tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng
định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề
ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung
sức mạnh vào những ưu tiên này.
Kế hoạch chủ nhiệm là chương
trình hành động trong tương lai
của lớp chủ nhiệm, nhằm xác
định một cách chính xác lớp học
của chúng ta muốn đi đến đâu
và cần phải làm gì, làm như thế
nào để đạt được điều đó.
Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng
- Cho 3 năm học gọi là kế hoạch chiến lược
- Cho 1 năm học gọi là kế hoạch năm học.
Trong kế hoạch năm học có :
- Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần.
- Các loại kế hoạch khác.
của lớp chủ nhiệm.
Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa
chọn một trong những phương
án hành động trong tương lai
cho toàn bộ hoặc từng bộ phận
trong bộ máy quản lí để đạt
được mục tiêu mong đợi trên cơ
sở khả năng hiện tại.
Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch CN:
- Khi viết văn bản và tuyên truyền kế hoạch, GVCN cần ghi
nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm- Đúng hướng- Truyền đạt,
quảng bá.
- Các yếu tố cần và đủ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
thành công là:
+ Sự tham gia tích cực của mọi thành viên lớp học (CBQ:,
GV bộ môn, HS, CMHS,)
+ Phối hợp hài hòa các kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp
học (kế hoạch giáo dục đạo đức; kế hoạch hoạt động ngoại
khóa; kế hoạch hoạt động của chi hội CMHS, kế hoạch hoạt
động cuả chi đội,) vào những thời gian hợp lí
+ Viết ra được các thông tin cần thiết và truyền đạt, quảng
bá rộng rãi.
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ TIÊU MỤC CỦA CÁC KẾ HOẠCH SAU:
Sở GD&ĐT. Cộng hòa
Trường
Địa điểm ngàythángnăm 2014
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Năm học:
Căn cứ vào.
Phần I: KẾ HOẠCH CHUNG
Ví dụ 1: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1. Nội dung 2. Biện pháp:
a) Giáo dục ý thức đạo đức 3. Chỉ tiêu:
b) Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức
c) Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức
Ví dụ : KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
( Bảo vệ của công và giữ gìn môi trường)
I/ Mục tiêu.
II/ Chuẩn bị.
III/ Kế hoạch chi tiết:
STT THỜI GIAN NỘI
DUNG
PHÂN
CÔNG
BIỆN PHÁP
. . . . .
Thầy cô suy nghĩ gì về
hai giờ sinh hoạt lớp
này?
Nội dung 4: Sinh hoạt lớp
I. TÁC DỤNG CỦA GIỜ SINH HOẠT LỚP
- Là hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức
tự quản cho HS.
- Là một trong những biện pháp cơ bản góp phần
xây dựng tập thể HS đoàn kết.
- Là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt
động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ
năng cơ bản và cần thiết cho bản thân=>phát
triển nhân cách toàn diện (trí tuệ, tình cảm, đạo
đức, thẩm mĩ, sức khỏe, thể chất,)
Nguyên nhân nào
khiến học sinh không
thích giờ sinh hoạt lớp?
- HS không cùng tham gia tổ chức giờ SHL.
- Nội dung giờ SHL khô cứng, lặp đi lặp lại,
không thực sự gắn với nhu cầu của HS. Vấn đề
trong chủ đề là vấn đề của thầy cô chứ không
phải của HS.
-Hình thức tổ chức giờ SHL đơn điệu, nhàm chán,
không tạo hứng thú.
- GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân
thiện, không đặt mình vào vị trí học sinh,
Đa dạng hóa về nội dung và hình thức
tổ chức tiết SHL
Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của
GV nhằm tăng cường vai trò tự quản
của HS.
Hs phải là chủ thể của giờ SHL, phải được tham
gia vào giờ SHL từ những vai trò, nhiệm vụ
khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được
giao, người tổ chức, người khám phá và đánh
giá hoạt động của các em của lớp các em.
NHỮNG
YÊU
CẦU CƠ
BẢN
ĐỐI VỚI
GIỜ
SINH
HOẠT
LỚP
- Tăng cường những nội dung SHL có
liên quan đến công việc chung của lớp,
phù hợp với nhu cầu và sở thích của
HS.
- Đảm bảo giao lưu dưới hình
thức đối thoại=> hiểu bạn=>
hiểu mình=> hình thành năng
lực tự giáo dục.
MÔ TẢ GIỜ SINH HOẠT LỚP
Một số mô tả của HS THPT về giờ SHL được đăng tải
trên các diễn đàn của teen:
- Trong các buổi SHL cô giáo chủ nhiệm thường phê
bình thẳng thắn những hiện tượng lệch lạc của HS
trong lớp. Cô chỉ đích danh từng HS và từng khuyết
điểm đã mắc phải và dặn dò phải cố gắng sửa chữa
trong tuần tiếp theo. Một số HS nói nhỏ với bạn: Như
thế này không phải là SHL.
- Tất nhiên chúng tớ bao giờ chả đoán được nội
dung của tiết SH. Cô giáo chủ nhiệm với cả mấy
cán bộ lớp sẽ đều tổng kết lại tất cả bằng cách
diễn tả khá dài dòng về những gì trong sổ Nam
tào (sổ ghi đầu bài) trong tuần rồi phê bình kiểm
điểm trước lớp. Cái mới duy nhất của mỗi tiết
phụ mà chính này là nín thở chờ xem tuần này
anh em nào bị “lên thớt”.
Mẫu 1: Tổng kết,đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch Tuần
Mục tiêu:Khắc phục khuyết điểm,Phát huy ưu điểm
Nội dung:Đánh giá hoạt động trong tuần(đi đúng trọng tâm,không
lan man) -Đề ra công việc tuần tới của lớp,của trường(để phát
huy vai trò của lớp cần có sự khác biệt giữa các lớp)
Hình thức:-Ban cán sự báo cáo tình hình lớp về các mặt:Học tập,trật
tự,bảo vệ của công và các lỗi khác
-Ý kiến của các thành viên trong lớp
-GVCN đánh giá việc thực hiện nội quy của HS,các tổ trong
tuần,nhận xét tuyên dương HS ngoan,tiến bộ,động viên nhắc nhở
HS vi phạm
-GVCN và BCH đội phổ biến phân công công việc tuần tới
- HS nêu kiến nghị(nếu có)
-Chương trình văn nghệ,kể chuyện,hái hoa dân chủ, đố
vui,chúc mừng sinh nhật các bạn có ngày sinh trong tuần(Các tổ luân
phiên thực hiện đảm nhận vai trò MC)
MỘT SỐ HÌNH THỨC SINH HOẠT LỚP
Mẫu 2:Giao lưu,đối thoại với người trong cuộc
(Giao lưu với cựu Hs Giỏi)
1.Mục tiêu:Cung cấp cho HS những kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả
2.Nội dung:-Báo cáo thành tích của nhân vật được giao lưu
-Giao lưu giữa HS và nhân vật
3. Hình thức:-Phỏng vấn,đối thoại trực tiếp,xen kẽ văn nghệ
-Bố trí sơ đồ chỗ ngồi chữ V
-Kinh phí xin từ cha mẹ HS
4. Chuẩn bị:Thư mời(mục đích,nội dung,thời gian)
Thu thập các câu hỏi của HS,GV gởi đến nhân vật
Phân công HS chuẩn bị trang trí phòng,sắp xếp bàn ghế,hoa,nước,quà tặng..
Chọn MC,GV tư vấn thông qua kịch bản(GV duyệt các tiết mục văn nghệ)
5.Thời điểm:
6.Tiến hành:
* Khởi động:(5 phút)
* MC tuyên bố lý do:( 2 phút)
* MC tóm tắt thành tích của nhân vât giới thiệu:(2 phút)
* Giới thiệu nhân vật tự bạch:( 3 phút)
*MC đặt câu hỏi theo chủ đề:( Có HS tham gia 30 phút)
* GV cảm ơn và chốt vấn đề:( 3 phút)
Mẫu 3:Thảo luận chủ điểm ngày 8/3
1.Mục tiêu:HS hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 và thể hiện được tình cảm
của mình
2.Nội dung:Ôn lại truyền thống ngày 8/3
3. Hình thức:Hái hoa dân chủ,Văn nghệ theo chủ điểm,tổ chức các
trò chơi
4. Chuẩn bị:Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân,tổ đảm
nhận vai trò của mình
Chọn MC,GV tư vấn thông qua kịch bản(GV duyệt các tiết mục văn
nghệ)
5.Thời điểm:Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần thứ 1 tháng 3
6.Tiến hành:Hái hoa dân chủ,xen kẽ văn nghệ(30 phút)
Trò chơi tập thể(10 phút)
GV nhận xét,tổng kết(5 phút)
Nội dung 5:
Công tác tư vấn(GVCN)
A . Chia sẻ
B. Chức năng tư vấn của GVCN.
C. Đối tượng, nhiệm vụ tư vấn.
E. Nội dung tư vấn của GVCN.
D. Một số yêu cầu đạo đức với nhà tư vấn.
Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động
mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang
có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần
được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong
hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và
có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử
lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học
sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình.
Công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28 / 10 / 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
* Kết quả của quá trình tư vấn là làm cho
đối tượng cần tư vấn thay đổi về chất.
Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Dạy học
Giáo dục Quản lý
* Thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh
* Hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng
nghiệp của học sinh trong lớp chủ nhiệm
Đối tượng, nhiệm vụ tư vấn
* Đối tượng
HS gặp khó khăn về tâm lý cần trợ giúp.( TVTT)
=> Hỗ trợ HS vượt qua khó khăn.
Những tác nhân gây khó khăn tâm lý cho HS(TVGT)
=> Thay đổi cách ứng xử, thái độ với học sinh.
=> Mục tiêu: Đưa lại lợi ích cho HS đang được tư vấn.
Nhiệm vụ Tư vấn cho học sinh
Phòng ngừa
Tổ chức các hoạt động giáo dục xây dựng
môi trường tâm lý tích cực cho sự phát triển
của học sinh
Quan sát,
phát hiện
Học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý,
những hiện tượng tâm lý bất thường trong
đời sống học đường
Trị liệu HS có biểu hiện rối nhiễu tâm lý, hành vi,
bệnh tâm lý học đường.
Nội dung tư vấn của GVCN
Nội dung tư vấn:
1. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh,
2. Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới,
3. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè,
4. Phương pháp học tập,
5. Tham gia các hoạt động xã hội,
6. Thẩm mỹ, v. v
D. Một số yêu cầu đạo đức với nhà tư vấn
1.Luôn đảm bảo tính khách quan trong tư vấn
2. NTV cần tránh các quan hệ nhiều tuyến với HS
cần tư vấn.
3. NTV cần tôn trọng HS cần tư vấn.
4. NTV cần giữ bí mật thông tin trong tư vấn.
Những lưu ý khi tư vấn
Chú ý lắng nghe, chia sẻ,cảm thông nhưng không
đồng cảm.
Tư thế ngồi giữ khoảng cách nhất định, nghe
nhiều hơn nói.
Không nên đưa ra lời khuyên ngay,hay quyết định
thay cho HS. Nên đặt ra câu hỏi mang tính định
hướng để HS tự nhận thức và tự đưa ra quyết
định.
Mẫu 4:TỔNG KẾT THI ĐUA SINH HOẠT THEO CHỦ
ĐỀ
1.Mục tiêu:HS nhận thức nhiệm vụ trách nhiệm đối với tập thể
Giáo dục thái độ”Tôn sư trọng đạo”
2.Nội dung:sơ kết lập kế hoạch tuần
Sinh hoạt chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11
3. Hình thức:Kể chuyện,Văn nghệ,đố vui theo chủ điểm,tổ chức các trò chơi
4. Chuẩn bị:Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân,tổ đảm nhận vai trò
của mình,chuẩn bị câu hỏi,các tiết mục văn nghệ,quà
Chọn MC,GV tư vấn thông qua kịch bản(GV duyệt các tiết mục văn nghệ) Sưu
tầm chuyện có liên quan đến chủ điểm
5.Thời điểm:Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuần thứ 2 tháng 11
6.Tiến hành:*Khởi động(hát tập thể)
*Sơ kết hoạt động tuần
*Triển khai kế hoạch tuần sau
*Sinh hoạt chuyên đề,MC giới thiệu
*Hoạt động
*Nhận xét
1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của
học trò và hãy chia sẻ tất cả n ững thất bại của
chúng.
2. B n là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy
cố gắ g để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa
là bạn vừa là thầy của chúng.
3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không
biết về một ấ đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu
trả lời.
4...Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em
học sin . Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao
trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỉ luật lí tưởng” trong giờ
học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ
học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy
đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá.
Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân
cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn
diện.
6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn
mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong
mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ
được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát
hiện, những đỉnh cao trí thức được chinh phục và
những cuộc tìm kiếm được bắt đầu.
7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần
thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là
dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức
về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập của trẻ.
8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò
chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được
tâm trạng của em, vui thì chia vui, buồn thì
động viên.
9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là
một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các
em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.
10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc
hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố
gắng chừng nào có thể để tránh cho các em
điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục
tình trạng này.
11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước
tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc
khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt
qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến
thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ
của những khó khăn đó thật phù hợp.
12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất
trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười
suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc
học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất
là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng
khi khó khăn.
13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho
điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy
chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi
vọng.
14. Không cần che giấu tình cảm của mình
với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái
đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn
thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em.
Có thể chính các em cũng không biết mình
có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em
nhận ra, phát triển chúng thêm.
15. Hãy nhớ rằng trên lớp trẻ em cần phải
cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp
dẫn mới làm các em tập trung chú ý
được.
16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn
cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá
nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị,
tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình
sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong
mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn
cũng đừng nóng nảy quá.
18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em.
Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch
và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối
và đánh nhau. Công bằng, kiên trì và trung
thực là khẩu hiệu của bạn.
19. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau
này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè –
chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời –
chúng sẽ không được ai chú ý đến; quá ít
nói – chúng sẽ không được ai tính đến;
quá cứng nhắc – chúng sẽ bị khước từ;
quá tốt bụng – chúng sẽ bị bắt nạt.
20. Một lần nữa xin nhắc lại:
Hãy kiềm chế, bình tĩnh , kiên trì và
mềm mỏng.
Tình huống sư phạm
Tình huống số 1
Một số học sinh lớp thày cô có “ truyền thống: đi học muộn
và thường hay nghỉ học không phép, làm ảnh hưởng
không tốt đến phong trào thi đua của lớp, đã bị nhắc nhở
nhiều lần vào buổi trào cờ.
Thày cô hãy lập kế hoạch giáo dục những học sinh này.
Tình huống số 2
Cô giáo Huệ Minh là cô giáo trẻ, vào tiết sinh hoạt thứ 7
hàng tuần cô thường kiểm tra sổ đầu bài, nghiêm khắc
nhắc nhở những học sinh nghỉ học hay vi phạm nội quy.
Vinh một học sinh cá biệt, hay đi học muộn, trốn tiết, lại
hay nghịch ngợm đã thốt lên: ‘ Cô mà cứ như thế thì sẽ ế
chồng”;
Câu hỏi: Nếu thày cô trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như
thế nào để giúp cô giáo Huệ Minh?
Tình huống số 3
Đầu năm học mới, anh, chị được phân công làm chủ nhiệm
lớp 9 A thay cho cô Ân đã chuyển công tác sang trường
mới. Cô Ân là giáo viên dạy giỏi rất có uy tín, nên được các
thầy giáo trong trường và học sinh trong lớp rất yêu mến,
các em lớp 9 A rất luyến tiếc khi phải xa cô.
Câu hỏi: Trong buổi gặp gỡ đầu tiên với lớp, thày cô dự định
nói gì với các em học sinh lớp 9 A?
Tình huống số 4
Trong cuộc họp liên tịch giữa nhà trường, Đội thiếu niên và
Hội phụ huynh bàn về vấn đề giáo dục giới tính cho học
sinh, một vị đại diện Hội phụ huynh phản đối cho rằng, các
em còn bé, cái gì cần biết lớn lên rồi các em sẽ biết,nếu
giáo dục giới tính thì chẳng khác nào ta “ vẽ đường cho
hươu chạy”
Câu hỏi: Theo thày cô trong tình huống này nên xử lí như thế
nào?
Tình huống số 5
Trong các buổi sinh hoạt lớp cô giáo chủ nhiệm thường phê
bình thẳng thắn những hiện tượng lệch lạc của học sinh
trong lớp. Cô chỉ đích danh từng học sinh và từng khuyết
điểm đã mắc phải và dặn dò phải cố gắng sửa chữa trong
tuần tiếp thep. Một số học sinh nói nhỏ với bạn: Như thế
này không phải là sinh hoạt lớp.
Câu hỏi: Theo thày cô chương trình sinh hoạt lớp cuối tuần
nên như thế nào?
Tình huống số 6
Một học sinh mắc khuyết điểm, giáo viên yêu cầu bố mẹ phải
tới gặp, học sinh đó nhờ bác xe ôm thay thế bố mình đến
gặp cô giáo. Khi vị phụ huynh giả cùng em học sinh gõ cửa
vào phòng, giáo viên phát hiện ra ngay.
Câu hỏi: Nếu là giáo viên chủ nhiệm, thày cô xử lí tình huống
này như thế nào?
Tình huống 7
Trong mét buæi coi thi, gi¸o viªn A ph¸t hiÖn con cña
gi¸o viªn K sai ph¹m trong thi cö (mang tµi liÖu vµo
phßng thi).
Câu hỏi: Lµ gi¸o viªn A, anh (chÞ) sẽ giải quyết như
thế nào?
Tình huống số 8
Ở líp 8A h«m thø 4 cã hai tiÕt tiÕng Anh ®Çu giê v×
kh«ng muèn häc m«n ®Êy nªn mét nhãm b¹n ®· tæ chøc
mua m¾m t«m vµ ®i häc rÊt sím ®Ó nÐm vµo líp vµ
xung quanh bµn gi¸o viªn rÊt nhiÒu. Tíi giê mäi ngêi ®Õn
líp kh«ng ai chÞu næi mïi m¾m t«m nªn ®· tËp trung ë d-
íi s©n trêng vµ kh«ng b¸o c¸o víi thÇy c« nµo. Khi c« gi¸o
chñ nhiÖm hái th× c¶ líp ®Òu kh«ng nhËn.
Câu hỏi: Trong trêng hîp nµy là thày cô gi¸o chñ nhiÖm bạn
xö sù như thế nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_cong_tac_chu_nhiem_hoa_1904.pdf