Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học (Phần 2)

Một số vấn đề về thời đại ngày nay

Ngày nay, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,

sức mạnh trong nớc với sức mạnh quốc tế là một trong những bài

học kinh nghiệm lớn của cách mạng nớc ta, mà Đảng ta bao giờ

cũng hết sức chú trọng. Và chỉ có thể có một quan điểm toàn diện,

sâu sắc về thế giới ngày nay về thời đại chúng ta đang sống dựa trên

một nhận thức khoa học về thời đại mới có cơ sở, điều kiện để hình

thành cơng lĩnh, đờng lối, chiến lợc, sách lợc đúng đắn nhằm

phát triển kinh tế - xã hội chính trị, văn hóa của đất nớc trong sự vận

động đi lên của xã hội loài ngời

 

pdf90 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ nghĩa thực dân mới còn các mâu thuẫn khác không kém phần quan trọng, đó là: - Mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển tất yếu một nền kinh tế, một chế độ xã hội độc lập, tự chủ, phồn vinh để theo kịp dòng tiến hóa chung của nhân loại với tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế - xã hội của điểm xuất phát. - Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ muốn giữ vững hòa bình ổn định và phát triển với các lực lượng phản động gây rối muốn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa... Trong bối cảnh lịch sử hiện nay việc lựa chọn con đường phát triển của các nước trong khu vực này quả thực không đơn giản. Cần phải có thêm thời gian và thực tiễn cuộc sống để nâng bước các nước đang phát triển đi vào con đường XHCN. III. Những Vấn Đề Toàn Cầu Cấp Bách Của Thời Đại TRONG Điều Kiện Hiện NAY. 1. Quan niệm về những vấn đề toàn cầu và toàn cầu cấp bách. Trước đây các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê nin chưa có đủ tiền đề để trình bày một cách có hệ thống quan điểm của mình về những vấn đề toàn cầu và lợi ích chung của nhân loại, dẫu rằng ăng ghen đã đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Có thể nói ở thời các ông tính chất gay gắt của những mâu thuẫn giữa các giai cấp, xung đột giữa con người với giới tự nhiên chưa đạt tới quy mô toàn cầu. Do đó thuật ngữ những vấn đề toàn cầu mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây. Bản thân thuật ngữ này dùng để chỉ những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không biệt chế độ chính sách - xã hội, biên giới, quốc gia. Những vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết bởi từng quốc gia, dân tộc hoặc một nhóm nước mà đòi hỏi sự phối hợp sức lực với ý thức trách nhiệm cao của toàn nhân loại. Như vậy có thể hiểu những vấn đề toàn cầu có những đặc điểm sau: Thứ nhất: là những vấn đề thực sự đụng chạm đến lợi ích của toàn thể loài người, tương lai của loài người. Với ý nghĩa đó có thể nói rằng những vấn đề toàn cầu mang tính nhân loại. Thứ hai: đó là những vấn đề bao quát chung và trên thực tế thực sự, có tính chất quốc tế, có nghĩa là được thể hiện như một yếu tố khách quan trong sự phát triển xã hội trên mọi khu vực chủ yếu của trái đất. Thứ ba là những vấn đề mà nếu không giải quyết sẽ gây nguy cơ đe dọa tương lai của loài người, hoặc những vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm cho xã hội tiếp tục phát triển. Những vấn đề đó cũng có thể được xếp vào những vấn đề toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu là một khái niệm rộng bao gồm nhiều vấn đề nhưng ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những vấn đề toàn cầu có tính cấp bách của thời đại trong giai đoạn hiện nay. Vậy vấn đề toàn cầu cấp bách là gì? Trước đây, những hậu quả tai hại do con người hoặc cộng đồng người nào đó gây ra còn mang tính chất cục bộ và không gây nguy hiểm cho cả loài người nói chung. Lúc bấy giờ con người còn có khả năng sửa chữa sai lầm, kể cả những sai lầm có thể dẫn đến sự hủy diệt một bộ phận loài người hoặc một cộng đồng người. Vì thế có những nước văn minh đã mất đi nhưng sự tiêu vong của những nền văn minh đó chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể làm ngăn cản được tiến trình phát triển của loài người, hơn nữa không thể là sự kết thúc của lịch sử. Nhưng ngày nay điều đó không còn nữa bởi quy mô và sự gay gắt của các hậu quả tai hại do bất kỳ hành động sai lầm nào của con người gây nên đã tăng lên chưa từng thấy. Những hành động đó dù xảy ra ở một nơi nào trên trái đất, hay do một bộ phận người nào đó gây ra đều tất yếu dẫn tới những hậu quả không phải là cục bộ mà chung cho cả loài người. Tức là mang tính toàn cầu. Những vấn đề đó có ảnh hưởng trực liếp đến sự sống còn của toàn nhân loại một cách bức xúc. Vì vậy con người đã và đang ý thức được tính chất nghiêm trọng của những vấn đề đã xảy ra dẫn tới sự quan tâm ngày càng tăng ở khắp mọi nơi. Và những vấn đề đó gọi là những vấn đề toàn cầu cấp bách. Như vậy, vấn đề toàn cầu cũng như toàn cầu cấp bách bao giờ cũng chỉ tồn tại trong một bối cảnh xã hội nhất định, chứ không thể tách rời, độc lập với bối cảnh xã hội đó. Tùy theo lập trường quan điểm của giai cấp cầm quyền, xuất phát từ những vấn đề cấp bách của đất nước mà mỗi quốc gia có thể nêu ra những vấn đề toàn cầu cấp bách khác nhau. Song cơ bản có 4 vấn đề như Đảng ta đã xác định: "Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số; phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo"1. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr. 7. 2. Một số vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay. a) Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh huỷ diệt, ngăn chặn khủng bố - bảo vệ hòa bình thế giới. - Nhân loại đã phải gánh chịu biết bao đau thương, chết chóc do những cuộc chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc gây ra. Đặc biệt là của chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai mà hậu quả của nó như đã nêu ở phần trên. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai lại tiếp đến thời kỳ chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng suốt 5 thập kỷ mà mục tiêu của chiến tranh lạnh này là nhằm vào việc xóa bỏ hệ thống XHCN bằng "diễn biến hòa bình". Đây là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử loài người, gây biết bao tai họa đó là chết chóc, lãng phí tài nguyên, ônhiễm môi trường mà đáng ra tài nguyên đó đem phục vụ sự sống của con người thì lại đưa vào chiến tranh. Trong chiến tranh lạnh, các nước đế quốc chỉ cho tuyên truyền, thực hiện "diễn biến hòa bình" rất lớn nhằm chống lại các nước XHCN. Họ thành lập Đài châu á tự do, Đài châu Âu tự do, Đài Hồximacti cho chiến lược diễn biến hòa bình. Khái niệm "diễn biến hòa bình" chống các nước XHCN chính là "sáng tạo" của chủ nghĩa đế quốc. Là thủ đoạn hết sức nham hiểm và tỏ ra rất có hiệu lực. Bằng chiến tranh quân sự, vũ trang chủ nghĩa đế quốc đã không tiêu diệt nổi CNXH buộc chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải dùng cuộc chiến tranh không có tiếng súng, cuộc chiến tranh bằng nhung lụa. Chính sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc bằng "diễn biến hòa bình" kết hợp với những sai lầm yếu kém trong bản thân các nước XHCN hiện thực đã làm cho CNXH ở Liên - Xô và Đông Âu sụp đổ. Đây chính là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Trong chiến lược này, tấn công trên mặt trận tư tưởng văn hóa được coi là mũi đột phá làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết "Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước", "Một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng", "Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 đòn đột phá khẩu, 4 mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng, chính trị". Chính Tổng thống Mỹ Nic-xơn đã nhiều lần nhắc lại trong cuốn sách "Năm 1991 - chiến thắng không cần chiến tranh" rằng: "Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất" "Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng". Bên cạnh cuộc tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa chúng còn dùng thủ đoạn về kinh tế như viện trợ nhân đạo, bao vây cấm vận, giúp đỡ không hoàn lại... đòi tư nhân hóa nền kinh tế, làm cho kinh tế các nước bị lệ thuộc vào kinh tế tư bản chủ nghĩa - từ lệ thuộc kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị và cuối cùng là lệ thuộc hoàn toàn. Ngày nay, mặc dù người ta nói rằng thời kỳ chiến tranh lạnh đã chết nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ rất phức tạp và ngày càng tăng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang phát triển gây ra những cuộc xung đột đẫm máu. ở đây khi nói tới xung đột thì có hai loại xung đột: Loại thứ nhất là xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo. Loại thứ hai là can thiệp lật đổ, thậm chí các thế lực bên ngoài kích động để dẫn đến xung đột nội bộ ngày càng phức tạp và tính phức tạp ngày càng tăng. Chủ nghĩa ly tâm, xu hướng ly khai cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới gây nên xung đột đẫm máu từ Inđônêxia, Mianma, Srilanca... đến nay đã lan sang cả châu Âu, các nước như Tây Ban Nha, Canada... chủ nghĩa ly khai đang phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang chưa từng thấy. Hiện nay Mỹ vẫn đơn phương chạy đua vũ trang, đơn phương hủy bỏ hiệp định ABM về cắt giảm vũ khí hạt nhân đã ký với Nga. Để chạy đua theo chương trình phòng thủ tên lửa trên không NMD và TMD. Trong cuộc chạy đua ấy nổi bật lên là chạy đua sản xuất và kinh doanh vũ khí giết người. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ mà người ta có thể chế tạo ra những vũ khí giết người rất khiếp khủng như xe tăng, máy bay, bom đạn đủ các loại... Ngay từ năm 1918 Lê nin đã thấy trước khả năng này. Người nói: Kỹ thuật hiện đại hiện nay ngày càng tiếp sức cho tính hủy diệt của chiến tranh. Ngày xưa trong đánh giặc cha ông ta đã mơ ước có thứ vũ khí vạn năng bắn một phát chết hàng vạn tên thì ngày nay cũng chính con người đã sản xuất ra thứ vũ khí để giết người còn ghê gớm hơn, đó là vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, hóa học, vũ khí vi trùng... Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí giết người hàng loạt không những thế nó còn giết dần giết mòn từ đời này sang đời khác. Nếu kỷ nguyên hạt nhân được mở đầu bằng việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật vào tháng 8/1945 không những đã cướp đi tính mạng của hơn chục vạn con người mà mấy chục năm sau con người vẫn chết dần chết mòn trong bệnh tật, quái thai... thì đến nay con người đã sản xuất ra một lượng vũ khí hạt nhân đủ sức tiêu diệt 20 lần sự sống của hành tinh chúng ta. Chúng ta đã từng biết về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, những các cuộc chiến tranh đó vẫn đến hồi kết thúc vẫn phân định được thắng bại. Còn hiện nay chiến tranh hạt nhân nổ ra thì đó là cuộc chiến tranh không phân thắng bại vì không còn ai sống sót để phân thắng bại. Bởi lẽ rằng hiện nay trên thế giới hầu như nước nào cũng có vũ khí hạt nhân, từ nước giàu đến nước nghèo, từ nước có khả năng sản xuất ra vũ khí hạt nhân đến nước không có khả năng sản xuất ra vũ khí hạt nhân - vì lợi ích và mục đích quân sự của dân tộc mà đều tàng trữ loại vũ khí đó. Thậm chí có nhiều nước rất nhiều vũ khí hạt nhân, nhiều nước vẫn không ngừng sản xuất ra vũ khí hạt nhân. Và thực tế trong số những vũ khí nguy hiểm có tính hủy diệt hàng loạt thì nhiều nhất là loại vũ khí này. Gần đây nhất lại xuất hiện vũ khí sinh học, vũ khí vi trùng chỉ cần gửi qua bao thư, qua mạng là đã gây nên bệnh tật chết người. Điều đó làm kinh hoàng cả thế giới. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới nạn khủng bố diễn ra hiện nay trên thế giới. Đặc biệt là vụ khủng bố hôm 11/9/2001 vào trung tâm thương mại của nước Mỹ mà ai cũng biết, làm cho 5000 người thiệt mạng, thiệt hại về giá trị sản lượng toàn cầu là 350 tỷ USD. Nhưng điều đáng nói là sau ngay sau đó Mỹ đã nhân danh chống khủng bố để tiến hành một cuộc đại khủng bố nhằm vào đất nước Apganistan bất chấp luật lệ và sự phản đối của nhân dân thế giới. Để tham gia vào "cuộc chiến chống khủng bố" đó Mỹ đã lôi kéo nhiều nước cùng trực tiếp tham gia như Anh, Canađa, Australia, Đức và Pháp, ngoài ra hơn 40 nước trung Đông, châu Phi, châu Âu và toàn cầu á cho phép sử dụng không phân và căn cứ trên đất liền... Mỹ đã rải xuống đất nước này một lượng bom đạn vũ khí khổng lồ nhằm vào các mục tiêu quân sự, dân sự, những xóm thôn, làng bản... gây đau thương chết chóc và hủy diệt những cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đây là dịp để công nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ có cơ hội nghiên cứu, thử nghiệm và quảng cáo những vũ khí tối tân của mình qua chiến trường ápganistan. Trước thực trạng đó của thế giới đã đặt ra một cách cấp thiết là phải đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Phải xem củng cố hòa bình là một vấn đề then chốt, có tính chất quyết định trong toàn bộ hệ thống những vấn đề toàn cầu hiện nay cũng như trong tương lai. Nếu xem xét vấn đề này trên quan điểm chung nhất thì có thể nói rằng quyền được sống trong điều kiện hòa bình của con người và của các dân tộc là vấn đề căn bản nhất, từ đó sinh ra mọi quyền khác của con người. Nếu không có quyền được sống trong hòa bình thì những quyền khác sẽ không thể thực hiện được. Toàn bộ kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong cả quá trình lịch sử của mình đã chứng tỏ điều đó. Đặc biệt là trước thềm của thế kỷ XXI nó càng trở nên tối cần thiết và cấp bách. Ngay từ Đại hội XXVI của Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây cũng đã xác định: "Ngày nay đối với Đảng ta, nhân dân ta cũng như đối với tất cả các dân tộc trên hành tinh, không có một nhiệm vụ quốc tế nào quan trọng hơn là nhiệm vụ bảo vệ hòa bình"1. Hay đồng chí L.I. Brê - giơ - nép cũng tuyên bố: "Không phải việc chuẩn bị chiến tranh - một việc buộc các dân tộc phải hao phí của cải vật chất và tinh thần của mình một cách vô lý - mà việc củng cố hòa bình mới chính là sợi dây chỉ đường dẫn đến ngày mai" (Sđd). Đấu tranh bảo vệ mục tiêu hòa bình cho nhân loại không chỉ đặt ra cho riêng ai mà đòi hỏi tất cả mọi quốc gia dân tộc trên thế giới, mọi lực lượng xã hội bao gồm công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.v.v... trong đó giai cấp công nhân là lực lượng xã hội chủ yếu đi đầu trong xã hội hiện nay có khả năng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình. Trước đây khi hệ thống XHCN chưa bị sụp đổ thì phe XHCN là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ hòa bình thế giới. Bởi bản chất của CNXH là hòa bình. Nay CNXH bị sụp đổ thì đòi hỏi cả nhân loại yêu chuộng hòa bình phải tích cực đấu tranh bảo vệ hòa bình trong phạm vi nhỏ cũng như trong phạm vi lớn - kể cả nhân dân Mỹ ở tại nước Mỹ. Đấu tranh bảo vệ hòa bình bao gồm nhiều vấn đề như chống chiến tranh hủy diệt, chống khủng bố, chống xung đột, chống phân ly, chống diễn biến hòa bình nhưng trong đó nổi cộm nhất là chống chiến tranh hủy diệt và chống khủng bố. Điều sâu xa nhất, quan trọng nhất để ngăn chặn được tất cả những vấn đề trên là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Vì còn đế quốc là còn chiến tranh - chiến tranh là kẻ thù của hòa bình dưới bất kỳ hình thức nào. Nên nhân loại muốn có 1 Đại hội XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, tiếng Việt, Nxb Sự Thật, H. 1981, tr. 63. hòa bình thật sự, hòa bình vĩnh viễn thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ. Tuy nhiên việc đấu tranh để hủy bỏ các loại vũ khí giết người hàng loạt đặc biệt là vũ khí hạt nhân đang gặp phải khó khăn, trở ngại lớn khi mà còn có nước coi việc giải quyết vấn đề tài chính của họ bằng con đường xuất khẩu vũ khí hoặc buôn bán các nguyên liệu có liên quan đến chế tạo vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học... Vì vậy trong số những nhà tư bản đầu sỏ đa số là những tên sản xuất, buôn bán vũ khí, những tên lái súng. Họ thu được những món lợi khổng lồ nhờ có chiến tranh và buôn bán vũ khí giết người. Chính R. Ních - xơn đã từng tuyên bố: Hy vọng thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân là ảo tưởng. ông ta khuyên mọi người hãy tìm cách sống lâu dài với loại vũ khí đó. Liên - Xô trước khi sụp đổ đã kịp làm việc có ý nghĩa rất quan trọng là đã cùng Mỹ (nói đúng hơn là bắt buộc Mỹ) ký kết hiệp ước hủy bỏ một phần loại vũ khí nguy hiểm nhất này. Trước đó Liên Xô làm gương mang ra hủy trước. Sau đó Liên Bang Nga lại tiếp tục ký với Mỹ bản hiệp định ABM. Làm cho loại vũ khí này có giảm bớt. Tuy nhiên sau đó Mỹ đơn phương không thực hiện hiệp định và cùng với một số nước khác như Pháp vẫn tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân. Việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân và việc cải tiến công nghệ chế tạo nó sẽ dẫn đến việc không thể kiểm soát được việc sản xuất và phổ biến loại vũ khí này. Song cần phải thấy rằng, nên đấu tranh không cho sản xuất ra vũ khí hạt nhân là hữu hiệu nhất. Còn khi đã sản xuất ra quá nhiều mang đi hủy bớt thì nó không giết người trực tiếp cũng là giết người gián tiếp, vì nó gây chấn động vỏ quả đất, chất độc lan tỏa trong không gian làm hủy diệt sinh thái gây bệnh tật cho con người.v.v... * Đấu tranh cho hòa bình trong thời đại còn có sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp gay gắt như hiện nay không phải là cuộc đấu tranh đơn giản ngày một, ngày hai mà chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì hòa bình của thế giới còn bị đe dọa. Do đó cần phải thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi tình thế cách mạng chưa chín muồi để dẫn tới thắng lợi của CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Sự tồn tại của các nước tư bản chủ nghĩa, của các nước dân tộc chủ nghĩa và các nước theo định hướng XHCN với những màu sắc chính trị khác nhau còn tồn tại lâu dài và tất yếu khách quan. Đấu tranh cho hòa bình trong hoàn cảnh đó cững là quá trình lâu dài, phức tạp trong khi chưa thể loại bỏ được nhau thì phải cùng tồn tại hòa bình. Để có hòa bình và ổn định giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau phải biết tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau. Trong khi không xem nhẹ cuộc đấu tranh tất yếu diễn ra do sự đối lập về bản chất xã hội, giữa các nước đó, cũng không ngừng mở rộng quan hệ qua lại trên các lĩnh vực khác nhau để cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Để đạt được những mục tiêu trong cuộc đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, các lực lượng cách mạng và dân chủ phải đấu tranh buộc chủ nghĩa đế quốc thực hiện những nội dung sau: - Về chính trị: là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị - xã hội của mỗi dân tộc, trong đó thừa nhận sự ra đời của CNXH như là biểu hiện cao nhất của tự do lựa chọn chế độ chính trị - xã hội, là nội dung quan trọng nhất của cuộc đấu tranh cho cùng tồn tại hòa bình. Nó mặc nhiên chống lại sự can thiệp của các thế lực tư bản, đế quốc vào công việc nội bộ của các nước XHCN. Về quân sự: phải kiên quyết loại bỏ việc dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn bất đồng giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Không sử dụng bạo lực trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong bất kỳ tình huống nào và gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh giải trừ vũ khí, giải trừ quân bị. - Về kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật: Cùng tồn tại hòa bình đòi hỏi phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa tất cả các dân tộc, quốc gia trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Những hợp đồng kinh tế giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là một nhân tố chống lại chiến tranh. Nếu thế giới trước đây nằm trong tình trạng đối đầu rất căng thẳng thì thế giới ngày nay là thế giới đối thoại và hợp tác - thế giới cùng chung sống hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Nhưng cũng nên nhớ rằng: Không phải như vậy là thế giới đã hết mâu thuẫn, hết đấu tranh mà là sự hợp tác trong đấu tranh vì đấu tranh phải hợp tác. Nếu ai quên mất điều đó hoặc không nhận thấy điều đó sẽ là kẻ mơ hồ về chính trị. Mà việc đấu tranh để ký kết hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vừa qua là một ví dụ điển hình. b) Đấu tranh bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. * Môi trường và sự ô nhiễm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh trong tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Theo điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam). Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về môi trường còn được hiểu theo các nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa kinh điển nêu trên. - Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... - Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh, sinh viên bao gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, Nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại: môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Ô nhiễm môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: "ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Từ ô nhiễm môi trường trầm trọng đã dẫn tới sự khủng hoảng môi trường. Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường. "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất". Sau đây là những biểu hiện của sự khủng hoảng môi trường. + Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2.v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp. + Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. + Tầng ô zôn bị phá hủy. + Sa mạc hóa đất do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hóa, phèn chua, khô hạn. + Nguồn nước lợ ô nhiễm. + Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. + Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng. + Số chủng loài động vật bị tiêu diệt đang gia tăng. + Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại. * Thực trạng vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay trên thế giới. Theo báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người trước vào thiên niên kỷ thứ III. Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người không bền vững theo hai thái cực: Sự phồn thịnh và sự cùng cực đang de dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu. Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô Quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách môi đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt trái đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của riêng mình. Mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là: - Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. Vào cuối những năm 1990, mức phát tán đi-ô-xit-cac-bon (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng bốn lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các hệ sinh thái, sự gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan