Chuyên đề Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng

nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v. của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp (không kể

các tổ chức tín dụng).

Cầu tiền tệ biểu thị lượng tiền mà các chủ thể kinh tế mong muốn nắm giữ

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản

lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là

hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng

trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao

động hay tăng trưởng kinh tế.

pdf28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của ngân hàng thương mại. Đặc điểm: Giúp ngân hàng trung ương điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế. Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung ương và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên . 1.3. Nguyên tắc thực hiện các chính sách tiền tệ 1.3.1 Khi nền kinh tế có lạm phát cao 1.3.1.1 Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc: Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc là nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên làm cho khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân 22 hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Như vậy công cụ dự trữ bắt buộc mang tính hành chính, áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để cắt “cơn sốt” lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách việc điều hòa mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Bên cạnh mặt mạnh, công cụ này cũng bộc lộ nhược điểm của nó. Đó là nó quá nhạy cảm đối với lượng cung tiền, nó làm cho khối lượng tiền thay đổi rất lớn và khó kiểm soát. Một bất lợi nữa đó là khi sử dụng công cụ này để kiểm soát cung ứng tiền tệ có thể sẽ gây nên vấn đề về thanh khoản ngay đối với những ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định. 1.3.1.2 Sử dụng công cụ tái chiết khấu Một phương thức mà ngân hàng trung ương sử dụng để kiềm chế lạm phát đó là công cụ tái chiết khấu. Đây là phương thức mà ngân hàng trung ương đưa tiền vào lưu thông, thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. Thông qua việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương đã tạo ra cơ sở đầu tiên thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc tạo tiền, đồng thời khai thông thanh khoản. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều khiển khối lượng tiền và điều hành chính sách tiền tệ. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các ngân hàng cũng phải nâng lãi suất tín dụng của mình để không bị lỗ vốn. Do lãi suât tín dụng tăng lên, cầu về tín dụng sẽ giảm, kéo theo giảm cầu về tiền tệ (nhu cầu giữ tiền của nhân dân giảm đi). Do đó đầu tư giảm làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phá giảm). Ở Hoa Kỳ hay các nước có nền công nghiệp phát triển, công cụ để thực hiện tái chiết khấu là thương phiếu hoặc các loại tín phiếu. Khi ngân hàng trung ương ấn định lãi suất chiết khấu tại một mức nào đó sẽ xảy ra biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu vì khi đó lãi suất cho vay thay đổi. Những biến động này dẫn tới việc thay đổi ngoài ý muốn trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đó thay đổi trong cung ứng tiền tệ làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ vất vả hơn. Đây chính là chạn chế của công cụ này trong việc kiềm soát lạm phát. 1.3.1.3 Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị truờng mở Nếu như công cụ tái chiết khấu là công cụ thụ động của ngân hàng trung ương, tức là ngân hàng trung ương phải chờ ngân hàng thương mại đang cần vốn đưa ra thương phiếu, kỳ phiếu đến để xin tái cấp vốn thì có một công cụ chủ mà ngân hàng trung ương chủ động sử dụng để điều khiển khối lượng tiền, qua đó kiểm soát lạm phát, đó chính là công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Qua công cụ này, ngân hàng trung ương chủ động phát hành tiền đưa vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông bằng cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động trước hết đến khối lượng tiền tệ trong quỹ dự trữ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng của các tổ chức này, qua đó điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ. Như đã đề cập trước, chúng ta biết rằng khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát, do đó việc thay đổi cung tiền sẽ làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương điều khiển cả khối lượng tiền tệ lẫn lãi suất tín dụng thông qua “giá cả” mua bán trái phiếu. Tất cả những cuộc can thiệp vào khối lượng tiền tệ bằng công cụ thị trường mở dường như diễn ra lặng lẽ và vô hình, không hề có “sự can thiệp thô bạo”, điều khiển mạnh mà không chứa đựng một chút “mệnh lệnh hành chính” nào. Đây là công cụ vô cùng linh hoạt, khi có sai lầm trong việc tiến hành ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng đảo ngược lại ngay lập tức bằng cách mua bán trái phiếu. Đây là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định kinh tế nói chung và ổn định lạm phát nói riêng. Nhưng để sử dụng công cụ này đòi hỏi quốc gia phải có một thị trường tài chính đủ mạnh và ổn định mà điều này ở Việt Nam chưa đáp ứng được. 1.3.1.4 Sử dụng công cụ lãi suất 23 Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Nó được áp dụng nhất quán trong lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tùy theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy ta có thể thấy lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, khi có lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tiền gửi làm cho cá nhân và doanh nghiệp sẽ đem tiền đầu tư vào ngân hàng (gửi tiền vào ngân hàng) có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó cầu tiền giảm làm cho tổng cầu giảm dẫn tới giảm giá. Như chúng ta biết rằng, in=ii+ir trong đó in là lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực tế, ii là tỷ lệ lạm phát. Khi có lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây là việc làm tăng lãi suất danh nghĩa (để duy trì lãi suất thực dương) qua đó mới tạo tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Một cách dễ hiểu, khi lãi suất huy động cao thì người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng dẫn tới khối lượng tiền trong lưu thông giảm góp phần hạ tỷ lệ lạm phát. Ngân hàng thương mại mua tín phiếu của ngân hàng nhà nước với lãi suất kinh doanh có lãi thì sẽ giảm được khối lượng tín dụng. Khi lãi suất huy động cao thì đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng cao làm nản lòng các nhà đầu tư vì kinh doanh bằng vốn vay ngân hàng không có lợi nhuận. Như vậy, việc dùng công cụ lãi suất có thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của ngân hàng thương mại để đạt được mục đích của chính sách tiền tệ (ổn định tỷ lệ lạm phát). Trong việc kiểm soát lạm phát, đây là công cụ cổ điển, các nước ngày càng ít sử dụng hơn. 1.6.1.5 Sử dụng công cụ hạn mức tín dụng Bên cạnh những công cụ trên thì hạn mức tín dụng cũng được ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát lạm phát. Công cụ này có tác dụng như một rào chắn không để cho khối lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại vượt quá mức cho phép từ đó bảo đảm mức lạm phát đã được phê duyệt. Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng trung ương có thể cung ứng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong thời kỳ nhất định phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Khi hạn mức tín dụng giảm, dẫn tới cung tiền giảm do đó tổng đầu tư giảm làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng là giá giảm (lạm phát giảm). Với mục tiêu ổn định đồng tiền và chống lạm phát thì công cụ hạn mực tín dụng là cần thiết. Song việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng cũng là vấn đề khó khăn không nhỏ cho ngân hàng thương mại. Tiền gửi của nhân dân không thể thu nhận hàng ngày hàng giờ, và nếu nhận tiền gửi mà không cho vay thì chẳng khác nào có đầu vào mà không có đầu ra bởi vì đầu ra bị bế tắc bởi hạn mức tín dụng. Việc xác định hạn mức tín dụng là rất cần thiết, để thực hiện mục tiêu chống lạm phát. Song nó cũng có những mặt trái gây khó khăn cho ngân hàng thương mại, chính vì vậy cần có những giải pháp khắc phục những khó khăn đó. 1.3.2 Khi nền kinh tế suy thoái Khi nền kinh tế suy thoái ngân hàng trung uơng sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Đây là chính sách làm tăng lượng cung tiền và qua đó giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Như ta đã biết Ngân hàng trung ương có nhiều công cụ để thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế bao gồm: thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng và quản lý khung lãi suất. Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng Ngân hàng trung ương có thể kết hợp các công cụ trên tác động tới lượng cung tiền, qua đó sẽ làm thay đổi lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn. Việc thực hiện cụ thể các công cụ như sau: - Thị trường mở: Ngân hàng trung ương sẽ chủ động mua chứng khoán với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác để tăng lượng cung tiền. - Lãi suất chiết khấu: bằng việc giảm lãi suất chiết khấu (đối với thương phiếu) và tăng hạn mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Ngân hàng trung ương sẽ khuyết khích việc đi vay của các Ngân hàng thương mại và qua đó làm tăng lượng cung tiền. - Tỷ lệ dự trự bắt buộc: việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền tệ, qua đó làm tăng lượng cung tiền. 24 - Hạn mức tín dụng: đây là công cụ mang nặng tính hành chính và thường được sử dụng ở các nước đang phát triển. Khi Ngân hàng trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho vay và qua đó làm tăng lượng cung tiền. - Quản lý khung lãi suất: việc quy định khung lãi suất (huy động, cho vay) mang nặng tính hành chính và có nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ này. Bằng cách quy định khung lãi suất thấp sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất của nền kinh tế cũng như khuyến khích việc đi vay của doanh nghiệp. Tóm lại thông qua việc sử dụng các công cụ như trên Ngân hàng trung ương sẽ tác động tới lượng cung tiền và qua đó làm giảm lãi suất, tăng đầu tư và làm tăng tổng cầu. Từ đó sẽ làm tăng sản lượng và nền kinh tế tăng trưởng. 1.4 Các hạn chế khi thực thi chính sách tiền tệ: Không phải lúc nào ngân hàng trung ương tăng cung tiền thì lãi suất sẽ giảm, đôi khi vẫn xảy ra trường hợp, tăng cung tiền nhưng lãi suất không giảm, do đó đầu tư không tăng và không kích thích được tăng trưởng, mà việc tăng tiền đó chỉ gây ra lạm phát cao, đó chính là hạn chế của chính sách tiền tệ mở rộng: bẫy tiền hay còn gọi là bẫy thanh khoản ( Liquidity Trap). Bẫy thanh khoản có thể xảy ra trong những trường hợp sau: - Người dân và doanh nghiệp thích giữ tiền mặt hơn vì lãi suất huy động quá thấp và họ kỳ vọng sẽ xảy ra tình trạng giảm phát nên việc giữ tiền mặt sẽ có lợi hơn. - Người dân và doanh nghiệp thích tiết kiệm hơn là chi tiêu hoặc đầu tư và do đó lượng cung tiền sẽ rất thấp dù Ngân hàng trung ương có bơm tiền vào đi chăng nữa cũng không tạo ra được lượng cung tiền như mong muốn. - Ngân hàng thiếu hụt thanh khoản; ngân hàng không muốn chia sẽ lợi ích thu được từ việc Ngân hàng trung ương hạ lãi suất chính sách, trần lãi suất huy động cho khách hàng vay tiền - Nhà đầu tư không thích nắm giữ trái phiếu mà ưa thích giữ tiền mặt hơn. + Cầu tiền quá nhạy với lãi suất + Đầu tư không nhạy với lãi suất Tóm lại, chúng ta biết rằng có ba “người chơi” trong quá trình cung tiền: ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và người gửi tiền. Bẫy thanh khoản xảy ra khi ngân hàng trung ương muốn tăng lượng cung tiền nhưng hai chủ thể còn lại thì lại thích giữ tiền hơn là đầu tư, cho vay hoặc tiêu dùng. Do đó sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu không gia tăng và mục tiêu của ngân hàng trung ương không đạt được. 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM Chính sách tài khóa giai đoạn 2000 - 2007 Từ năm 2000 - 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,63%, cao nhất là 8.46% (năm 2007) và thấp nhất 6.79% (năm 2000). Có thể chia tăng trưởng kinh tế Việt Nam thành 2 giai đoạn: suy thoái (2000 - 2001), phục hồi (2002 - 2007). Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Những năm này việc chi cho đầu tư xây dựng cơ bản liên tục tăng qua các năm: Năm 2000 chỉ có 29624 tỷ đồng đã tăng lên 112160 vào năm 2007 tăng gần 4 lần. Trong khi đó chi phát triển sự nghiêp kinh tế xã hội tăng từ 61.823 tỷ đồng năm 2000 lên 211.940 tỷ đồng năm 2007 tăng gần 3.4 lần. Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay không thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa duy nhất. Có điều cần lưu ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải cách thuế; đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ... Tuy vậy, điều này cũng 25 chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định chu kỳ và khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp định lượng. Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 - 2008 Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến đổi đáng kể. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu... Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,5%, tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 106,5% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7%. Riêng thu từ dầu thô ước tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơn năm trước, do sản lượng khai thác dầu thô giảm. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm trước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và bằng 103,2; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và viện trợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 23,9% từ nguồn vay nước ngoài. Năm 2008 mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm hơn 2007,tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,2%. Nhưng các nguồn thu có yếu tố nước ngoài như dầu thô, thu từ cân đối xuất, nhập khẩu tăng mạnh nên thu ngân sách Nhà nước năm nay vẫn tăng tương đối khá so với năm 2007 và vượt kế hoạch cả năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%;thu phí, lệ phí bằng116,5%.Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo,dạy nghề bằng104,6%; chi y tế bằng 104,1%... Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài. Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt Nam đã có kết quả tích cực. Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch 26 xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10- 2009 giảm tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50%... Một vấn đề nữa là, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao... Nền kinh tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt. Một số doanh nghiệp bị phá sản, số còn lại liên tục gặp khó khăn. Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Bên cạnh đó, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo kích cầu đầu tư, tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước, đồng thời ứng trước từ ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách; tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, nông nghiệp, nông thôn, các công trình y tế, giáo dục, an sinh xã hội; tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài và vốn viện trợ phát triển. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thường xuyên làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn; thực hiện giao ban trực tuyến với các địa phương về các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng thu ngân sách năm 2009 tiếp tục tăng, đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ, bằng 100,2% kế hoạch dự toán, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm đến 2009 ước tính đạt 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 102,7%. bội chi ngân sách khống chế dưới 7% GDP, thực hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó 81,2% mức bội chi được bù đắp bằng nguồn vay trong nước; 18,8% bù đắp bằng nguồn vay nước ngoài. Giá cả thị trường tương đối ổn định. Kiềm chế lạm phát phi mã (từ 19,89%) năm 2008, xuống còn khoảng 7%, trong bối cảnh áp dụng nhiều biện pháp kích cầu đầu tư, đã miễn, giảm, giãn hoãn thời gian nộp một số loại thuế, với tổng số khoảng 20.000 tỷ đồng; bảo lãnh 1.110 dự án với tổng mức vốn hơn 8.360 tỷ đồng. Các mặt hàng xăng dầu, điện, than được chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường theo lộ trình, không gây xáo trộn. Chi an sinh xã hội tăng 62% so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11%. Tổng số chi cho an sinh xã hội năm 2009 ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai hơn 41,5 nghìn tấn gạo. Các doanh nghiệp hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước tăng 45,3% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đến cuối năm còn khoảng 11%. Thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ chính thức đạt mức cao. Chính phủ tăng cường nội dung hợp tác kinh tế trong các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo Chính phủ; tập trung đẩy mạnh xúc tiến kinh tế đối ngoại; đàm phán và đưa vào thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) với một số 27 nước; hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, tạo điều kiện rất quan trọng để xây dựng biên giới Việt – Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác phát triển bền vững, lâu dài; tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất; ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (VJEPA). Các nhà tài trợ trên thế giới đã cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam năm 2010 trên 8 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 21 tỷ USD. Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nhưng thương mại của Việt Nam với các nước vẫn đạt khoảng 130 tỷ USD. Việt Nam cũng có 457 dự án đầu tư đang thực hiện ở 50 nước và vùng lãnh thổ, với số vốn khoảng 7,2 tỷ USD ; đặc biệt hợp tác đầu tư với Lào, Campuchia, LB Nga ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo IMF (công bố tháng 10/2009): Năm 2009 Indonesia: 4,0%; Malaysia: - 3,6%; Philippines: 1%; Thailand: -3,5%; Việt Nam: 4,6%. tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước. Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ lạm phát cao quay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà nước bơm vào thị trường trong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến là nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhập siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉ USD, và năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfd7_chu_de_6_3293.pdf