Điếm dân cư nông thôn ( các làng, xóm, thôn, bản. ) ở nước ta hiện nay phần lớn do lịch sử để lại và thường được mở rộng dần ra các phía theo thời gian để đáp ứng nhu cầu về đất ở của nhân dân. Vì vậy, các diểm dân cư nông thôn có các đặc điểm sau đây:
- Sự phân bố các điểm dân cư chưa hợp lý, không gắn liền với các khu vực sản xuất;
- Quy mô các điểm dân cư không đồng đều, có điểm dân cư quá lớn, có điểm dân cư lại quá nhỏ, nhiều hộ gia đình sống phân tán, không nằm trong một điểm dân cư nào;
- Kết cấu nội bộ trong các điểm dân cư tuỳ tiện, lộn xộn, các công trình cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì.
Những đặc điểm trên tạo ra nhiều bất cập trong công tác quản lý xã hội, tổ chức sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, cơ cấu trong nông nghiệp cũng thay đổi nhanh chóng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh. Trước trình hình đó, những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần được giải quyết như là một trong những ưu tiên hàng đầu, trong một mối quan hệ tổng thể, nhanh chóng cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn. Hệ thống điểm dân cư nông thôn phải được quy hoạch xây dựng phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chuyên đề 6: quản lý xây dựng ở cấp xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 6:
QUẢN LÝ XÂY DỰNG Ở CẤP XÃ BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG điểm
DÂN CƯ NÔNG THÔN VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Một số vấn đề trong quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điếm dân cư nông thôn ( các làng, xóm, thôn, bản... ) ở nước ta hiện nay phần lớn do lịch sử để lại và thường được mở rộng dần ra các phía theo thời gian để đáp ứng nhu cầu về đất ở của nhân dân. Vì vậy, các diểm dân cư nông thôn có các đặc điểm sau đây:
Sự phân bố các điểm dân cư chưa hợp lý, không gắn liền với các khu vực sản xuất;
Quy mô các điểm dân cư không đồng đều, có điểm dân cư quá lớn, có điểm dân cư lại quá nhỏ, nhiều hộ gia đình sống phân tán, không nằm trong một điểm dân cư nào;
Kết cấu nội bộ trong các điểm dân cư tuỳ tiện, lộn xộn, các công trình cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì.
Những đặc điểm trên tạo ra nhiều bất cập trong công tác quản lý xã hội, tổ chức sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, cơ cấu trong nông nghiệp cũng thay đổi nhanh chóng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh. Trước trình hình đó, những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần được giải quyết như là một trong những ưu tiên hàng đầu, trong một mối quan hệ tổng thể, nhanh chóng cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn. Hệ thống điểm dân cư nông thôn phải được quy hoạch xây dựng phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm
Dự báo quy mô tăng dân số theo từng giai đoạn trên địa bàn xã:
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được lập cho các điểm dân cư trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung gọi chung là thôn.
Thời gian lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn giai đoạn ngắn hạn là 5 năm, giai đoạn dài hạn là 10 năm đến 15 năm.
Số điểm dân cư nông thôn nhiều hay ít, quy mô các điểm dân cư nông thôn lớn hay nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào số dân của xã; mà số dân của xã sau 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm lại phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Số dân hiện tại ( tại thời điểm bắt đầu xây dựng phương án quy hoạch );
Số dân tăng lên trong kỳ quy hoạch, bao gồm:
+ Số dân tăng lên do tăng dân số tự nhiên: số người được sinh ra hàng năm thường nhiều hơn số người chết đi, vì vậy số dân được tăng một cách tự nhiên.
+ Tăng dân số cơ học: Sự di chuyển dân số từ nơi này sang nơi khác. Thông thường, hàng năm ở mỗi địa phương đều có người chuyển đến và có người chuyển đi. Nếu số người chuyển đến nhiều hơn số người chuyển đi thì tăng dân số cơ học dương (+), ngược lại thì tăng dân số cơ học âm (-), tức là giảm.
Dự báo quy mô tăng dân số nghĩa là phải xác định được số dân của xã sau 5 năm, 10 năm hay 15 năm là bao nhiêu người. Cơ sở của việc dự báo là số dân hiện tại, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm và số người chuyển đi hoặc chuyển đến trong giai đoạn đó.
Xác định mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã:
Trên địa bàn xã có bao nhiêu điểm dân cư, sự phân bố của các điểm dân cư này như thế nào ? Trong thực tế, việc di dêi cả một điểm dân cư tập trung để bố trí lại theo vị trí mới cho phù hợp rất khó có thể thực hiện được; vì vậy đối với các điểm dân cư do lịch sử để lại thực hiện quy hoach cải tạo là chính. Căn cứ vào số dân và số hộ tăng lên trong kỳ quy hoạch, số hộ có nhu cầu đất ở để xác định nhu cầu đất ở cho nhân dân, xác định mạng lưới điểm dân cư
/V ,1 A Ấ ^ J-*1> ~/'jA Ả • Ả 1 /\ Ả • Ả 1 /\ \ Ả • Ả
nông thôn trên địa bàn xã ( tổng số điểm dân cư, số điểm dân cư cò, số điểm dân cư hình thành mới, vị trí các điểm dân cư tạo thành một mạng lưới )
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; tiến hành bố trí cụ thể các lô ( thửa ) đất ở, hệ thống đường giao thông nội bộ và thông và bên ngoài, các công trình công cộng khác như nhà văn hóa, sân bãi thể dục thể thao, trường học, nhà trẻ.
d. Quy hoạch xây dựng trung tâm xã:
Trung tâm xã là nơi tập trung các công trình văn hóa - xã hội, phúc lợi công cộng của xã như trụ sở của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng, trường học, trạm y tế.
Vị trí khu trung tâm nên gắn và 1 điểm dân cư lớn của xã nhưng không nằm giữa điểm dân cư, phải thuận tiện cho việc quản lý điều hành của Đảng và chính quyền, có khoảng cách tới các điểm dân cư tương đối đồng đều.
Diện tích dành cho khu trung tâm tuỳ thuộc vào chức năng của trung tâm, quỹ đất của địa phương, nhưng tối thiểu không dưới 2.000 m2.
Bản vẽ thể hiện sơ đồ vị trí ranh giới xã tỷ lệ 1/25.000; ranh giới điểm dân cư tỷ lệ 1/5.000.
Nội dung quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:.
Nội dung quy hoach xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
Phân tích hiện trạng quy mô dân số, lao động, trình hình phát triển kinh tế xã hội, dự báo dân số cho từng giai đoạn;
Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai; dự báo quy mô sử dụng đất đai cho từng giai đoạn quy hoạch;
Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bố trí các công trình xây dựng, các công trình phải bảo tồn; cải tạo chỉnh trang, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xác định vị trí các khu vực cấm xây dựng và các giải pháp bảo vệ môi trường;
Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Bản vẽ:
Bản đồ hiện trạng xây dựng, sử dụng đất điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ 1/500 đến 1/2.000;
Bản đồ quy hoạch mạng lưới điểm dân cư và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã; tỷ lệ 1/5.000 đến 1/ 25.000;
Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ 1/500 đến 1/2.000.
Thuyết minh tổng hợp.
Quy định về quản lý quy hoạch điểm dân cư nông thôn:
Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm các nội dung sau đây:
Quy định ranh giới quy hoạch xây dựng đối với từng điểm dân cư nông thôn
Quy định những vùng cấm xây dựng, phạm vi và hành lang bảo vệ công trình hạ tâng kỹ thuật, khu vực có khả năng xảy ra sạt lở, tai biến; khu đất dự trữ phát triển dân cư, các khu vực bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực khác.
Quy định chỉ giới đường đá, chỉ giới xây dựng đối với hệ thống giao thông trọng điểm dân cư, hệ thống giao thông trên địa bàn xã.
(Chỉ giới đường đá là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất)
Quy định về việc bảo vệ môi trường đối với điểm dân cư nông thôn.
Các quy định khác.
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được điều chỉnh làm thay đổi đến cơ cấu ngành nghề của địa phương, nhu cầu tăng, giảm dân số của địa phương;
Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động như thay đổi ranh giới hành chính, sạt lở, lò lụt, động đát và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung cần thay đổi.
Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:
1. Khái niệm Giấy phép xây dựng, sự cân thiết cấp giấy phép xây dựng:
Khái niệm giấy phép xây dựng:
Cấp giấy phép xây dựng là một trong những nội dung rất quan trọng trong
quản lý xây dựng. Nếu chưa được cấp giấy phép xây dựng thì không một chủ đầu tư, chủ công trình hay một cá nhân nào được phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình (đối với những công trình phải xin giấy phép xây dựng ).
Giấy phép xây dựng là một văn bản của cơ quan nhà nước có thấm quyền cấp cho chủ công trình, đồng ý cho họ được phép xây dựng một công trình nào đó trên một lô đất cụ thể. Nội dung chính cuả giấy phép xây dựng bao gồm: địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình; loại, cấp công trình; chỉ giới đường đá, chỉ giới xây dựng; bảo vệ môi trường và an toàn công trình; hiệu lực của giấy phép.
Sự cân thiết cấp giấy phép xây dựng:
Thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương hiện nay là vi phạm khá phổ biến và nghiêm trọng trong việc xây dựng các công trình. Thực trạng này có thể lý giải bởi các nguyên nhân chính sau đây:
Xây dựng không theo quy hoạch, đây là sự phá vì nguyên tắc trong quản lý xây dựng;
Các cơ quan Nhà nước có thấm quyền chưa thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
Cấp giấy phép xây dựng không đúng thấm quyền; chậm trễ trong thực hiện cấp giấy phép xây dựng;
Nhiều chủ công trình cố trình không xin cấp giấy phép xây dựng hoặc không thực hiện đúng những quy định đã ghi trong giấy phép xây dựng;
Sự bao che, dung túng cho những sai phạm trong xây dựng của một bộ phận cán bộ quản lý xây dựng các cấp.
Để khắc phục những vi phạm trong quản lý xây dựng, một trong các biện pháp phải thực hiện là cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định, vì :
Giấy phép xây dựng đảm bảo quản lý xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường; bảo tồn các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có giá trị.
Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ( gọi chung là chủ đầu tư ) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng và thuận tiện.
Giấy phép xây dựng đảm bảo thủ tục pháp lý và các quy tắc xây dựng chứ không phải là rào cản. Khi đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư được tạo điều kiện pháp lý về việc xây dựng công trình của mình, qúa trình xây dựng diễn ra được thuận lợi hơn.
Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu và sử dụng công trình.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại điểm dân cư nông thôn tập trung:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( theo mẫu );
Bản sao một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã;
Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề do chủ nhà ở đó tự vẽ.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Uỷ ban nhân dân xã:
Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì không thuộc diện cấp giấy phép xây dựng.
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
Uỷ ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.
Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng:
Người xin cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau đây:
Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm phải niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép xây dựng cho người xin Cấp giấy phép xây dựng biết. Khi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã đầy đủ và hợp lệ thì phải cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 15 ngày.
Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
Chuyện sách nhiễu, gây phiền hà diễn ra khá phổ biến trong cấp giấy phép xây dựng. Nếu cá nhân hoặc cơ quan cấp giấy phép xây dựng có những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh thì phải báo cáo đúng và kịp thời cho cơ quan nhà nước có thấm quyền để xử lý theo pháp luật.
Được khởi công xây dựng công trình nếu sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Xây dựng - 15 ngày mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản khi đã đủ các điều kiện để khởi công xây dựng công trình quy định tại các khoản 1,3,4,5 và 6 Điều 72 của luật Xây dựng.
( Có mặt bằng xây dựng; có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt; có hợp đồng xây dựng; có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ công trình; có biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng ).
Người xin cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;
Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 7 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
Khi đã được cấp giấy phép xây dựng, muốn khởi công xây dựng công trình phải có báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân xã sở tại. Điều này giúp các cơ quan chức năng theo dõi quá trình xây dựng ngay từ đầu, kịp thời xử lý những vi phạm, tránh những hậu quả đấng tiếc về sau có thể xảy ra.
Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả gây ra do thực hiện không đúng giấy phép xây dựng được cấp;
Chẳng hạn như khởi công không báo cáo, tự ý thay đổi thiết kế, vi phạm chỉ giới đường đá, chỉ giới xây dựng.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thiệt hại do việc xây dựng công trình của mình gây ra đối với các công trình ngầm, trên mặt đất và trên không có liên quan;
Ví dụ như làm đứt đường dây cáp quang, làm vì ống dẫn nước, ống dẫn dầu; lún tường hoặc đổ, nghiêng các công trình xung quanh; ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện, cây xanh.
Phụ lục số 1 (mẫu 1)
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị)
Kính gửi:
Tên chủ đầu tư:
Người đại diện Chức vụ
Địa chỉ liên hệ:
Số nhà: Đường Phường ( xã Huyện
( quận, thị xã ) Tỉnh ( thành phố )
Số điện thoại:
Địa điểm xây dựng:
Lô đất số Diện tích
-Tại: Đường Phường ( xã )
Huyện ( quận, thị xã ) Tỉnh ( thành phố )
Nguồn gốc đất:
Nội dung xin phép:
Loại công trình: Cấp công trình:
Diện tích xây đựng tầng 1:
Tổng diện tích sàn:
Chiều cao công trình:
Số tầng:
Đơn vị hoặc người thiết kế:
Địa chỉ:
Điện thoại
Tổ chức, cá nhân thấm định thiết kế ( nếu có ):
Địa chỉ: Điện thoại
Giấy phép hành nghề số ( nếu có ): Cấp ngày
Phương án phá dì, di dêi ( nếu có ):
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:
Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
, ngày tháng năm
người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên )
Phụ lục số 2 (Mẫu số 2 ) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm Kính gửi:
Tên chủ đầu tư:
Người đại diện Chức vụ
Địa chỉ liên hệ:
Số nhà: Đường- Xã ( phường ): Huyện ( quận ):
Tỉnh, thành phố:
Số điện thoại:
Địa điếm xây dựng:
Lô đất số: Diện tích:
Tại: Đường:
Xã ( phường ): Huyện ( quận ):
Tỉnh, thành phố:
Nguồn gốc đất:
Nội dung xin phép xây dựng tạm:
Loại công trình: Cấp công trình:
Diện tích xây dựng tầng 1 : m2; Tổng diện tích sàn : m2
Chiều cao công trình: m; Số tầng:
Đơn vị hoặc người thiết kế:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế ( nếu có ):
Địa chỉ: Điện thoại:
Giấy phép hành nghề ( nếu có ) Cấp ngày:
Phương án phá dì ( nếu có ):
Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: tháng
Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dì bá công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
ngày tháng năm
người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên )
Phụ lục số 3 (Mẫu 3)
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
đơn xin cấp giấy phép xây dựng
( Sử dụng cho nhà ở nông thôn )
Kính gửi UBND xã:
Tên chủ đầu tư ( chủ hộ ): - Số
chứng minh nhân dân Ngày cấp:
Địa chỉ thường trú:
Số điện thoại:
Địa chỉ xây dựng:
Nguồn gốc đất:
Nội dung xin phép xây dựng:
Diện tích xây dựng tầng một: m2
Tổng diện tích sàn: m2
Chiều cao công trình m; số tầng.
Cam kết:
Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
, ngày tháng năm
người làm đơn ( ký, ghi rõ họ tên )
Phụ lục 4 (Mẫu số 4) UBND huyện.... cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
UBND xã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy phép xây dựng Số:../ GPXD ( Dùng cho nhà ở nông thôn )
Cấp cho ( ông / bà ):
Địa chỉ thường trú:
Được phép xây dựng nhà ở:
Tại:
Diện tích xây dựng tầng 1: m2.
Tổng diện tích sàn xây dựng: m2.
Chiều cao công trình: m, số tầng:
, ngày tháng năm
chủ tịch ubnd xã...
( Ký tên, đóng dấu )
Gia hạn giấy phép
Nội dung gia hạn:
Thời gian có hiệu lực của giấy phép:
, ngày....tháng năm....
chủ tịch ubnd xã.
( Ký tên, đóng dấu )
BÀI 2: XỬ PHẠT VI PHẠM QUẢN LÝ XÂY DựNG Ở CẤP XÃ
Hình thức vi phạm và mức độ xử phạt
Xử phạt chủ đầu tư to chức xây dựng bộ phận công trình, công trình trên đất không được xây dựng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng bộ phận công trình, công trình có một trong các hành vi:
Vi phạm quy hoạch xây dựng đã được duyệt và công bố;
Xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng.
1.1.2.. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trinh, công trình có một trong các hành vi:
Xây dựng trên đất lấn chiếm;
Xây dựng vi phạm chỉ giới đường đá;
Vi phạm chỉ Giới xây dựng.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình trong khu vực cấm xây dựng.
Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm trên, chủ đầu tư vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
Buộc khôi phục lại trình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dì bộ phận công trình, công trình vi phạm;
Buộc khắc phục trình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Xử phạt chủ đầu tư vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình, công trình mới; cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định hoặc sai giấy phép xây dựng.
Ngoài hình thức xử phạt trên, chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc phải xin giấy phép xây dựng theo quy định hoặc buộc thực hiện đúng giấy phép xây dựng.
Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về thiết kế xây dựng công trình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình mới; cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo công trình không có thiết kế xây dựng công trình được duyệt theo quy định hoặc xây dựng sai thiết kế được duyệt.
Ngoài hình thức xử phạt trên, chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc xin phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định hoặc buộc thực hiện đúng thiết kế được duyệt.
Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Phạt tiền:
Phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tự ý thay đổi hoặc cho phép thay đổi các nội dung của dự án vượt quá thẩm quyền;
Phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công;
Phạt từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án không đủ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
Phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thực hiện sai nội dung đầu tư, sai quy mô đầu tư so và quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài hình thức xử phạt trên, chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy đựnh về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Phạt tiền:
Phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không mua bảo hiếm công trình theo quy định;
Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không báo cáo kịp thời theo quy định khi xảy ra sự cố công trình;
Phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi: vi phạm các quy định về nghiệm thu kỹ thuật; vi phạm các quy định về nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng;
Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi: ép tiến độ gây ảnh hưởng chất lượng công trình; thực hiện chậm tiến độ so và quyết định đầu tư được phê duyệt;
Phạt từ 20.000.000 đồng đến 70.000.000 đông đối với chủ công trình tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công trình có một trong các hành vi: sử dụng sai quy chuấn xây dựng; sai tiêu chuấn xây dựng hoặc không thực hiện giám sát thi công theo quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây sự cố công trình.
Ngoài hình thức xử phạt quy định trên, chủ đầu tư vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Xử phạt nhà thầu xây dựng có hành vi nhận thầu xây dựng vi phạm các quy định về xây dựng bộ phận công trình, công trình trên đất không được xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng
Phạt tiền:
Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng nhận thầu thi công xây dựng bộ phận công trình, công trình không có giấy phép xây dựng hoặc sai giấy phép xây dựng; không có thiết kế xây dựng được duyệt hoặc sai thiết kế xây dựng được duyệt;
Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng nhận thầu thi công bộ phận công trình, công trình trên đất không được xây dựng.
Ngoài hình thức xử phạt quy định trên, nhà thầu xây dựng vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Xử phạt nhà thầu xây dựng có hành vi vi phạm các quy định về an toàn xây dựng
Phạt tiền:
Phạt từ 1.000.000 đông đến 3.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: thực hiện không đúng quy trình, quy phạm xây dựng gây lún, rạn nứt các công trình xây dựng lân cận;
Phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đói và nhà thầu xây dựng có các hành vi không trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động trong công trường xây dựng;
Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: không có biến báo công trường theo quy định; không có biến báo an toàn; không có phương tiện che, chắn an toàn; không có hàng rào bảo vệ an toàn;
Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng không mua các loại bảo hiếm theo quy định.
Ngoài hình thức xử phạt quy định trên, nhà thầu xây dựng vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:
Buộc bồi thường thiệt hại đối với vi phạm các quy định tại điếm a (
);
Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn xây dựng.
( Ngoài ra, còn nhiều hình thức vi phạm và mức độ xử phạt khác nữa; nhưng vì không liên quan đến cấp xã nên không đề cập ở đây )
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã, thủ tục xử phạt
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm được quy định tại các điếm ( 1.1); ( 1.2 ); ( 1.3 ) và ( 1.6 ), nhưng mức phạt tối đa không qúa 500.000 đồng;
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đế vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại trình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc khắc phục trình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng đế vi phạm hành
chính.
Thủ tục xử phạt
Lập biên bản hành vi vi phạm
Khi phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, người có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, xử phạt theo thủ tục đơn giản hoặc lập biên bản vi phạm và chuyến tới người có thẩm quyền đế xử phạt.
Biên bản được lập đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định, số lượng ít nhất là 02 bản: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi pham, 01 bản lưu hồ sơ để xử phạt; nếu hành vi vi phạm vượt quá thấm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc vi pham đến cấp có thấm quyền giải quyết.
Thời hạn ra quyết định xử phạt, nộp và thu tiền phạt
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, người có thấm quyền phải ra quyết định xử phạt. Đối với vụ việc có nhiều trình tiết phức tạp, thời gian ra quyết đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_va_chinh_li_ban_do_dia_chinh_chuyen_de_6.doc