Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai, là việc xem xét tại chỗ của cơ quan có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất. Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sử dụng đất.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề 5 thanh tra, kiểm tra tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 5
THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai ở cơ sở
Một số vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra đất đai
Khái niệm
Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai, là việc xem xét tại chỗ của cơ quan có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất. Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sử dụng đất.
Mục đích, phạm vi hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai
Mục đích
Thanh tra, kiểm tra đất đai là chức năng thiết yếu của công tác quản lý đất đai, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý tốt hay chưa tốt để khắc phục mặt chưa tốt, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ cương trong quản lý đất đai.
Hiện nay việc sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không theo qui hoạch, kế hoạch, mua bán chyển nhượng đất trái chính sách .. đang khá phổ biến. Đối với cơ quan quản lý đất đai cũng còn nhiều nơi cũng còn buông láng, không ngăn chặn được việc chuyển đất nông nghiệp vào mục đích khác, hồ sơ quản lý chưa đầy đủ vv...
Vì vậy thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích:
+ Bảo đảm cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý, đúng qui hoạch, kế hoạch nâng cao hiệu quả về sử dung đất.
+ Xem xét việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND các cấp và của người sử dụng đất. Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi,bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp và tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Phạm vi hoạt động
Theo quy định của Luật Đất đai 2003, thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm thanh tra đát đai ở địa phương mình.
Cán bộ địa chính xã có trách nhiệm giúp UBND cấp xã kiểm tra việc sử dụng đất ở địa phương mình.
Đối tượng, nôi dung thanh tra, kiểm tra đất đai
Đối tượng thanh tra đất đai
Đối tượng thanh tra đất đai bao gồm người quản lý về đất đai và người sử dụng
đát
+ Người quản lý về đất đai:
Người quản lý về đất đai bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nướcthực hiện quyền đại diện chủ sử hữu nhà nước về đất đai (ở Trung ương là Chính phủ; ở địa phương là UBND các cấp).
Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức để giúp cơ quan hành chính cùng cấp quản lý nhà nước về đất đai.
Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý đất đai ở cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý đất đai ở cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường; ở cấp xã có Cán bộ Địa chính xã.
Người sử dụng đất bao gồm:
+ Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế- xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị lực lượn vò trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
Tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất;
+ Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, bun, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
+ Cơ sở Tôn giáo gồm chùa, nhà thê, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hóa, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được nhà nước giao đất, cho đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Nội dung thanh tra đất đai
Theo điều 132 Luật Đất đai 2003, nội dung thanh tra, kiểm tra đất đai bao gồm:
+ Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác.
Thanh tra đối với người quản lý nhà nước về đất đai là việc thanh tra việc chấp hành pháp luật của người quản lý thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người quản lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra đối với người sử dụng đất là việc thanh tra việc chấp hành pháp luật của người sử dụng đất thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trình tự thanh tra đất đai
Tùy theo quy mô, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng linh hoạt, song nói chung khi thanh tra đất đai thường tiến hành theo trình tự các bước sau:
Ra quyết định thanh tra
Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành ( nếu ở xã là chủ tịch ủy ban nhân xã ban hành ), là thủ tục hành chính bắt buộc khi tiến hành thanh tra, là căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra phải thực hiện.
Nội dung thanh tra phải ghi rõ:
+ Nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra;
+ Thời hạn, thời gian thanh tra;
+ Quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra;
+ Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.
Chuẩn bị thanh tra
Tiến hành thanh tra
Là bước tiếp xúc và đối tượng thanh tra để thực hiện nội dung thanh tra. Vì vậy yêu cầu của bước này là cần phải nắm vữn gcác nguyên tắc thanh tra để tiến hành xác minh tài liệu, số liệu một cách chính xác làm căn cứ pháp lý cho việc kết luận.
Trong quá trtrình tiến hành thanh tra cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Kiểm tra tài liệu, hồ sơ đất đai của đối tượng được thanh tra; các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đát và các tài liệu khác có liên quan.;
+ Kiểm tra thực tế hiện trạng sử dụng đất của đối tượng thanh tra;
+ Xác minh chứng cứ tại các cơ quan , tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra.
Kết thúc thamh tra
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra đề ra, sau khi đã có đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, đoàn thanh tra ra văn bản chính thức, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý của mình.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Theo điều 106 Luật Đất đai 2003 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Người sử đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, tặng, cho quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Khi thanh tra nội dung này cần chú ý xem xét:
Điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
Trình tự, thủ tục thực hiện;
Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Mục đích, thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển quyền.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng
' • • • o • o • o
đất
Thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất phi nông nghiệp:
+ Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.
+ Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư.
+ Kiểm tra ranh giới sử dụng từng vị trí so và hồ sơ và bản vẽ mặt bằng công
trình.
+ Kiểm tra đất chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng lãng phí và nguyên nhân.
Kiểm tra đến đâu lập biên bản đến đó, nói rõ đúng sai và kiến nghị giải quyết. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy hoạch thì phải quyết định thu hồi.
Đối với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp:
Kiểm tra đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điều 36 Luật đất đai 2003.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
Các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn.
Các biện pháp làm tăng giá trị sử dụng đất:
Thanh tra, kiểm tra việc nộp tiền sử dụng đất khi đượcnhà nước giao đất.
Đối tượng được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là hộ gia đìng có nhu cầu làm nhà để ở, tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, tổ chức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng, tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, tổ chức kinh tế hộ gia đình cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được nhà nước cho phép chuyển mục đích.
Người Việt nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung thanh tra, kiểm tra các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất bao
gồm:
Việc kê khai và cung cấp cho cơ quan thuế những tài liệu liên quan đến việc xác định tiền sử dụng đất.
Việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Nếu người sử dụng đất không thực hiện các thủ tục kê khai, không nộp đủ tiền sử dụng đất thì không được giao đất, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép chuyển mục đích và phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra việc nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
Thanh tra, kiểm tra việc đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi giao cho
mình.
Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo qui định điều 50 Luật đất đai 2003 để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi được bồi thường.
Đối tượng phải đền bù là : tổ chức cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng.
Nội dung thanh tra , kiểm tra bao gồm:
Đền bù thiệt hại về đất:
+ Xem xét giá đất đền bù (nếu tính bằng tiền).
+ Diện tích loại đất đền bù có đúng và diện tích, giá đất, loại đất trước khi thu hồi hay không?
Xem xét việc đền bù thiệt hại về tài sản:
+ Bao gồm công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi, các tài sản khác gắn liền với đất và xem xét đền bù có đúng giá trị còn lại của tài sản không?
+ Việc ổn định chỗ ở và sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
*.Thanh tra, kiểm tra việc giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu
hồi
Xử phạt vi pham pháp luật về đất đai đối với người sử dụng đất
Các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt
Các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất
Các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất bao gồm:
Sử dụng đất không đúng mục đích;
Lấn, chiếm đất;
Huỷ hoại đất;
Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, gúp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện g thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;
Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất;
Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất;
Chậm thực hiện bồi thường;
Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép;
Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ Giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ Giới hành lang an toàn của công trình;
Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.
Hình thức và mức xử phạt
Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người xử dụng đất có các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 21 của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể:
Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là buộc khôi phục lại trình trạng ban đầu của đất.
Mức xử phạt được áp dụng trong trường hợp phạt tiền, tùy trường hợp cụ thể và căn cứ và các trình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà có thể áp dụng từ mức phạt tối thiểu cho đến mức phạt tối đa (Từ 100 nghìn đồng cho đến 30 triệu đồng ).
Thời hiệu xử phạt
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hai (02) năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Đối với cá nhân đó bị khởi tố, truy tố hoặc đó có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyền không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong thời hạn xử phạt mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố trình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Nguyên tấc xử phạt
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời, gắn và trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, và công tác kiểm tra, thanh tra đất đai. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền thực hiện.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người
vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc trình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngê hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, trình tiết giảm nhẹ, trình tiết tăng nặng.
Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có trình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có trình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt.
1.3.4 Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính
Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành 4 mức sau đây:
+ Mức một (1): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền dưới hai triệu (2.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới mười triệu (10.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Mức hai (2): Trường hợp giá trị q uyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến dưới năm triệu (5.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ mười triệu (10.000.000) đồng đến dưới hai mươi lăm triệu (25.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Mức ba (3): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến dưới mươi triệu (10.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ hai mươi lăm triệu (25.000.000) đồng đến dưới năm mươi triệu (50.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;
+ Mức bốn (4): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ năm mươi triệu (50.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Đối với diện tích đất bị vi phạm là đất chưa sử dụng thì áp dụng giá đất nông nghiệp thấp nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm xử phạt.
Thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn + Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;
+ Buộc khụi phục lại trình trạng của đất trước khi vi phạm.
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Buộc khụi phục lại trình trạng của đất trước khi vi phạm.
Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Buộc khụi phục lại trình trạng của đất trước khi vi phạm.
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai trong việc xử phạt vi phạm hành chính
-Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến hai trăm nghìn (200.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Buộc khụi phục lại trình trạng của đất trước khi vi phạm.
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Buộc khụi phục lại trình trạng của đất trước khi vi phạm.
Thủ tục xử phạt
Thủ tục đơn giản
Xử phạt theo thủ tục đơn giản được là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, những trường hợp xử phạt theo thủ tục xử phạt đơn giản bao gồm:
Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy địng là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
Nhiều hành vi vi pham hành chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này đều phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.
Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm, địa chỉ của tổ chức vi pham, hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng quyết định. Quyết định này phải được giao cho người bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Người vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
Lập biên bản
Khi phát hiện vi phạm hành chính về sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý của mình, thì người có thẩm quyề đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; Các biện pháp ngăn chặn vi phạm han hành chính và bảo đảm việc xử phạt ( nếu có); trình trtạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm...
Biên bản phải được lập thành ít nhỏt hai bản và phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặ đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản.
Biên bản lập xong phải được giao cho người vi phạm một bản, nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Ra quyết định xử phạt
Đối với việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.
Đối với vụ vi pham có nhiều trình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những trình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.
Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để điều tra xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là mười (10) ngày trước khi hết thời hạn quy định (30 ngày) người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạnh; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không quá ba mươi (30) ngày.
Khi ra quyết định xử phạtmột người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chjnhs, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với tưng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt; họ, tên, chức vụ của ngườ ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm, địa chỉ của tổ chức vi pham, hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng ; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn thi hành quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết địng xử phạt.
Khiếu nại, tố cáo
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Mọi công dân có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết tranh chấp đất đai
Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai
Khái niệm
Trên một khu đất các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai có những mâu thuẫn, những bất hoà, họ tranh giành nhau về quyền quản lý và quyền sử dụng trên khu đất đó. Mỗi bên đều cho rằng quyền quản lý và quyền sử dụng phải thuộc về mình mới đúng pháp luật.
Thực chất của việc tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử dụng trên khu đất đó là tranh giành nhau về thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên khu đất cụ thể. Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan cơ có thẩm quyền phân xử (giải quyết).
Vậy tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng trên một khu đất cụ thể
Các dạng tranh chấp đất đai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_va_chinh_li_ban_do_dia_chinh_chuyen_de_5.doc