Quy hoạch là việc tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế xã hội theo một
trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản
xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai). Việc tổ chức sử dụng
đất đai chính là một hiện tượng kinh tế xã hội.
QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức quản lý và sử
dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thông qua việc bố trí, sắp xếp toàn bộ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đáp
ứng nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
- Hệ thống biện pháp của Nhà nước bao gồm: Biện pháp kỹ thuật, biện pháp
kinh tế, biện pháp pháp chế và một số biện pháp khác nhằm xây dựng và thực hiện
công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Tính đầy đủ trong quy hoạch: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo
các mục đích nhất định.
- Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng
- Tính khoa h ọc: áp dụng th ành t ựu khoa học - k ỹ thuật v à các bi ện pháp ti ên ti ến.
- Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã h ội - môi trường.
Như vậy về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, mang lại lợi ích
cao nhất thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt và mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp và bảo vệ đất và môi trường.
Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt
mà còn lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm
vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ QHSDĐ được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QHSDĐ chi tiết
của mình. Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh - văn hoá - xã hội.
Mặt khác QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại
việc sử dụng đất đai, hạn chế việc chồng chéo gây lãng phí sử dụng đất đai, tránh
trình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ
đất nông nghiệp.
Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá
vì cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tồn thất hoặc kìm
hãm sản xuất và gây ra những hậu quả khó lường về trình hình bất ổn định chính
trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là giai đoạn của nền kinh tế
đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường.
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết là quy hoạch sử dụng đất cấp xã; yêu cầu quy
hoạch phải thể hiện nội dung quy hoạch cụ thể chi tiết đến từng thửa đất.
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề 3 quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất chi tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 3
QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT
BÀI 1: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Khái niệm, mục đích và các văn bản pháp lý về quy hoạch - kế hoạch sử
dụng đất.
1.1. Khái niệm, mục đích của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
1.1.1. Khái niệm, mục đích của quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch là việc tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế xã hội theo một
trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản
xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai). Việc tổ chức sử dụng
đất đai chính là một hiện tượng kinh tế xã hội.
QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức quản lý và sử
dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thông qua việc bố trí, sắp xếp toàn bộ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đáp
ứng nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
- Hệ thống biện pháp của Nhà nước bao gồm: Biện pháp kỹ thuật, biện pháp
kinh tế, biện pháp pháp chế và một số biện pháp khác nhằm xây dựng và thực hiện
công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Tính đầy đủ trong quy hoạch: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo
các mục đích nhất định.
- Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng
- Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.
- Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Như vậy về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, mang lại lợi ích
cao nhất thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt và mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp và bảo vệ đất và môi trường.
Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt
mà còn lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm
vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ QHSDĐ được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QHSDĐ chi tiết
của mình. Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh - văn hoá - xã hội.
Mặt khác QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại
việc sử dụng đất đai, hạn chế việc chồng chéo gây lãng phí sử dụng đất đai, tránh
trình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ
đất nông nghiệp.
Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá
vì cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tồn thất hoặc kìm
hãm sản xuất và gây ra những hậu quả khó lường về trình hình bất ổn định chính
trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là giai đoạn của nền kinh tế
đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường.
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết là quy hoạch sử dụng đất cấp xã; yêu cầu quy
hoạch phải thể hiện nội dung quy hoạch cụ thể chi tiết đến từng thửa đất.
1.1.2. Khái niệm, mục đích của kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống
công việc dự định làm về bố trí sử dụng đất đai trong một khoảng thời gian và mục
tiêu, cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành để thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất đã được phê duyệt.
Như vậy kế hoạch sử dụng đất là những bước đi để thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất cấp xã còn được gọi là kế hoạch sử dụng
đất chi tiết.
Kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.
1.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch - kế hoạch sử
dụng đất.
- Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2204/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ban hành kèm theo
Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc lập,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
- Định mức kinh tế, kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch-kế hoạch sử dụng
đất; Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh
phí lập và điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
1.3. Những quy định chung về quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất
1.3.1. Nguyên tắc của QH - KHSDĐ
Theo quy định tại Điều 21 Luật Đất đai năm 2003 việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp và chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
- Quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới;
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét
duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
1.3.2. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại điều 22 Luật Đất đai
năm 2003.
* Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất.
Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường.
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
- Định mức sử dụng đất.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
* Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất .
Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm :
- Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định xét duyệt.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước.
- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
1.3.3. Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại điều 23 Luật Đất đai
năm 2003.
* Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, quốc phòng an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, các dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất .
*Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất
- Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho các nhu cầu xây
dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cư
nông thôn, quốc phòng an ninh.
- Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử
dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp.
- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích để sử dụng vào các mục đích khác.
- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm.
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
1.3.4. Trình tự lập Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chi tiết
*Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết
kỳ đầu.
- Bước 1: công tác chuẩn bị
- Bước 2: Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất
và tiềm năng đất đai.
- Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trình thông qua xét duyệt và công bố quy hoạch- kế hoạch sử
dụng đất chi tiết.
*Trình tự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, lập kế hoạch sử dụng
đất chi tiết kỳ cuối
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Điều tra thu thập thông tin và đánh giá bổ sung về điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch- kế hoạch
sử dung đất chi tiết kỳ trước.
- Bước 3: Xây dựng và lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất chi tiết.
- Bước 4:Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu, trình
thông qua, xét duyệt và công bố điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi
tiết kỳ cuối.
*Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối
- Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Bước 2: Điều tra thu thập thông tin và đánh giá bổ sung về điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dung
đất chi tiết kỳ trước.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối
- Bước 4: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu, trình
thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối.
1.3.5. Một số quy định khác về quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất chi tiết
- Thẩm quyền lập và xét duyệt quyết định quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất
chi tiết:
+ Đối với những xã không thuộc đất phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất: UBND cấp xã tổ chức thực hiện việc lập QH-KHSDĐ của địa phương,
phòng Tài nguyên Môi trường thẩm định, Hội đồng nhân dân xã thông qua; UBND cấp
huyện có thẩm quyền quyết định xét duyệt QH-KHSDĐ.
+ Đối với những xã thuộc đất phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng
đất: UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc lập QH-KHSDĐ, Sở Tài nguyên Môi
trường thẩm định, Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua; UBND cấp tỉnh có
thẩm quyền quyết định xét duyệt QH-KHSDĐ.
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã được lập theo kỳ 10 nămvà được
quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó. Kế hoạch sử dụng đất chi
tiết kỳ đầuđược lập đồng thời và QHSDĐ chi tiết.
- Trong quá trình lập QHSDĐ chi tiết, kế hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến
đóng góp của nhân dân .
2. Lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
2.1. Công tác chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị là chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện
pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chi tiết kỳ đầu. Sản phẩm của công tác chẩn bị là: dự án lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chi tiết kỳ đầu và các tài liệu điều tra ban đầu về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, môi trường, các điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và các tài
liệu khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc đề xuất công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Trình tự và nội dung cơ bản của việc lập dự án như sau:
2.1.1. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
trình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
- Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của huyện.
- Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ điều tra ban đầu
- Rà soát các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ cho chính xác làm cơ sở để
xây dựng dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
2.1.2 Xây dựng dự án đầu tư
- Xác định căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án.
- Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình hình quản
lý; sử dụng đất đai của xã.
- Xác định các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành lập quy hoạch sử dụng
đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu của xã.
- Xác định trình tự nội dung công việc, phương pháp thực hiện và xác định
sản phẩm của dự án
- Lập dự toán kinh phí
Căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, (ban hành kèm theo quyết định số 10/2005/QĐ - BTNMT ngày
24/10/2005 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường) .Việc xác định tổng dự
toán của dự án và dự toán chi tiết cho từng hạng mục của dự án căn cứ vào:
Định mức lao động công nghệ và định mức vật tư kỹ thuật.
+ Định mức lao động công nghệ là thời gian lao động cần thiết để thực hiện
nội dung của bước công việc bao gồm:
- Định biên: xác định cấp bậc kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc.
- Định mức: Quy định thời gian thực hiện từng nội dung trong bước công
việc; đơn vị tính là công, (công nhóm)/ đơn vị diện tích trung bình; ngày công tính
bằng 8 giờ làm việc.
+ Định mức vật tư và thiết bị (công cụ, dụng cụ, máy mớic) bao gồm:
- Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để thực hiện một
công việc.
- Định mức sử dụng dụng cụ (công cụ, dụng cụ), thiết bị (máy mớic) là thời
gian sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để thực hiện một công việc.
(Số liệu về "thời hạn" là căn cứ để tính đơn giá hao mòn dụng cụ và đơn giá
khấu hao máy mớic thiết bị).
Tập định mức lao động công nghệ và định mức vật tư thiết bị đã được biên
soạn cho đơn vị xã có diện tích trung bình 3000 ha. Khi tính định mức cho những
xã cụ thể theo công thức sau:
Mx = Mtb. Kds. Ks.Kv
Mx là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị và vật liệu) cho 1 xã
Mtb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị và vật liệu) cho 1 xã trung bình
Kds là hệ số áp lực về dân số
Ks là hệ số quy mô diện tích cấp xã
Kv là hệ số điều chỉnh theo khu vực.
Bảng 15. Hệ số áp lực về dân số (Kds) cấp xã
Mật độ dân số trung bình (người/km2) Kds
<50 0.70
50- <100 0.78 - 0.82
100- <200 0.88 - 0.92
200- <300 0.98 - 1.02
300- <500 1.03 - 1.07
500- <1000 1.08 - 1.12
1000- <2000 1.03 - 1.17
2000- <5000 1.18 - 1.22
Mật độ dân số trung bình (người/km2) Kds
5000- <10.000 1.13 - 1.27
10.000- <15.000 1.28 - 1.32
15.000- <20.000 1.33 - 1.37
20.000- <25.000 1.38 - 1.42
25.000- <35.000 1.43 - 1.47
000.35 1.50
Bảng 16. Hệ số quy mô diện tích Ks cấp xã
Diện tích tự nhiên (ha) Ks
<100 0.80
100- <500 0.83 - 0.87
500- <1.500 0.88 - 0.92
1.500- <2.500 0.93 - 0.97
2.500- <3.500 0.98 - 1.02
Diện tích tự nhiên (ha) Ks
3.500- <5.000 1.03 - 1.07
5.000- <7.000 1.08 - 1.12
7.000- <10.000 1.13 - 1.17
000.10 1.2
Bảng 17. Hệ số điều chỉnh theo khu vực (Kkv) cấp xã
Khu vực Kkv
Các xã khu vực miền núi 0.85
Các xã khu vực đồng bằng 1.00
Thị trấn và các xã nằm trong khu vực phát triển đô thị 1.10
Các phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1.20
Các phường thuộc các quận của đô thị loại 1 1.35
Các phường thuộc các quận của đô thị đặc biệt 1.50
+ Xác định tổng dự toán của dự án và dự toán chi tiết cho từng hạng mục của dự
án
2.1.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện
- Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện
- Dự kiến đơn vị chủ trì, đơn vị kết hợp
- Xây dựng tiến độ chung, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc
- Tổng hợp và xây dựng Dự án đầu tư
2.1.4. Nhân sao tài liệu, hội thảo, chỉnh sửa, trình xét duyệt và nghiệm
thu kết quả bước 1.
- Nhân sao tài liệu phục vụ hội thảo
- Tổ chức hội thảo
- Chỉnh sửa và hoàn thiện dự án đầu tư
- Trình xét duyệt Dự án đầu tư
- Nghiệm thu kết quả bước 1
2.2. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Điều tra cơ bản là quá trình điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản
đồ phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
Yêu cầu của điều tra cơ bản là: tài liệu, số liệu điều tra phải đầy đủ, kịp thời,
chính xác và đảm bảo tính hệ thống.
Trình tự, nội dung thực hiện:
2.2.1. Công tác nội nghiệp.
* Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra:
Mục đích nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra để khi tập hợp số liệu thuận
tiện cho việc nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch.
* Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ
văn, nguồn nước…
- Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn…
- Cảnh quan môi trường: đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí,…
- Kinh tế - xã hội
+ Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các
ngành, các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số, lao động, việc
làm, mức sống.
+Thực trạng phân bố và mức độ phát triển các khu dân cư
- Trình hình quản lý đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,
nhóm đất chưa sử dụng ; hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư.
- Biến động của đất đai của thời kỳ trước trong vòng 5 năm, 10 năm.
- Tiềm năng đất đai, chất lượng đất đai: bản đồ đánh giá đất, bản đồ phân
hạng đất thích nghi,…
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch của các ngành đã
được xét duyệt có liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết
của xã.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước.
- Định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực, phương hướng phát
triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình
cá nhân trên địa bàn xã.
* Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được.
* Xác định những nội dung, địa bàn cần điều tra khảo sát thực địa.
* Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu,
số liệu, bản đồ.
2.2.2. Công tác ngoại nghiệp (khảo sát thực địa)
Mục đích: khảo sát thực địa để: chỉnh lý, bổ sung tài liệu, số liệu, bản đồ cho
phù hợp với thực tế, đảm bảo tính chính xác của tài liệu, số liệu đã điều tra.
Mặt khác, thông qua khảo sát thực địa, có thể khái quát được đặc điểm, phân
bố của các loại đất, sự phù hợp, có hiệu quả cao hay thấp của việc sử dụng đất hiện
tại để chuẩn bị cho một phương án hợp lý, hiệu quả hơn về quản lý sử dụng đất
trong tương lai.
- Nội dung của khảo sát thực địa
- Điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Chỉnh lý bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.
2.2.3 Tổng hợp xử lý các loại tài liệu, chuẩn xác hoá các thông tin, tài
liệu, số liệu, bản đồ.
- Tổng hợp, lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Chẩn hoá các tài liệu số liệu, bản đồ. đã thu thập và điều tra bổ sung
- Xác định cơ sở pháp lý của các số liệu, bản đồ.
2.2.4. Lập báo cáo đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Hội thảo bước 2
Đánh giá nghiệm thu kết quả bước 2
2.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, hiện trạng sử dụng đất và
tiềm năng đất đai
Mục đích: phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên,
các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng kinh tế xã hội
đối với việc sử dụng đất đai. Đánh giá trình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất,
biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch
của kỳ trước để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Sản phẩm của bước 3 là báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, các sơ đồ, bản đồ chuyên đề về thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng đất, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật.
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
*. Phân tích đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về đặc điểm diều kiện tự
nhiên.
+ Vị trí địa lý : Các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh
tế - xã hội và sử dụng đất đai.
+ Đặc điểm địa hình địa mạo: những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sử
dụng đất đai, trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Về khí hậu - thời tiết: nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm, gió, giông, bão, lò, lụt,
sương muối, sương mù, v.v... ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sử dụng đất đai
+ Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước: hệ thống lưu vực, mạng lưới thuỷ văn,
chế độ thuỷ văn, nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước, khả năng
thoát nước, khả năng giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản…
*. Đánh giá các loại tài nguyên :
+ Tài nguyên đất: nguồn gốc phát sinh, đặc điểm phân bố, tính chất đặc
trưng, khả năng thích nghi sử dụng, mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính,
mức độ xói mòn, ô nhiễm, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước và khả
năng khai thác sử dụng.
+ Tài nguyên rừng: khái quát chung về tài nguyên rừng, các loại rừng, đặc
điểm, thảm thực vật, động vật rừng, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.
+ Tài nguyên khoáng sản: các loại khoáng sản vị trí phân bố, trữ lượng, khả
năng khai thác sử dụng…
+ Tài nguyên biển, ven biển: chiều dài bê biển, các ngư trường, vòng vịnh,
nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.
+ Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử văn hoá dân tộc, tôn giáo, các lễ hội,
phong tục tập quán truyền thống, ngành nghề truyền thống khả năng khai thác và
phát triển...
+ Đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường sinh thái. Điều kiện
cảnh quan thiên nhiên, khả năng khai thác tiềm năng du lịch. Trình hình môi
trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm, các giải pháp để giảm thiểu
ô nhiễm môi trường…
* Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Ngành nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi, diện
tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính, số lượng gia súc gia cầm, thuỷ
sản, lâm sản…
+ Ngành công nghiệp: số lượng cơ sở, ngành nghề, sản lượng, loại sản
phẩm, chất lượng sản phẩm, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng
+ Ngành dịch vụ: số lượng cơ sở, hình thức kinh doanh, loại hình dịch vụ,
diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng.
+ Mức sống và thu nhập bình quân đầu người
- Đặc điểm về dân số và lao động :
Hiện trạng, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng
cơ học) đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư, lao động. Chất lượng lao động,
trình trạng thừa thiếu lao động. Vấn đề định canh, định cư, tập quán sinh hoạt sản
xuất.
- Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư :
Số lượng, quy mô diện tích, số dân, số hộ, đặc điểm phân bố, phân loại theo
khả năng phát triển các điểm dân cư, mức độ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng :
Xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, các công trình y tế, du lịch, dịch vụ,
thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, thực trạng phát triển số lượng công trình,
khả năng khai thác sử dụng, mức độ thiếu đủ về diện tích so và tiêu chuẩn quy
định, sự phù hợp về vị trí v.v...
2.3.2 Đánh giá trình hình quản lý sử dụng đất và biến động sử dụng đất
đối với giai đoạn 10 năm trước.
* Đánh giá trình hình quản lý đất đai
Phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung:
- Việc thực hiện các văn bản Quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai.
- Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính.
- Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ
địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
- Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất
- Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ điạ chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai.
- Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai.
- Việc quản lý phát triển thị trường, quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thực hiện phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các
quy định của Pháp luật về đất đai và xử lý vi phạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_va_chinh_li_ban_do_dia_chinh_chuyen_de_3.pdf