Trong đo đạc đơn vị cơ bản dùng để đo chiều dài là mét (viết tắt là m).
Bội số của mét gồm decamet (dam); hectomet (hm) và kilomet (km), trong đó : 1 dam = 10m; 1 hm = 100 m ; 1 km = 1000 m. Trong thực tế chỉ thường dùng đơn vị để chỉ chiều dài là mét hoặc kilomét.
Ví dụ 1: Đoạn thẳng AB dài 7565 m hoặc đoạn thẳng đó dài 7,565 km.
Ví dụ 2: Đoạn thẳng CD dài 4,168 km hoặc đoạn thẳng đó dài 4168 m .
ước số của mét gồm decimet (dm); centimet (cm) và milimet (mm), trong đó : 1 m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 cm = 10 mm.
Ví dụ 3: Chiều dài cạnh của bàn làm việc bằng 2,15 m khi đổi ra dm bằng
21,5 dm, khi đổi ra cm bằng 215 cm , còn khi đổi ra mm bằng 2150 mm
Ví dụ 4: Chiều dài thước bằng 1000 mm khi đổi ra cm bằng 100 cm , đổi ra dm bằng 10 dm và khi đổi ra m thì bằng 1m.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề 2 sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2 SỬ DỤNG VÀ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐO ĐẠC
VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Các đơn vị thường dùng trong đo đạc
Đơn vị đo chiều dài
Trong đo đạc đơn vị cơ bản dùng để đo chiều dài là mét (viết tắt là m).
Bội số của mét gồm decamet (dam); hectomet (hm) và kilomet (km), trong đó : 1 dam = 10m; 1 hm = 100 m ; 1 km = 1000 m. Trong thực tế chỉ thường dùng đơn vị để chỉ chiều dài là mét hoặc kilomét.
Ví dụ 1: Đoạn thẳng AB dài 7565 m hoặc đoạn thẳng đó dài 7,565 km.
Ví dụ 2: Đoạn thẳng CD dài 4,168 km hoặc đoạn thẳng đó dài 4168 m .
ước số của mét gồm decimet (dm); centimet (cm) và milimet (mm), trong đó : 1 m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 cm = 10 mm.
Ví dụ 3: Chiều dài cạnh của bàn làm việc bằng 2,15 m khi đổi ra dm bằng
dm, khi đổi ra cm bằng 215 cm , còn khi đổi ra mm bằng 2150 mm
Ví dụ 4: Chiều dài thước bằng 1000 mm khi đổi ra cm bằng 100 cm , đổi ra dm bằng 10 dm và khi đổi ra m thì bằng 1m.
Đơn vị đo diên tích
Đơn vị cơ bản dùng để do diện tích là mét vuông (m2).
Bội số của mét vuông gồm có a, hecta (ha) và ki lô mét vuông (km2), trong đó : 1 a = 100 m2; 1 ha = 10.000 m2; 1 km2 = 1.000.000 m2.
Ước số của mét vuông gồm có decimet vuông (dm2); centimet vuông (cm2) và milimet vuông (mm2).
Trong đó : 1m2 = 100 dm2; 1dm2 = 100 cm2; 1 cm2 = 100 mm2.
Ở Việt nam ngoài đơn vị đo diện tích theo đơn vị quốc tế qui định thì còn có đơn vị đo diện tích theo phong tục tập quán của từng vùng.
Ở Bắc bộ có mẫu, sào, thước Bắc bộ.
Trong đó : 1 mẫu = 10 sào; 1 sào = 15 thước. Quy định 1 sào = 360 m2 ,
1 thước = 24 m2 .
Ở Trung bộ cũng dùng mẫu, sào, thước nhưng 1 sào được qui định = 500 m2, 1 thước = 33 m2.
Ở Nam bộ thì đơn vị cơ bản thường dùng là công đất. 1 công = 1000 m2.
Ví dụ 1: Đổi 1, 5 km2 ra các đơn vị ha; a; m2 ?
km2 = 150 ha
km2 = 1 5000 a
km2 = 1 500 000 m2
Ví dụ 2: Đổi 1,5 m2 ra các đơn vị dm2, cm2 , mm2 ?
m2 = 150 dm2
m2 = 15 000 cm2
m2 = 1500 000 mm2
Ví dụ 3: Đổi 1 ha ra mẫu, sào, thước bắc bộ, trung bộ và công ?
Bắc bộ:
1ha = 2 mẫu, 7 sào,1 thước Trung bộ:
1ha = 2 mẫu
Nam bộ :
1 ha = 10 công.
Đơn vị đo góc
Trong đo đạc hiện nay có 2 hệ thống đơn vị dùng để đo góc là hệ thống độ và hệ thống grát. Nhưng chủ yếu thường dùng là hệ thống độ.
Một độ là góc ở tâm của đường tròn chắn 1 cung = 360 đường tròn.
Độ có ký hiệu là (o); nhỏ hơn độ có phút và giây, trong đó :
1 độ = 60 phút, phút ký hiệu là (') ; 1 phút = 60 giây, giây ký hiệu là (").
Như vậy : 1o = 60'; 1' = 60 ".
Ví dụ 1: Đổi 136' ra độ ?
136 ' : 60' = 2o16'
Ví dụ 2: Đổi 990'' ra phút ta được: 990'': 60'' = 16'30''
Dóng hướng đường thăng
Khái niêm
Trong thực tế nhiều trường hợp độ dài của đoạn thẳng cần đo lớn gấp nhiều lần so và dụng cụ dùng để đo, ví dụ chiều dài đoạn AB = 95m, thước dây dùng để đo chỉ là 30m. Vì vậy trước khi đo phải xác định thêm một số điểm phụ nằm trên đường thẳng đi qua 2 điểm đầu và điểm cuối của đoạn thẳng cần đo. Việc xác định vị trí các điểm phụ nằm trên cùng một đường thẳng và được gọi là dóng hướng đường thẳng. Tuỳ theo yêu cầu độ chính xác có thể dóng hướng đường thẳng bằng mắt thường hoặc bằng máy kinh vỹ. ở đây chỉ Giới thiệu dóng hướng đường thẳng bằng mắt thường khi dùng các sào tiêu. Sào tiêu được làm bằng gỗ có đường kính từ 2,5cm đến 3 cm, dài 2 m hoặc 3 m. Một đầu nhọn được bịt sắt để cắm xuống đất. Sào tiêu được chia thành các đoạn bằng 50 cm và các đoạn được sơn đá, sơn trắng để khi dóng hướng dễ phát hiện. Khi dóng hướng đường thẳng bằng mắt thường phải dùng 3 sào tiêu.
Dóng hướng đường thăng bằng mắt thường
Trường hợp ở vùng địa hình tương đối bằng phẳng Giả sử có hai điểm A và B ngoài thực địa nằm trên vùng đất tương đối bằng phẳng, ta tiến hành dóng hướng như sau:
Trường hợp dóng hướng có hai người:
Đầu tiên cắm sào tỉêu tại 2 điểm A và B, người thứ nhất đứng cách A từ 2 đến 3 m điều khiển người thứ 2 lần lượt cắm sào tiều tại các điểm phụ 1,2,3,n. Khi cắm sào tiêu tại các điểm phụ người thứ nhất điều chỉnh cho người thứ 2 dịch sang phải hoặc sang trái cho đến khi che khuất sào tiêu B và sào tiêu phụ mà chỉ thấy một sào tiêu A. Như vậy 3 sào tiệu A,1 và B nằm trên cùng một đường thẳng (hình 1). Tương tự như vậy ta tiếp tục xác định các điểm phụ 2,3,..,n cần tìm.
Các điểm phụ 1,2,3,..,n có thể tiến hành cắm từ Ađến B hoặc ngược lại dóng hướng từ B về A.
Ạ 1 2 0 ^
Hình 1
Trường hợp chỉ có 1 người dóng hướng:
Chọn 1 điểm phụ a ngoài A,B và cắm sào tiêu tại a, sao cho a, A và B thẳng hàng. Sau đó dựa vào a và A để cắm các sào tiêu tại các điểm phụ 1,2,3,...,n lùi dần về B (hình 2).
<
4
n
V//////7?
B
A
1
<
^ 2 "ssSssssss}
3
W///////M
*^^'sẢs/////sss///1krỵỵỵỵỵỵỵỵỵỵJị2ỈỈZỊỊzĩ?ĩn
Hình 2
Dóng hướng đường thẳng qua đồi
Giả sử có 2 điểm A, B ở ngoài thực địa nằm ở 2 bên quả đồi, nên A và B không trông thấy nhau, tiến hành như sau:
>
Cắm sào tiêu tại A và B (hình 3).
b"
>1
Hình 5
Lên gần đỉnh đồi 1 người cầm sào tiêu dựng tại điểm a1, sao cho tại điểm này vừa thấy A vừa thấy B và gần hướng với AB, điều khiển người thứ 2 dựng 1 sào tiêu tại điểm b1 sao cho b1 cũng thấy A và B và người 1 điều khiển để a1b1B thẳng hàng.
Người 2 tại b1 lại điều khiển người 1tại a1 di chuyển sào tiêu, sao cho b1a2 A thẳng hàng.
Tiếp tục người 1 tại a2 điều khiển người 2 để a2 b2 B thẳng hàng.
Cứ tiếp tục như vậy đến khi nào thấy abB thẳng hàng và baA thẳng hàng. Như vậy A,a,b,B thẳng hàng.
Sau khi có a,b thì dóng hướng từ A đến a, từ b đến B theo trường hợp điểm
trông thấy nhau.
Định hướng đường thẳng qua thung lũng
Trường hợp này 2 điểm đầu và cuối của đường thẳng vẫn trông thấy nhau, nhưng vì có thung lòng nên khi đóng hướng sào tiêu ngắn, nên không thể tiến hành theo trường hợp (1) được, mà phải tiến hành dóng hướng theo cách khác.
Giả sử cần dóng hướng đường thẳng giữa 2 điểm A, B ngoài thực điạ mà giữa A và B là thung lòng (hình 4) ta tiến hành như sau:
Cắm sào tiêu tại A và B.
Phía gần B cắm tiêu phụ 1, sao cho A, 1, B thẳng hàng.
Phía gần A cắm sào tiêu 2 dựa vào B và 1, sao cho B, 1, 2 thẳng hàng.
Phía gần B cắm sào tiêu 3 sao cho A, 2, 3 thẳng hàng, cứ tiến hành tương tự
như vậy, dựa vào 2 sào tiêu đã cắm để xác định vị trí sào tiêu thứ 3 cho thẳng hàng. Tiến hành như vậy cho đến khi kết thúc.
Trong đo đạc khi đo chiều dài của 1 đoạn thẳng, 1 đường thẳng tuỳ theo điều kiện địa hình, độ chính xác mà dùng phương pháp đo chiều dài nào cho thích hợp. Trong đo đạc địa chính hiện nay thường dùng thước dây, máy đo đạc thông thường và máy đo xa điện tử. ở đây chỉ Giới thiệu trường hợp đo chiều dài bằng thước dây.
Đo chiều dài bằng thước dây
Thao tác đo chiều dài bằng thước dây
Giới thiệu các loại thước dây
Trong đo đạc thước dây thường dùng để đo chiều dài là loại thước thép, thước vải.
Thước thép
Thước thép được làm bằng thép dát máng có chiều rộng 1 cm đến 1,5 cm; dày 0,2 mm; có chiều dài 10 m ,20 m, 30 m hoặc 50 m. Trên hai mặt thước được khắc vạch và ghi số. Giá trị khoảng chia nhỏ nhất bằng 1 cm, cứ 10 cm ghi số dm và 10 dm ghi số m. Vạch đầu của thước có giá trị bằng 0, vạch cuối cùng của thước có giá trị bằng chiều dài thước (hình 5)
Hình 5
Trên hình vẽ:
Số 0, 30 tượng trưng cho số m
Số 1, 9 tượng trưng cho dm của các m
Thước vải
Thước vải được làm bằng các sợi vải có pha lẫn và các sợi thép . Chiều dài của thước vải dùng để đo chiều dài trong đo đạc thường dùng là 20 m, 30 m hoặc
m. Thước vải cũng được khắc vạch và ghi số 2 mặt, có giá trị khoảng chia nhỏ nhất bằng 1cm, 10 cm ghi số dm và 10dm ghi số m. Vạch đầu của thước có giá trị bằng 0 ,vạch cuối cùng của thước có giá trị bằng chiều dài thước (hình 6)
Hiện nay trong công tác địa chính thường dùng loại thước vải 30m Để phục vụ cho chiều dài bằng thước dây cần có bộ que dấu, que dấu làm bằng sắt o = 6 mm hoặc o = 8mm, dài 20cm - 30cm. Một đầu nhọn, 1 đầu uốn vòng để thuận tiện cho việc vận chuyển (hình 7).
? ? ? ? ? ?
III I I I
Khi điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng hoặc độ dốc < 10o thì dùng thước dây để đo chiều dài.
Cách tiến hành: Tổ, nhóm đo thước dây 2- 3 người, dụng cụ: 1 thước dây, 1 bộ que dấu (6 que hoặc 11 que).
Giả sử đo chiều dài đoạn thẳng AB (hình 5 ). Một người cầm đầu thước dây và 1 que dấu đứng tại điểm A gọi là người sau; 1 người cầm cuối thước dây và (n- 1) que dấu đi về phía điểm B gọi là người trước. Sau khi người trước đi về phía B đến khi căng thước, người sau hô dừng lại, người sau điều chỉnh cho người trước cắm que dấu sao cho que dấu nằm trên đường thẳng AB và vào vạch cuối của thước. Quá trình điều chỉnh như vậy được gọi là dóng hướng đường thẳng. Sau khi dóng hướng và cắm được điểm 1, người sau nhổ que dấu tại A, người trước để que dấu 1 lại và kéo thước đi về phía B. Đến khi người sau đến 1, thước dây kéo căng thì người trước dừng lại, người sau dóng hướng cho người trước cắm que 2, cứ tiến hành tương tự như vậy cho đến điểm B.
Chú ý: Trong quá trình đo nếu chiều dài đoạn thẳng lớn, thì sau khi người trước cắm hết (n - 1) que dấu, người sau chuyển (n - 1) que dấu cho người trước và phải ghi sổ 1 lần trao que. Đo đến điểm cuối cùng còn lại có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thước gọi là đoạn lẻ. Sau khi đo xong tính toán theo công thức.
SAB = i ( n - 1)l + m.l + r (1)
Trong đó:
SAB : Khoảng cách ngang giữa 2 điểm A, B.
i : Số lần trao que của người sau cho người trước. n : Số que của bộ que. m : Số que người sau cầm khi kết thúc đo . r : Chiều dài đoạn lẻ.
1 5
r
A 1 2 3 n B
Hình 8
Cách tính toán
Các số liệu đo ở thực địa được ghi vào sổ và tính toán theo công thức (1).
Ví dụ 1: Đo chiều dài đoạn AB, khi dùng thước dây 30m; bộ que dấu 6 que.Sau khi đo xong đoạn thẳng thì số que dấu ở người sau cầm là 4 que và chiều dài đoạn lẻ bằng 18,26 m. Tính chiều dài đoạn thẳng AB ?
Theo công thức (1 ) ở đây l = 30 m ; n = 6 que; i = 0; m = 4; r =18,26 m . Thay các số trên vào công thức tính ta có:
AB = 0 ( 6 - 1). 30m + 4. 30m + 18,26m
V '
+ 120 m + 18,26 m = 138,26 m
Ví dụ 2: Đo chiều dài đoạn thẳng CD khi dùng thước dây 20 m, bộ que dấu 6 que. Khi đo người sau trao que cho người trước 1 lần, sau khi đo kết thúc người sau cầm 3 que và chiều dài đoạn lẻ bằng 10, 47 m. Tính chiều dai đoạn thẳng CD ? ở đây l = 20 m; n = 6 que; i =1; m = 3; r = 10,47 m.
Thay các số liệu trên vào công thức tính được:
Scd = 1 ( 6 - 1). 20m + 3. 20m + 10,47m
100 m + 60 m + 10,47 m = 170,47 m
Ví dụ 3: Đo chiều dài đoạn thẳng EF khi dùng thước dây 30 m , bộ que dấu 6 que. Khi đo người sau trao que cho người trước 2 lần và chiều dài đoạn lẻ đo được bằng 13,55 m. Tính chiều dài đoạn thẳng EF ? ở đây l = 30 m; n = 6 que; i =2; m = 0; r = 13,55 m.
Thay các số liệu trên vào công thức tính được:
SEF = 2 ( 6 - 1). 30m + 0. 30m + 13,55m
300m + 0 m + 13,55 m = 313,55 m
Bản đồ địa chính
Khái niệm về bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính; trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo chủ sử dụng ; đáp ứng yêu cầu của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương
Bản đồ địa chính có vai trò quan trọng trong ngành địa chính nói riêng và các ngành liên qua khác nói chung.
Bản đồ địa chính là cơ sở pháp lý cung cấp các số liệu, các thông tin đầy đủ, chính xác cho các công tác đăng ký, thống kê đất đai, qui hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Để thể hiện đầy đủ và chính xác yếu tố phục vụ cho công tác quản lý đất đai, bản đồ địa chính được xây dựng theo hệ thống toạ độ thống nhất và được đo vẽ ở các tỷ lệ từ 1: 500 đến 1: 10.000; 1: 25.000. Trong đó ở vùng đồng bằng trung du đo vẽ tỷ lệ 1: 1000; 1: 2000; 1: 5000, ở vùng đô thị vẽ 1: 500, ở vùng núi đo vẽ tỷ lệ 1: 10.000; 1: 25.000.
Bản đồ địa chính phải có nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố, chỉ tiêu phù hợp với nội dung thống kê địa chính trong từng giai đoạn, nhằm phục vụ cho công tác thống kê đất đai, giao đất, thu hồi đất, xác định ranh giới sử dụng đất, ranh giới hành chính, cải tạo bảo vệ đất.... đồng thời là tư liệu pháp lý trong hồ sơ địa chính.
Nội dung của bản đồ địa chính
Nội dung bản đồ địa chính
Ranh giới hành chính: Ranh Giới quốc gia, tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn.
Ranh Giới lãnh thổ sử dụng : Nông, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, doanh trại quân đội...
Điểm dân cư : Làng, xóm, ấp, khu kinh tế...
Loại ruộng đất theo chỉ tiêu thống kê : 1 Lúa, 2 Lúa màu, cây công nghiệp...
Địa hình : Điểm độ cao, đường bình độ, ...
Điểm khống chế về địa vật độc lập : Điểm toạ độ Nhà nước, điểm địa chính, mốc ranh giới, các địa vật độc lập quan trọng có ý nghĩa lấy hướng...
Cách biểu thị các yếu tố nội dung
yếu tố thửa đất : Thửa đất là yếu tố chính của tờ bản đồ địa chính được biểu thị theo dạng đường viền và khép kín. Khi đo vẽ phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước của thửa đất.
Mỗi thửa đất đều phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố : Diện tích, số thửa, loại ruộng đất.
Ví dụ : 2L^°
497
Các yếu tố dạng điểm : Biểu thị tất cả các điểm toạ độ địa chính và điểm mốc địa giới hành chính các cấp .
Các yếu tố dạng hình tuyến : Bao gồm hệ thống thuỷ văn, đường giao thông, đường ranh giới hành chính .
Khi đo vẽ các yếu tố dạng tuyến phải theo các qui định .
Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi : Khi biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ phải thể hiện hướng nước chảy và tên gọi :
Biểu thị ranh giới hành chính cấp nào cao nhất tại ranh giới đó .
Biểu thị chính xác mốc ranh giới đó:
Khu dân cư: Thể hiện chính xác đường viền khu dân cư, các hộ trong đó đúng các vị trí hình thể và diện tích.
-Dáng địa hình : Đối với vùng đồng bằng dùng phương pháp ghi chú độ cao, đối với vùng đồi núi ,dùng phương pháp đường bình độ .
Địa vật độc lập và địa vật lấy hướng .
Các địa vật quan trọng cần phải thể hiện bằng ký hiệu phi tỉ lệ, tâm đúng vị trí và tâm ở thực địa. Các địa vật lấy hướng như ống khói, tháp chuông, cây độc lập thì dùng ký hiệu bằng hình vẽ để biểu thị.
BÀI 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Tỷ lệ bản đồ
Khái niệm tỷ lệ bản đồ
Tất cả mọi vật thể trên mặt đất mà ta thường thấy như nhà cửa, đường sá, sông ngòi, cầu cống... hình dáng và kích thước đều rất lớn. Trong việc ứng dụng đo vẽ bản đồ lên mặt phẳng, để thể hiện các yếu tố đó ta không thể biểu thị nguyên dạng được, mà phải thu nhỏ nhiều lần và một quy định thống nhất. Mức độ thu nhỏ hình dáng kích thước của các yếu tố, nội dung từ thực địa lên bản đồ được gọi là tỷ lệ bản đồ.
Định nghĩa
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách đo được trên bản đồ so và khoảng cách tương ứng nằm ngang của nó ngoài thực địa.
Công thức tính tỷ lệ bản đồ
Qua định nghĩa trên ta thấy:
Khoảng cách trên bản đồ
Tỷ lệ bản đồ = ;
Khoảng cách tương ứng nằm ngang ngoài
thực địa
Nếu gọi: khoảng cách đo được giữa hai điểm trên bản đồ là l. Khoảng cách tương ứng nằm ngang của hai điểm đó ở ngoài thực địa là L Thì:
Tỷ lệ bản đồ = (2)
Người ta chỉ dùng được bản đồ khi biết tỷ lệ của nó, do đó mỗi bản đồ đều phải ghi rõ tỷ lệ. Để thuận tiện cho việc sử dụng bản đồ được biểu thị dưới dạng phân số có tử số là 1 và mẫu số là số lần thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ có ký hỉệu là 1 ,trong đó M là mẫu số của tỷ lệ bản đồ và là
M
mức độ thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.
1 l
Ta có : —— = — (3)
M L
Tỷ lệ bản đồ không phải tỷ số toán học đơn thuần , mà nó có tác dụng quy định nội dung cho bản đồ .
Và các bản đồ tỷ lệ lớn thì phạm vi thể hiện nhỏ, cho nên có thể hiện các yếu tố từ thực địa lên bản đồ một cách chi tiết còn bản đồ tỷ lệ nhỏ do phạm vi thể hiện lớn nên chỉ thể hiện ở mức độ khái quát. Trong đo đạc do mục đích sử dụng, do yêu cầu công việc mà quy định tỷ lệ bản đồ ở tỷ lệ bao nhiêu cho phù hợp. Theo quy định tỷ lệ bản đồ được biểu thị bằng một phân số có tử số luôn luôn là1, còn mẫu số là một số nguyên chẵn chục, chẵn trăm, chẵn ngàn...
Ví dụ 1: 1 1 1
1000’2000’5000’
Hoặc có thể viết: 1:1000;1:2000;1:5000....Tỷ lệ bản đồ cho biết các độ lớn kích thước các đối tượng trên bản đồ nhỏ hơn các độ lớn, kích thước các vật thể tương ứng ở thực địa là bao nhiêu lần.
Ví dụ 2: Bản đồ tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là nếu khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đo được là 1cm thì khoảng cách tương ứng nằm ngang giữa hai điểm đó ở ngoài thực địa là 2000cm = 20 m, nói một cách khác tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là giá trị ở thực địa gấp 2000 lần giá trị tương ứng trên bản đồ.
Tác dụng của tỷ lệ bản đồ
Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết chiều dài 2 điểm trên bản đồ thì tính được khoảng cách tương ứng nằm ngang ngoài thực địa
Ví dụ 1: Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo được chiều dài giữa 2 điểm bằng 2 cm . Tính chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ở thực địa ? Ở đây M = 2000; ab=l =2cm
Tìm khoảng cách tương ứng AB =L =?
Từ công thức (3)
L = l x M (a)
Thay l = 2cm; M = 2000,thì:
L=2cm x 2000 =4000cm = 40m Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm A và B ngoài thực địa là 40m.
Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm ngoài thực địa, ta cũng tìm được khoảng cách của 2 điểm đó cần đưa lên bản đồ.
Ví dụ 2: Khi tỷ lệ bản đồ địa chính 1: 5000; Khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ngoài thực địa đo được 75m, tìm khoảng cách của 2 điểm tương ứng a và b trên bản đồ.
Theo công thức (3), có:
Thay các giá trị L = 75m; M=5000 vào (b), thì:
, 75m 75000 l = =^—— = 1,5cm 5000 5000
Như vậy khoảng cách giữa 2 điểm a và b cần đưa lên bản đồ là 1,5cm.
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ
Khi tiến hành đo vẽ bản đồ, tuỳ theo yêu cầu về mức độ chi tiết, về độ chính xác để biểu thị các yếu tố tề mặt đất lên bản đồ và xác định tỷ lệ bản đồ .
Các yếu tố trên mặt đất có nhiều thể loại, đa dạng, kích thước lớn, bé khác nhau, nếu cứ biểu thị tất cả lên bản đồ sẽ dày đặc, chồng chéo lên nhau, khi sử dụng bản đồ sẽ khó đọc, khó phân biệt, có nhiều yếu tố khi thể hiện lên bản đồ chỉ là một dấu chấm nhỏ. Do vậy khi đo vẽ bản đồ cần phải dựa vào mục đích sử dụng, yêu cầu độ chính xác để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho thích hợp.
Qua thí nghiệm cho thấy mắt người chỉ có thể phân biệt được 2 điểm khác nhau và khoảng cách nhỏ nhất là 0,1mm, nếu <0,1mm thì sẽ nhìn thấy chúng là 1 điểm. Dựa trên cơ sở đó trong đo đạc người ta quy định mức độ thu nhỏ nhất của các yếu tố từ thực địa lên bản đồ là 0,1mm và được gọi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ.
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ là khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa ứng và 0,1mm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ đó.
Nếu gọi ẨL là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, thì :
ẨL= 0,1 mm x M (4)
Ví dụ: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1: 1000 là:
AL = 0,1 mm x1000= 100mm =0,1m
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:2000 là:
AL= 0,1 mm x2000=200mm=0,2m
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:5000 là:
ẨL =0,1mmm x5000 =500mm=0,5m
Qua đó ta thấy khi bản đồ có tỷ lệ khác nhau, thì độ chính xác của tỷ lệ bản đồ đó cũng khác nhau; Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì độ chính xác càng cao và ngược lại.
Ví dụ: Khi đo khoảng cách đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000 ta cần đọc số đo khoảng cách ngoài thực địa đến 0,1m; còn bản đồ tỷ lệ 1:5000 khi đo khoảng cách ngoài thực địa chỉ cần đọc số đo khoảng cách đến 0,5m.
1.4. Thước tỷ lệ
Việc biểu thị tỷ lệ bản đồ dưới dạng phân số trong đó M là độ thu nhỏ giữa thực địa so và bản đồ là gọn, đơn giản và dễ hiểu.
Song khi sử dụng bản đồ, khi đo vẽ bản đồ để có giá trị I, L ta phải thông qua tính toán mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn. Để khắc phục các nhược điểm này người ta biểu thị tỷ lệ bản đồ bằng dạng hình vẽ trên giấy, trên tấm nhựa, trên kim loại và gọi là thước tỷ lệ.
Thước tỷ lệ gồm 2 loại:
Thước tỷ lệ thẳng.
Thước tỷ lệ xiên
Ở đây chỉ giới thiệu cách vẽ và cách sử dụng thước tỷ lệ thẳng .
Cấu tạo (cách vẽ) thước tỷ lệ thẳng
Thước tỷ lệ thẳng có thể vẽ trên giấy, trên nhựa, hoặc trên kim loại như sau:
Vẽ một hình chữ nhật dài 6 đến 8cm, rộng 2 đến 5mm (nằm ngang). Chia hình chữ nhật đó làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng 1cm hoặc 2cm bởi các vạch. Độ dài mỗi phần được gọi là một đơn vị cơ bản của thước.
Trên đơn vị cơ bản đầu tiên (bên trái thước) chia thành 10 phần hoặc 20 phần( khi đơn vị cơ bản bằng 2cm) bằng nhau, giá trị mỗi phần là 1/10 hoặc 1/20 của đơn vị cơ bản và bằng 1mm, và được gọi là đơn vị chia nhỏ nhất của thước (hình 9). Sau khi chia xong thực hiện ghi số trên thước tỷ lệ thẳng như sau:
Tại vạch bên phải của đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, còn các vạch khác của các đơn vị cơ bản ghi độ dài nằm ngang ngoài thực địa ứng và các đơn vị cơ bản tính từ vạch 0.
Ví dụ : Vẽ thước tỷ lệ thẳng tỷ lệ 1: 1000; có đơn vị cơ bản bằng 1cm (hình
9).
10 0 10 20 30 40
N~1 ■ ■ À
Đơn vị cơ bản đầu tiên Một đơn vị cơ bản
Tương tự như vậy khi vẽ thướ^Pty1 lẹ thẳng 1: 2000, nếu 1 đơn vị cơ bản bằng 2cm thì ta vẽ các đoạn thẳng có giá trị = 2cm; đoạn đầu tiên chia20 phần bằng nhau, vạch bên phải đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, vạch bên trái ghi số 40 (vì tỷ lệ bản đồ 1: 2000, 1cm trên bản đồ ứng và 20m ngoài thực địa), còn các vạch bên phải vạch 0 lần lượt ghi 40, 80, 120...
Sử dụng thước tỷ lệ thẳng
Khi có tỷ lệ thẳng, nếu biết khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ thì tìm được khoảng cách tương ứng nằm ngang ở ngoài thực địa ngay ở trên thước tỷ lệ thẳng đó.
Ví dụ 1: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000 (như hình 9); trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 có 2 điểm a và b đo được 1,5cm, cần tìm khoảng cách nằm ngang tương ứng của 2 điểm đó ở ngoài thực địa.
Ta tiến hành như sau:
Dùng Compa đo, mở khẩu độ compa đúng bằng khoảng cách giứa 2 điểm a và b trên bản đồ, giữ nguyên khẩu độ compa đặt mòi compa bên phải rơi đúng vào một trong những vạch khắc ở bên phải vạch 0 của thước tỷ lệ thẳng (vào vạch 10, 20, 30...), còn mòi compa bên trái phải nằm trong đơn vị cơ bản đầu tiên, vì đơn vị cơ bản đầu tiên có tác dụng để xác định những giá trị nhỏ hơn đơn vị cơ bản một cách chính xác (đọc số chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước).
Theo ví dụ trên ta có mòi compa bên phải trùng và vạch ghi số 10 (bên phải vạch
đơn vị cơ bản) mòi compa bên trái cách vạch 0 của đơn vị cơ bản đầu tiên 2 phân khoảng và cắt giữa phân khoảng thứ 3 của đơn vị cơ bản đầu tiên.
Như vậy khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ở thực địa là 10m+2 phân khoảng x 1m + 0,5 phân khoảng x 1m =12,5m
40
Hình 10
Tóm lại khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa bằng tổng giá trị đọc được trên thước tỷ lệ thẳng tại 2 mòi compa bên phải và bên trái.
Chú ý: Khi đọc số ở mòi compa bên trái (trên đơn vị cơ bản đầu tiên) thì đọc chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước (chính xác đến 1/10mm).
Khi biết tỷ lệ bản đồ và đo được khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm ngoài thực địa, cần chuyển khoảng cách đó lên bản đồ, thì tiến hành như sau:
Phân tích khoảng cách nằm ngang đo bằng tổng 2 số, số thứ nhất bằng tổng số chẵn của bội số đơn vị cơ bản; số thứ hai nhỏ hơn giá trị của đơn vị cơ bản.
Ví dụ 2: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000; khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bằng 26m, cần đưa khoảng cách này lên bản đồ có tỷ lệ 1: 1000
Gọi L là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm = 26m.
L = 26m = 20m+ 6m
(20m là bội số của hai đơn vị cơ bản: 6m có giá trị nhỏ hơn 10m ứng và 1 đơn vị cơ bản).
Để chuyển giá trị này lên bản đồ, dùng compa bên đặt mòi compa bên phải trùng vạch 20 trên thước tỷ lệ thẳng, mòi compa bên trái đúng vạch thứ 6 của đơn vị cơ bản đầu tiên (vì vạch thứ 6 = 6mm ứng và 6m ngoài thực địa khi tỷ lệ 1: 1000).
Giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên bản đồ theo vị trí và hướng của 2 điểm cần xác định.
Các phương pháp Tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính
Tính diện tích thửa trên bản đồ thường áp dụng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, khi tính diện tích thửa có thể áp dụng các phương pháp khác nhau đểtính, tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác và điều kiện kỹ thuật có.
Khi tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính hiện nay thường áp dụng 3 phương pháp sau:
Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác.
Phương pháp đếm ô.
Phương pháp toạ độ.
Phương pháp phân thửa ra các hình tam giác , phương pháp đếm ô được áp dụng nhiều khi tính diện tích các thửa trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và nhỏ hơn (1/2000 ; 1/5000; 1/10 000) , còn phương pháp tính theo toạ độ các điểm của góc thửa dùng cho bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 và lớn hơn.
Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác
Bản đồ địa chính có tỷ lệ từ 1/1000 và nhỏ hơn khi các thửa có kích thước lớn , số lượng cạnh ít thì thường dùng phương pháp phân chia thửa đó ra các hình tam giác, tiến hành tính diện tích cho từng hình tam giác, sau đó lấy tổng diện tích của các hình tam giác đó thì được diện tích của thửa cần tính.
Công thức tính diện tích hình tam giác như sau:
S = 1/2(a.ha) = 1/2(b.hb) = 1/2(c.hc) ... (5)
A
Đ ể tính diện tích các tam giác trên bản đồ ta dùng thước milimet đo chiều dài các cạnh đáy a, b, c chú ý khi đo đọc số trên thước đến 0,1 mm; để xác định đường cao dùng eke vuông góc có 2 cạnh
khắc đến mm, đặt cạnh vuông góc đó lên C B
đáy tam giác trượt eke đến khi cạnh góc vuông kia trùng lên đỉnh tam giác đọc số trên cạnh thước eke từ đáy đến đỉnh tam giác và cũng đọc đến 0,1 mm (hình 11)
Trong đó a, b, c là 3 cạnh của tam giác; ha, hb, hc là đường cao của tam giác hạ xuống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_va_chinh_li_ban_do_dia_chinh_chuyen_de_2.doc