Chuyên đề 1 hiệu suất phản ứng (h%)

Dạng 2: Biết 1 số mol chất tham gia và một số mol sản phẩm.

1/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 8,4 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH.

2/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ dung dịch NaOH 1M.Thu được 8,4 g muối axit.Tính thể tích dung dịch NaOH.

3/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH.

 

doc19 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyên đề 1 hiệu suất phản ứng (h%), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x1 gam Cu với x2 gam O2 thu được chất rắn A1. Đun nóng A1 trong x3 gam H2SO4 98%, sau khi tan hết thu được dung dịch A2 và khí A3. Hấp thụ toàn bộ A3 băng 200 ml NaOH 0,15M tạo ra dung dịch chứa 2,3 gam muối. Khi cô cạn dung dịch A2 thu được 30 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Nếu cho A2 tác dụng với dung dịch NaOH 1M th́ để tạo ra lượng kết tủa nhiều nhất phải dùng hết 300 ml NaOH. Viết PTPƯ. Tính x1, x2, x3. Dạng 7 : Giải thích hiện tượng Câu 1: Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích a/ Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được b/ Hòa tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu trong không khí c/ Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng d/ Đốt pirit sắt cháy trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước Br2 hoặc bằng dung dịch H2S Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho Cu kim loại vào: a/ Dung dịch NaNO3 + HCl b/ Dung dịch CuCl2 c/ Dung dịch Fe2(SO4)3 d/ Dung dịch HCl có O2 tan Câu 3:Giải thích hiện tượng a/ Cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3 b/ Cho từ từ dung dịch AlCl3 cho đến dư vào dung dịch NaOH Câu 4: Giải thích sự tạo thành các hang động thạch nhũ có trong tự nhiên PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ 1: TOÁN KIỀM HẤP THỤ OXIT-AXIT Kiềm I: NaOH, KOH. Kiềm II: Ca(OH)2, Ba(OH)2. Oxit axit: CO2, SO2. Dạng 1: Biết 2 số mol của 2 chất tham gia phản ứng 1/ Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 100ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 2/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 3/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 240ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 4/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 5/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 300ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được. 6/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 50ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 7/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 8/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 120ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 9/Cho 4,48l CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Tính khối lượng muối thu được. 10/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M.Tính khối lượng muối thu được. Dạng 2: Biết 1 số mol chất tham gia và một số mol sản phẩm. 1/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 8,4 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 2/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ dung dịch NaOH 1M.Thu được 8,4 g muối axit.Tính thể tích dung dịch NaOH. 3/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 4/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ 200ml dung dịch NaOH Thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính nồng độ mol dung dịch NaOH. 5/ Cho 100ml dung dịch NaOH 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 8,4 g muối axit.Tính V. 6/Cho 200ml dung dịch NaOH 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 8,4 g muối axit.Tính V. 7/Cho 100ml dung dịch NaOH 2M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính thể tích? 8/Cho 150ml dung dịch NaOH 2M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 10,6 g muối trung hòa.Tính V. 9/Cho 4,48l CO2 ở đktc hấp thụ 400ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 25,9 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch Ba(OH)2. 10/Cho 5,6lit CO2 ở đktc hấp thụ 400ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 25,9 g muối axit.Tính nồng độ mol dung dịch Ba(OH)2. 11/Cho 2,24lit CO2 ở đktc hấp thụ dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2. 12/Cho 3,36lit CO2 ở đktc hấp thụ dung dịch Ba(OH)2 1M Thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2. 13/Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 25,9 g muối axit.Tính V. 14Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 25,9 g muối axit.Tính V. 15/Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính V. 16/Cho 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ với V(l) CO2 đktc thu được 19,7 g muối trung hòa.Tính V. Dạng 3: P2O5 hấp thụ với dung dịch kiềm. 1/Cho 14,2 g P2O5 tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối? 2/Cho 14,2 g P2O5 tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được? 3/Cho 14,2 g P2O5 tác dụng với 700ml dung dịch NaOH 1M.Tính khối lượng muối thu được? Dạng 4: Vẽ đồ thị 1/Cho 4,48lit CO2 ở đktc hấp thụ từ từ với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được muối axit. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa với số mol CO2. Hãy tính thể tích CO2 ở đktc khi thu 0,05 mol kết tủa. 2/Hãy vẽ đồ thị biểu diễn số mol CO2 hấp thụ với 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M với số mol kết tủa.Tính thể tích CO2 ở đktc cần dung khi thu được 0,1 mol kết tủa? CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM CÔNG THỨC PHÂN TỬ Dạng 1: Biết % hoặc khối lượng hoặc tỉ lệ khối lượng các nguyên tố và biết M. - Phương pháp giải: Đặt công thức AxBy… -Rút ra tỉ lệ x: y…=mA/MB:mB/MB suy ra tỉ lệ số nguyên tử. Tìm được công thức nguyên. -Từ M và công thức nguyên tìm được công thức của hợp chất. Ví dụ1: Hợp chất A có là 40%Cu, 20% S, 40% O về khối lượng và phân tử khối gấp đôi PTK của CuO.Tìm CTPT của A Ví dụ 2: Hợp chất A có 2 nguyên tố. Khi phân tích 3,4 g hợp chất A có 0,2 g hiddro còn lại là của oxi. Biết tỉ khối của A đối với H2 bằng 17. Tìm CTPT và gọi tên hợp chất. Ví dụ 3: Hợp chất X có hai nguyen tố H và S có tỉ lệ khối lượng là 1:16.Tìm công thức phân tử của X, biết 1lit X ở đktc nặng 1,518g. Ví dụ 4: Đốt cháy hợp chất A chứa hai nguyên tố thu được 4,48 (l) CO2 ở đktc và 1,8g nước.Tìm công thức phân tử A. Biết A có tỉ khối đối với khí H2 là 13 Dạng 2: Biết % khối lượng các nguyên tố, khối lượng các nguyên tố, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố. Không biết M Phương pháp giải: Giải như cách 1 đến công thức nguyên rồi biện luận tìm công thức phân tử. Ví dụ1: Hợp chất A có % m là 40%Cu, 20% S, 40% O. Tìm CTPT của A Ví dụ2: Hợp chất A có 2 nguyên tố. Khi phân tích 3,4 g hợp chất A có 0,2 g hiddro còn lại là oxi.Tìm CTPT và gọi tên hợp chất đó. Ví dụ 3: Cho hợp chất A chứa hai nguyên tố H và S có tỉ lệ khối lượng là 1:16.Tìm CTPT của A. Dạng 3: Chỉ biết M Phương pháp giải: Lập phương trình đại số theo M, giải theo phương pháp biện luận để tìm CTPT. Ví dụ 1: Một oxit sắt có phân tử khối là 232.Tìm CTPT của oxit sắt. Ví dụ 2: Biết hợp chất A có chứa 3 nguyên tố C, H, O. Biết tỉ khối của A đối với H2 là 23. Tìm CTPT của A. Ví dụ 3: Một quặng tự nhiên có chứa 4 nguyên tố Al, Si, H, O. Biết % về khối lượng của Al trong quặng chiếm 20,93%.Tìm CTPT của quặng. Dạng 4: Dựa vào PTHH và các điều kiện đề bài cho lập PT đại số hoặc hệ PT đại số. Giải tìm kết quả. Ví dụ 1: Đốt cháy 2,25 g hợp chất A chúa C, H, O phải dùng hết 3,08 (l) O2 ở đktc và thu được thể tích nước bằng 5/4 thể tích của CO2. Biết dA/CO2 =2,045 .Tìm CTPT của A. Ví dụ 2: Đốt cháy 0,1 mol hợp chất A cần 6,72 (l) O2 ở đktc thu được 8,8g CO2 và 3,6 g nước.Tìm CTPT của A. Ví dụ 3: Cho 16g oxit sắt khử vừa đủ với 6,72 (l) CO ở đktc.Tìm CTPT của oxit sắt. Ví dụ 4: Khử 3,48 g oxit kim loại M cần dùng 1,344 (l) H2 ở đktc.Tìm CTPT. Dạng 5: Xác định công thức của muối kép, tinh thể hidrat, oleum Phương pháp giải:Theo đề bài lập phương trình đại số theo nồng độ %, theo độ tan, hoặc % khối lượng, giải tìm kết quả. Ví dụ 1: Khi đun nóng từ từ cho mất nước tinh thể mangan clorua ngậm nước a.MnCl2.bH2O thu được 63,63 % muối khan.Tìm công thức tinh thể. Ví dụ 2: Hòa tan 2,5g muối đồng(II) sunfat ngậm nước vào 197,5 g nước thu được dung dịch có nồng độ 0,8%.Tìm công thức của muối ngậm nước. Ví dụ 3: Hòa tan 25g muối đồng(II) sun phat ngậm nước vào 151 g nước ở 100C thu được dung dịch bão hòa có độ tan là 10 g.Tìm công thức của muối ngậm nước. Ví dụ 4: Hòa tan 33,8 g oleum H2SO4.xSO3 vào 166,2 g nước thu được dung dịch H2SO4 9,8%.Tìm công thức oleum. Dạng 6: Biết công thức tổng quát, biết % khối lượng một nguyên tố. Lập phương trình đại số theo % nguyên tố, giải tìm công thức. Ví dụ 1: Cho oxit cao nhất của một nguyên tố R, biết R chiếm 50% khối lượng hợp chất. Tìm công thức oxit. Ví dụ 2: Cho một oxit của kim loại M biết oxi chiếm 30% khối lượng của hợp chất .Tìm công thức của oxit. Dạng 7: Dựa vào tính chất hóa học suy ra công thức Ví dụ: Dung dịch A tác dụng với dd NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh hóa đỏ nâu trong không khí. Dung dịch A tác dụng với AgNO3 tạo thành kết tủa trắng hóa đen khi có ánh sáng.Tìm công thức của A.Viết phương trình hóa học. CHUYÊN ĐỀ 3: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ Dựa vào PTHH và điều kiện đề bài cho lập PT đại số hoặc hệ PT đại số để giải tìm kết quả Dựa vào % khối lượng nguyên tố lập PT đại số, giải tìm kết quả Ví dụ 1: Cho 100g hỗn hợp hai muối clorua của kim loại A có hóa trị II và III tác dụng với dd NaOH dư. Biết khối lượng hidroxit của kim loại II là 19,8g và khối lượng clorua của kim loại II bằng 0,5 lần khối lượng mol của A. Xác định A và tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp. Ví dụ 2: Hòa tan 8,1g MO vào dd HCl 1M.Nếu dùng 180ml dd HCl thì khối lượng MO dư. Nếu dùng 210ml dd HCl thì HCl dư. a/ Xác định kim loại M b/ Biết MO tan trong dd kiềm, M là kim loại nào? Ví dụ 3: Cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với HCl dư thu được 6,72 (l) H2 ở đktc. Dựa vào bảng HTTH xác định các kim loại có trong hỗn hợp. Ví dụ 4: Cho một nguyên tố ở nhóm IV tạo thành hợp chất khí với hiddro biết hidro chiếm 25% về khối lượng. Xác định nguyên tố đó. Ví dụ 5: Cho một nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hidro có công thức là RH2 tạo thành hợp chất oxit cao nhất, biết R chiếm 40% khối lượng oxit. Xác định nguyên tố R. CHUYÊN ĐỀ 4: GIẢI THEO PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON. Phương pháp giải: Tổng e cho =tổng e nhận. Ví dụ 1: Nung mg Fe trong O2 thu được 3g hợp chất rắn X. Cho chất rắn X tác dụng với HNO3 dư thu được 0,56 lit khí không màu ở đktc hóa đỏ nâu trong không khí là chất khử duy nhất.Tính m? Ví dụ 2: Cho 11,36 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng với HNO3 dư thu được 1,344 lit khí NO ở đktc ( sản phẩm khử duy nhất) và dd X.Cô cạn dd X thu được mg muối khan.Tính m? Ví dụ 3: Nung 3,23 g hỗn hợp X gồm Fe, Al, Zn, Mg trong oxi .Sau một thời gian thu được 2,71g hỗn hợp Y. Hòa tan Y vào dd HNO3 dư thu được 0,672 lit khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc).Tính số mol HNO3 đã phản ứng? CHUYÊN ĐỀ 5: TOÁN TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG 1/ Nhúng 1 thanh sắt nặng 50 gam vào 200ml CuSO4 đến khi dd nhạt màu hoàn toàn. Lấy thanh sắt ra cân nặng 51 gam. Tính nồng độ M của dung dịch muối? 2/ Nhúng 1 bản kẽm nặng 50 gam vào dd CuSO4. Sau một thời gian, lấy bản kẽm cân lại nặng 49,2 gam. Tính số mol muối tham gia phản ứng? 3/ Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II vào dd Cu(NO3)2 và thanh thứ hai cũng kim loại đó vào dd Pb(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh một giảm 0,2%, khối lượng thanh hai tăng 28,4% so với khối lượng ban đầu.Xác định kim loại M? Biết khối lượng hai thanh kim loại ban đầu bằng nhau, số mol hai muối trong hai dd giảm như nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbdhsg_hoahoc_4173.doc
Tài liệu liên quan