Ngày 1/12/2008,
chị Nguyễn Thị
Thanh Hải, 33
tuổi, (TP. Yên Bái)
đến Bệnh viện đa
khoa tỉnh Yên Bái
để sinh cháu thứ
hai. Theo bệnh án
ghi lại, chị Hải nhập viện khi thai nhi đã được 40
tuần tuổi, chuyển dạ, vỡ ối sớm, đầu cao chờm
vệ, tiền sử đẻ khó. Trước tình trạng của sản phụ
Thanh Hải, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Chuyện của sản phụ từ cõi chết trở về, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện của sản phụ từ cõi chết trở về
Ngày 1/12/2008,
chị Nguyễn Thị
Thanh Hải, 33
tuổi, (TP. Yên Bái)
đến Bệnh viện đa
khoa tỉnh Yên Bái
để sinh cháu thứ
hai. Theo bệnh án
ghi lại, chị Hải nhập viện khi thai nhi đã được 40
tuần tuổi, chuyển dạ, vỡ ối sớm, đầu cao chờm
vệ, tiền sử đẻ khó. Trước tình trạng của sản phụ
Thanh Hải, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai.
Ca mổ cận kề... tử thần
Ca mổ diễn ra tốt đẹp với niềm vui khôn xiết của cả
gia đình chào đón sự ra đời của một bé trai nặng 3,4
kg. Nhưng chỉ sau đó 30 phút, mọi sự thay đổi hoàn
toàn, vết mổ của bệnh nhân Hải chảy máu không cầm
được. Các chỉ số xét nghiệm huyết học của sản phụ
cho thấy: Hồng cầu 1,07 triệu (bình thường hồng cầu
4 triệu); Hb 31g/l; Hematorit: 0,1 l/l; PT: 20,8 APTT:
48,1 (PT, APTT dài) TT: 17,3 (Fibrinogen giảm). Bệnh
nhân Hải bị thiếu máu nặng, trong khi dự trữ máu của
bệnh viện khi đó chỉ còn... 2 đơn vị. Y lệnh được các
bác sĩ đưa ra là bệnh nhân cần được truyền máu
gấp. Lập tức, gia đình chị Hải huy động mọi mối quan
hệ thân quen để vận động bạn bè thân thiết đến hiến
máu. Hơn 100 người bao gồm anh em họ hàng, bạn
bè đồng nghiệp... đã túc trực, sẵn sàng tại bệnh viện
để hiến máu cứu chị Hải. Nhưng đến lúc này lại xảy
ra tình trạng nghiêm trọng và trớ trêu: Bệnh nhân bị
rối loạn cơ chế đông máu và không xác định được
nhóm máu ABO để truyền, đồng thời, phản ứng chéo
dương tính. Khi đó, có ý kiến đưa ra là chuyển về Hà
Nội nhưng với chặng đường dài 170 km, phải mất 6
tiếng di chuyển, đường xấu thì chắc chắn sản phụ
không thể qua khỏi vì mất máu, thể trạng lại rất yếu.
Trước tính mạng của người bệnh, Giám đốc Bệnh
viện đa khoa tỉnh Yên Bái đã điện thoại cần hỗ trợ
gấp về chuyên môn cho Giám đốc Bệnh viện Bạch
Mai và Phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai để
nhờ chi viện khẩn cấp vì bệnh nhân trong tình trạng
thiếu máu nặng, hồng cầu chỉ còn 1 triệu. Sau khi
nhận được điện thoại từ Yên Bái, Giám đốc Bệnh
viện Bạch Mai đã trực tiếp chỉ đạo Trưởng khoa
Huyết học truyền máu hỗ trợ khẩn cử cán bộ và
mang máu trực tiếp lên đường cứu bệnh nhân. Đồng
thời, yêu cầu kíp lái xe thường trực nhận nhiệm vụ,
sẵn sàng đến Yên Bái với thời gian nhanh nhất có
thể.
6 tiếng đưa máu cứu người
Như thường lệ, 16 giờ ngày 1/12, thạc sĩ, bác sĩ Lê
Anh Thư, Khoa Huyết học truyền máu, Bệnh viện
Bạch Mai kiểm tra nốt công tác chuyên môn để chuẩn
bị ra về thì nhận được ý kiến chỉ đạo của Ban giám
đốc bệnh viện và trực tiếp từ PGS. TS. Phạm Quang
Vinh, Trưởng khoa Huyết học về việc đi công tác đột
xuất lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái để cấp cứu
bệnh nhân. Cứu người như cứu hỏa, BS. Thư chỉ kịp
điện thoại về nhà báo đêm nay không về, rồi mang
dụng cụ sinh phẩm để xác định nhóm máu, chế phẩm
máu và những vật dụng cần thiết rồi nhanh chóng lên
đường. Chặng đường Hà Nội - Yên Bái chỉ có 170 km
nhưng khi đó với bác sĩ Anh Thư tưởng như dài vô
tận. Trời lạnh, đêm tối mịt mùng, đường quanh co,
chiếc ô tô chồm lên, tụt xuống bởi những ổ gà, ổ voi
(ảnh hưởng của đợt lũ quét vừa qua tại Yên Bái).
Điện thoại đổ chuông liên hồi với những câu hỏi từ
phía Yên Bái: Đến đâu rồi? Sắp đến chưa? Bệnh
nhân mất máu nặng quá! Còn từ gia đình BS.Thư,
cậu con trai và cô con gái cũng điện thoại hỏi ý kiến
mẹ liên tục về công việc gia đình.
Gần 12 giờ đêm, xe của Bệnh viện Bạch Mai cũng
dừng trước cổng BV đa khoa tỉnh Yên Bái, bác sĩ Anh
Thư vội vã ra khỏi ô tô trong ánh mắt mong chờ và
chan chứa hy vọng của các bác sĩ Yên Bái cùng rất
nhiều người nhà, bạn bè thân quen của bệnh nhân
Thanh Hải. Bác sĩ Thư nhanh chóng cùng đồng
nghiệp thăm khám cho bệnh nhân. Sau khi hội chẩn
và thực hiện phản ứng chéo, sản phụ Hải được chẩn
đoán: Thiếu máu nặng, không xác định được nhóm
máu hệ ABO do hồng cầu bệnh nhân tự ngưng kết và
phản ứng chéo cho kết quả dương tính với tất cả các
túi máu hiện có tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Y
lệnh được đưa ra: truyền cấp cứu 2 đơn vị khối hồng
cầu nhóm O. Hai tiếng sau, bằng các kỹ thuật chuyên
sâu, bác sĩ Thư cùng kíp trực đã xác định được chính
xác nhóm máu của bệnh nhân là nhóm B và chỉ định
truyền tiếp 2 đơn vị khối hồng cầu cùng nhóm. Đến
hơn 2 giờ sáng, mọi căng thẳng dồn nén bấy lâu như
vỡ oà, các thầy thuốc của BV Yên Bái và Bạch Mai
cùng ôm nhau sung sướng, thở phào nhẹ nhõm, vì tất
cả chỉ số của chị Hải đã dần trở lại bình thường. Vậy
là người bệnh đã được cứu sống, bác sĩ Thư giờ mới
thấy đói bụng và mệt. Chị chợt nhớ, từ chiều đến giờ
chưa có gì vào bụng.
Đề án 1816 của Bộ Y tế về việc luân phiên cán bộ
đã được triển khai ở rất nhiều bệnh viện trong cả
nước. Tại Bệnh viện Bạch Mai, đề án không chỉ dừng
lại ở việc luân phiên cán bộ 3 tháng/lần mà còn được
lồng ghép hiệu quả với công tác chỉ đạo tuyến - tăng
cường cán bộ chuyên môn khẩn cấp trong những tình
huống chi viện cho tuyến dưới. Hành trình 6 tiếng
trong đêm chuyển máu cứu người của thầy thuốc
Bệnh viện Bạch Mai là một trong số đó.
"Nhờ bác sĩ, con em không mồ côi"
Sau 19 ngày điều trị tại BV tỉnh Yên Bái, chị Thanh
Hải cùng cậu con trai đã được trở
về nhà
Đề án 1816 của
Bộ Y tế về việc
luân phiên cán bộ
đã được triển khai
ở rất nhiều bệnh
viện trong cả
nước. Tại Bệnh
viện Bạch Mai, đề
án không chỉ dừng
lại ở việc luân
phiên cán bộ 3
tháng/lần mà còn
được lồng ghép
hiệu quả với công
tác chỉ đạo tuyến -
tăng cường cán bộ
chuyên môn khẩn
cấp trong những
tình huống chi
viện cho tuyến
dưới. Hành trình 6
tiếng trong đêm
chuyển máu cứu
người của thầy
thuốc Bệnh viện
Bạch Mai là một
trong tình trạng sức khỏe tốt. Đỗ
Hồng Phúc là cái tên mà các bác sĩ
đã đặt cho con trai của chị. Nhớ lại khoảnh khắc
mong manh giữa sự sống và cái chết, chị Hải nói
trong xúc động và rơm rớm nước mắt: Lúc đó, em
nghĩ thương 2 con lắm. Thấy chồng bảo chuẩn bị đi
Hà Nội, em biết bệnh của mình rất nặng. Em nghĩ dại,
nếu mình không may chết thì 2 con sẽ mồ côi. Mẹ
con chưa kịp biết mặt nhau. Rồi bác sĩ Hải, Trưởng
khoa Cấp cứu lại bảo em không đi Hà Nội được vì sợ
đi, sẽ suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng, phải chờ
bác sĩ Hà Nội lên thôi! Thế là, nằm trong phòng cấp
cứu, mắt thì nhắm, đầu óc cứ lơ mơ, song tai em thì
luôn ngóng chờ tiếng còi ô tô từ Hà Nội lên.
Bác sĩ Hà Nội lên rồi! Mọi người reo lên. Em được
truyền bịch máu đầu tiên, rồi bịch nữa, bịch nữa...
Nhìn ánh mắt bác sĩ Quang, em biết là mình được
cứu sống rồi. Em vui lắm, muốn nói một lời cảm ơn
nhưng không nói được vì vướng ống thở ở cổ họng.
Em chỉ còn biết nắm chặt tay mọi người, nước mắt cứ
trong số đó.
trào ra. Em thầm nghĩ, nhờ có các bác sĩ mà con em
không mồ côi. Em cảm ơn các bác sĩ lắm! Các bác sĩ
đã sinh ra con em lần thứ hai.
Nhìn cảnh chị Hải âu yếm con và nghe câu chuyện
của chị, chúng tôi cảm thấy xúc động và cay cay nơi
sống mũi. Chúng tôi cũng lây cái cảm giác vui mừng
ứa nước mắt của chị.
Thành tích của thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư đã được
Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái ghi nhận và trao tặng
giấy khen. Nhưng có lẽ sự ghi nhận lớn nhất và
không lời nào tả nổi chính là sự biết ơn, trân trọng
trong sâu thẳm tấm lòng của gia đình chị Thanh Hải
nói riêng và của tập thể các bác sĩ Bệnh viện Yên Bái
nói chung cũng như những người thân quen biết về
kỳ tích cứu người từ cõi chết này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_cua_san_phu_.pdf