Chuyện của mẹ, con cùng cái nhà tắm

Tắm chung với con -nhiều cái lợi

Với truyền thống văn hóa là kín đáo, rất nhiều mẹ Việt

Nam thường e dè và ngại ngùng khi cùng tắm chung

với con. Nhưng hiện nay, không ít mẹ đã tận dụng

việc tắm chung với con là cơ hội giáo dục con, không

chỉ riêng về giới tính.

Khi tắm chung với mẹ, con gái 4 tuổi của chị Lan

(Hoàn Kiếm -Hà Nội) đã được mẹ “nhồi nhét”: “Tất

cả những gì trong phòng tắm này là của quý, là gia tài

của bố, mẹ và con. Nên con không được cho ai đụng

vào ngoài bố mẹ”. Mặc dù trí óc non nớt của bé chưa

đủ hiểu hết những gì mẹ nói, nhưng trong đầu bé

luôn đinh ninh rằng: “Cơ thể mình là rất quý giá, đối

với cha mẹ và không ai được phép đụng chạm vào”.

pdf11 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyện của mẹ, con cùng cái nhà tắm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện của mẹ, con cùng cái nhà tắm Mẹ có thể dạy cho con gái những kiến thức "nhạy cảm" khi hai mẹ con tắm chung. Từ khi tắm chung với mẹ, bé Mít (3 tuổi) bỏ hẳn tật xấu “hay nhòm trộm lúc mẹ thay quần áo và đi tắm”. Tắm chung với con - nhiều cái lợi Với truyền thống văn hóa là kín đáo, rất nhiều mẹ Việt Nam thường e dè và ngại ngùng khi cùng tắm chung với con. Nhưng hiện nay, không ít mẹ đã tận dụng việc tắm chung với con là cơ hội giáo dục con, không chỉ riêng về giới tính. Khi tắm chung với mẹ, con gái 4 tuổi của chị Lan (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã được mẹ “nhồi nhét”: “Tất cả những gì trong phòng tắm này là của quý, là gia tài của bố, mẹ và con. Nên con không được cho ai đụng vào ngoài bố mẹ”. Mặc dù trí óc non nớt của bé chưa đủ hiểu hết những gì mẹ nói, nhưng trong đầu bé luôn đinh ninh rằng: “Cơ thể mình là rất quý giá, đối với cha mẹ và không ai được phép đụng chạm vào”. Và cũng từ đó, phòng tắm là nơi riêng tư của chị và con gái. Bố bị gạt sang một bên. Ở phòng tắm, bé kể cho mẹ nghe đủ chuyện trên trời dưới đất, về trường lớp, về cảm nhận xung quanh và cả về cơ thể mình: “Mẹ ơi, sao tay chân con có mọc lông ạ? Mẹ ơi, hồi sáng bạn Nam tốc váy của bạn Linh. Làm như thế có phải là hư không hả mẹ?”. Ban đầu, mẹ Giang (Hà Đông - Hà Nội) chỉ tắm chung với con gái những lúc vội để tiết kiệm thời gian. Nhưng có lần chị tắm, bé ở ngoài cửa nhà tắm nói với vào: “Lúc mẹ đi tắm, con ngồi chơi ngoài này một mình buồn lắm”. Sau quen dần, chị đã tận dụng thời gian này để dạy con các kiến thức về giới tính và rất hiệu quả. Đến giờ, bé Sóc đã biết được: “Không ai được quyền chạm vào con ở chỗ này. Các chỗ ấy là của riêng con. Bây giờ con bé nên mẹ phải vệ sinh giúp con. Sau này con lớn, biết cách, con sẽ tự làm một mình”. Mẹ Hà (Trảng Bom - Đồng Nai) lại rất tự hào vì nhờ những lần tắm chung đã dạy con được nhiều điều bổ ích. Ngay từ hồi còn nhỏ, bé Hoa đã nói với mẹ: "Chỗ kia của mẹ xấu lắm". Chị chỉ cười và bảo con: "Sau này con lớn lên, con cũng sẽ như mẹ”. Dần dần, chị dạy con kiến thức về giới tính, về chu kỳ kinh nguyệt. Đến khi con gái bắt đầu vào kỳ kinh đầu tiên, chị đi công tác một thời gian dài. Để con ở nhà, chị cũng không hề lo lắng. Vì những kiến thức và kỹ năng cần thiết, con gái đã biết hết. Bây giờ, con gái chị đã 15 tuổi, điều gì cũng sẵn sàng hỏi mẹ mà không ngại ngùng. Cháu cũng biết những gì là không nên làm đối với người khác giới. Thỉnh thoảng con gái vẫn kể với mẹ: “Nhiều bạn ở lớp cứ bảo con sướng. Vì mẹ các bạn chẳng bao giờ nói chuyện với các bạn ý như vậy cả”. Với chị, việc tắm chung cùng con gái có nhiều cái lợi, vừa tạo nên sự tình cảm gần gũi giữa mẹ và con, vừa là nơi mình giáo dục kiến thức giới tính cho con một cách thuận lợi nhất. ắm trở thành "chốn riêng" của mẹ và con gái. Ảnh: Getty image. Bé chủ động “đòi” tắm chung Mẹ Châm (Kim Mã - Hà Nội) lại bị con đòi tắm chung. Vì bé Mít rất hay để ý và thắc mắc: “Tại sao mẹ thế này, con lại khác”? Từ khi tắm chung và được mẹ giải thích, bé bỏ hẳn tật xấu “hay nhòm trộm lúc mẹ thay quần áo và đi tắm”. Chị cho biết: “Việc hai mẹ con gái tắm chung khiến tôi cảm thấy tự nhiên và dễ nói chuyện với con gái 3 tuổi về giới tính hơn. Hồi trước ở nhà, hai chị em gái tôi vẫn tắm chung với nhau. Nếu không tắm chung, khi con gái vào giai đoạn dậy thì, cũng khó nói với con lắm. Nghĩ xa hơn một chút, nếu sau này mình già yếu, con gái lại không dám động vào người mẹ thì làm thế nào?”. Công chúa nhà chị Phượng (ngõ Văn Chương - Hà Nội) lại là người đề nghị trước: “Mẹ có thích tắm cùng con không?”. Khi tắm bé thường bảo: “Sau này con lớn, con đẻ em bé, con cũng có ti giống mẹ để cho em bé ti”… Chỉ cần nghe thấy loáng thoáng tiếng bố ở ngoài, bé đã hét lên: “Bố đừng vào nhé. Con và mẹ đang tắm đấy” trong khi chị chưa hề dạy bé điều này. Hỏi bé, bé chỉ cười: “Con tự biết”. Còn bé nhà hàng xóm bên cạnh nhà chị Phượng, đang học cấp 1, khi bố vô tình đụng vào người, bé hét lên: “Bố không được phép chạm vào người con đâu”. Bố ngạc nhiên hỏi, bé thản nhiên đáp: “Cô giáo dạy con không được để đàn ông chạm vào người”. Còn mẹ Hoa (Lạc Long Quân - Hà Nội) lại thỉnh thoảng còn tắm chung với cậu con trai 5 tuổi. Chị chỉ nghĩ đơn giản đó là cách để dạy con hiểu biết về cơ thể người. Ví dụ, biết con trai hay thích nhìn ti mẹ, chị nghiêm mặt bảo: “Như thế là không hay đâu con. Nếu ra ngoài, con cũng nhìn của người lạ thì là bất lịch sự đấy. Ai cũng có những bộ phận đó cả nên không phải nhìn”. Bé lại hỏi: “Tại sao của mẹ to mà của bố thì nhỏ?”. Chị giải thích nhẹ nhàng với con: “Vì mẹ là con gái, là phụ nữ cần phải to để đẻ con và cho con bú”. Tranh thủ lúc hai mẹ con tắm chung, chị dạy luôn bé cách tự tắm cho bản thân, tự vệ sinh cơ thể khi đi nặng. Hôm sau, bé còn sang dạy cho bạn ở hàng xóm: “Phải lấy cái vòi hoa sen ấy, xịt cho kỹ vào rồi lấy xà phòng mà rửa…”. ọc vệ sinh, về giới tính có thể được mẹ dạy trong giờ tắm. Ảnh: Getty image. “Tắm chung” không phải là công thức cho tất cả các bé Ở Nhật, chuyện tắm chung giữa người lớn và trẻ em là điều rất bình thường. Họ gọi kiểu tắm này là onsen. Trẻ em dưới 10 tuổi được quyền tắm ở cả hai phòng nam và phòng nữ. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên phải đi tắm theo giới. Điển hình câu chuyện về Tottochan - Cô bé bên cửa sổ đã thể hiện quan điểm giáo dục của thầy hiệu trưởng của một trường ở Nhật Bản là rất tiên tiến, có thể để các bé nam và bé nữ tắm cùng nhau. Nhưng tắm chung không phải là công thức chung cho bài học giới tính của bé. Có thể tốt cho bé này, nhưng không phù hợp với bé khác. Nếu mẹ biết tận dụng việc này để giáo dục giới tính cho con thì rất hiệu quả. Nhưng mẹ không biết cách giải thích một cách hợp lý thì “tắm chung” dễ phản tác dụng. Các mẹ chỉ nên nhìn nhận tắm chung một cách đơn giản như bước tiếp xúc tự nhiên giữa cơ thể mẹ với con, tương tự như bú mớm, ôm ấp, ngủ chung. Bằng cách tắm chung, những kiến thức về cơ thể được ngấm vào bé từ từ mà không cần những bài học giáo dục giới tính cứng nhắc. Khi lớn lên, bé cũng có thể dễ dàng tin tưởng mà gửi gắm ở cha mẹ những "tâm sự" về giới tính, tình dục... Trong khi tắm, mẹ có thể trả lời các câu hỏi của con, hoặc đặt ra câu hỏi và hướng dẫn con cùng trả lời. Ví dụ: Tại sao mẹ tắm chung với con chứ không phải là bố? Nếu con tắm chung với mẹ được thì có thể tắm chung với bạn gái không? Bố mẹ có thể tắm chung với nhau không?... Giáo dục giới tính không chỉ đơn thuần là dạy về bộ phận và chức năng của cơ thể, mà còn về mối quan hệ, giới hạn của sự riêng tư, ý thức tôn trọng bản thân và người khác…Mẹ cũng có thể dạy bé kỹ năng tắm an toàn và vệ sinh thân thể đúng cách và cách xử lý tình huống nếu có sự cố. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý giới hạn của tắm chung. Nếu để bé lệ thuộc vào việc tắm chung, hoặc xem việc tắm chung với người cùng giới là đương nhiên thì không nên chút nào. Đến khi nào tự bản thân bé cảm thấy không thoải mái, ngại ngùng, không hứng thú nữa thì đó là lúc nên dừng việc tắm chung. Thường khi bé lớn hơn 10 tuổi, bố mẹ không nên tắm chung với con nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_cua_m_1397.pdf
Tài liệu liên quan