Chương VII: Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh

Trong đó: N là số ngày trong kỳ tính toán (ngày).

- Thời gian 1 vòng quay của VLĐ càng ngắn thì số lần luân chuyển càng lớn và ngược

lại.

- Ngoài 2 chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta còn có thể sử dụng các chỉ

tiêu như đối với VCĐ như: hiệu suất sử dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ, suất hao phí

VLĐ. Đồng thời có thể tính mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối VLĐ theo công thức

sau:

pdf13 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Chương VII: Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường CHƯƠNG VII: TÀI SẢN VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG 7.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNXDGT 7.1.1 KHÁI NIỆM - Tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm toàn bộ các tư liệu lao động mà con người dùng nó để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động. + Tư liệu lao động (TLLĐ) là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của mình, ví dụ như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Theo nghĩa rộng hơn thì TLLĐ còn bao gồm cả những điều kiện vật chất không trực tiếp tham gia vào quá trình sx, nhưng không thể thiếu được hay nếu thiếu thì quá trình sx sẽ bị hạn chế, ví dụ như: đường sá, cầu cống, đất đai... - Tài sản lưu động (TSLĐ) là toàn bộ các đối tượng lao động mà trong quá trình sxkd con người sử dụng công cụ lao động tác động vào để sản xuất sản phẩm. + Đối tượng lao động (ĐTLĐ) là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người, ví dụ như: đất, cát, đá, sỏi... - Vốn cố định là 1 bộ phận của vốn sxkd, nó biểu hiện TSCĐ dưới hình thức tiền tệ. - Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Vốn lưu động của DN bao gồm toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như nguyên nhiên liệu, chi tiết, phụ tùng thay thế...nằm trong khâu dự trữ sx và các sản phẩm dở dang, cũng như nằm ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho. 7.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TSCĐ, TSLĐ 1. Đặc điểm của TSCĐ - Có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng hình thái vật chất của nó vẫn giữ nguyên. - Giá trị của tài sản được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao tài sản và nó chỉ thực hiện luân chuyển dưới hình thức giá trị. 2. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Nguyên giá tài sản (giá trị ban đầu của tài sản) phải được xác định 1 cách đáng tin cậy. - Có giá trị lớn (≥ 10 triệu). - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. 3. Đặc điểm của TSLĐ - Chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sxkd và trong quá trình sxkd hình thái vật chất của nó bị biến đổi hoặc mất đi tạo thành sản phẩm. - Giá trị của tài sản được chuyển hoàn toàn 1 lần vào giá trị sản phẩm, nó thực hiện luân chuyển bằng 2 hình thức hiện vật và giá trị. Chú ý: - Đối với những tài sản không đủ tiêu chuẩn làm TSCĐ do giá trị nhỏ, để tiện cho việc quản lý người ta xếp chúng vào nhóm công cụ, dụng cụ và được quản lý như TSLĐ. Ví dụ như: Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, CCDC gá lắp chuyên dùng cho sản xuất... 7.1.3 PHÂN LOẠI 1. Phân loại TSCĐ - VCĐ a) Phân theo tình hình sử dụng (4 loại) - TSCĐ dùng trong sxkd cơ bản: là những TSCĐ được sử dụng trực tiếp cho hoạt động sx xây lắp của DN, ví dụ như: máy móc thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện vận tải, nhà cửa dùng cho bộ máy quản lý... - TSCĐ dùng ngoài sxkd cơ bản: là những TSCĐ dùng cho những hoạt động sxkd phụ, phụ trợ và các TSCĐ không có tính chất sx kể cả TSCĐ cho thuê, ví dụ như: nhà cửa dùng để tiếp khách, nhà ăn, y tế, các TSCĐ dùng cho sinh hoạt, thể thao... - TSCĐ chưa dùng hoặc không cần dùng: là những TSCĐ dùng để dự trữ hoặc không phù hợp với cơ cấu sxkd của DN. - TSCĐ chờ thanh lý: là những TSCĐ đã hư hỏng hoặc quá lạc hậu đang chờ quyết định thanh lý. b) Phân theo tính chất sở hữu (2 loại) - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN: là những TSCĐ do DN tự đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn huy động được. Đối với loại tài sản này DN vừa có quyền sử dụng vừa có quyền sở hữu. - TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của các đơn vị hoặc cá nhân khác ngoài DN mà qua quan hệ thuê mượn DN có quyền sử dụng. TSCĐ thuê ngoài bao TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường gồm: TSCĐ thuê tài chính (hay còn gọi là thuê dài hạn) và TSCĐ thuê hoạt động (hay còn gọi là thuê ngắn hạn). c) Phân theo hình thái vật chất - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, nó bao gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc. + Máy móc thiết bị. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. + Thiết bị, dụng cụ quản lý. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm. + Các TSCĐ hữu hình khác như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư, nó bao gồm: + Quyền sử dụng đất. + Nhãn hiệu hàng hoá. + Quyền phát hành. + Phần mềm máy vi tính. + Giấy phép, bản quyền, bằng sáng chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu. d) Phân theo tính chất của TSCĐ trong DN (3loại) - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh. - TSCĐ dùng cho mục đích văn hoá, phúc lợi, ANQP. - TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chú ý: - Khi phân loại TSCĐ cần quan tâm tới các công trình tạm thời. Đối với những công trình tạm thời loại nhỏ như lều lán che mưa, kho tạm ở các tổ đội sản xuất...không được tính trong khoản mục chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm, chi phí cho loại công trình tạm này thuộc chi phí phân bổ và được trang trải bằng vốn lưu động. Còn đối với những công trình tạm thời loại lớn (công trình có hạng mục), việc xd các công trình được ghi trong các dự toán đi kèm với dự toán công trình chính. Những chi phí của nó được chuyển vào giá trị xây dựng công trình. 2. Phân loại TSLĐ - VLĐ a) Theo công dụng kinh tế (3 loại) TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - VLĐ trong khâu dự trữ: là biểu hiện bằng tiền của các ĐTLĐ như nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện, chi tiết, phụ tùng thay thế, các công cụ lao động nhỏ. - VLĐ trong sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của các sản phẩm dở dang, chi phí phân bổ. - VLĐ trong thanh toán: là biểu hiện bằng tiền của các công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền, kể cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu. - Sự vận động của 3 loại VLĐ trên tạo thành 3 giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của DNXD. VLĐ vận động từ giai đoạn dự trữ sx đến giai đoạn lưu thông tạo nên 1 vòng quay của vốn. b) Căn cứ theo hình thức quản lý (2 loại) - VLĐ trong kế hoạch (VLĐ định mức): là VLĐ được tính toán cụ thể cho từng công trình trong từng thời kỳ nhất định, theo tiến độ thi công, nhằm đảm bảo nhu cầu hoạt động sx tối thiểu, thường xuyên của DN, nó bao gồm: giá trị các nguyên nhiên vật liệu, chi tiết, kết cấu đúc sẵn, sản phẩm dở dang, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng... - VLĐ ngoài kế hoạch (VLĐ không định mức): là khoản VLĐ phát sinh trong quá trình sxkd của DN mà không có căn cứ để đưa vào kế hoạch, nó bao gồm các khoản như: nợ khó đòi, nợ quá hạn, các khoản tiền phạt, tiền bồi thường, lãi vay quá hạn....chưa thu được. c) Căn cứ theo nguồn hình thành (3 loại) - Nguồn VLĐ pháp định là nguồn vốn lưu động do ngân sách hoặc cấp trên cấp (đối với DN Nhà nước) hoặc do các cổ đông đóng góp (đối với công ty cổ phần). - Nguồn VLĐ tự bổ sung: là nguồn vốn được hình thành từ kết quả sxkd thông qua việc trích lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển. - Nguồn VLĐ liên doanh, liên kết: là các khoản đóng góp của các bên liên doanh, liên kết bằng tiền, hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu... - Nguồn vốn vay: là số tiền vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để DN mở rộng sản xuất. Note: + Trong quá trình sxkd, các DN có quyền tự chủ trong việc sử dụng các loại vốn. Trong 1 chừng mực nhất định Nhà nước hoặc cấp trên có thể cấp bổ sung VLĐ cho DN nếu thiếu, phần còn lại DN phải tự trang trải. 7.2 HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 7.2.1 ĐÁNH GIÁ TSCĐ - Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Hiện nay trong các DN XDGT thường đánh giá TSCĐ theo các loại giá sau: a) Nguyên giá (giá trị ban đầu) – NG - Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ phải được xác định cụ thể cho từng trường hợp (mua sắm, biếu tặng, XDCB hoàn thành bàn giao...). Ví dụ: + Nguyên giá TSCĐ do mua sắm theo phương thức thông thường bao gồm: Giá mua (trừ các khoản triết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...). + Nguyên giá TSCĐ do DN tự XD hoặc tự sản xuất bao gồm: chi phí vật liệu, tiền lương và các chi phí cần thiết khác để chế tạo, lắp đặt và chạy thử trước khi sử dụng. b) Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ (KH ) - Giá trị hao mòn luỹ kế là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. c) Giá trị còn lại của TSCĐ (Gcl) - Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo: Gcl = NG - KH 7.2.2 HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm - Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sxkd, do tiến bộ kỹ thuật, do điều kiện khí hậu thời tiết... 2. Phân loại Người ta phân biệt 2 hình thức hao mòn của TSCĐ đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất của TSCĐ do ma sát, nhiệt độ gây nên trong quá trình sử dụng. Hao mòn hữu hình làm giảm giá trị đồng thời giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. - Hao mòn vô hình là hiện tượng TSCĐ bị giảm giá do lỗi thời về mặt kinh tế hoặc do tiến bộ về khoa học kỹ thuật mà người ta chế tạo đựơc các máy móc thiết bị mới hoàn TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường chỉnh hơn, công suất lớn hơn so với loại cũ. Hao mòn vô hình không làm giảm giá trị nhưng làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Chú ý: Đối với TSCĐ hữu hình thì chịu tác động của cả 2 loại hao mòn trên, còn đối với TSCĐ vô hình thì chỉ chịu tác động của hao mòn vô hình. 3. Khấu hao TSCĐ a) Khái niệm - Khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.Nó là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sxkd trong thời gian sử dụng TSCĐ. - Việc trích khấu hao TSCĐ sẽ hình thành nên 1 loại quỹ trong DN đó là quỹ khấu hao. Quỹ này được chia làm 2 phần: 1 phần dùng để khôi phục hoàn toàn (mua mới) TSCĐ gọi là khấu hao cơ bản; phần còn lại được dùng để khôi phục bộ phận TSCĐ cũng như hiện đại hoá TSCĐ gọi là khấu hao sửa chữa lớn. b) Một số quy định về trích khấu hao - Tất cả các TSCĐ có liên quan đến hoạt động sxkd của DN đều phải trích khấu hao. - Những TSCĐ đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao. - Những TSCĐ chưa trích hết khấu hao nhưng đã bị hư hỏng không còn sử dụng được thì thôi không trích khấu hao. - Những tài sản chưa cần dùng hoặc không cần dùng thì không phải trích khấu hao. - Những tài sản dùng cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, phúc lợi (như các câu lạc bộ, nhà truyền thống...) thì không phải trích khấu hao. c) Các phương pháp khấu hao TSCĐ c1) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều) - Theo phương pháp này mức trích khấu hao ở 1 năm là: N NGM k  Trong đó: Mk: mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ. NG: nguyên giá của TSCĐ. N: thời gian sử dụng của TSCĐ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Về mặt lý thuyết: N do DN tự xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. + Theo quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính) thì: N = x Ví dụ: 1 TSCĐ nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm thì mức trích khấu hao hàng năm tính theo phương pháp đường thẳng sẽ là: Mk = 100/5 = 20 triệu c2) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm - Để áp dụng phương pháp này, trước hết DN căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ để xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế của TSCĐ (gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế). Sau đó, căn cứ vào tình hình sx thực tế DN xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sx thực tế hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ được xác định theo công thức sau: Mktháng = Stháng x Msp Trong đó: Mktháng: mức trích khấu hao tháng của TSCĐ. Stháng: số lượng sản phẩm do TSCĐ sản xuất trong tháng. Msp: mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Msp = NG/S (S là sản lượng theo công suất thiết kế) - Mức trích khấu hao năm của TSCĐ được xác định theo công thức: Mknăm =  thangkM của 12 tháng trong năm Hoặc: Mknăm = Snăm x Msp Trong đó: Snăm là số lượng sản phẩm do TSCĐ sản xuất trong năm. c3) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Theo phương pháp này, mức trích khấu hao TSCĐ được xác định theo công thức: Mki = Gcli x tn Trong đó: Mki: mức trích khấu hao của TSCĐ ở năm thứ i. Gicl: giá trị còn lại của TSCĐ ở năm thứ i. Giá trị hơp lý của TSCĐ Giá bán của TSCĐ mới cùng loại (hoặc giá thị trường tương đương) Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại theo quy định của QĐ số 206 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường tn: tỷ lệ khấu hao nhanh (%). tn được xác định theo công thức: tn = t x k Với: t: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng: t = 1/N x 100 (%) k là hệ số điều chỉnh: k = 1,5 nếu N ≤ 4 năm. k = 2 nếu 4 < N ≤ 6 năm. k = 2,5 nếu N > 6 năm. Chú ý: - Vào những năm cuối, khi mức trích khấu hao tính theo công thức trên ≤ giá trị còn lại/thời gian sử dụng còn lại, thì kể từ năm đó mức trích khấu hao được tính = giá trị còn lại/thời gian sử dụng còn lại. Ví dụ: 1 TSCĐ có nguyên giá 100 triệu, thời gian sử dụng 5 năm. Hãy xác định số khấu hao cần trích hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. - Ta có: N = 5 nên k = 2 - Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng: t = 1/5 x 100 = 20 (%) - Tỷ lệ khấu hao nhanh: tn = t x k = 2 x 20 (%) = 40 (%) - Ta có bảng tính khấu hao hàng năm như sau: TT Giá trị còn lại của TSCĐ (Gcli) Mức trích khấu hao (Mik) 1 100 100 x 40% = 40 2 100 – 40 = 60 60 x 40% = 24 3 60 – 24 = 36 36 x 40% = 14,4 4 36 – 14,4 = 21,6 21,6/2 = 10,8 5 21,6 – 10,8 = 10,8 10,8/1 = 10,8 7.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TSCĐ - VCĐ 7.3.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TSCĐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ NG GH TSCDS  (đ/đ) Trong đó: HSTSCĐ: là hiệu suất sử dụng TSCĐ. G: doanh thu (giá trị) khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ (năm, quý), đơn vị là đồng. NG : nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ.    360 . 360 . tantan tan giamgiamgg DK giamgDK tNGtNG NG NGNGNGNG Với: NGĐK: giá trị của TSCĐ đầu kỳ (có thể phản ánh theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại). NGtăng: nguyên giá của TSCĐ tăng lên trong kỳ (do đầu tư, mua sắm trang bị, biếu tặng...). NGgiảm: nguyên giá của TSCĐ giảm trong kỳ (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...). ttăng: thời gian sử dụng TSCĐ tăng trong kỳ (tính từ ngày tăng tài sản đến hết ngày 31/12). tgiảm: thời gian không sử dụng TSCĐ giảm. Ý nghĩa: - Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu, hệ số này càng lớn càng tốt. 2. Suất hao phí TSCĐ G NGFTSCD  (đ/đ) hay: TSCD S TSCD H F 1 Ý nghĩa: - Chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu cần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường NG LH TSCDq  (đ/đ) Trong đó: L: lợi nhuận thực hiện trong kỳ. Ý nghĩa: - Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4. Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ NG KHNGH csd   Trong đó: KH: tổng số khấu hao đã trích của TSCĐ. 5. Hệ số hao mòn của TSCĐ csdhm HNG KHH  1 6. Hệ số kết cấu kỹ thuật của TSCĐ   NG NGH iKT Trong đó: NGi: nguyên giá của TSCĐ loại i. NG : tổng số nguyên giá TSCĐ của DN. 7. Hệ số đổi mới TSCĐ ck dm dm NG NGH  Trong đó: NGđm: nguyên giá của TSCĐ đổi mới trong kỳ. NGck: tổng nguyên giá của TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ. 8. Hệ số thải loại TSCĐ DK TL TL NG NGH  Trong đó: NGTL: nguyên giá của TSCĐ thải loại trong kỳ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường NGĐK: nguyên giá TSCĐ của DN ở đầu kỳ. 9. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động   T NGK ldtb (đ/người) Trong đó: T : tổng số công nhân xây lắp của DN trong kỳ. Ý nghĩa: - Chỉ tiêu này cho ta biết 1 người công nhân xây lắp trong kỳ được trang bị bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 7.3.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ VCD GH VCDs  (đ/đ) Trong đó: VCD : VCĐ bình quân trong kỳ. + Đối với TSCĐ còn mới thì VCĐ = nguyên giá TSCĐ. + Đối với TSCĐ cũ thì VCĐ = giá trị còn lại của TSCĐ = NG – KH 2 tan CKDK giamgDK VCDVCDVCDVCDVCDVCD  Ý nghĩa: - Xem 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 2. Hiệu quả sử dụng VCĐ VCD LH VCDq  (đ/đ) Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3. Suất hao phí VCĐ VCD q VCD HG VCDF 1 (đ/đ) Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu thì cần phải có bao nhiêu đồng VCĐ. 7.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 7.4.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 1. Hệ số chu chuyển của VLĐ VLD DTTK cc  (vòng, lần, lượt/năm) Trong đó: DTT: doanh thu thuần của khối lượng công tác hoàn thành bàn giao thanh toán (Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu). VLD : số dư bình quân VLĐ trong kỳ. 1 2 1 ... 2 1 1321     n VVVVV VLD nn Với: V1, V2....Vn: Số VLĐ ở các thời điểm 1,2....n. 2. Thời gian 1 vòng quay của VLĐ ccK Nt  Trong đó: N là số ngày trong kỳ tính toán (ngày). - Thời gian 1 vòng quay của VLĐ càng ngắn thì số lần luân chuyển càng lớn và ngược lại. - Ngoài 2 chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như đối với VCĐ như: hiệu suất sử dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ, suất hao phí VLĐ. Đồng thời có thể tính mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối VLĐ theo công thức sau: )( 01 1 tt N DTV  Trong đó: DT1: doanh thu (giá trị) khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao năm nay. t1, t0: thời gian của 1 vòng quay VLĐ năm nay và năm trước. + Nếu V > 0 thì lãng phí VLĐ. + Nếu V < 0 thì tiết kiệm VLĐ. 7.4.2 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Đẩy nhanh vòng quay VLĐ trong khâu dự trữ bằng cách: dự trữ đúng mức vật liệu; hoàn chỉnh các hình thức cung cấp vật liệu: kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng; tổ chức vận chuyển đến chân công trình, giảm lưu trữ ở các kho trung gian... - Đẩy nhanh tốc độ xây dựng bằng cách: không ngừng cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng; sử dụng các loại vật liệu lắp ghép, vật liệu tại chỗ, vật liệu có chất lượng cao; cơ giới hoá, cải tiến phương pháp sản xuất... - Đẩy nhanh tốc độ thanh toán: trước hết DN cần phải tập trung thi công dứt điểm từng hạng mục công tác, HMCT cũng như công trình để giảm bớt khối lượng thi công dở dang trong từng thời kỳ. Trước khi bàn giao DN phải làm đầy đủ các thủ tục như: biên bản bàn giao, khối lượng phát sinh, các phiếu giá thanh toán khối lượng...đồng thời phải chủ động mời các bên hữu quan tiến hành nghiệm thu và hoàn chỉnh các biên bản quyết toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong_7.pdf