Mục đích:
- Bình ổn giá cả trên thị trường
- Lưu thông hàng hóa giữa nông thôn, các trang trại chăn nuôi Thành thị, khu công nghiêp
- Công cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
- Góp phàn điều hòa và cải tạo con giống
41 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương VI: Vệ sinh vận chuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VIVỆ SINH VẬN CHUYỂNI. Mục đích và ý nghĩa của việc vận chuyển 1. Mục đích: - Bình ổn giá cả trên thị trường - Lưu thông hàng hóa giữa nông thôn, các trang trại chăn nuôi Thành thị, khu công nghiêp - Công cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu - Góp phàn điều hòa và cải tạo con giống2: Ý nghĩa: - Tránh cho gia súc sụt cân và gầy yếu - Tránh cho gia súc phát sinh dịch bệnh trong quá trình vận chuyển - Đề phòng lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh trong quá trình vận chuyển II. Các phương tiện vận chuyển 1. Đuổi bộ : Áp dụng với trâu bò, ngựa, dê, cừu,(Lợn) - Với số lượng ít - Tại các nơi giao thông không thuận tiện,khó khăn - Đưa đến các nơi gần như lò mổ, nhà ga, bến tầu - Một số thương lái thu gom gia súc về nơi tập kếCần chọn đường đi phù hơp :Đường đi ngắn,có đủ thức ăn,nước uống dọc đường,tránh khu chăn nuôi,khu dân cư, vùng có ổ dịch cũ Chú ý khi đuổi bộ: - Cần phân đàn cho phù hợp : Lứa tuổi, tính biệt, tình trạng sức khỏe - Cần có người áp tải và chăm sóc trên đường đi :Trâu bò 15-20 con/người; dê cừu 35 – 40 con/người - Cần đi khi thời tiết mát : sáng sớm,chiều tối - Tốc độ vận chuyển là 15-20 km/ngày; sau 3-4 ngày cho nghỉ - Không cho tiếp xúc với gia súc dọc đường - Cần chuẩn bị đầy đủ thuốc men, thức ăn ,nước uống,các trạm cho gia súc nghỉ ngơi 2: Vận chuyển bằng xe lửa : - Vận chuyển được với số lượng lớn - Nhanh chóng,an toàn, gia súc ít hao cân - Giá thành hạ - Áp dụng tại nơi có đường săt, có ga đi, đến Chú y khi vận chuyển bằng xe lửa : - Phải có toa xe dành riêng cho vận chuyển đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Chuẩn bị bến bãi ga đi,ga đến đủ điều kiện,có chuồng nuôi cho gia - Mỗi một toa cần 1 cán bộ áp tải và chăm sóc - Số lượng vận chuyển đảm bảo quy đinh - Cần chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống, thuốc thú y 3: Vận chuyển bằng ô tô : - Vận chuyển được với số lượng vừa phải - Nhanh chóng,an toàn, gia súc hao cân nhiều - Áp dụng tại mọi nơi có đường giao thông thuận tiện. Chú ý :- Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo - Có cán bộ áp tải để chăm sóc và nuôi dưỡng - Số lượng vận chuyển theo quy định - Không đi lúc trời quá nắng, tốc độ 30-40 km/giờ 4: Vận chuyển bằng đường thủy : - Vận chuyển được với số lượng lớn - An toàn, gía thành hạ - Áp dụng tại mọi nơi có đường thủy thuận tiện. Chú ý :- Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo - Có cán bộ áp tải để chăm sóc và nuôi dưỡng,Chuẩn bị thức ăn ,nước uống cần nhiều hơn dự kiến - Số lượng vận chuyển theo quy định III. Một số quy định của vận chuyển 1. Mật độ gia súc khi vận chuyển a. Đối với gia cầm Loại gia cầm mật độ(cm2/con) 1 ngày tuổi 21 -25 5 kg 105 b. Đối với trâu bò * Vận chuyển bằng ô tô, đường sất Trọng lượng (kg) mật độ (m2/con) 550 > 1,6 *Vận chuyển bằng đường thủy Trọng lượng (kg) mật độ (m2/con) 200 - 300 0,8 – 1,05 300– 400 1,05 – 1,3 400 – 500 1,3 – 1,55 500 – 600 1,55 – 1,80 600 – 700 1,8 – 2,0 c. Đối với lợn * Vận chuyển bằng ô tô, đường sắt Trọng lương(kg) Mật độ(m2/con) 75 0,45 100 0,55 125 0,60 150 0,70 235 1,0 * Vận chuyển bằng đường thủy Trọng lương(kg) Mật độ(m2/con) 20 0,28 45 0,37 70 0,60 100 0,85 140 0,95 180 1,10 270 1,50Số lượng gia súc vận chuyển bằng xe lửa Loại g/s P(kg) Đông xuân Hè thu 1t 2t 3t 1t 2t 3t Lợn 60-100 80 150 220 70 130 190 Lợn > 100 70 130 190 60 100 170 Trâu bò 150-250 28 25 - 250-350 24 21 - 350-400 20 17 - > 400 18 15 Dê cừu 40-50 100 110 80 90Số lượng gia súc vận chuyển bằng ô tô Loại g/s P(kg) Đông xuân Hè thu 1t 2t 1t 2t Lợn 60 -100 30-35 35-45 25-30 30-35 Lợn > 100 20-25 25-30 17-20 20-25 Trâu bò 3 3 2. Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với phương tiện : - Sàn xe được làm từ vật liệu chắc chắn,chống thấm,chống sự ăn mòn của các chất thải,không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật,dễ dàng cho việc tiêu độc - Sàn phải kín,không trơn trượt ,dễ thoát nước - Khoang chứa động vật phải cấu tạo chắc chắn, an toàn cho suốt quá trình vận chuyển, có kết cấu thuận tiện cho việc lên xuống và tiêu độc - Sàn và khoang chứa không có các vật nhọn,sắc; để tránh gây thương tích cho động vật trong quá trình vận chuyển - Chiều cao của thành xe phải bảo đảm không cho gia súc thoát ra ngoài, đối với loài nhai lại thành xe phải băng chiều cao của chúng để chất tiết từ miệng không thoát ra môi trường - Khoang chứa động vật phải tách rời với người lái - Với gia súc lớn phải có khung,gióng chắc chắn,gia súc nhỏ phải có cũi,lồng, tất cả phải buộc chắc chắn - Cần có mui bạt để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết,chiều cao của mui bạt phải đảm bảo cho gia súc đứng tự nhiên tránh va chạm - Đảm bảo sự thông thoáng toàn bộ khu vực nhốt g/s - Nếu phương tiện vận chuyển thiết kế nhiều tầng thì cần chú tải trọng của xe,sàn từng tầng phải kín để không để chất thải xuống tầng dưới - Phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ chứa đựng thức ăn,nước uống đảm bảo tiêu chẩn vệ sinh - Đảm bảo đủ chất đệm lót,được thay đổi đúng quy định;chúng được tiêu độc khử trùng trước khi vận chuyển, không được vứt dọc đường - Cần có thiết bị chiếu sáng để kiểm tra, chăm sóc vào ban đêm 3. Số lượng gia súc cần kiểm dịch khi vận chuyển Loại động vật Số lượng Lợn để nuôi thương phẩm > 5 Lợn để giết mổ > 10 lợn sữa để giết mổ > 15 Trâu bò ngựa để nuôi > 3 Trâu bò ngựa để thịt > 5 Gia cầm để nuôi > 100 Gia cầm đẻ giết mổ > 50 4. Một số quy định khác : * Chỉ được vận chuyển gia súc khi có đủ điều kiện sau: + Tại nơi an toàn dịch bệnh ( có giấy) + Gia súc không mắc bệnh- Bệnh truyền nhiễm + Đã được tiêm phòng vác xin theo quy định, đủ thời gian tạo miễm dịch - Chủ hàng phải xin phép kiểm dịch tại cơ quan thú y theo đúng thẩm quyền ( Trong huyện Trạm thú y ; ra ngoài tỉnh Chi cục thú y ; Ra nước ngoài Trạm kiểm dịch cửa khẩu hoặc trung thú y vùng * Cán bộ kiểm dịch cần: + Kiểm tra thực tế đàn gia súc; sức khỏe (có thể lấy mấu để xét nghiệm) + Kiểm tra giấy chứng nhận tiêm phòng(tiêm bs) +Đánh số tai( mặt trong tai phải) cấp giấy kiểm dịch * Cán bộ áp tải phải: + Theo dõi sức khỏe đàn gia súc(ghi chép) khi nghi có dịch bệnh cần dừng vận chuyển và báo cáo với thú y gần nhất + Cho gia súc ăn uống đấy đủ theo quy định + Không vứt xác gia súc chết và chất thải bừa bãi trên dọc đường đi + Có tránh nhiệm trình báo khi đi qua các trạm KD - Cán bộ tại nơi tiếp nhận cần : + Kiểm tra tất cả các loại giấy tờ theo quy định + Kiểm tra thực tế số lượng đàn gia súc + Kiểm tra thực tế sức khỏe đàn gia súc (lấy mẫu) + Hướng dẫn và kiểm tra việc tiêu độc phương tiện + Hướng dẫn và bố trí khu nuôi cách ly theo quy định 5. Quy định đối với vận chuyển sản phẩm động vật : - Chỉ được vận chuyển sản phẩm động vật đến nơi tiêu dùng bằng phương tiện chuyên dùng, có thiết kế và vật liệu phù hợp với từng loại sản phẩm,không ảnh tới phẩm chất của sản phẩm - Các sản phẩm tươi sống chưa qua chế biến cần có dấu kiểm soát giết mổ - Khoang chứa hàng ,thùng đựng các sản phẩm cần phải kín để ngăn ngừa sự tác động của môi trường và không làm ô nhiễm môi trường và đảm bảo mỹ quan + Có hệ thống làm lạnh để đáp ứng nhu cầu vệ nhiệt độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm IV. Một số bệnh thường xảy ra trong quá trình vận chuyển 1. Sự hao hụt trong vận chuyển - Tử số cho phép khi vận chuyển < 1% - Hao hụt trong qúa trình vận chuyển: Lợn mất 2,5 – 5,4 kg/ngày đầu Dê cừu mất 1,0 – 1,8 kg ngày đầu Bê mất 4 kg, ngày đầu Bò mất 5 – 7 kg / ngày đầu Các ngày sau sự hao hụt giảm dần 2: Bệnh vận chuyển: * Nguyên nhân : - Thay đổi điều kiên sinh lý bình thường: sợ sêt, không thoải mái, vận động nhiều, ăn ngủ thất thường Quá trình đồng hóa ít hơn dị hóa - Thời tiết khi vận chuyển không thuận lợi cho gia súc - Đường đi xấu, sóc, tốc độ vận chuyển quá nhanh - Gia súc phải nhốt chật chội,thiếu không khí, mất vệ sinh - Điều kiện chăm sóc không đảm bảo * Biểu hiện : Nếu nhẹ : Gia súc bình thường , sụt trọng lượng Nếu nặng : - Gia súc lảo đảo, hai chân sau quỵ xuống - Nhiệt độ hơi thấp, tim đập nhanh và yếu, hô hấp tăng nhưng khó thở - Nhu động ruột giảm Táo bón - Các niêm mạc xung huyết * Điều trị : - Đưa vào nơi thoáng mát, để đầu cao,xo bóp nhiều lần - Tiêm Glucoza 5 % vào tĩnh mạch ,cho uống rượu tiêm Vitamin, trợ sức 3 : Say sóng * Nguyên nhân : Vận chuyển bằng đường thủy dài ngày trong điều kiện chật chội * Biểu hiện : Gia súc choáng, ngã vật xuống,tim đập nhanh yếu Nghỉ ngơi một thời gian 4. Tổn thương cơ giới – bầm tím * Nguyên nhân : - Do nhốt quá chật,gia súc cắn và xô sát nhau - Phương tiện vận chuyển không đủ tiêu chuẩn * Cần : Rửa sạch,sát trùng vết thương, tiêm k .sinh 5 Hiện tượng co giật : Chủ yếu xảy ra trên gia súc cái mang thai - Triệu chứng giống như bệnh sốt sữa - Cần tiêm Glucoz, canxi 6. Bệnh Salmonella ở gia súc non Do điều kiện thay đổi giảm sức đề kháng bệnh xảy ra 7. Bệnh cảm nắng, cảm nóng : Do vận chuyển khi trời nắng, không có che, Do nhốt quá chật,kém thông thoángV. TIÊU ĐỘC PHƯƠNG TIÊN SAU KHI VẬN CHUYỂN 1. Nếu đàn gia súc khỏe mạnh : Phân,nước tiểu,chất đệm lót đem ủ, làm phân bón Phương tiện rửa bằng nước sạch 2. Nếu đàn gia súc nghi mắc bệnh truyền nhiễm : - Phân,đệm lót đem chôn hoặc ủ kỹ, Phương tiện cần sát trùng với thuốc hóa học, rửa lại bằng nước nóng – nước lạnh 3: Nếu gia súc mắc bệnh truyền nhiễm Phân, chất đệm lót, các dụng rẻ tiền cần đem đốt Phương tiện vận chuyển cần xát trùng bằng hóa chất mạnh: NaOH 5%, formol, H2SO4 5 %, nước vôi 20 %, sau đó rửa lại bằng nước nóng – nước lạnh Nhìn chung sau khi vận chuyển cần: - Nạo vét, quét dọn,thu gom các chất thải, đệm lót - Rửa bằng nước sạch - Sát trùng phương tiện bằng các loại hóa chất - Rửa lại bằng nước sạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c_6_ve_sinh_van_chuyen_3862.ppt