Chương VI: Lao động và tiền lương trong xây dựng

+ Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế = Số sản phẩm làm ra x Đơn giá tiền

lương cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ Tiền lương sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng

suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính, nó được xác định

bằng tích giữa số sản phẩm lao động gián tiếp với đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản

phẩm gián tiếp.

+ Tiền lương sản phẩm có thưởng: được xác định bằng tiền lương sản phẩm trực tiếp

cộng với các khoản tiền thưởng.

+ Tiền lương sản phẩm luỹ tiến (luỹ kế): đối với số lượng sản phẩm nằm trong định

mức được trả theo đơn giá tiền lương cố định, còn số sản phẩm vượt định mức được trả

theo đơn giá tăng dần.

pdf13 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chương VI: Lao động và tiền lương trong xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá nhiều bậc thì việc xếp lương sẽ dễ dàng nhưng không kích thích được người công nhân phấn đấu tăng lương. Ngược lại, nếu 1 thang lương có quá ít bậc thì sẽ kích thích được người lao động cố gắng để tăng lương nhưng việc xếp lương sẽ khó khăn và dễ gây ra hiện tượng tiêu cực. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường - Trong XDCB hiện nay chúng ta đang áp dụng bảng lương A1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2004: NHÓM/HỆ SỐ BẬC I II III IV V VI VII Nhóm I - Hệ số: 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Nhóm II - Hệ số: 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Nhóm III - Hệ số: 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 - Trong đó: + Nhóm I gồm: Mộc, nề, sắt; Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường; Sơn, vôi, cắt kính; Bê tông; Duy tu, bảo dưỡng đường, sân bay; Sửa chữa cơ khí tại hiện trường và các công việc thủ công khác. + Nhóm II gồm: Vận hành các loại máy xây dựng; Khảo sát, đo đạc xây dựng; Lắp đặt máy mộc, thiết bị, đường ống; Bảo dưỡng máy thi công; Xây dựng đường giao thông; Tuần đường, tuần cầu; Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; Kéo phà, kéo cầu phao thủ công. + Nhóm III gồm: Xây lắp đường điện cao thế; Xây lắp cầu; Xây lắp công trình thuỷ; Xây dựng đường sân bay; Xây dựng công trình ngầm; Xây dựng công trình ngoài biển; Đại tu, làm mới đường sắt. d) Mức lương - Mức lương là số tuyệt đối về tiền lương trả cho người lao động trong 1 đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng). - Mức lương cùng bậc của các ngành sx khác nhau là khác nhau, nó thể hiện sự ưu tiên của xã hội là khác nhau đối với tính cần thiết của ngành nghề, tính chất sản xuất và điều kiện sinh hoạt làm việc… - Mức lương bậc 1 (mức lương tối thiểu) của mỗi thang lương được quy định làm căn cứ để trả lương cho các bậc tiếp theo: Ln = Kn . L1 Trong đó: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường L1, Ln: là mức lương của bậc 1 và bậc n. Kn: hệ số cấp bậc lương (có sẵn của mỗi người). Note: - Hiện nay theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 là 540 nghìn đồng/tháng. 6.4.3 CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG a) Hình thức tiền lương theo thời gian - Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương được trả trên cơ sở thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian. Tiền lương ngày = Số giờ làm việc trong ngày x Đơn giá tiền lương giờ Tiền lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương ngày - Có 2 loại lương thời gian: + Lương thời gian giản đơn: Tiền lương nhận được = Thời gian lao động x Đơn giá tiền tính cho 1 đơn vị thời gian. + Lương thời gian có thưởng: Tiền lương nhận được = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng. - Ưu điểm của hình thức tiền lương theo thời gian là: + Tính toán đơn giản, dễ xác định. + Phản ánh 1 phần chất lượng lao động, điều kiện lao động và trình độ lao động của người công nhân thông qua đơn giá tiền lương ứng với mỗi ngành nghề. - Nhược điểm: + Vi phạm nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm. + Không đánh giá chính xác được kết quả làm việc của người lao động. + Không kích thích được sự sáng tạo, tự giác và tăng năng suất của người lao động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa. - Phạm vi áp dụng: + Hình thức lương thời gian được áp dụng cho những trường hợp khi khối lượng công việc không thể đo tính được rõ ràng và áp dụng cho tiền lương của cán bộ quản lý, công chức, viên chức. b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm - Theo hình thức này thì tiền lương của công nhân nhận được trong 1 thời gian nào đó = Số sản phẩm do họ làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. - Tiền lương theo sản phẩm được chia ra thành các loại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường + Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế = Số sản phẩm làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. + Tiền lương sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính, nó được xác định bằng tích giữa số sản phẩm lao động gián tiếp với đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm gián tiếp. + Tiền lương sản phẩm có thưởng: được xác định bằng tiền lương sản phẩm trực tiếp cộng với các khoản tiền thưởng. + Tiền lương sản phẩm luỹ tiến (luỹ kế): đối với số lượng sản phẩm nằm trong định mức được trả theo đơn giá tiền lương cố định, còn số sản phẩm vượt định mức được trả theo đơn giá tăng dần. + Lương khoán gọn: được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá khoán và thời gian hoàn thành công việc. Lương khoán gọn không phụ thuộc vào số lượng lao động của đơn vị nhận khoán. Tiền lương của mỗi cá nhân trong tổ, đội nhận khoán được phân phối theo số lượng, chất lượng và có xét đến tinh thần, thái độ (do nội bộ đơn vị nhận khoán phân chia). 6.4.4 TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP 1. Tiền thưởng Tiền thưởng của các thành viên trong DN được trích từ quỹ khen thưởng của DN. Tuỳ thuộc vào cách phân loại mà tiền thưởng được chia ra thành các loại sau: - Nếu xét theo thời gian ta có: + Tiền thưởng thường xuyên, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất. + Thưởng cuối thời gian xd 1 công trình hay 1 hợp đồng xây dựng. - Nếu xét theo chỉ tiêu xét thưởng: + Thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. + Thưởng do hạ giá thành sản phẩm. + Thưởng do tăng NSLĐ. + Thưởng do rút ngắn thời gian xây dựng. + Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch. + Thưởng do tiết kiệm vật tư. + Thưởng do tìm kiếm được việc làm. - Tóm lại, tất cả các cá nhân và tập thể mà qua hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm lợi cho DN đều được thưởng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH Bài giảng môn: Kinh Tế Xây Dựng ThS. Phạm Phú Cường 2. Phụ cấp - Bên cạnh tiền lương, các DN còn áp dụng các khoản phụ cấp cho người lao động được xác định theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, bao gồm: + Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu bao gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. + Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể trưởng Ban kiểm soát) và 1 số người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. + Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm có 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. + Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người mới đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong_6.pdf