Giáo viên và người nuôi trẻ cần biết phải làm gì khi trẻ bị chấn thương hay đột nhiên trở
bệnh nặng. Người chăm sóc trẻ thông thường là cha mẹ, người giám hộ hợp pháp, họ hàng hay
những người nuôi dưỡng khác. Sơ cứu trẻ là những chăm sóc ban đầu khi trẻ bất ngờ trở bệnh
hay chấn thương cho đến khi nhân viên y tế, cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ có mặt
và đảm nhận trách nhiệm chăm sóc y tế cho trẻ. Sơ cứu là nhằm mục đích giữ tình trạng trẻ
không xấu hơn chứ không nhằm thay thế việc điều trị y khoa phù hợp. Sau khi sơ cứu thích hợp,
giáo viên cần thông báo cho cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ và nhân viên y tế sẽ xác
định tiếp việc điều trị cho trẻ sau đó, nếu có.
140 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chương trính sơ cứu trẻ ở trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bệnh do ve
truyền sang người và những phương thức thích hợp để làm giảm nguy cơ bị ve đốt
Ve nhiều chân màu đen (black legged deer tick) Ve cái hình sao (lone star tick)
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
90
Điều bạn cần TÌM
- Một con ve đang bám trên da hoặc một vết sưng tấy còn mới
Điều bạn cần LÀM
Cách sơ cứu khi trẻ bị ve đốt
1) Lấy kẹp gắp con ve ra khỏi da
2) Kẹp con ve ở vị trí càng gần bề mặt da càng tốt và kéo ngược trở ra, kéo vừa đủ lực
chỉ để căng mặt da. Giữ yên tư thế đó để con ve tự nhả ra. Điều này mất khoảng vài
giây. Không xoắn hay giật mạnh con ve vì có thể khiến chúng không được lấy ra hết
toàn bộ. Không kẹp con ve ở ngoài rìa cơ thể chúng do có thể làm chúng vỡ nát và
những chất nhiễm trùng có thể hòa lẫn vào vết đốt
3) Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
91
4) Trong vài tuần sau đó, theo dõi sự đỏ lên ở vùng da bị đốt. Nếu xuất hiện đỏ da, hoặc
trẻ bị ốm, phụ huynh hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp cần đưa trẻ tới nhân viên y tế
5) Thông báo cho phụ huynh hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp rằng bạn đã lấy con ve ra
khỏi người trẻ và họ cần theo dõi những phản ứng xảy ra sau đó
Lời khuyên về sơ cứu: Không sử dụng những cách không hiệu quả sau đây để lấy con ve ra:
Mỡ
Nước sơn móng tay
Cồn
Xăng hoặc dầu hỏa
Đầu que diêm vừa được thổi tắt nhưng vẫn còn nóng
RẮN CẮN
Điều bạn cần BIẾT
20 trong tổng số 120 loài rắn ở Mỹ có nọc độc. Tất cả 48 bang (ngoại trừ Maine) đều có
ít nhất 1 loài rắn độc; ở Hawaii và Alaska thì không có (Hình 9-5). Ở một số vùng, loài rắn có
thể tràn ra mặt đất sau những cơn mưa lớn
A rắn đuôi chuông, B rắn hổ mang, C rắn chàm quạp, D rắn hổ mang nước
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
92
Chỗ trú ẩn bị ngập khiến loài rắn kiếm vùng đất khô ráo hơn. Rắn không có độc cũng có thể cắn,
nhưng thường thì loài rắn luôn cố gắng tránh xa con người. Mặc dù vết cắn do rắn độc là một
thương tổn nghiêm trọng, nhưng ít khi tử vong. Rắn độc bao gồm rắn chuông, rắn hổ mang, rắn
chàm quạp, rắn hổ mang nước
Điều bạn cần TÌM
Hai vết thương nhỏ, sâu cách nhau khoảng 1.5 cm (một số trường hợp chỉ có một vết
răng)
Trẻ đau rát nhiều chỗ vết cắn
Sưng phù nhanh
Thâm tím và xuất hiện những bóng nước hoại tử (có thể trong vòng 6 – 10 giờ)
Trong những trường hợp nặng, có nôn ói, toát mồ hôi và mệt mỏi toàn than
Điều bạn cần LÀM
Sơ cứu trẻ bị rắn cắn
- Đưa trẻ và những người khác tránh xa khỏi con rắn
- Giữ trẻ nằm yên, trấn an để làm chậm tốc độ lan truyền của nọc rắn. Chân hay tay bị rắn
cắn nên được giữ ngang hoặc thấp hơn tim để tránh lan truyền nọc độc
- Gọi cấp cứu và Trung tâm Chống Độc
Lời khuyên về sơ cứu
Không sử dụng phương pháp rạch và hút máu để lấy nọc độc
Không sử dụng miệng hút chất độc do miệng đầy vi khuẩn làm gia tăng khả năng
nhiễm trùng
Không băng ép chặt quanh chân hay tay bị cắn vì có thể làm tổn thương thêm
Gọi Cấp Cứu ngay lập tức
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
93
NHỆN CẮN
Điều bạn cần BIẾT
Hầu hết loài nhện đều có độc. Chúng sử dụng nọc độc để làm tê liệt và giết chết con mồi. Có
khoảng 60 loài nhện ở vùng Bắc châu Mỹ có thể cắn người; dù vậy, chỉ có vài loài có nọc độc
đáng lưu ý. Tử vong ít khi xảy ra. Tuy nhiên, loài nhện “Kẻ Ẩn Dật Nâu” và “Góa Phụ Đen”
được biết là có thể gây chết người
Con nhện cái “Góa Phụ Đen” có cơ thể màu đen với những bớt màu đỏ hay màu vàng có
hình đồng hồ cát ở trên bụng. Chúng có ở 48 bang. Chỉ có con cái là nguy hiểm, trong khi con
đực thì quá nhỏ để cắn thủng da người
Vết đốt thường ít được phát hiện hoặc có thể có cảm giác như kim châm nhẹ. Nọc độc của
“Góa Phụ Đen” rất độc và tấn công các cơ của con người. Triệu chứng thường là đau cơ nghiêm
trọng và chuột rút
Nhện “Góa Phụ Đen”
Nhện “Kẻ Ẩn Dật Nâu” còn được gọi là Nhện Vĩ cầm hay Nhện lưng đàn vĩ cầm. Vết bớt
trên lưng có hình dạng chiếc đàn vĩ cầm giúp nhận ra chúng. Cả con đực và con cái đều độc
Hiếm khi gặp đúng lúc một con nhện Vĩ cầm đang đốt người vì vết cắn không đau và đa số
nạn nhân bị cắn trong lúc ngủ. Mức độ trầm trọng của vết cắn thay đổi từ dạng khó chịu nhẹ tại
chỗ cho đến khả năng gây chết người
Điều bạn cần TÌM
- Những vết đốt nhỏ
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
94
- Đau:
Bắt đầu là đau âm ỉ chỗ bị cắn
Sau đó lan ra những cơ xung quanh
Đau lan đến bụng, lưng, ngực và chân
- Bóng nước tại chỗ vết cắn
- Phù nhẹ và trắng bạch da tại chỗ vết cắn
- Tổn thương mô mềm lan tỏa
Nhện “Kẻ Ẩn Dật Nâu”
Điều bạn cần LÀM
Sơ cứu trẻ bị nhện cắn
1) Nếu vết cắn nghi ngờ do “Kẻ Ẩn Dật Nâu” hay “Góa Phụ Đen”, gọi cấp cứu. Rửa
sạch vết cắn bằng xà phòng và nước
2) Chườm lạnh với một miếng vải lót bên dưới để làm giảm đau và làm chậm tác hại của
độc tố
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
95
3) Gọi Trung tâm Chống Độc và báo cho phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp của
trẻ
Bạn có biết?
Đối với vết cắn do “Góa Phụ Đen” gây ra, có một loại thuốc kháng độc thường được
dự trữ để sử dụng cho trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) và người già (trên 60 tuổi) và cho những nạn nhân
có những phản ứng nghiêm trọng. Thuốc kháng độc dành cho loài nhện “Kẻ Ẩn Dật Nâu” và
những loài nhện khác hiện nay chưa có
SINH VẬT BIỂN CẮN ĐỐT
Điều bạn cần BIẾT
Khi bị các sinh vật ở biển đốt, có thể gây ra một loạt những tác hại. Nhận biết các loại con vật
gây khó chịu là điều rất quan trọng, vì đa phần các trường hợp, việc chăm sóc sẽ chuyên biệt cho
từng loại sinh vật.
Hằng năm, các loại sứa (nhất là những con sứa có nọc độc - portuguese man-of-war) thường ở
các chỗ nước nông đốt hơn triệu người. Cơ thể phản ứng rất đa dạng khi bị đốt, có thể viêm ửng
nhẹ hay phản ứng rất dữ dội. Những phản ứng này gây ra do các nọc độc tiết ra từ sứa.
Điều bạn cần TÌM
- Những đường vằn như roi đánh ửng đỏ (do các vòi của sứa quất vào)
- Đau, bỏng rát
- Co rút cơ
Điều bạn cần LÀM:
Sơ cứu khi trẻ bị sứa cắn
1. Mang trẻ lên bờ
2. Rửa sạch da với nước biển
3. Tưới nước giấm lên chỗ da ửng đỏ cho đến khi giảm đau. Khác vói nước sạch, nước giấm
giúp làm giảm tác hại của nọc độc.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
96
4. Cố gắng gắp bỏ các tua sứa lung nhùng còn bám lại bằng những dụng cụ có góc cạnh như
thẻ ngân hàng hay nhíp. Không dùng tay không để chạm vào tua sứa.
Lưu đồ
Các bước sơ cứu khi bị động vật cắn
Điều đầu tiên là tách trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm
Nếu vết cắn gây chấn thương nghiêm trọng hay chảy máu không thể cầm được, cần gọi cấp cứu
Nếu bị cắn bởi: chồn, gấu trúc Mỹ, dơi, cáo, chó sói hay những con vật gây vết cắn khác lạ, hay
không biết có chủng ngừa chưa, cần gọi cấp cứu
Chăm sóc bất kì vết thương hay vết bầm nào, rửa và tưới sạch bất kì vết thương hở nào.
Nếu con vật nuôi cắn đã có chích ngừa, cần liên hệ các trung tâm y tế gần nhất hay cơ quan kiểm
soát động vật.
Sơ cứu khi trẻ bị côn trùng chích đốt
Điều đầu tiên là tách trẻ và mọi người ra khỏi nơi trẻ bị chích đốt
Lấy các ngòi chích hay những gì của côn trùng còn lưu lại trên người
Dùng thẻ như thẻ tín dụng hay móng tay dài để lấy ngòi chích ra
Dùng nhíp gắp con ve ra khỏi da
Dùng băng keo lấy lông sâu bướm đang bám trên da trẻ ra.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
97
Rửa với xà bông bất kì vết thương hở nào và tưới sạch dưới vòi nước chảy.
Chườm lạnh và nâng chi lên để giảm đau, sưng ở chỗ bị thương
Cho trẻ có tiền cân dị ứng uống thuốc theo chỉ dẫn
Sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn
Điều đầu tiên là tách trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm
Trấn an trẻ để trẻ càng bình tĩnh càng tốt, hạ phần cơ thể bị cắn xuống thấp hơn vị trí của tim.
Cần gọi cấp cứu để được hướng dẫn.
Câu hỏi lượng giá
Cách chăm sóc vết cắn do động vật gây ra
a. Thoa kem kháng sinh lên chỗ bị cắn
b. Để trẻ mút những vết cắn nhỏ
c. Rửa sạch vết thương với xà bông và nước sạch
d. Không băng vết thương, để không khí giúp làm khô vết thương.
Hầu hết các loại ve:
a. Sẽ không gây bệnh, nếu rũ sạch chúng trước khi cắn
b. Sẽ bò lên bề mặt da nếu áp nóng vào da
c. Xuất hiện vào mùa đông
d. Không cần phải lấy chúng ra khỏi cơ thể liền
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
98
Cách tốt nhất để loại bỏ ve:
a. Thoa dầu bôi trơn, dầu đậu phộng hay nước sơn móng tay để ve rơi ra
b. Nhỏ vài giọt cồn hoặc xoa cồn lên ve
c. Dùng nhíp gắp ve bám chặt vào da.
d. Dùng que diêm nóng đỏ chích vào ve để ve rớt ra khỏi da.
Điều gì quan trọng NHẤT khi chăm sóc trẻ bị rắn độc cắn
a. Chườm nóng lên vết cắn
b. Quấn garo để giảm lan truyền nọc độc
c. Gọi cấp cứu
d. Nâng cao vết thương.
Thuật ngữ
Bệnh dại : Một bệnh do virus sống trong các động vật máu nóng có vú có thể gây tử vong và lan
truyền chủ yếy qua các vết cắn.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
99
CHƯƠNG 9 : NGỘ ĐỘC
Mục tiêu học tập
- Nhận biết một trẻ có nuốt, tiếp xúc hoặc hít phải độc chất
- Xác định được các bước sơ cứu thích hợp ban đầu cho trẻ nuốt phải độc chất
- Xác định được các bước sơ cứu thích hợp ban đầu cho trẻ hít phải độc chất
- Xác định được các bước sơ cứu thích hợp ban đầu cho trẻ tiếp xúc với độc chất có nguồn
gốc thực vật
Giới thiệu
Chất độc là một chất khi nuốt , hít, hay hấp thu qua da có thể gây nguy hại cho cơ thể ,
gây bệnh đôi khi dẫn đến tử vong. Một lượng nhỏ độc chất có thể gây nhiều tác hại nghiêm
trọng. Ngộ độc là một trong những nguyên nhân chấn thương phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi.
Điều bạn cần BIẾT
Những sản phẩm bạn đang dùng mỗi ngày có độc tính cao và có thể gây hại. Chúng có
thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu nuốt phải. Thông thường, những chất độc mắc phải ở trẻ em là
thuốc men, sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thức uống có cồn hay sản phẩm từ dầu khí như hơi
ga.
Trẻ nhỏ thường có khuynh hướng tìm hiểu xung quanh. Những vật chứa bằng chất dẻo có
màu , những viên thuốc nhiều màu hay những vật chưa bao giờ nhìn thấy đều khiến trẻ tò mò.
Nếm thử là cảm giác đầu tiên mà trẻ nhỏ trước tuổi đến trường hay làm khi muốn tìm hiểu về
một vật mới bất chấp đó có phải là đồ chơi, thực phẩm, hóa chất hay cây trồng. Ngộ độc thường
xảy ra khi người lớn thấy mệt mỏi hay đang bận việc , hay khi trẻ bị bỏ một mình (chỉ cần một
thời gian ngắn) với những lọ có chứa độc chất không cất đi hay quên đậy nắp. Các trường hợp
ngộ độc thời niên thiếu có thể ngăn ngừa bởi việc sử dụng an tòan và bảo quản kỹ lưỡng với các
đồ tiêu dùng và thuốc men trong hộ gia đình . Vì vậy nên giữ các đồ tiêu dùng và thuốc men
trong các ngăn chứa nằm trên cao,hộp đậy an tòan và xa tầm tay trẻ em.
Cũng như người lớn, trẻ em biết rất ít về cây cối có chất độc. Bởi trẻ em thường hay sờ
và nếm thử những cây này khi muốn tìm hiểu về chúng như nếm những chiếc lá, trái dâu, bông
hoa.Ngộc độc có thể xảy ra khi nuốt phải những cây này, chất độc có thể được thấm qua da hay
hít phải khói từ ngọn lửa đốt những cây có chứa độc chất. Vì sự an tòan của trẻ, bạn nên biết tên
của các lòai cỏ, cây cối, trái cây gần nơi ở của trẻ.Khi trẻ nuốt phải thành phần của cây, bạn nên
mang trẻ và mẫu cây và gọi cho trung tâm về độc chất. Trung tâm sẽ hỗ trợ cho bạn.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
100
Một số ít các loại cây cũng có thể gây phản ứng hóa học thậm chí phản ứng dị ứng khi
chúng tiếp xúc qua da. Một số loại cây độc như thường xuân, cây hồi, cây sơn có thể thấy trên
toàn nước Mỹ.
Cây sơn Cây hồi Thường xuân
Bạn có biết ?
Những lọ chứa thuốc bảo vệ an toàn cho trẻ được sản xuất từ những năm 1970. Những lọ thuốc
này hạn chế sự tiếp xúc của trẻ để ba mẹ có cơ hội tìm thấy trẻ trước khi chúng nuốt phải.
Bạn có biết ?
Một trong những tác nhân hàng đầu gây ngộ độc ở trẻ em là acetaminophen. Là tác nhân gây độc
cho gan và tử vong.
Tiếp xúc với tinh dầu từ cây cỏ có thể gây ra những phản ứng hóa học hay các phản ứng
dị ứng muộn biểu hiện qua các dạng mẩn đỏ ở nhiều mức độ. (Hình 10-3) Trẻ em có thể tiếp xúc
trực tiếp với tinh dầu qua việc nếm lá cây, hạt, rễ, hay gián tiếp thông qua các dụng cụ, quần áo,
thú nuôi hay bất kỳ vật gì dính phải các lọai cây cỏ này. Khói từ đám cháy đốt bụi cây cũng chứa
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
101
tinh dầu, chúng sẽ thâm nhập qua da, mũi họng vào phổi. Một phản ứng như vậy có thể xảy ra
khi tiếp xúc với cây cỏ trong bất kỳ mùa nào trong năm và bất kỳ phần nào của cây.
Ngộ độc đường thở có thể xảy ra do hít cacbon oxit (CO) từ lò sưởi bị hư hay từ khói của
xe trong gara đóng kín. Ngộ đôc cacbon oxit nhanh chóng gây bất tỉnh và đôi khi là những cơn
đau đầu dữ dội. Nó thường gây tử vong. Ngộ độc đường hô hấp cũng xảy ra khi trẻ cố ý hít các
chất hóa học như keo dán đá hay hồ dán.
Điều bạn cần TÌM
- Nuốt phải độc chất:
Những lọ thuốc , hóa chất để mở
Những chất lạ dính trên miệng hay quần áo
Sang thương quanh môi chỉ điểm một hóa chất gây ăn mòn
Buồn nôn hay nôn ói
Đau bụng hay tiêu chảy
Lơ mơ
Mất tri giác
- Tiếp xúc với thực vật có độc:
Mẩn đỏ
Ngứa
Đỏ da
Nốt phỏng
Sưng nề
- Hít phải độc chất:
Nguồn hơi/khói bốc lên có thể có hoặc không có mùi
Thay đổi tính cách
Thay đổi vẻ ngoài
Bạn có biết?
Trong quá khứ, Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ đã đề nghị giữ lấy những lọ si
rô ipeac tại nhà như một cách điều trị ngộ độc. Nhưng từ tháng 10 năm 2003 Viện hàn
lâm đã rút bỏ khuyến cáo này vì có những nghiên cứu chỉ ra rằng những si rô này không
có hiệu quả trong trị ngộ độc. Thậm chí khi trẻ em nôn ói sau khi được uống si rô thì vẫn
còn một lượng lớn độc chất trong dạ dày. Khi chính quyền địa phương đề nghị sử dụng
si rô này, các giáo viên, người nuôi trẻ nên cảnh báo cho họ với những thay đổi từ
khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
102
Điều bạn cần LÀM
8 bước sơ cứu cho trẻ
Bước 1:
Quan sát hiện trường
Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị ngộ độc: xung quanh có an toàn hay
không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra.
Bước 2:
Đánh giá ABC
Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở,
Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây
hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không.
Bước 3:
Giám sát
Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi
người khác.
Bước 4:
Đánh giá ABCDE
Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần
hoàn, Disability - thần kinh và Everything else - những điều khác, để
quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì.
Bước 5:
Sơ cứu
Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật.
Bước 6:
Thông báo
Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp
của trẻ càng sớm càng tốt.
Bước 7:
Giải thích và trấn an
Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có
thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc
chấn thương cũng như quá trình sơ cứu.
Bước 8:
Hồ sơ
Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
103
Sơ cứu trẻ nuốt phải độc chất
1) Thu thập thông tin và trấn an bệnh nhi. Cố gắng xác định những điều sau:
- Tuổi và cân nặng của trẻ
- Trẻ đã nuốt cái gì
- Lượng nuốt phải
- Thời điểm nào
- Tình trạng của trẻ
2) Nếu trẻ có đáp ứng cần gọi cho Trung tâm chống độc. Mang theo trẻ và vật chứa độc chất
đến trung tâm. Làm theo hướng dẫn của Trung tâm chống độc
3) Nếu trẻ không đáp ứng gọi cấp cứu và thực hiện các bước xử trí suy hô hấp
4) Đặt trẻ nằm nghiêng 1 bên. Nghiêng về bên trái có thể làm chậm quá trình làm trống các
chất chứa trong dạ dày. Tư thế này có thể giúp mở đường thở và khi ói sẽ theo ra đường
miệng.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
104
Sơ cứu trẻ tiếp xúc với thực vật độc
1) Nếu da của trẻ tiếp xúc với các phần của cây độc, cần rửa ngay phần tiếp xúc đó dưới vòi
nước chảy mạnh và xà phòng. Nếu mắt hay miệng của trẻ có tiếp xúc thì dội rửa bằng
nước.
2) Gọi cho Trung tâm chống độc để được hướng dẫn.
Sơ cứu trẻ hít phải độc chất
1) Di chuyển trẻ khỏi hiện trường và gọi cấp cứu
2) Nếu trẻ có đáp ứng thì gọi trung tâm chất độc hại
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
105
3) Nếu trẻ không đáp ứng thì thực hiện các bước xử trí suy hô hấp.
Lưu đồ
Sơ cứu trẻ nuốt phải độc chất
Trẻ có tỉnh táo không?
CÓ KHÔNG
Gọi Trung tâm độc chất Trẻ có thở không
Có Không
Gọi cấp cứu Thổi ngạt
Gọi cấp cứu
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
106
Sơ cứu trẻ hít phải độc chất
Di chuyển trẻ khỏi hiện trường
Trẻ có tỉnh táo không?
?
CÓ Trẻ có thở không ?
Có Không
Gọi cấp cứu Thổi ngạt
Gọi cấp cứu
Gọi cấp cứu
KHÔNG
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
107
Câu hỏi lượng giá
Trường hợp nào sau đây trẻ nuốt phải chất độc mà không cần gọi đến Trung tâm phòng chống
nhiễm độc?
a) Bé còn tỉnh táo và khóc.
b) Bé thở đều và da vẫn hồng hào.
c) Theo bạn đánh giá thì bé chỉ nuốt một lượng rất nhỏ chất độc.
d) Không có câu nào đúng.
Nơi an toàn để giữ những sản phẩm lau rửa có thể gây hại cho trẻ là:
a) Trong chai được vặn nút chặt, đặt trên bồn rửa.
b) Trong chai nước ngọt được dán nhãn rõ ràng và vặn nút chặt.
c) Nơi vượt khỏi tầm tay trẻ em và được khóa lại.
d) Trong tủ đồ đã đóng kín cửa.
Khi trẻ nuốt phải chất độc và còn phản ứng thì số điện thoại cần gọi đầu tiên là:
a) Trung tâm phòng chống độc chất quốc gia
b) Bác sĩ của bé.
c) Cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp.
d) Giám đốc tòa nhà chung cư bạn đang ở.
Chất độc trong cây thường xuân có độc:
a) Nằm ở lá
b) Không có ở rễ
c) Chỉ có độc vào mùa thu và mùa đông
d) Nằm ở mọi bộ phận của cây
Thuật ngữ
Chất độc : Một chất mà khi chúng ta nuốt hay hít phải hay bị thấm qua da (từ thực vật) có thể
gây bệnh, tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc dẫn đến tử vong.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
108
Chương 10: BỎNG
Mục tiêu học tập:
Học viên có thể:
Xác định các loại bỏng cần phải sơ cứu và loại bỏng không cần sơ cứu
Mô tả các phương thức sơ cứu phù hợp cho trẻ bị bỏng
Xác định các triệu chứng bỏng do điện
Mô tả các phương thức sơ cứu bỏng do điện
Giới Thiệu
Bỏng là một tổn thương da do nguyên nhân nhiệt, bức xạ, hoá chất hoặc điện đưa đến tổn thương
cơ thể. Nguồn nhiệt có thể là nước nóng, hơi nước, bề mặt nóng và lửa. Bỏng do hóa chất có thể
do chất ăn mòn hoặc chất ăn da. Dạng bỏng bức xạ phổ biến nhất là bỏng nắng do tia tử ngoại
gây ra. Tiếp xúc với điện gây ra bỏng điện. Tổn thương do bỏng có thể rất đau và có thể cần một
thời gian dài để lành vết thương. Vết bỏng nặng có thể để lại cho trẻ những tổn thương lâu dài về
mặt tình cảm và thể xác.
Điều Bạn Cần Biết:
Bỏng ở trẻ đi chập chững và độ tuổi trước khi đến trường phần lớn do các chất lỏng nóng và dầu
mỡ. Trẻ nhỏ bị bỏng ít hơn những trẻ lớn vì chúng ít đi lại hơn. Bỏng do lửa xảy ra khá thường
xuyên ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi. Các đám cháy tạo nhiều khói có thể gây nguy hiểm vì các hoá chất
có trong khói có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho lớp tế bào bề mặt đường thở và phổi.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
109
Chất ăn mòn hoặc chất ăn da gây bỏng do sự phá huỷ da nơi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Thời
gian hoá chất tiếp xúc với cơ thể càng dài, thì tổn thương càng nghiêm trọng. Chất ăn mòn hoặc
chất ăn da có thể là nước giặt quần áo, nước làm sạch cống, pin axít. Nhãn của hoá chất có ghi
chú là chất này có thể gây bỏng hay không. Các hoá chất nguy hiểm này phải được cất giữ và sử
dụng cẩn thận và phải tránh xa tầm tay trẻ em.
Trẻ em rất hiếu động và trong lúc ham mê khám phá, có thể đến nơi có điện nguy hiểm, như ổ
điện và dây dẫn vào các thiết bị điện dân dụng. Trẻ có thể cố cho đồ vật, chẳng hạn như cái nĩa,
vào ổ điện. Trẻ nhũ nhi có thể ngậm dây điện. Thông thường, trẻ bị hất văng ra do cơ co gấp
mạnh ngay sau khi tiếp xúc với điện. Tuy nhiên, sự co cơ này cũng có thể làm trẻ bị dính vào
thay vì bị hất ra sau khi tiếp xúc với điện, điều này làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
Các ổ điện nên có dụng cụ bảo vệ để tránh các tổn thương
Tuỳ thuộc vào lượng điện tiếp xúc, tổn thương có thể chỉ là một vết đỏ da nhỏ hoặc tổn thương
nặng. Bỏng điện có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đối với mô sâu bên dưới mặc dù chỉ
thấy một tổn thương nhỏ trên bề mặt da. Điện giật tại nhà thường không đe doạ tính mạng. Tuy
nhiên, điện giật có thể gây ngưng tim. Nếu trẻ bị tổn thương do điện vẫn còn tiếp xúc với nguồn
điện, nguồn điện có thể đi qua và gây tổn thương cho bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ.
BẠN CÓ BIẾT?
Nhiệt độ trên 50˚C có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da trong vòng vài giây.
Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ đã ban hành luật giới hạn nhiệt độ của các dụng cụ tiếp
dẫn nước cho học sinh tiểu học và các trung tâm chăm sóc trẻ em. Bạn nên hiểu rõ các
qui định sở tại và xử lý vấn đề trong cơ sở của bạn.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
110
Độ nặng của bỏng được đánh giá dựa vào ba yếu tố chính: kích thước, vị trí và độ sâu. Kích
thước, vị trí, độ sâu của một vết bỏng quyết định các loại thuốc cần can thiệp điều trị. Vết bỏng
càng rộng và càng sâu thì tổn thương càng nặng. Vết bỏng ở mặt, tay, chân, hoặc cơ quan sinh
dục thì nghiêm trọng hơn ở những vùng khác của cơ thể. Thât không may, trẻ thường bị bỏng ở
vùng mặt, tay, chân hoặc bộ phận sinh dục khi chúng tiếp xúc với nắp che lò nấu, chạm vào các
thiết bị điện gia dụng, hoặc đổ chất lỏng nóng lên quần áo. Một vết bỏng được xem là nhẹ ở
người lớn có thể là nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
Bạn có thể mô tả vùng bị bỏng bằng cách so sánh với một vật quen thuộc (ví dụ: bằng 1 phần tư)
hoặc tỷ lệ với một phần của cơ thể (ví dụ: nửa cái lưng). Bạn cũng có thể ước lượng phần trăm
diện tích bỏng bằng cách sử dụng lòng bàn tay của trẻ. Lòng bàn tay trẻ xấp xỉ 1% tổng diện tích
bề mặt cơ thể trẻ. Số lượng diện tích lòng bàn tay của vùng tổn thương ước lượng phần trăm diện
tích bề mặt cơ thể bị bỏng.
BẠN CÓ BIẾT?
Những người có tiền sử một hay nhiều lần rộp da do bỏng nắng trong thời thơ ấu hoặc
thiếu niên sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư da cao gấp hai lần. Sự tiếp xúc lâu
dài với ánh nắng mặt trời (tia cực tím, UV) là nguyên nhân chính của hầu hết các
trường hợp ung thư da. Hơn phân nửa thời gian tiếp xúc tia UV trong một cuộc đời
con người là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Bảo vệ để tránh tiếp xúc tia UV làm
giảm nguy cơ bị ung thư da. Khi trẻ chơi ngoài trời, chúng nên mặc áo choàng, tìm
bóng mát và sử dụng chất chống nắng hay kem chống nắng. Chất chống nắng chứa
một loại hoá chất mà khi thoa lên da sẽ ngăn sự tổn thương bởi tia UV. Kem chống
nắng là kem bảo vệ không cho tia tử ngoại tiếp xúc với da. Không giống với những
vết bỏng khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nóng, đau rát ở da do bỏng nắng cần có thời
gian để hình thành.
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
111
Thông thường, nhân viên y tế mô tả độ sâu của vết bỏng liên quan tới độ dầy của mô bị tổn
thương. Bỏng bề mặt, hoặc bỏng độ 1, chỉ liên quan đến phần trên cùng của da. Da màu hồng,
nhưng không rộp da. Khi tổn thương sâu hơn, nhưng không hết bề dầy của da, gọi là tổn thương
da một phần hoặc bỏng độ 2. Bỏng độ 2 là một dạng của rộp da. Vết bỏng liên quan đến toàn bộ
bề dầy của da cũng có thể liên quan đến mô sâu hơn ở dưới da, đây là loại nghiêm trọng nhất của
bỏng gọi là bỏng độ 3. Bỏng độ 3 có thể làm phá hủy toàn bộ bề dầy của da, cơ và thần kinh.
TRIỆU CHỨNG:
Bỏng độ 1:
Hồng hoặc đỏ da
Sưng nhẹ, không rộp da
Đau ít hoặc vừa.
Bỏng độ 2:
Da đỏ sậm hoặc đỏ sáng
Rộp da
Sưng
Đau vừa hoặc nặng.
Bỏng độ 3
Đỏ, da bị đốt thành màu trắng, đen hoặc thành than
Sưng
Có thể đau nhiều ở vùng xung quanh vùng bỏng độ 3 mặc dù tại vùng bị bỏng không thấy
đau hoặc đau rất ít. Tại mô bị bỏng độ 3, các dây thần kinh đã bị phá huỷ. Mô xung
quanh vùng bỏng độ 2 chỉ bị bỏng độ 1 hoặc 2 có các dây thần kinh truyền cảm giác đau
về não.
Bỏng hoá học:
Thay đổi màu sắc da
Đau
Bỏng điện:
Nguồn điện
Vùng da tiếp xúc với điện có màu đỏ hoặc trắng
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
112
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG
113
Điều bạn cần LÀM:
8 bước sơ cứu cho trẻ
Bước 1:
Quan sát hiện t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_cuu_nhi_book_co_chinh_sua_0463.pdf